Đề tài Một vài kinh nghiệm dể dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11

Đề tài Một vài kinh nghiệm dể dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11

Bộ phận văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông (THPT) thật sự là mảng khó dạy đối với giáo viên, tuy mới nhìn qua tưởng chừng như ngược lại, vì mảng văn học ít nhiều xa lạ này dễ gây hứng thú cho học sinh; Hơn nữa những tác phẩm tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa toàn là những đỉnh cao nổi tiếng cổ, kim, đông tây đã được thời gian sàng lọc. Đó thực sự là những áng thơ văn long lanh như châu ngọc cả về hình thức lẫn nội dung.

doc 31 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 3084Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm dể dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY VÀ HỌC TỐT PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI – NGỮ VĂN 11
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Bộ phận văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông (THPT) thật sự là mảng khó dạy đối với giáo viên, tuy mới nhìn qua tưởng chừng như ngược lại, vì mảng văn học ít nhiều xa lạ này dễ gây hứng thú cho học sinh; Hơn nữa những tác phẩm tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa toàn là những đỉnh cao nổi tiếng cổ, kim, đông tây đã được thời gian sàng lọc. Đó thực sự là những áng thơ văn long lanh như châu ngọc cả về hình thức lẫn nội dung.
Ở trường Đại học, công việc giảng dạy được chuyên môn hóa triệt để. Mỗi thầy cô chỉ phụ trách một nền văn học, thậm chí chỉ một giai đoạn văn học, một tác giả cụ thể nên có điều kiện đi sâu, nắm bắt văn học không tách rời với chất liệu ngôn ngữ và bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa của mỗi nước hoặc từng khu vực có tính đặc thù trên thế giới. Boalô có viết trong Nghệ thuật thơ ca: “Điều gì nhận thức rõ thì diễn đạt rõ ràng”. Ở Trường THPT, người giáo viên môn Ngữ Văn phải đảm đương cả Văn học Việt Nam lẫn văn học nước ngoài từ Châu Á qua Châu Âu, Châu Mỹ, từ những anh hùng ca ra đời nhiều thế kỷ trước Công nguyên đến những tác phẩm hiện đại. Với kiến thức “tràng giang đại hải” như thế, làm sao có thể làm chủ mảng văn học nước ngoài? 
Đã thế, chương trình ở THPT những năm gần đây có nhiều đổi mới. Giáo viên đứng trước những khó khăn mới đối với các tác phẩm văn học nước ngoài. Giáo viên lại đứng trước một thử thách nữa là tình hình nghiên cứu giảng dạy văn học ở nước ta và trên thế giới trong những năm vừa qua có nhiều đổi mới. Hướng tiếp cận thi pháp có nhiều thay đổi. Tất nhiên, vấn đề này không chỉ đặt ra đối với riêng phần văn học nước ngoài.
Chương trình Ngữ Văn 11đã thừa kế chương trình cũ, giữ lại những tác giả tiêu biểu: Sếch-pia (Anh), V. Huy-gô (Pháp), Pu-skin, (Nga), Ta-go (Ấn Độ); thêm vào đó là Sê-Khốp (Nga) và nhà lí luận chính trị, triết học kiệt xuất Ăng-ghen.
Như vậy là vị trí của phần văn học nước ngoài được nâng cao và có chọn lọc, mặc dù tỉ lệ số bài dạy không nhiều. Số tiết văn học nước ngoài chiếm khoảng 7.8% (10 tiết)(chương trình văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11).
Trước tình hình ấy, để khắc phục các khó khăn đã nêu, nhằm đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học phần văn học nước ngoài – Ngữ văn 11 được tốt, trong sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm để dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11, tôi sẽ trình bày hướng tiếp cận theo thể loại; tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm; hướng triển khai từng bài văn học nước ngoài trên lớp, sao cho giáo viên chủ động trong giờ dạy và học sinh dễ dàng lĩnh hội tác phẩm.
Qua đề tài này, tôi mong muốn những vấn đề được tiếp cận sẽ góp những kinh nghiệm nhỏ với đồng nghiệp trong việc giảng dạy phần văn học nước ngoài để giúp học sinh cảm thụ tốt hơn, đồng thời đảm bảo được trọng tâm nội dung bài học với lượng thời gian hạn định. Qua đó, người giáo viên có thể tự tin thiết kế bài giảng và học sinh có thể tiếp thu tốt những tiết học này. Đó là lí do tôi chọn đề tài này.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI:
1. Thuận lợi:
a. Về phía giáo viên :
Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, Sở GD&ĐT Đồng Nai đã tổ chức cho toàn thể giáo viên THPT trong tỉnh học tập về phương pháp giảng dạy mới; tổ chức những báo cáo chuyên đề về văn học nước ngoài, cập nhật những nội dung chương trình mới, những hướng tiếp cận bài mới để giáo viên trong tỉnh có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, học tập và trau dồi kiến thức để cùng nhau tiến bộ, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà.
Bên cạnh đó, giáo viên trong tổ Văn của trường, nhiều người có tuổi đời cũng như tuổi nghề, nên có tinh thần trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, biết đoàn kết giúp đỡ nhau để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
b. Về phía học sinh:
Đa số học sinh có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, thích tiếp cận cái hay, cái lạ của văn học nhân loại.
2. Khó khăn
a. Về phía giáo viên:
Việc thay đổi sách giáo khoa về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy có nhiều đổi mới, nên ít nhiều gây sự lúng túng cho giáo viên. Trước đây, giáo viên giảng dạy theo lối truyền thống, sử dụng phương pháp thuyết giảng là chủ yếu. Hiện nay, theo yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức, “học sinh là trung tâm”, “học sinh tích cực”. Chương trình cũng như nội dung bài học có sự thay đổi về thời lượng tiết dạy, cách ghi bảng, hướng tiếp cận bài dạy, Những yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, chọn lọc tri thức trong tiết dạy để kích thích sự ham học, tạo tâm thế chủ động lĩnh hội kiến thức mới, giúp học sinh ngày càng tự tin và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo phần văn học nước ngoài dành cho giáo viên trên thị trường hiện nay quá nhiều, giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn sách tham khảo.
 b. Về phía học sinh:
Học sinh ở trường tôi học lực trung bình chiếm tỉ lệ cao, khả năng tư duy, ý thức học tập của các em còn hạn chế mà phải thích ứng với phương pháp học tập mới – “học sinh tích cực, chủ động” nên đã ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Nhiều em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, chưa dám chủ động trình bày cách cảm thụ, cảm nhận của riêng mình. Bên cạnh đó, trong tiết văn học nước ngoài, chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ trên văn bản dịch nên ít nhiều ảnh hưởng đến cảm xúc ở tâm thế tiếp nhận, đến việc lĩnh hội kiến thức mới của bài học.
3. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu:
Trước khi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành khảo sát các tiết dạy và học phần văn học nước ngoài trong chương trình ở khối lớp 11 trong năm học 2007-2008; 2008-2009.
3a. Hình thức và nội dung khảo sát:
Tập trung vào mảng kiến thức thuộc phần văn học nước ngoài đã dạy thực tế trong chương trình ở khối lớp 11 trong năm học 2007-2008; 2008-2009.
Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, sự hiểu biết của học sinh về tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
Tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra viết, đánh giá tổng quát khả năng cảm thụ, phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung các tác phẩm văn học nước ngoài.
3b. Kết quả khảo sát:
Khèi
Líp
Sỉ số
Giái
Kh¸
TB
YÕu
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
11
11A4
47
0
0
10
21.3%
22
46.8%
15
31.9%
11A6
48
0
0
12
25%
20
41.7%
16
33.3%
11A10
47
0
0
22
46.8%
20
42.6%
5
10.7%
Qua thực tế và kết quả khảo sát, tôi nhận thấy rằng:
Sự hiểu biết của học sinh về các tác giả cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài được học trong chương trình còn nhiều hạn chế.
Khả năng tiếp thu và cảm nhận những tác phẩm văn học nước ngoài chưa cao.
Kỹ năng phân tích và cảm thụ những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung các tác phẩm văn chương còn hời hợt, chưa sâu sắc. Vì vậy số bài đạt điểm khá chưa cao.
Kỹ năng phân tích các yếu tố ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật, chi tiết, hình ảnh, nhân vật, trong các tác phẩm văn học nước ngoài của học sinh còn thiếu sót.
Qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, chúng tôi nhận thấy ở một vài giáo viên. Sự hiểu biết về phong tục, tập quán, sinh hoạt, quan niệm thẩm mĩ của dân tộc Anh, Nga, Pháp, Ấn, chưa thật sâu sắc; chưa có điều kiện đọc trọn vẹn các tác phẩm có đoạn trích được dạy.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận:
Dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT hiện nay là dạy và học qua các bản dịch. Người dịch văn học thường đứng trước một nhu cầu khó giải quyết, đó là phải dịch làm sao cho vừa “tín” vừa “nhã”. Có thể nói đấy là một mâu thuẫn. Khó lòng có được một bản dịch hoàn hảo. Ngôn ngữ mỗi dân tộc lại có những sắc thái riêng biệt, tạo nên mối quan hệ muôn hình muôn vẻ giữa lớp vỏ từ ngữ và nội dung biểu đạt. Mối quan hệ ấy gắn liền với đặc trưng của văn chương, không dễ chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác. Bản dịch văn xuôi hoàn hảo đã khó, bản dịch thơ hoàn hảo càng khó hơn. Dạy Ngữ Văn là cung cấp kiến thức về ngôn từ, nội dung tác phẩm và tâm hồn tác giả được biểu hiện qua hệ thống ngôn từ kia, vì vậy dạy qua bản dịch quả là một trở ngại không dễ vượt qua.
Tuy nhiên, kho tàng văn học nhân loại là vốn quý, do đó chúng ta cần phải giảng dạy cho học sinh, chủ yếu là qua các bản dịch. Vấn đề cần lưu ý là phải nắm chắc một số nguyên tắc khi giảng dạy văn học thông qua bản dịch.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1 Bản thống kê những tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 11: (Ban cơ bản)
Nhìn một cách tổng thể toàn bộ phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 11, ta có thể phân loại các tác phẩm văn học nước ngoài theo đặc trưng loại thể như sau:
TT
Tên bài
Thể loại
Tiết chương trình
HK1
(2tiết)
1
Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)- U.Sếch-Xpia.
Kịch
66-67
2
Tôi yêu em – A.X.Pu-Skin.
Thơ
98
HK2
(8tiết)
3
Bài thơ số 28 (trong tập Người làm vườn) – R.Ta-Go.
99
4
Người trong bao – A.P.Sê-Khốp.
Truyện ngắn
101-102
5
Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ) – V.Huy-Gô.
Tiểu thuyết
104-105
6
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-Ghen.
Nghị luận
110-111
Qua việc phân loại như vậy, ta sẽ có cái nhìn tổng quát văn học nước ngoài chương trình Ngữ Văn 11, từ đó đề ra những phương pháp, biện pháp dạy cụ thể cho từng loại thể một cách hợp lý cũng như việc vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy và học một cách phù hợp hơn.
2.2 Nội dung thực hiện:
2.2a. Hướng tiếp cận theo thể loại văn học:
2.2a.1 Về thể loại kịch.
Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Kịch bản văn học thường được viết ra để diễn, nên tác phẩm kịch không thể chứa đựng một dung lượng hiện thực lớn như truyện, cũng không lắng đọng trong cảm xúc như thơ ca, mà kịch chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả.
Xung đột kịch được thể hiện bằng hành động kịch. Hành động kịch được thể hiện bằng nhân vật kịch.
Ngôn ngữ kịch: đối thoại, độc thoại. Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.
Có ba loại kịch: bi kịch, hài kịch, chính kịch.
Trong chương trình Ngữ Văn 11, bài giảng về trích đoạn kịch của Sêcxpia “Tình yêu và thù hận” nằm ở tiết 66, 67. Khi giảng kịch, chúng ta nên chú ý đến đặc trưng của loại hình nghệ thuật này trong lúc phân tích để làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa đoạn trích, không gian và thời gian, đặc thù, tính chất lời thoại của các nhân vật, hành động và xung đột kịch, các chỉ dẫn sân khấu Bài giảng chủ yếu dựa trên văn bản dịch, nhưng đồng thời cũng phải giúp cho học sinh hình dung được thái độ, sắc thái biểu cảm của Rômêô và Juliet.
Trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” – trích Rômêô và Juliét của Sếch –xpia- người ta dễ nghĩ là có xung đột giữa tình yêu của đôi nam nữ thanh niên Rômêô, Juliét và mối thù hận giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-let. Thực ra không phải như vậy, mà chỉ là tình yêu trong trắng của đôi nam nữ thanh niên ấy diễn ra trên cái nề ... n.
4
Nghề nghiệp
Dạy tiếng Hi Lạp cổ
5
Hành xử
Đến thăm nhà đồng nghiệp, kéo ghế ngồi chẳng nói gì, một tiếng sau ra về.
6
Sinh hoạt ở nhà
Mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, buồng ngủ chật như cái hộp, ngủ trùm chăn kín mít.
* Hình ảnh “cái bao” 	* Qua vật dụng hàng ngày 
	Ò	* Qua công việc hàng ngày 
* Thường trực trong tư tưởng 
2.2e5. Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ) – V.Huy-Gô.
V.Huygo 
Trang bìa Những người khốn khổ
Giăng Van-Giăng và Phăng tin gặp lần đầu bệnh
Giăng Van-Giăng và Phăng tin tên giường bệnh
Cô-Dét 
Giăng Van-Giăng và Phăng tin trên giường bệnh
2.2e5.1 Nghệ thuật:
** Miêu tả trực tiếp: Ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ.
2.2e5.2 Nội dung:
+ Đối với Phăng-tin:
Thái độ: nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
Hành động:Nâng đầu,đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút cổ áo,vén tóc, vuốt mắt
	è Yêu thương, trân trọng che chở, cảm thông.
+ Đối với Gia-ve:
Trước khi Phăng-tin chết:
	Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ.
 	 è Đối lập với Gia-ve. 
Sau khi Phăng-tin chết: 
	Mạnh mẽ, quyết liệt:
	“Giật gãy giường”
	“Cầm lăm lăm cái thanh giường”
	“Nhìn trừng trừng”
è Cử chỉ, thái độ của tình thương, bảo vệ tình thương.
** Miêu tả gián tiếp.
Qua thái độ của Phăng-tin:
	Phó thác, cầu cứu, tin tưởng tuyệt đối.
Qua câu chuyện mà bà xơ Xem-pli-xơ thường kể lại: Giăng-van-giăng thì thầm, Phăng-tin nở nụ cười, gương mặt sáng rạng rỡ
èHình ảnh của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế đối với con người khốn khổ.
** Bình luận của tác giả.
- Một loạt câu hỏi
à Khẳng định sự đồng cảm, tình yêu thương giữa 2 con người khốn khổ, lời hứa với người đã khuất.
	- Lời bình: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”
	à Giăng-van-giăng đã xoa dịu nỗi đau của Phăng-tin.
è Con người phi thường, lãng mạn, mang sức mạnh của tình yêu.
** Nghệ thuật lãng mạn:
Phóng đại, so sánh, ẩn dụ.
So sánh
Giăng-van-giăng
Gia-ve
- Ngôn ngữ, cử chỉ.
- Thái độ
- Điềm đạm, nhã nhặn, đầy yêu thương.
- Trân trọng nâng niu con người.
- Cộc cằn, thô lỗ.
- Vô cảm, tàn nhẫn.
Đối lập, tương phản.
Giăng-van-giăng
Gia-ve
Dịu dàng, tế nhị, tràn đầy tình thương.
Mạnh mẽ, quật cường.
 Ò Vị cứu tinh Ò Cái thiện
- Tàn nhẫn, man rợ, bạo lực, thô bỉ.
- Hèn nhát, sợ sệt.
ÒTên đao phủ, con ác thú Ò cái ác.
Phăng tin
Yếu đuối, tuyệt vọng Ò Nạn nhân
Tư tưởng đề cao sức mạnh của tình yêu.
** Tình huống kịch tính: sự giằng co giữa Giăng-van-giăng và Gia-ve, sự hoảng hốt, bất ngờ, thất vọng của Phăng-tin.
** Lời văn: trau chuốt, giàu cảm xúc mãnh liệt.
Ä Đoạn trích là thông điệp của tình thương.
2.2e6. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-Ghen.
Nghĩa trang Hai –ghết
 CÁC MÁC VÀ ENGELS 
 CÁC MÁC
 ENGELS
e6.1 Hoàn cảnh ra đời.
e6.2 Thể loại: 
- Văn tế (điếu văn)
- Viết bằng văn xuôi chính luận (Văn tế hiện đại)
e6.3 Bố cục.
e6.4 Nghệ thuật:
Nói giảm, nói tránh.
Lập luận theo kiểu kết cấu trùng điệp, tăng tiến "nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của C. Mác đồng thời thể hiện sự kính trọng và thương tiếc được nhân lên nhiều lần
e6.5 Nội dung: Những cống hiến của Mác:
c6.5.1 Nội dung của cống hiến thứ 1:
“Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”
 Bản chất của quy luật:
Hình thức, thể chế nhà nước, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật. 
 Cơ sở hạ tầng
Kiến trúc thượng tầng
Kinh tế và sinh hoạt trực tiếp.
Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Hình thức, thể chế, nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật
Tư liệu sản xuất, cách sản xuất tư liệu sản xuất, trình độ phát triển kinh tế.
Quyết định
 Cơ sở hạ tầng
Kiến trúc thượng tầng
Có trước
Ảnh hưởng trở lại
Có sau
→ Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng.
c6.5.2 Cống hiến thứ 2:
“Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa”
Giai cấp tư sản bóc lột công nhân làm thuê
Giá trị thặng dư
TBCN giàu lên nhanh chóng 
Giai cấp công nhân càng bị bần cùng đi
e6.5.3 Cống hiến thứ 3
“Sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, biến các lý thuyết cách mạng – khoa học thành hành động cách mạng”
Với Mác:
- Khoa học = động lực lịch sử, lực lượng cách mạng.
- Đấu tranh = hành động tự nhiên
 Các Mác không chỉ là một nhà khoa học. Trước hết Mác là một nhà Cách mạng.
** Lập luận theo kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh.
Giống như
Đác-uyn
Mác
(cống hiến 1)
nhưng không chỉ
có thế thôi
 (cống hiến 2)
Cống hiến 
lớn lao hơn cả
(cống hiến 3)
 Ä 	Những cống hiến này được sắp xếp theo một trật tự tăng tiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước. Để làm nổi bất cống hiến của Các Mác, Ăng Ghen đã so sánh Các Mác với Đác-uyn, với các nhà khoa học khác cùng thời đại.
 	 Các Mác nổi bật lên hang đầu như là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”.
2.3. Mục đích của phương hướng thực hiện.
Do thực trạng của tiết dạy và học tác phẩm văn học nước ngoài còn chưa chú trọng tích cực, nên người giáo viên phải làm sao phát huy được sự sáng tạo, húng thú để học sinh có một tâm thế cảm, hiểu tác phẩm, tâm tư tình cảm của tác giả, thời đại, văn hóa các nước... Qua đó, học sinh có khả năng thẩm thấu những giá trị văn học nước ngoài cũng như những tác phẩm văn học Việt Nam.
Giúp học sinh tự tin, mạnh dạn tìm hiểu văn hóa các nước thông qua tác phẩm văn học, giúp các em có được nền tảng kiến thức vững chắc và phong phú hơn.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
Áp dụng đề tài Để dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11 đã góp phần tạo sự hứng thú, góp phần tạo niềm say mê, học hỏi của học sinh và đạt hiệu quả cao trong giờ học. 
Tiết học tác phẩm nước ngoài không còn đơn điệu, buồn tẻ mà có sự chủ động của học sinh trong giờ học, giáo viên trở thành người hướng dẫn, định hướng giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách tích cực.
Đề tài Để dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11 là cách tạo được hướng tiếp cận tác phẩm chủ động, khêu gợi hứng thú và khả năng ham học hỏi về văn hóa các nước qua hình tượng, tính cách nhân vật trong văn bản ở HS trong giờ học Ngữ văn.
Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi vào thực tế, tôi thu được kết quả khá khả quan sau:
Khèi
Líp
SÜ sè
Giái
Kh¸
TB
YÕu
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
11
11A4
47
2
0.4%
30
63.8%
15
319%
3
0.6%
11A6
48
0
0
31
64.6%
14
29.2%
4
0.8%
11A10
47
0
0
35
74.5%
10
21.3%
2
0.4%
Tôi nhận thấy rằng những biện pháp và hình thức dạy – học các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần phục vụ hữu ích và nâng cao hiệu quả, chất lượng các giờ dạy - học tác phẩm văn học nước ngoài.
Phần lớn học sinh nắm chắc và sâu kiến thức bài học, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc nghệ thuật, nội dung của tác phẩm văn, thơ nước ngoài.
Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn chương nước ngoài theo đặc trưng, thể loại.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua thời gian áp dụng đề tài này vào giảng dạy phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 11, tôi thấy đây là kinh nghiệm tốt để giúp người giáo viên dạy Văn khi đứng trước những tác phẩm văn học nước ngoài có thể tự tin, chủ động trong khai thác, phân tích, tiếp cận các tác phẩm văn chương đó để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của tiết dạy – học văn. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
+ Với giáo viên: 
Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu sắc về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mĩ của các dân tộc có các tác giả đã sản sinh ra những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp giảng dạy.
Có ý thức tìm đọc và hiểu đúng, hiểu trọn vẹn các tác phẩm văn học nước ngoài phải dạy.
Nắm chức hệ thống phương pháp dạy – học tác phẩm văn học theo thể loại, đặc biệt là các tác phẩm văn học nước ngoài.
+ Với học sinh:
Các em phải là những bạn đọc thực sự say mê, yêu thích văn học, đặc biệt là các tác phẩm văn học nước ngoài.
Mỗi học sinh phải có ý thức đọc trước tác phẩm, tự tìm hiểu hệ thống câu hỏi qua phần đọc hiểu văn bản.
Mỗi học sinh luôn ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ, nhân vật trong tác phẩm văn học nước ngoài.
Vận dụng tốt những kinh nghiệm trên, theo tôi kết quả giờ học văn học nước ngoài mới có kết quả cao. Đồng thời khắc phục được tình trạng lười học, chán học, ngại học do quan niệm phần văn học này là khó đối với học sinh.
VI. KẾT LUẬN.
Tác phẩm văn học nước ngoài là tiếng nói tâm tình, là cuộc đời của những con người sống rất xa ta về không gian, thời gian nhưng lại có cùng một nhịp đập trái tim với chúng ta. Ta phải vận dụng cả những tình cảm và hiểu biết nhiều khi tưởng như không dính dáng đến tác phẩm một cách linh hoạt, sáng tạo để đưa các em đến bến bờ xa lạ của thế giới văn học nhân loại, để nâng cao tầm nhìn, tầm suy nghĩ của các em. Có như thế, việc dạy tác phẩm văn học nước ngoài mới có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Để dạy – học tốt phần văn học này, giáo viên cần phải có một vốn hiểu biết rộng rãi, vốn sống, vốn ngoại ngữ, sự am hiểu về nền văn minh, văn hóa thế giới và đặc biệt là tấm long say mê văn học để khám phá những tinh hoa văn hóa thế giới.	
 Vì vậy, trong giới hạn chuyên đề này, tôi chỉ xin đưa ra vài suy nghĩ về kinh nghiệm để dạy – học tốt tác phẩm văn học nước ngoài trong giờ học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Hy vọng những sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ góp phần nhỏ vào định hướng về phương pháp khai thác tác phẩm văn học nước ngoài nhằm vận dụng vào thực tiễn giảng dạy, để giúp học sinh tiếp cận, hiểu và cảm nhận đúng giá trị của tác phẩm.
Hy vọng nội dung của đề tài: Một vài kinh nghiệm để dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11 sẽ góp phần bổ ích vào việc giảng dạy môn Ngữ văn thật sự có hiệu quả. 
 Do thời gian có hạn mà kiến thức và sự cảm nhận văn học thì vô hạn nên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Biên Hòa, Ngày 18 tháng 01 năm 2010 
 Người thực hiện
 Đào Vân Anh
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Ngữ Văn 11 và sách Ngữ Văn 11 nâng cao.
Sách giáo viên Ngữ Văn 11và sách giáo viên Ngữ Văn 11 nâng cao.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ Văn 11.
Sách Lý luận dạy học – NXB Giáo dục Hà Nội.
Sách Dạy học văn học nước ngoài – PGS. TS. Lê Huy Bắc.
Sách Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT - PGS Trương Dĩnh.
---------------- 0----------------
MỤC LỤC
 	Trang
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	 1 
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI	 2 III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI	 	 3 
1. Cơ sở lý luận	 3
2.1 Bản thống kê tiết văn học nước ngoài 	 4 
2.2 Nội dung thực hiện 	 4
2.2.1 Về thể loại kịch 	 	 4
2.2.2 Về thể loại thơ	 6
2.2.3 Về truyện ngắn và tiểu thuyết 10 
	2.2.4 Về thể loại nghị luận	 13
2.3 Áp dụng thực nghiệm trong văn bản	 15
16 IV.KẾT QUẢ THỰC HIỆN 23
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 	 24 VI. KẾT LUẬN 	 26 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 	 25
---------------- 0----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc