Bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 cả năm

Bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 cả năm

BÀI TẬP VẬT LÝ 10

CHƯƠNG I ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Chủ đề 1&2 CHUYỂN ĐỘNG CƠ & CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

CHUYỂN ĐỘNG CƠ

1 Chọn câu sai :

A. Véc tơ độ dời là một véctơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của chất điểm chuyển động

B. Véctơ độ dời có độ lớn luôn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm

C. Chất điểm đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dời bằng không

D. Độ dời có thể dương hoặc âm

2 Câu nào sau đây là đúng ?:

A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình

B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời

C. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình cũng bằng tốc độ trung bình

D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động ,do đó bao giờ cũng có giá trị dương

 

doc 91 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3227Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI TẬP VẬT LÝ 10
CHƯƠNG I ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM 
Chủ đề 1&2 CHUYỂN ĐỘNG CƠ & CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
1 Chọn câu sai :
A. Véc tơ độ dời là một véctơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của chất điểm chuyển động 
B. Véctơ độ dời có độ lớn luôn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm 
C. Chất điểm đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dời bằng không 
D. Độ dời có thể dương hoặc âm 
2 Câu nào sau đây là đúng ?:
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình 
B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời 
C. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình cũng bằng tốc độ trung bình 
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động ,do đó bao giờ cũng có giá trị dương 
3 Chọn câu sai :
A. Đồ thị vận tốc theo thời gian chuyển động thẳng đều là một đường song song với trục hoành Ot 
B. Trong chuyển động thẳng đều ,đồ thị theo thời gian của tọa độ và của vận tốc đều là những đường thẳng 
C. Đồ thị toạ độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều bao giờ cũng là một đường thẳng 
D. Đồ thị toạ độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng xiên góc 
4 Vật chuyển động nào dưới đây có thể xem là chất điểm 
A. Ôtô so với cây bên đường B. Trạm vũ trụ quay quanh trái đất 
C. Vận động viên nhảy sào ở độ cao 4m D.Máy bay cất cánh từ sân bay 
5 Chọn phát biểu đúng về chuyển động thẳng đều 
A. Chuyển động thẳng đều luôn có vận tốc dương 
B. Vật chuyển động thẳng đều có véctơ vận tốc luôn không đổi 
C. Vật đi đuợc những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau thì chuyển động thẳng đều 
D.Chuyển động có quỹ đạo thẳng là chuyển động thẳng đều 
6 Chọn phát biểu đúng nhất khi nói về chuyển động cơ học 
A. Chuyển động cơ học là sự di chuyển của vật 
B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác 
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian 
D. Cả A,B,C đều đúng 
7 Chọn phát biểu đúng khi nói về chất điểm :
A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ 
B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ
C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của các vật 
D. Cả A,B,C đều đúng 
8 Trong các trường hợp sau đây ,trường hợp nào có thể xem vật như một chất điểm 
A. Tàu hoả đứng trong sân ga B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng 
C. Trái đất đang chuyển động tự quay quanh nó D.Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời 
9 Chọn câu đúng về chuyển động tịnh tiến ?
A. Quỹ đạo của vật luôn là một đường thẳng 
B. Mọi điểm trên vật vạch ra những đường có dạng giống nhau 
C. Vận tốc của vật không thay đổi 
D.Mọi điểm trên vật vạch ra những đường giống nhau và đường nối 2 điểm bất kì trên vật luôn song song với chính nó 
10 Trong các chuyển động sau đây ,chuyển động nào của vật là chuyển động tịnh tiến 
A. Chuyển động của ngăn kéo bàn khi ta kéo nó ra 
B. Chuyển động của cánh cửa khi ta mở cửa 
C. Chuyển động của ôtô trên đường vòng 
D.Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất 
11 Chọn phương trình chuyển động thẳng đều không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ 
A. x =15 +40t B. x = 80 – 30t C. x = - 60t D. x = -60 – 20t 
12. Chuyển động cơ học là:
A. sự di chuyển C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian 
 B. sự dời chỗ D. sự thay đổi vị trí từ nơi này đến nơi khác 
13. Phát biểu nào sau đây sai.
A. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. B. Đứng yên có tính tương đối. 
 C. Nếu vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì vật là đứng yên. D. Chuyển động có tính tương đối. 
14. “Lúc 7 giờ 30 phút sáng nay, đoàn đua xe đạp đang chạy trên đường quốc lộ 1, cách Tuy Hoà 50Km”. Việc xác định vị trí của đoàn đua xe nói trên còn thiếu yếu tố gì?
A. Mốc thời gian. B. thước đo và đồng hồ. C. Chiều dương trên đường đi. D. Vật làm mốc.
15. Điều nào sau đây đúng khi nói về chất điểm?
A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của vật. C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ. D. Các phát biểu trên là đúng.
16. Trong trường hợp nào dưới đây vật có thể coi là chất điểm:
A. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời. B. Quả bưởi rơi từ bàn xuống đất. C. Người hành khách đi lại trên xe ô tô D. Xe đạp chạy trong phòng nhỏ.
17. Có một vật coi như chất điểm chuyển động trên đường thẳng (D). Vật làm mốc có thể chọn để khảo sát chuyển động này phải là vật như thế nào?
A. Vật nằm yên B. Vật ở trên đường thẳng (D) C. Vật bất kì D. Vật có các tính chất A và B
18. Hòa nói với Bình: “Mình đi mà hóa ra đứng; cậu đứng mà hóa ra đi”, trong câu nói này thì vật làm mốc là:
A. Hòa B. Bình C. Cả Hòa lẫn Bình D. Không phải Hòa cũng chẳng phải Bình
19. Một người chỉ đường đi đến một nhà ga: “Anh hãy đi thẳng theo đường này, đến ngã tư thì rẽ trái; đi khoảng 300m, nhìn bên tay phải sẽ thấy nhà ga.” Người chỉ đường này đã dùng bao nhiêu vật làm mốc?
A. một B. hai C. ba D. bốn
20. Có thể xác định chính xác vị trí của vật khi có:
A. Thước đo và đường đi. B. Thước đo và vật mốc. 
C. Đường đi, hướng chuyển động. D. Thước đo, đường đi, hướng chuyển động, vật mốc.
21. Mốc thời gian là:
A. khoảng thời gian khảo sát hiện tượng B. thời điểm ban đầu chọn trước để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một hiện tượng C. thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng D. thời điểm kết thúc một hiện tượng
22. Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ. Nếu chọn mốc thời gian là lúc 5 giờ thì thời điểm ban đầu là:
A. t0 = 7 giờ B. t0 = 12 giờ C. t0 = 2 giờ D. t0 = 5 giờ
23. Tìm phát biểu sai:
A. Mốc thời gian (t = 0) luôn được chọn lúc vật bắt đầu chuyển động B. Một thời điểm có thể có giá trị dương (t > 0) hay âm (t < 0) C. Khoảng thời gian trôi qua luôn là số dương (Δt) D. Đơn vị SI của thời gian trong vật lí là giây (s)
24. Hệ qui chiếu khác hệ toạ độ ở chỗ có thêm:
A. Vật làm mốc B. Mốc thời gian và đồng hồ C. Đồng hồ D. Mốc thời gian
25. Chuyển động của vật nào là chuyển động tịnh tiến?
A. ngăn kéo bàn khi ta kéo nó B. cánh cửa khi ta mở cửa 
C. Mặt trăng quay quanh Trái đất D. ô tô chạy trên đường vòng
26. Một chiếc xe đạp đang đi trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Bộ phận nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động tịnh tiến?
A. Vành bánh xe B. Nan hoa C. Moayơ D. Trục bánh xe
27 Chọn câu sai ?
A. Độ dời có thể dương hoặc âm 
B. Chất điểm đi theo một đường cong rồi trở về vị trí ban đầu thì độ dời bằng không 
C. Độ dời là một véctơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của chất điểm chuyển động 
D.Trong mọi trường hợp độ dời có độ lớn bằng quãng đường đi được của chất điểm 
28 Chọn câu đúng 
A. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình cũng có giá trị dương 
B. Vận tốc tức thời cho biết chiều chuyển động nên bao giờ cũng có giá trị dương 
C. Vận tốc trung bình có thể dương , âm hoặc bằng không 
D.Trong mọi trường hợp ,vận tốc TB bằng quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó 
29 Chọn câu trả lời đúng Một ôtô đi trên quãng đường AB với vận tốc 40km/h .Nếu tăng vận tốc thêm 10km/h thì ôtô đến B sớm hơn dự định 30phút . Quãng đường AB bằng :
A. 50km B.100km C.150km D.200km
30 Chọn câu trả lời đúng Một ôtô đang chạy trên đường thẳng .Trên nửa đầu của đường đi ôtô chuyển động với vận tốc không đổi 40km/h .Trên nửa quãng đường sau , xe chạy với vận tốc không đổi 60km/h Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 
A.48km/h B.25km/h C.28km/h D.32km/h
31 Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 3 – 10t ;x (km) t(h).Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và đang chuyển động theo chiều nào của trục Ox ?
A. Từ điểm O; theo chiều dương 
B. Từ điểm O; theo chiều âm
C. Từ điểm M cách O 3km,theo chiều dương 
D. Từ điểm M cách O 3km,theo chiều âm 
32 Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = - 18 + 5t ;x (km) t(h).Xác định độ dời của chất điểm sau 4 giờ 
A. – 2 km B. 2 km C. 20 km D. – 20 km
33 Một người trong một giờ đi được 5km.Sau đó người này đi tiếp 5kmvới vận tốc trung bình 3km/h .Vận tốc trung bình của người đó là 
A. 3,75 km/h B. 3,95 km/h C. 3,5 km/h D. 4,15 km/h 
34 Một xe ôtô chuyển động thẳng đều ,cứ sau mỗi giờ đi được một quãng đường 50km.Bến ôtô nằm ở đầu đoạn đường và xe ôtô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 2km .Chọn bến xe làm mốc ,chọn thời điểm ôtô xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động của ôtô ,phương trình chuyển động của xe ôtô là 
A. x = 50t B. x = 2 + 50t C. x = 2 – 50t D. x = - 2 +50t
35 Hai bến xe A và B cách nhau 84km.Cùng một lúc có hai ôtô chạy ngược chiều nhau trên đoạn đường thẳng giữa A và B .Vận tốc của ôtô chạy từ A là 38 km/h của ôtô chạy từ B là 46 km/h .Coi chuyển động của hai ôtô là đều .Chọn bến xe A làm mốc ,thời điểm xuất phát của hai xe là gốc thời gian và chiều chuyển động từ A sang B .Viết phương trình chuyển động của mỗi xe 
A. xA = 84 +38t ;xB = 46t B. xA = 38t ;xB = 84 + 46t
C. xA = 38t ;xB = 84 - 46t D. xA = 84 - 38t ;xB = - 84 +46t
36 Một người đi xe máy xuất phát tử địa điểm M lúc 8giờ để tới địa điểm N cách M 180km .Hỏi người đi xe máy phải chạy với vận tốc bao nhiêu để có thể tới N lúc 12 giờ ? Coi chuyển động của xe máy là thẳng đều 
A. 40km/h B. 45 km/h C. 50 km/h D.35 km/h
37 Hai ôtô xuất phát cùng một lúc từ bến xe A và B ,chạy ngược chiều nhau .Xe xuất phát từ A có vận tốc 55 km/h ,xe xuất phát từ B có vận tốc 45 km/h.Coi đoạn đường AB là thẳng và dài 200km ,hai xe chuyển động đều .Hỏi bao lâu sau chúng gặp nhau và cách bến A bao nhiêu km ?
A. 2 giờ ;90 km B. 2 giờ ;110 km C. 2,5 giờ ;90 km D. 2,5 giờ ;110 km
38 Chuyển động thẳng đều không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Quỹ đạo thẳng B. Vận tốc trung bình luôn bằng vận tốc tức thời 
C. Toạ độ chất điểm luôn bằng quãng đường đi được D.Trong mỗi giây bất kì véctơ dộ dời đều bằng nhau 
39Đặc điểm nào sau đây đủ để một chuyển động là thẳng đều 
A. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động 
B. Véctơ vận tốc như nhau ở mọi điểm 
C. Tốc độ chuyển động như nhau ở mọi điểm 
D.Quỹ đạo thẳng 
40 Chọn công thức đúng của tọa độ một chất điểm chuyển động thẳng đều 
A. x + x0 = vt B. x = v + x0 t C.x – x0 = vt D.x = (x0 +v)t
41Một ôtô chuyển động thẳng đều trong nửa thời gian đầu với tốc độ 50km/h .Nửa thời gian sau đi với tốc độ 50/3 km/h cho đến khi tới đích .Tốc độ trung bình của xe trong cả chặng đường bằng bao nhiêu ?
A. 35km/h B. 33km/h C. 36km/h D.38km/h
42 Một xe máy chuyển động thẳng .Trên phần ba đoạn đường đầu tiên xe đi đều với vận tốc 36km/h Trên hai phần ba đoạn đường còn lại ,xe đi đều với vận tốc v2 .Biết rằng tốc độ trung bình trên cả đoạn đường là 27 km/h .Tìm tốc độ v2
A. 21km/h B. 24km/h C. 18km/h D.25km/h
43 Hai người đi xe đạp xuất phát cùng một lúc ,nhưng từ hai địa điểm M và N cách nhau 50km .Người đi từ M đ ...  Chọn câu trả lời đúng : Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng 
A. làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng
C.giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn ổn định D. giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn nằm ngang
9. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng 
A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng chất lỏng 
B. Hệ số căng mặt ngoài σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng 
C. Hệ số căng mặt ngoài σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng 
DLực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng 
10. Chọn câu trả lời đúng : Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được dùng để 
A. làm giàu quặng (loại bẩn quặng )theo phương pháp tuyển nổi 
B. dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa 
C.thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm 
D.chuyển chất lỏng từ bình này sang bình kia bằng ống nhựa 
11. Chọn câu sai 
A.Hệ số căng mặt ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ.
B. Lực căng mặt ngoài tỉ lệ với hệ số căng mặt ngoài.
C. Lực căng mặt ngoài luôn có phương tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng.
 D. Ống mao dẫn có đường kính trong càng nhỏ thì độ dâng của mực chất lỏng trong ống càng cao
BÀI 54: SỰ DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT, HIỆN TƯỢNG MAO DẪN
1.Chọn câu đúng
Chất lỏng dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
Chất lỏng dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
Chất lỏng không dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
Hai đáp án b và c đúng.
2. Chọn câu sai
Hiện tượng mao dẫn xảy ra khi
Ống thủy tinh tiết diện nhỏ hai đầu hở, nhúng một đầu thẳng đứng xuống chậu nước.
Ống thủy tinh tiết diện nhỏ một đầu kín một đầu hở, nhúng đầu hở của ống thẳng đứng xuống chậu nước.
Nhúng một mảnh vải nhỏ xuống chậu nước.
Các phương án trên đều sai.
3.: Trường hợp nào mực chất lỏng dâng lên ít nhất trong ống thủy tinhkhi
Nhúng nó vào nước ( r1 = 1000 kg/m3, s1 = 0,072 N/m ) B. Nhúng nó vào xăng ( r2 = 700 kg/m3, s2 = 0,029 N/m )
C. Nhúng nó vào rượu ( r3 = 790 kg/m3, s3 = 0,022 N/m ) D. Nhúng nó vào ête ( r4 = 710 kg/m3, s4 = 0,017 N/m )
4.: Nhúng một ống mao dẫn có đường kính trong 1 mm vào trong nước, cột nước dâng lên trong ống cao hơn so với bên ngoài ống là 32,6 mm. Hệ số căng mặt ngoài của nước là:
70,2.103 N/m B. 75,2.10-3 N/m C. 79,6.103 N/m D. 81,5.10-3N/m
5.Một ống mao dẫn khi nhúng vào trong nước thì cột nước trong ống dâng cao 80mm, khi nhúng vào trong rượu thì cột rượu dâng cao bao nhiêu? Biết khối lượng riêng và hệ số căng mặt ngoài của nước và rượu là r1 = 1000 kg/m3, s1 = 0,072 N/m và r2 = 790 kg/m3, s2 = 0,022 N/m.
27,8 mm B. 30,9 mm C. 32,6 mm D. 40,1 mm
6: Một phong vũ biểu thủy ngân có đường kính trong là 2 mm . Mực thủy ngân trong ống dâng cao 760 mm. Áp suất thực của khí quyển là bao nhiêu nếu tính đến hiện tượng thủy ngân hoàn toàn không làm ướt ống.
Cho hệ số căng mặt ngoài của thủy ngân là 470.10-3N/m, gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
753 mmHg B. 760 mmHg C. 767 mmHg D. 774 mmHg
7 Chọn câu trả lời đúng : Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện 
A. tiết diện nhỏ ,hở hai đầu và không bị dính ướt B. tiết diện nhỏ ,hở một đầu và không bị nước dính ướt 
C.tiết diện hỏ ,hở cả hai đầu D.tiết diện nhỏ ,hở cả hai đầu và bị nước dính ướt 
8. Chọn câu trả lời đúng : Tại sao nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt ?
A. Vì vải bạt bị dính ướt nước 
B. Vì vải bạt không bị dính ướt nước
C.Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt 
D.Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm vải bạt 
9. Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ số căng bề mặt của chất lỏng ? 
A. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng B. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bề mặt của chất lỏng 
C. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ D. Hệ số căng bề mặt có đơn vị là N/m 
10. Chọn câu trả lời đúng : ống thuỷ tinh có đường kính d =1mm cắm vào chậu nước .Cho suất căng mặt ngoài của nước là σ =7,5.10-2 N/m , g =10m/s2 .nước dâng lên trong ống là 
A. 3cm B. 3mm C. 1,5cm D. 7,5mm
11. Chọn câu trả lời đúng : Các giọt nước rơi ra từ một ống nhỏ giọt .Hỏi trường hợp nào giọt nước nặng hơn : khi nước nóng hay nước nguội ?
A. Như nhau B. Giọt nước nguội nặng hơn C. Giọt nước nóng nặng hơn D. Không xác định được 
12 Chọn câu trả lời đúng : Dùng một ống nhỏ giọt có đường kính trong của ống là d =0,4mm để nhỏ 0,5cm3 dầu hoả thành 100giọt .Tính hệ số căng mặt ngoài của dầu hoả .Biết Ddh = 800kg/m3 , g = 9,8m/s2
A. 0,03N/m B. 0,031N/m C. 0,032N/m D. 0,033N/m
13. Chọn câu trả lời đúng : Một quả cầu mặt ngoài hoàn toàn không dính ướt .Biết bán kính cùa quả cầu là 0,1mm,suất căng mặt ngoài của nước là 0,073N/m.Thả quả cầu vào trong nước thì lực căng bề mặt lớn nhất tác dụng lên quả cầu là bao nhiêu ?
A. FMAX = 4,6N B. FMAX = 46.10-2 N C. FMAX = 46.10-3 N D. FMAX = 46.10-4 N
14. Chọn câu trả lời đúng: Một quả cầu mặt ngoài hoàn toàn không dính ướt .Biết bán kính cùa quả cầu là 0,1mm,suất căng mặt ngoài của nước là 0,073N/m .Để quả cầu không chìm trong nước thì khối lượng của nó phải thỏa điều kiện nào sau đây :
A. m ≤ 4,6.10-3 kg B. m ≤ 3,6.10-3 kg C. m ≤ 2,6.10-3 kg D. m ≤ 1,6.10-3 kg
15: Chọn câu sai.
	A. Nhờ hiện tượng mao dẫn mà rễ cây hút được nước và các chất dinh dưỡng.
	B. Nếu chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn thì mặt thoáng chất lỏng trong ống sẽ hạ xuống.
	C. Tiết diện của ống nhỏ mới có hiện tượng mao dẫn 
	D. Ống nhúng vào chất lỏng phải có tiết diện đủ nhỏ và hình ống ( hình viên trụ) mới có hiện tượng mao dẫn.
16:Một ống mao dẫn có đường kính trong 0,4mm được nhúng vào nước.Biết suất căng mặt ngoài của nước bằng 7,3.10-2N/m
Trọng lượng cột nước dâng lên trong ống mao dẫn là: 
	A. 97.10-6N 	B. 90,7.10-6N	C. 95.10-6N	D. 91,7.10-6N
17. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?
Giọt nước đọng trên lá sen. B.Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nướC. 
C.Nước chảy từ trong vòi ra ngoài. D.Bong bóng xà phòng có dạng hình cầu
18. Chọn câu đúng.
Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống.
Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống.
Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ ngang bằng với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống.
Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống.
BÀI 55: SỰ CHUYỂN THỂ, SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC
Câu 1: Thả một cục nước đá có khối lượng30g ở 00C vào cốc nước có chứa 0,2 lít nước ở 200C. Bỏ qua nhiệt dung của cốc, nhiệt dung riêng của nước 4,2 J/g.K, khối lượng riêng của nước là r = 1 g/cm3, nhiệt nóng chảy của nước đá là l = 334 J/g Nhiệt độ cuối của cốc nước là:
00C
50C
70C
100C
Câu 2: Có một tảng băng đang trôi trên biển. Phần nhô lên của tảng băng ước tính là 250.103 m3. Biết thể tích riêng của băng là 1,11 l/kg và khối lượng riêng của nước biển là 1,05 kg/l. Thể tích phần chìm của tảng băng là:
151.104 m3
750.103 m3
125.104 m3
252.104 m3
Câu 3: Để xác định gần đúng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước hóa thành hơi khi sôi ( ở 1000C ) một em học sinh đã làm thí nghiệm sau:
Cho 1 lít nước ( Coi là 1 kg nước ) ở 100C vào ấm rồi đặt lên bếp điện để đun. Theo dõi thời gian đun, em học sinh đó ghi chép được các số liệu sau:
Để đun nước nóng từ 100C đến 1000C cần 18 phút.
Để cho 200g nước trong ấm hóa thành hơi khi sôi cần 23 phút.
Bỏ qua nhiệt dung của ấm, nhiệt dung riêng của nước là 4,2 kJ/kg.
Từ thí nghiệm trên tính được nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước hóa thành hơi ở nhiệt độ sôi 1000C là:
2052 kJ
1756 kJ
2415 kJ
1457 kJ
BÀI 56: SỰ HÓA HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
Câu 1: Chọn câu sai
Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng.
Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra cả ở bề mặt thoáng và trong lòng khối chất lỏng.
Sự bay hơi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
Sự sôi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng.
Câu 2: Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái
Trong không gian chứa hơi không có chất lỏng.
Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình bay hơi đang mạnh hơn quá trình ngưng tụ.
Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình ngưng tụ đang mạnh hơn quá trình bay hơi.
Trong không gian chứa hơi có chất lỏng và quá trình bay hơi đang cân bằng với quá trình ngưng tụ.
Câu 3: Chọn câu sai
Áp suất hơi bão hòa tuân theo định luật Bôilơ - Mariôt.
Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ.
Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Câu 4: Chọn câu sai
Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ mà tại đó chất khí hóa lỏng.
Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ lớn nhất tại đó chất khí hóa lỏng.
Nhiệt độ tới hạn phụ thuộc bản chất của chất khí.
Không thể hóa lỏng chất khí ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn.
Câu 5: Dùng ẩm kế khô ướt để đo độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt kế khô chỉ 240C, nhiệt kế ướt chỉ 200C. Độ ẩm tương đối của không khí là:
77%
70%
67%
61%
Câu 6: Không gian trong xilanh ở bên dưới pit – tông có thể tích V0 = 5 lít chứa hơi nước bão hòa ở 1000C. Nén hơi đẳng nhiệt đến thể tích V = 1,6 lít. Khối lượng nước ngưng tụ là:
1,745 g
2,033 g
2,134 g
2,447 g
Cho hơi nước bão hòa ở 1000C có khối lượng riêng là 598,0 g/m3.
Câu 7: Để xác định nhiệt hóa hơi của nước người ta làm thí nghiệm sau. Đưa 10 g hơi nước ở 1000C vào một nhiệt lượng kế chứa 290 g nước ở 200C. Nhiệt độ cuối của hệ là 400C, biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ. Nhiệt hóa hơi của nước là:
2,02.103 kJ/kg
2,27.103 kJ/kg
2,45.103kJ/kg
2,68.103kJ/kg
Câu 8: Ở 300C không khí có độ ẩm tương đối là 64%. Độ ẩm tuyệt đối và điểm sương của không khí này là:
a = 19,4 g/m3 và t0 = 200C
a = 21,0 g/m3 và t0 = 250C
a = 19,4 g/m3 và t0 = 220C
a = 22,3 g/m3 và t0 = 270C
BÀI 57: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
Câu 1: Chọn câu đúng
Ở phương án 1 có thể dùng lực để thay cho cân đòn.
Ở phương án 2 có thể dùng cân đòn để thay cho lực kế.
Ở phương án 1 không thể dùng lực để thay cho cân đòn.
Ở phương án 1 không thể dùng lực để thay cho cân đòn, vì nước cất khác nước xà phòng.
Câu 2: Suất căng mặt ngoài phụ thuộc vào
Hình dạng bề mặt chất lỏng.
Bản chất của chất lỏng.
Nhiệt độ của chất lỏng.
Bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_trac_nghiem_Vat_ly_10_ca_nam.doc