Chuyên đề Lịch sử - Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Chuyên đề Lịch sử - Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

CHUYÊN ĐỀ THÁNG 9 NĂM HỌC 2015-2016

 CHỦ ĐỀ : CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

 ( 1914-1918)

 I. CHUẨN KIẾN THỨC KỶ NĂNG HIỆN HÀNH

 - Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

 - Diễn biến của chiến tranh: Giai đoạn thứ nhất (1914-1916) và giai đoạn thứ hai (1917-1918), so sánh đặc điểm hai giai đoạn của chiến tranht

 - Tính chất và kết cục của chiến tranh, rút ra bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh

 II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

 I. Nguyên nhân của chiến tranh

 II.Diễn biến của chiến tranh

 1. Giai đoạn thứ nhất ( 1914-1916)

 2. Giai đoan thứ hai ( 1917-1918 )

 III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất

 III. TỔ CHỨC DẠY HOC

 

doc 12 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 7178Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Lịch sử - Chủ đề: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHUYÊN ĐỀ THÁNG 9 NĂM HỌC 2015-2016
 CHỦ ĐỀ : CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
 ( 1914-1918)
 I. CHUẨN KIẾN THỨC KỶ NĂNG HIỆN HÀNH
 - Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
 - Diễn biến của chiến tranh: Giai đoạn thứ nhất (1914-1916) và giai đoạn thứ hai (1917-1918), so sánh đặc điểm hai giai đoạn của chiến tranht
 - Tính chất và kết cục của chiến tranh, rút ra bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh
 II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
 	 I. Nguyên nhân của chiến tranh
 II.Diễn biến của chiến tranh
 1. Giai đoạn thứ nhất ( 1914-1916)
 2. Giai đoan thứ hai ( 1917-1918 )
 III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất 
 III. TỔ CHỨC DẠY HOC
Mức độ
 nhận 
 thức
 Kiến thức,kĩ năng
 PP/KT
 dạy học
 Hình thức 
 dạy học
 Nhận biết 
- Nêu được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918 )
- Trình bày được diễn biến giai đoạn thứ nhất của chiến tranh ( 1914-1916)
 - Trình bày được diễn biến giai đoạn thứ hai của chiến tranh ( 1917-1918)
- Nêu được tính chất và kết cục của chiến tranh 
-Phát vấn,đàm thoại
-Thuyết trình
-Sử dụng đồ dùng trực quan
-Cá nhân
-Thảo luận nhóm
-Cả lớp
 Thông hiểu
- Vì sao cuộc chiến tranh thế giới thư nhất ( 1914-1918) bùng nổ
- Vì sao tháng 4 - 1917 Mĩ tham chiến và đứng về phe hiệp ước
- Vì sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
- Khái quát được hai giai đoạn diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất
- Giải thích một số khái niệm
-Phát vấn,đàm thoại
-Nêu vấn đề
-Cá nhân 
-Cả lớp
Vận dụng
 thấp
- Xác định được nguyên nhân trưc tiếp và sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất
- Lập niên biểu hai giai đoạn của chiến tranh
- Chứng minh được chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
- Hiểu được nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
-Pháp vấn
-Nêu vấn đề
-Thảo luận nhóm
-Cá nhân
-Nhóm
-Cả lớp
Vận dụng
 cao
- Rút ra được những đặc điểm mang tính quy luật của chủ nghĩa tư bản
- Nhận xét được đặc điểm giai đoạn thứ nhất (1914-1916) của chiếntranh
-Nhận xét được đặc điểm giai đoạn thứ hai (1917-1918) của chiến tranh
- So sánh đăc điểm hai giai đoạn của chiến tranh
- Rút được bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
-Nêu vấn đề
-Thảo luận nhóm
-Cá nhân
-Nhóm
-Cả lớp
 VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
 1. Câu hỏi nhận biết
 Câu 1: Nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918 ) ?
 Câu 2: Trình bày diễn biến giai đoạn thứ nhất của chiến tranh ( 1914-1916) ?
 Câu 3: Trình bày diễn biến giai đoạn thứ hai của chiến tranh ( 1917-1918) ?
 2. Câu hỏi thông hiểu
 Câu 1: Vì sao đến tháng 4 năm 1917 Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước ?
 Câu 2:Vì sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ?
 Câu 3: Giải thích được một số khái niệm: Chiến tranh thế giới, chiến tranh thế giới thứ nhất, chạy đua vũ trang, chiến tranh phi nghĩa, chủ nghĩa đế quốc, khối chính trị quân sự
 3. Câu hỏi vân dụng thấp
 Câu 1: Lập niên biểu hai giai đoạn của chiến tranh theo các tiêu chí sau: Thời gian, chiến sự, kết quả 
 Câu 2: Xác định nguyên nhân trưc tiếp và sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ) ?
 4. Câu hỏi vân dụng cao
 Câu 1: Nhận xét giai đoạn thứ nhất (1914-1916) của chiến tranh ?
 Câu 2: Nhận xét giai đoạn thứ hai (1917-1918) của chiến tranh ? kết cục chiến tranh đã tác động như thế nào đến cục diện thế giới sau chiến tranh ?
 Câu 3: Em hãy so sánh đặc điểm khác nhau của hai giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) ?
 Câu 4: Từ hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất em hãy rút ra những bài học kinh nghiệm?
 V. ĐÁP ÁN
 1. Câu hỏi nhận biết
 Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh :
 - Sâu xa
 + Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều . Sự phat triển không đều đó của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Những đế quốc già như Anh, Pháp phát triển chậm lại tụt xuống thứ 3, 4 thế giới. Còn những nước trẻ như Đức, Mĩ đã vươn lên số 1, 2 thế giới
 + Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đồng đều. Những đế quốc già như Anh, Pháp có nhiều thuộc địa . Những đế quốc trẻ như Đức, Mĩ phát triển mạnh nhưng có ít thuộc địa 
 -> Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh ngày càng gay gắt
 + Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi
 . Chiến tranh Trung – Nhật ( 1894-1895)
 . Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha ( 1989 )
 . Chiến tranh Anh – Bô-ơ ( 1899-1902)
 . Chiến tranh Nga- Nhật ( 1904-1905)
 Đây là những cuộc chiến tranh cuc bộ , là màn đầu của cuộc chiến tranh thế giới , nó báo hiệu một cuộc chiến tranh thế giới sớm muộn gì cũng diễn ra
 + Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, Đức cùng Áo, Hung, I-ta-li-a thành lập phe liên minh năm 1882 để chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới
 + Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những hiệp ước tay đôi hình thành phe hiệp ước đầu thế kỷ XX
 -> Cả hai khối quân sự điên cuồng chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, cuộc chiến tranh đế quốc là không thể tra nhs khỏi
 - Trực tiếp
 Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị một ngườ Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a , giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh
 Câu 2: Diễn biến giai đoạn thư nhất của chiến tranh, trong giai đoạn đầu ( 1914-1916) ưu thế thuộc về phe hiệp ước
 Khởi đầu, Đức dùng kế hoạch chớp nhoáng đánh chiếm Bỉ một nước trung lập, rồi ồ ạt tấn công vào Pháp, uy hiếp Pa-ri, quân pháp có nguy cơ bị tiêu diệt. Nhưng lúc đó ở mặt trận Đông Âu, quân Nga tấn công vào Phổ, buộc Đức rút bớt quân ở mặt trận Tây Âu, cứu nguy cho Pa-ri. Nhờ đó Anh, Pháp chuyển sang phản công, kế hoạch chớp nhoáng của Đức bị thất bại
 Đến cuối năm 1914, ở mặt trân phía Tây, chiến sự tạm lắng. Quân hai bên rút xuống chiến hào và cầm cự dai dẳng . Đức chiếm được Bỉ và 10 quân giàu có ở Đông – Bắc Pháp 
 Năm 1915, Đức dồn lực lượng sang mặt trân phía Đông, cùng với quân Áo – Hung tấn công quyết liệt Nga, quân Nga chiến đấu chiến đấu mãnh mẽ làm thất bại kế hoạch của Đức. Cuối năm 1915 quân hai bên ở vào thế cầm cự trên một mặt trân dài 1200 km
 Năm 1916, Đức quay sang hoạt động mãnh mẽ ở mặt trân Tây Âu, tấn công pháo đài Vecđoo của Pháp. Chiến dịch kết thúc bằng thất bại của Đức . Chiến dịch này làm cho cả hai bên tổn thất nặng nề.
 Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức và Áo – Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông và Tây.
 Câu 3: Diễn biến giai đoạn thứ hai của chiến tranh ( 1917- 1918) 
 Tháng 2-1917, cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai thành công. Chế độ Nga Hoàng bị lật đổ, nhưng chính phủ lâm thời tư sản chủ trương tiếp tục chiến tranh đế quốc. Cách mạng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào chống chiến tranh, đòi độc lập ở các nước tư bản, thuộc địa và phụ thuộc.
 Tháng 4-1917 Mĩ tham chiến bên cạnh phe Hiệp ước để chia phần sau chiến tranh. Các nước trong phe Hiệp ước tìm cách thắng nhanh. 
 Từ mùa xuân 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu. Nhưng ở mặt trân đông , quân Nga liên tiếp bị thất bại, và Anh – Pháp cũng không đè bẹp được ngay Đức
 Tháng 10 năm 1917, cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi ở Nga. Nhà nước Xô Viết kys hòa ước với Đức tháng 3 – 1918 rút khỏi chiến tranh . Đức cố gắng mở cuộc phản công lớn ở Tây Âu, mong giành thắng lợi trước khi quân Mĩ đến Pháp tham chiến, nhưng Đức không đat được mục đích.
 Tháng 7 – 1918, quân Anh – Pháp bắt đầu phản công, đến tháng 9 – 1918, quân Anh – Pháp – Mĩ tổng tấn công ở khắp các mặt trận, các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng
 Ngày 9-11-1918 cách mạng bùng nổ ở Đức , lật đổ nền quân chủ và thành lập chế độ công hòa
 Ngày 11-11-1918, chính phủ mới ở Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của đức, Áo – Hung 
 2. Câu hỏi thông hiểu
 Câu 1: 
 Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập.Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc , dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế giàu lên sau chiến tranh. Nhưng năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước , Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.
 Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì:
 Thế chiến thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm lôi kéo 38 nước tham gia, hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ.
 Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.
 Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới, tuy rằng sau chiến tranh nó còn tiếp tục tồn tại theo quán tính nhưng ngay sau Thế chiến II, nó bị tất cả các nước, cả thuộc địa và cả các chủ thuộc địa cùng dỡ bỏ.
 Chiến thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức, nền quân chủ bị lật đổ,  cộng hòa Vaima ra đời. Tuy nhiên nền cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tế và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi  Hítle lên nắm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Thế chiến thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga ... sự đối địch nhâu là khối Liên minh và phe Hiệp ước 
 3. Câu hỏi vận dụng thấp 
 Câu 1
 Thời gian
 Chiến sự
 Kết quả
 1914
Ở phía Tây: ngay đêm 3/8 Đức tràn vào vào Bỉ, đánh thọc sang Pháp.
Cùng lúc ở phía Đông, Nga tấn công Đông Phổ.
Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp Thủ đô Pa-ri.
Cứu nguy cho Pa-ri
 1915
Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga.
Hai bên ở vào thế cầm cự trên một mặt trận dài 1200km.
 1916
Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.
- Đức không hạ được Véc-doong, 2 bên thiệt hại nặng
 2/1917
Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.
Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
 2/4/1917
Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe hiệp ước.
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 mặt trận Đông và Tây Âu.
Có lợi hơn chop he Hiệp ước.
Hai bên ở vào thế cầm cự.
 11/1917
Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
Chính phủ Xô viết thành lập
 3/3/1918
Chính phủ Xô Viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-ret- Li-tốp.
Nga rút khỏi chiến tranh.
 Đầu 1918
Đức tiếp tục tấn công Pháp.
Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp.
 7/1918
Mĩ đổ bộ vào Châu Âu, chớp thời cơ Anh-Pháp phản công.
Đồng minh của Đức đầu hàng. Bun-ga-ri (29/9), Thổ Nhĩ Kỳ (30/10), Áo – Hung (2/11).
 9/11/1918
Cách mạng Đức bùng nổ.
Nền quân chủ bị lật đổ.
 1/11/1918
Chính phủ Đức đầu hàng.
- Chiến tranh kết thúc.
Câu 2: 
Nguyên nhân sâu xa 
 + Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều . Sự phat triển không đều đó của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Những đế quốc già như Anh, Pháp phát triển chậm lại tụt xuống thứ 3, 4 thế giới. Còn những nước trẻ như Đức, Mĩ đã vươn lên số 1, 2 thế giới
 + Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đồng đều. Những đế quốc già như Anh, Pháp có nhiều thuộc địa . Những đế quốc trẻ như Đức, Mĩ phát triển mạnh nhưng có ít thuộc địa 
 -> Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh ngày càng gay gắt
 + Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới như:
 . Chiến tranh Trung – Nhật ( 1894-1895)
 . Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha ( 1989 )
 . Chiến tranh Anh – Bô-ơ ( 1899-1902)
 . Chiến tranh Nga- Nhật ( 1904-1905)
 Đây là những cuộc chiến tranh cuc bộ , là màn đầu của cuộc chiến tranh thế giới , nó báo hiệu một cuộc chiến tranh thế giới sớm muộn gì cũng diễn ra
 + Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, Đức cùng Áo, Hung, I-ta-li-a thành lập phe liên minh năm 1882 để chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, Đức vạch ra kế hoạch chiến tranh nhằm chiếm hầu hết lãnh thổ châu Âu rồi vươn ra các thuộc địa của Anh, Phápở Châu Phi và Châu Á
 + Để đối phó với âm mưu hung của Đức , Anh đã ký với Nga và Pháp những hiệp ước tay đôi hình thành phe hiệp ước đầu thế kỷ XX
 -> Cả hai khối quân sự điên cuồng chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, cuộc chiến tranh đế quốc là không thể tra nhs khỏi
 - Nguyên nhân trực tiếp: Sự kiện thái tử Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát tai Bô-xni-a. Áo – Hung thuộc về phe Liên minh còn Xéc-bi là một nước được phe Hiệp ước ủng hộ. vì vậy nhân cơ hôi này Đức trực tiếp gây ra chiến tranh
 4. Câu hỏi vận dụng cao
 Câu 1: Nhận xét giai đoạn thứ nhất của chiến tranh ( 1914 – 1916)
 - Những năm đầu ưu thế thuộc về phê Hiệp ước
 - Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến.
 - Những năm đầu Đức, Áo – Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo – Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.
 - Mĩ chưa tham gia chiến tranh.
Câu 2: 
*)Nhận xét giai đoạn thứ hai của chiến tranh 
 - Ưu thế thuộc về phê Liên minh
 - Lúc đầu Mĩ giữ thái độ trung lập.Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc , dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế giàu lên sau chiến tranh. Nhưng năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước , Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.
 - Một sự kiện bất ngờ diễn ra trong chiến tranh đó là thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhà nước Xô Viết ký hòa ước với Đức tháng 3 năm 1918 rút khỏi chiến tranh, làm cho cuc diện chiến tranh nhanh chóng kết thúc
 *) Kết cục chiến tranh tác động đến cục diện thế giới
 Từ tháng 11 năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc(1). Cùng với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917, kết cục của cuộc chiến tranh này đã tác động mạnh mẽ đến cục diện chiến lược quốc tế, làm thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng cũng như tình hình thế giới, đặc biệt là đối với châu Âu.
Châu Âu là chiến trường chính của cuộc chiến tranh, vì thế sau chiến tranh, dù thắng hay bại trận, các cường quốc ở đây đều bị suy yếu. Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ. Italia, một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc rộng lớn ở châu Âu là Nga, Đức, Áo - Hung lần lượt sụp đổ. Đế quốc Nga tan rã do những chính sách tiến bộ của những người Bônsevich sau cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười năm 1917. Đế quốc Đức và Áo - Hung bại trận, bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy các nước này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi đó, các cường quốc ở ngoài châu Âu như Mỹ và Nhật, không bị tàn phá bởi chiến tranh, đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa trước đó. Đồng thời thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra một chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự tồn tại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã trở thành một thách thức to lớn đối với thế giới tư bản chủ nghĩa, buộc các nước này phải tìm cách dàn xếp để đối phó.
Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các hội nghị hoà bình được triệu tập. Hệ thống hoà ước Vecxai và sau đó là Hệ thống hiệp ước Oasinhtơn đã được kí kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh . Hội Quốc Liên được thành lập nhằm duy trì trật tự mới sau chiến tranh. Tuy nhiên lại tiếp tục nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã dẫn đến một hậu quả về mặt quốc tế, thế giới chia làm hai khối: Khối Anh, Pháp, Mĩ muốn thoát khỏi khủng hoảng băng việc thưc hiện cải cách, còn khối Đức, Italia, Nhật Bản lai muốn thoát khỏi khủng hoảng bang việc thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước. Từ đó hai khối lại mâu thuẫn gay gắt, tiến hành chạy đua vũ tranh để chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường và thuộc địa đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945)
 Câu 3: So sánh đặc điểm hai giai đoạn của chiến tranh co sự khac nhau: 
 Giai đoạn thứ nhất ( 1914 – 1916)
 Giai đoạn thư hai ( 1917 – 1918)
 - Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh ưu thế thuộc về Đức , Áo – Hung và Italia do đó ngày đêm 3 tháng 8 Đức đã tràn vào Bỉ, rồi đánh thọc sang Pháp, Đức chiếm được Bỉ, một phần nước pháp, uy hiếp thủ đô Pa-ri
 - Mĩ chưa tham chiến, Mĩ muốn giữ thái độ trung lập để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kêt thúc, du thắng hay thua, các nước thamc hiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ ưu thế và giàu lên
- Cả hai phe đều ở vào thế cầm cự
- Sang giai đoạn thư hai ưu thế lại thuộc về phê Liên minh
- Nhưng năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiệp ước , Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Như vậy, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và Mĩ tham chiến cùng phe hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.
 - Một sự kiện bất ngờ diễn ra trong chiến tranh đó là thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nhà nước Xô Viết ký hòa ước với Đức tháng 3 năm 1918 rút khỏi chiến tranh, làm cho cuc diện chiến tranh nhanh chóng kết thúc
- Kết thúc chiến tranh với sự thắng lợi của phe Liên minh
 Câu 4: Bài học rút ra từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918)
 Chiến tranh thế giơi cho thấy cho thấy , trong điều kiện của các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, quy mô toàn cầu, với độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì không ai có thể có lợi trong chiến tranh nếu nó nổ ra thậm chí chiến tranh khu vực
 Một bài học rất to lớn của chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy : "yếu tố dân tộc quốc gia là có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng". Tình hình quốc tế không thể yên nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất mãnh liệt gây hậu hoạ cho hoà bình thế giới. Một ví dụ rất điển hình: sự kiềm chế kìm hãm càng chặt chẽ đối với Đức sau Thế chiến I chỉ càng thúc đẩy chủ nghĩa phục thù với sự tìm kiếm các phương sách càng quyết liệt, cực đoan hơn của Hitler và cuối cùng là với các kết quả thảm khốc đối với người kìm hãm. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ như một thế lực lãnh đạo thế giới đã nhận thức được vấn đề này nên trong chương trình tái thiết sau chiến tranh đã giúp đỡ cả các nước kẻ thù thua trận: Đức, Ý, Nhật để các nước này vươn lên không ở vị thế buộc phải lao tiếp vào chủ nghĩa phục thù.
 Đồng thời "Vấn đề chiến tranh và hoà bình là vấn đề chung của cả thế giới". Một khi chiến tranh nổ ra nó dễ dàng kéo cả thế giới vào cuộc. Với hậu quả quá khốc liệt của chiến tranh loài người phải nhận thức được sự cần thiết "cần ngăn chặn nó trước khi quá muộn" đó phải là nỗ lực chung của tất cả các nước.
 Hiện nay, tuy đã có rất nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên bờ vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có triệu chứng của một đại chiến mới điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết hoá giải các mâu thuẫn bằng hoà bình, và chí ít thì đó cũng là một đóng góp của chiến tranh thế giới thứ nhất vào tri thức nhân loại.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_lich_su.doc