Bài tập Hóa

Bài tập Hóa

Cho lượng của 1 chất, có 1 phản ứng xảy ra với chất đó. Tính toán theo lượng chất khác

Cách làm:

Viết phương trình hoặc sơ đồ. Tìm mối quan hệ mol giữa chúng.

Tính theo tỉ lệ của phương trình, sơ đồ (có thể đổi từ mol ra khối lượng ra thể tích).

Nếu có hiệu suất. Tính lượng chất tham gia chia cho H, tính sản phẩm tạo thành nhân với H.

Câu 1) Hòa tan m gam Al trong 350 ml dung dịch H2SO4 1M. Tính khối lượng kim loại đã tan ra,

khối lượng muối tạo thành và thể tích khí thoát ra.

Câu 2) Đốt cháy 6,9 gam ancol etylic bằng không khí. Tính thể tích không khí tối thiểu cần

dùng để đốt cháy lượng ancol trên. Tính khối lượng nước tạo thành.

Câu 3) Cho từ từ bột Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 0,1M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch

mất màu xanh. Khối lượng bột Fe đã tham gia phản ứng là:

A. 5,6 gam B. 0,056 gam C. 0,56 gam D. 0,28 gam

pdf 2 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Lê Thanh Hưng 0942160818 
Cho lượng của 1 chất, có 1 phản ứng xảy ra với chất đó. Tính toán theo lượng chất khác 
Cách làm: 
☺Viết phương trình hoặc sơ đồ. Tìm mối quan hệ mol giữa chúng. 
☺Tính theo tỉ lệ của phương trình, sơ đồ (có thể đổi từ mol ra khối lượng ra thể tích). 
☺Nếu có hiệu suất. Tính lượng chất tham gia chia cho H, tính sản phẩm tạo thành nhân với H. 
Câu 1) Hòa tan m gam Al trong 350 ml dung dịch H2SO4 1M. Tính khối lượng kim loại đã tan ra, 
khối lượng muối tạo thành và thể tích khí thoát ra. 
Câu 2) Đốt cháy 6,9 gam ancol etylic bằng không khí. Tính thể tích không khí tối thiểu cần 
dùng để đốt cháy lượng ancol trên. Tính khối lượng nước tạo thành. 
Câu 3) Cho từ từ bột Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 0,1M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch 
mất màu xanh. Khối lượng bột Fe đã tham gia phản ứng là: 
A. 5,6 gam B. 0,056 gam C. 0,56 gam D. 0,28 gam 
Câu 4) Hoà tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch A. Trung hoà dung dịch A cần 
100ml dung dịch H2SO41M. Tính m 
A. 2,3gam B. 4,6gam C. 6,9 gam D.9,2gam 
Câu 5) Khi cho 11,2 gam Fe tác dụng với Cl2 dư thu được m1 gam muối, còn nếu cho 11,2 gam 
Fe tác dụng với dd HCl dư thì thù được m2 gam muối. Kết quả tính giá trị của m1 và m2 là bao 
nhiêu? 
A. m1=m2=25,4g B. m1=25,4g và m2=26,7g 
C. m1=32,5g và m2=24,5g D.m1=32,5g và m2=25,4 
Câu 6) Cho 23,2 gam sắt từ oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thu được muối sắt có 
khối lượng là 
A. 48,6 gam. B. 28,9 gam. C. 45,2 gam. D. 25,4 gam. 
Câu 7) Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại sắt tạo ra 32,5 gam FeCl3? 
A. 21,3 gam B. 14,2 gam. C. 13,2 gam. D. 23,1 gam. 
Câu 8) Bao nhiêu gam Cu tác dụng vừa đủ với clo tạo ra 27 gam CuCl2? 
A. 12,4 gam B. 12,8 gam. C. 6,4 gam. D. 25,6 gam. 
Câu 9) Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng 
dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là. 
A. 2,24 lit. B. 4,48 lit. C. 6,72 lit. D. 67,2 lit. 
Câu 10) Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có 
tỉ lệ mol là 1:1. Khối lượng (gam) của CuCl2 và FeCl3 trong hỗn hợp lần lượt là: 
A. 2,7 và 3,25 B. 3,25 và 2,7 C. 0,27 và 0,325 D. 0,325 và 0,27 
Cho lượng của 2 chất tham gia. có 1 phản ứng xảy ra giữa chúng. Tính lượng chất sau 
phản ứng 
Cách làm: 
☺Viết phương trình xảy ra giữa chúng. Xác định tỉ lệ mol theo phương trình giữa chúng. 
☺Xác định chất phản ứng hết, chất dư. Tính toán theo phương trình tính theo lượng chất phản 
ứng hết. 
Câu 11) Cho 9 gam Al tác dụng với 300ml dung dịch HCl 1,2 M. Xác định các chất sau phản ứng. 
Tính nồng độ dung dịch thu được. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. 
Câu 12) Đốt cháy 16 gam lưu huỳnh trong 16,8 lít oxi. Xác định các khí thu được sau khi đốt 
cháy. Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp khi thu được so với He. 
Câu 13) Cho 300 ml dung dịch H2SO4 0,8M tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 16%. Xác 
định chất sau phản ứng. Nếu nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím đổi thành màu gì. 
Câu 14) Đốt cháy 11,2 gam Fe trong bình chứa 20,16 lit khí clo ở đktc. Xác định khối lượng 
muối thu được sau phản ứng. 
GV: Lê Thanh Hưng 0942160818 
Câu 15) Cho 16 gam đồng tác dụng với 0,5 mol H2SO4 đặc, đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn 
toàn chỉ thu được khí SO2 . Tính thể tích khí thoát ra và khối lượng muối tạo thành. 
Cho hốn hợp chất (chưa đổi ra mol của từng chất) thường xác định lượng chất trong hốn 
hợp hoặc sản phẩm tạo thành 
Cách làm. 
☺Viết phương trình xảy ra. 
☺Đặt ẩn thường là mol của các chất trong hỗn hợp. 
☺Lập hệ theo dữ kiện của đề bài cho (nên chỉ rõ phương trình này lập ro dữ kiện nào). 
☺Giải hệ. Tính toán theo yêu cầu của đề bài. 
Câu 16) Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, hạt mang điện nhiều hơn hạt không 
mang điện là 22 hạt. Viết kí hiệu của nguyên tử đó. 
Câu 17) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 180, trong đó số hạt mang điện gấp 1,432 
lần số hạt không mang điện. Xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn. 
Câu 18) Nguyên tử Y có tổng số hạt là 46. Số hạt không mang điện =8/15 số hạt mang điện. 
Viết kí hiệu của nguyên tử Y. Z là đồng vị của Y có ít hơn 1 nơtron. Z chiếm 4% về số nguyên 
tử trong tự nhiên .Nguyên tử khối trung bình của ntố gồm 2 đồng vị Y và Z trên 
Câu 19) Hoà tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 
5,6 lít khí H2 (đktc). Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Để trung hòa 
dung dịch thu được tính V dung dịch H2SO4 1,25 M tối thiểu cần dùng 
Câu 20) Hòa tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl d ư, sau 
phản ứng thu được 448 ml khí CO 2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO 3 trong hỗn hợp. 
Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng 
Câu 21) Hoà tan hoàn toàn 1,38 gam hỗn hợp gồm Al, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu 
được 1,008 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al là: 
A. 29,35% B. 40% C. 58,69% D. 39,13% E. 38,17% 
Câu 22) Cho hỗn hợp X gồm 10 gam Mg và Cu hoà tan vào dung dịch HCl dư, thu được 3,733 lít 
khí H2 (đktc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là 
A. 50% B. 40% C. 35% D. Kết quả khác 
Câu 23) Hoà tan 20 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí 
hidro thoát ra. Khối lượng của muối clorua thu được là: 
A. 40,5 gam B. 45,5 gam C. 55,5 gam D. 65,5 gam 
Câu 24) Cho 8,3 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng khối lượng 
dung dịch HCl tăng thêm 7,8 gam. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là: 
A. 26,05 gam B. 2,605 gam C. 13,025 gam D. 1,3025 gam 
Câu 25) Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít 
H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là 
A. 60%. B. 40%. C. 30%. D. 80%. 
Cho lượng của 2 chất tham gia, giữa chúng có nhiều phản ứng xảy ra. Tính toán lượng 
các chất khác. 
Cách làm. 
☺Viết phương trình xảy ra giữa chúng. Xác định tỉ lệ mol theo phương trình giữa chúng. 
☺Xác định phản ứng xảy ra. 
☺Tính toán lượng chất theo yêu cầu 
Câu 26) Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,2 mol 
Ca(OH)2. Xác định sản phẩm thu. Tính khối lượng kết tủa thu được. Tách bỏ kết tủa, khối 
lượng dung dịch thu được tăng hay giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu 
Câu 27) Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được 
bao nhiêu gam kết tủa? 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_cho_hoc_sinh_bat_dau_hoc_hoa.pdf