Đề kiểm tra học kì 1 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 (Chương trình chuẩn)

Đề kiểm tra học kì 1 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 (Chương trình chuẩn)

1. Sử thi Đăm Săn là sử thi của dân tộc nào?

A. Tây Nguyên; B. Mường; C. Ba na; D. Khơ me

2. Quá trình biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám có ý nghĩa gì?

A. Sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác; B. Nhân dân ước mơ con người được bất tử;

C. Chiến thắng cuối cùng của người lao động; D. Sức sống mãnh liệt và sự bất tử của cái thiện;

3. Chọn từ nào sau đây để điền vào câu: “ Cảm hứng thế sự trở thành nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những bài thơ viết về.”?

A. Thiên nhiên; B. Khung cảnh sinh hoạt; C. Chốn quan trường; D. Nhân tình thế thái.

4. Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kỳ bao gồm những nội dung nào?

A. Nêu lên những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em;

B. Thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người;

C. Nói lên tâm tình của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử; D. Hai ý A và B; E. Hai ý B và C.

 

doc 3 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1625Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 (Chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HK1 – NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Ngữ văn – Lớp 10 (Chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 23/12/2010
-----c¯d-----
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM): Đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách chọn đáp án đúng nhất rồi điền kết quả vào mẫu điền đáp án dưới đây. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 3,0 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
( Thí sinh kẻ mẫu điền đáp án này vào giấy làm bài thi)
1. Sử thi Đăm Săn là sử thi của dân tộc nào?
A. Tây Nguyên; 	B. Mường; 	C. Ba na; 	D. Khơ me
2. Quá trình biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám có ý nghĩa gì?
A. Sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác; B. Nhân dân ước mơ con người được bất tử;
C. Chiến thắng cuối cùng của người lao động; D. Sức sống mãnh liệt và sự bất tử của cái thiện;
3. Chọn từ nào sau đây để điền vào câu: “ Cảm hứng thế sự trở thành nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những bài thơ viết về....”?
A. Thiên nhiên; B. Khung cảnh sinh hoạt;	C. Chốn quan trường; 	D. Nhân tình thế thái.
4. Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kỳ bao gồm những nội dung nào?
A. Nêu lên những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em;
B. Thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người;
C. Nói lên tâm tình của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử; D. Hai ý A và B; E. Hai ý B và C.
5. Bài thơ “ Cảnh ngày hè” được rút từ tập thơ nào sau đây?
A. Thanh Hiên thi tập; B. Quốc âm thi tập; C. Bạch Vân quốc ngữ thi; D. Bạch Vân am thi tập.
6. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? “ Đầu xanh có tội tình gì / Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
A. Ẩn dụ; 	B. Hoán dụ; 	C. So sánh; 	D. Nói giảm.
7. Dung lượng của sử thi Ô đi xê là:
A. 12110 câu thơ; 	B. 12011 câu thơ; 	C. 12101 câu thơ; 	 D. 24.000 câu thơ đôi.
8. Yêu cầu nào sau đây không cần thiết khi tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính?
A. Dùng lời lẽ, hành động để thuyết trình văn bản đã tóm tắt; B. Đọc kĩ văn bản và nắm được cốt truyện
C. Xác định nhân vật chính và các việc cơ bản liên quan tới nhân vật chính
D. Dùng lời văn để viết thành văn bản tóm tắt
9. Nhận định nào nêu đúng nhất đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ sau: “ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” ( Nguyễn Trãi) và “ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” ( Nguyễn Du)?
A. Cả hai câu thơ cùng miêu tả hình ảnh thiên nhiên trong cùng một thời điểm
B. Cả hai câu thơ cùng tập trung miêu tả sắc đỏ của hoa lựu
C. Nguyễn Trãi thiên về tả cảnh động, Nguyễn Du thiên về tả cảnh tĩnh
D. Nguyễn Du thiên về tạo hình sắc của hoa lựu, Nguyễn Trãi thiên về tả sức sống của hoa lựu.
10. Đoạn hội thoại sau đây có thể xếp vào dạng phong cách ngôn ngữ nào? 
“ Nhiều đấy ư em, mấy tuổi rồi? 
- Hai mươi
- Ở nhỉ, tháng năm trôi.” ( Mẹ Tơm – Tố Hữu)
A. Ngôn ngữ báo chí; B. Ngôn ngữ sinh hoạt; 	 C. Ngôn ngữ khoa học; D. Ngôn ngữ hành chính.
11. Bài thơ “ Cảm xúc mùa thu” do ai sáng tác?
A. Lý Bạch; 	B. Nguyễn Trung Ngạn; 	C. Pháp Thuận; 	D. Đỗ Phủ
12. Hiệu quả nghệ thuật của câu thơ lục ngôn cuối bài “Cảnh ngày hè”:
A. Giai điệu hài hòa, êm ái; 	B. Nhịp điệu mạnh mẽ, gấp gáp;
C. Thể hiện cảm xúc lắng vào chiều sâu nội tâm;	D. Sự dàn trải của cảm xúc.
II. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1 ( 2 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ) cho đề văn sau: “ Tình thương là hạnh phúc của con người”.
Câu 2 ( 5 điểm) : Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “ Nhàn”.
MA TRẬN ĐỀ XUẤT
 Mức độ
Bộ phận
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cơ bản
Vận dụng nâng cao
Tổng số điểm
Trắc nghiệm
( 12 câu)
C 1,5,7,11 
(1,0 đ)
C 2,6,7,8
(1,0 đ)
C 3, 10 (0,5 đ)
C 9, 12
 (0, 5 đ)
3,0 đ
Tự luận
( 2 câu)
Câu 1
0,5 đ
0,75 đ
0,5 đ
0,25 đ
2,0 đ
Câu 2
1,0 đ
2,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
5,0 đ
Tổng số điểm 
2,5 đ
3,75 đ
2,0 đ
1,75 đ
10 đ
* Chú ý: Mức độ kiến thức, kỹ năng cơ bản đảm bảo yêu cầu 65% dành cho học sinh có học lực trung bình và 35% dành cho học sinh có học lực khá giỏi trong từng bộ phận và trong toàn bộ đề thi.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 
LỚP 10 – chương trình chuẩn
HỌC KỲ I - Năm học : 2010 – 2011
-----c¯d-----
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM): 
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 3,0 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
D
D
B
B
A
A
D
B
D
C
II. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: (2,0 đ)
a. Yêu cầu về kỹ năng: ( 0,5 điểm)
- Học sinh nhận biết và viết được một đoạn văn về NLXH trong đó phải xác định được câu chủ đề “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
- Đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt có cảm xúc, không mắc các lỗi về dùng từ, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp 
b. Yêu cầu về nội dung: ( 1, 5 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chú ý làm rõ các ý chính sau:
- Giải thích khái niệm, nội dung của nhận định:
+ Nên hiểu thế nào là tình thương?
+ Vì sao tình thương lại được coi là hạnh phúc của con người?
- Bàn luận mở rộng vấn đề:
- Trình bày trải nghiệm của bản thân về hạnh phúc:
Câu 2: ( 5 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng: ( 1,0 điểm)
- Thể hiện đặc trưng của kiểu bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định .
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Có kĩ năng liên kết câu, đoạn văn. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng. 
b. Yêu cầu về nộidung: ( 4,0 điểm)
Học sinh có thể thực hiện bài làm theo cách của mình. Sau đây gợi ý 01 hướng giải quyết:
* Mở bài: ( 0,75 điểm): Giới thiệu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm và đặt ra vấn đề cần giải quyết theo yêu cầu của đề bài: vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua bài thơ Nhàn 
* Thân bài (2,75 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chú ý phân tích làm rõ các ý sau:
- Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
+ Trong lao động mưu sinh: giống như một lão nông tri điền ngày ngày làm bạn với những công cụ lao động giản dị: “ Một mai, một cuốc, một cần câu”.. Điều đó cho thấy tất cả đã sẵn sàng chu đáo đồng thời thể hiện một phong thái ung dung thanh nhàn có một chút gì đó ngông ngạo... 
+ Trong món ăn và sinh hoạt thường nhật: cũng giản dị, ăn những món ăn dân dã ( măng trúc, giá đỗ ) mùa nào thức nấy, cây nhà lá vườn, không cao lương mỹ vị; tắm thì tắm hồ, tắm ao như bao người dân khác. Thế mới biết vật chất đơn sơ không bao giờ làm cho những nhân cách lớn vướng bận lo toan. Vì thế đạm bạc trong cuộc sống của những con người này không đi với khắc khổ. Nó đi với thanh. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với tự nhiên, hòa cùng thiên nhiên, sống cuộc sống dân dã đời thường không hề kiểu cách. 
+ Trong sự lựa chọn lý tưởng sống: sống khiêm tốn, khép mình, không bon chen danh lợi ( tìm nơi vắng vẻ), xa lánh chốn quan trường, không bị cuốn hút bởi tiền tài danh vọng ( chốn lao xao) để tâm hồn an nhiên, thoáng đạt chính là vẻ đẹp của nhân cách lớn. Nhân cách xuất phát từ một lý tưởng sống, một thái độ sống thanh cao thoát tục, vượt qua tất cả những cám dỗ của phú quý ( xem phú quý tựa chiêm bao). 
- Vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
+ Thể hiện ở sự tỉnh táo trong ý thức của mình về sự dại khôn: “ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn người đến chốn lao xao”. Nơi vắng vẻ không phải là chốn quan trường, ở đây không hẳn là sự lánh đời mà là tìm nơi mình thích thú, nơi mình được sống thoải mái, không bị ràng buộc. Tự cho mình là dại nhưng thực chất lại hóa ra khôn . Chốn lao xao là nơi đua chen, giành giật, giẫm đạp lên nhau để tồn tại ở chốn quan trường, nơi ấy chẳng khác nào là chợ công danh, lợi lộc. Tưởng chọn nơi này để sống là cách sống khôn ai ngờ lại hóa ra thành dại .
+ Thể hiện trên phương diện tài thơ: Ông sử dụng tuyệt hay về phép đối : trong sự đối lập của hình tượng dại, khôn, người đọc thấy toát lên thái độ mỉa mai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với những kẻ chạy theo danh lợi, đồng thời tỏ thái độ ung dung, ngạo nghễ, tự tại của mình khi chọn cách sống nhàn. 
* Kết bài: ( 0, 5 điểm)
- Kết lại các ý đã phân tích .
- Từ đó rút ra được ý nghĩa đối với bản thân trong việc hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ. 
c. Biểu điểm:
 - Điểm 5: Đáp ứng yêu cầu trên. Kết cấu chặt chẽ hợp lí. Diễn đạt tốt , văn có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả và diễn đạt
 - Điểm 4: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu nêu trên. Kết cấu rõ , diễn đạt trôi chảy, biết cách trình bày. Có thể mắc 1 vài lỗi không đáng kể.
 - Điểm 3: Có nêu ra được một vài ý cơ bản nhưng nội dung chưa sâu, lời văn diễn đạt còn hơi vụng. Mắc một số lỗi các loại 
 - Điểm 2: Tỏ ra chưa nắm được vấn đề , trình bày lúng túng , lủng củng; hoặc bài làm còn sơ sài. Hành văn , diễn đạt yếu. 
 - Điểm 1 : Bài làm quá sơ sài , mắc nhiều lỗi các loại ; hoặc sai lạc nội dung và phương pháp.
 - Điểm 0: Bài làm vi phạm tài liệu hoặc để giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDap an De thi 10HK11011.doc