Giáo án Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn lớp 10

Giáo án Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn lớp 10

1. Tiếng Việt

1.1. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ

Ngôn ngữ dạng nói và dạng viết

- Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết.

- Biết vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ dạng nói và dạng viết vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.

Nêu được các đặc điểm, lấy được ví dụ minh hoạ.

 

doc 213 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2148Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ hai
hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn ngữ văn lớp 10
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
A - KHÁI QUÁT VỀ CÁC CHỦ ĐỀ
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 10(*) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn, NXB Giáo dục Việt Nam, H., 2009, tr. 105.
 quy định mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với các chủ đề như sau :
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1. Tiếng Việt 
1.1. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
Ngôn ngữ dạng nói và dạng viết
- Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết.
- Biết vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ dạng nói và dạng viết vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.
Nêu được các đặc điểm, lấy được ví dụ minh hoạ.
– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 
- Biết vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.
– Biết sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ ngữ nghề nghiệp, câu rút gọn phù hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể.
– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
- Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ; biết phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
– Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc - hiểu và tạo lập các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
– Viết được một số văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm có yếu tố nghệ thuật.
1.2. Hoạt động giao tiếp 
– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
– Hoàn thiện hiểu biết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
– Nhận thức được sự phổ biến và đa dạng của hoạt động giao tiếp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bằng nhiều kênh khác nhau : âm thanh, chữ viết, hình ảnh,...
– Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 
Hiểu đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ, các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, các nhân tố tham gia giao tiếp. 
1.3. Một số kiến thức khác
– Lịch sử tiếng Việt
– Hiểu được một cách khái quát nguồn gốc, quan hệ họ hàng và quá trình phát triển của tiếng Việt. 
– Biết vận dụng kiến thức về lịch sử tiếng Việt vào việc tìm hiểu tiến trình lịch sử văn học Việt Nam với thành tựu văn học chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
– Yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
– Hiểu được các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
– Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc nói, viết và đọc - hiểu các văn bản.
 – Nắm được những yêu cầu chung về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách.
– Từ Hán Việt
– Hiểu một số yếu tố Hán Việt thường dùng để cấu tạo từ.
– Hiểu được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt có trong các văn bản học ở lớp 10.
1.4. Củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học
Hoàn thiện những kiến thức và kĩ năng đã học ở Trung học cơ sở về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, các biện pháp tu từ.
Củng cố kiến thức và kĩ năng thông qua thực hành, luyện tập.
2. Làm văn
2.1. Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
– Hoàn thiện kiến thức về văn bản và đặc điểm của văn bản ; hiểu những điều kiện tạo lập văn bản và liên kết trong văn bản.
– Vận dụng được những kiến thức trên vào quá trình đọc - hiểu văn bản.
– Nắm được một số điều kiện để tìm ý, triển khai ý : quan sát, liên tưởng, tưởng tượng ; chọn sự việc, chi tiết tiêu,...
Phân tích được những đặc điểm của văn bản qua các ví dụ cụ thể.
2.2. Các kiểu văn bản
– Văn bản tự sự 
– Hoàn thiện kiến thức về văn bản tự sự ; hiểu ý nghĩa và biết cách đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào văn bản tự sự.
– Biết tóm tắt văn bản tự sự, biết trình bày miệng văn bản tóm tắt trước tập thể.
– Biết vận dụng những kiến thức trên để đọc - hiểu văn bản tự sự.
– Biết viết bài văn tự sự theo cốt truyện đã có hoặc tự mình xây dựng kết hợp với miêu tả, biểu cảm ; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn.
– Nhận ra các đặc điểm của văn tự sự qua các văn bản đọc - hiểu trong chương trình lớp 10.
– Biết tóm tắt các văn bản tự sự (truyện dân gian, truyện trung đại) theo nhân vật chính.
– Biết sử dụng chất liệu trong những văn bản văn học để làm bài văn tự sự.
– Văn bản thuyết minh
– Hoàn thiện kiến thức về văn bản thuyết minh (đặc điểm, yêu cầu và phương pháp thuyết minh, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh).
– Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh, biết trình bày miệng một văn bản thuyết minh trước tập thể.
– Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sự kết hợp các phương thức biểu đạt ; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn.
– Biết viết bài thuyết minh về một tác phẩm, tác giả, một thể loại văn học đã học ở lớp 10.
– Văn bản nghị luận
– Hoàn thiện những hiểu biết về văn bản nghị luận (đặc điểm, vai trò của luận điểm, yêu cầu của đề văn và ngôn ngữ của bài văn nghị luận,...)
– Hiểu cách thức triển khai các thao tác lập luận : giải thích, chứng minh,...
– Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để đọc - hiểu văn bản nghị luận.
– Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội hoặc văn học ; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn.
– Biết trình bày miệng một vấn đề trước tập thể.
– Biết cách phân tích một đề văn nghị luận (đặc điểm, yêu cầu,...)
– Biết viết đoạn văn, bài văn theo các thao tác giải thích, chứng minh... ; biết huy động các kiến thức về tác phẩm văn học được học ở lớp 10 để viết bài.
– Một số kiểu văn bản khác 
– Hiểu mục đích, nội dung, đặc điểm, yêu cầu và cách thức xây dựng kế hoạch cá nhân ; hiểu tầm quan trọng của ý thức và thói quen lập kế hoạch làm việc.
– Hiểu mục đích, đặc điểm, nội dung, yêu cầu và cách tạo lập văn bản quảng cáo ; hiểu tầm quan trọng của tính ấn tượng và tính trung thực trong quảng cáo.
– Biết xây dựng kế hoạch học tập, sinh hoạt của cá nhân ; biết viết các văn bản quảng cáo thông thường.
3. Văn học
3.1. Văn bản văn học
– Sử thi Việt Nam và nước ngoài
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các trích đoạn sử thi Việt Nam và nước ngoài (Đăm Săn ; Ô-đi-xê – Hô-me-rơ ; Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki) : phản ánh một nét diện mạo tinh thần của thời kì cổ đại ; ca ngợi kì tích và phẩm chất của các nhân vật anh hùng ; sử dụng ngôn ngữ anh hùng ca.
– Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của thể loại sử thi.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại.
– Nhớ được cốt truyện, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật, nhận xét được những đặc điểm nội dung của các trích đoạn sử thi.
– Nhận biết một số nét cơ bản về đề tài, hình tượng, ngôn ngữ sử thi. 
– Nhận biết được tác phẩm sử thi theo đặc điểm thể loại.
– Truyền thuyết Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ : một truyền thuyết về lịch sử dân tộc qua lăng kính tưởng tượng ; thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật lịch sử ; bài học giữ nước ; mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyền thuyết. 
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
– Nhớ được cốt truyện, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật, nhận ra ý nghĩa và bài học lịch sử của tác phẩm.
– Phân biệt được truyền thuyết và sử thi.
– Nhận biết được tác phẩm truyền thuyết theo đặc điểm thể loại. 
– Truyện cổ tích Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện Tấm Cám : xung đột thiện – ác, ước mơ công bằng xã hội ; vai trò của yếu tố hoang đường, kì ảo và lối kết thúc có hậu.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích. 
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
– Nhớ được những biến cố, kiểu nhân vật, mô típ thường gặp của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám.
– Trình bày được cách phân loại và nội dung chính của truyện cổ tích.
– Nhận biết được tác phẩm truyện cổ tích theo đặc điểm thể loại.
– Truyện cười Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày ; Tam đại con gà : ý nghĩa châm biếm sâu sắc và những bài học thiết thực ; nghệ thuật phóng đại và tạo tình huống gây cười.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện cười.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm truyện cười theo đặc trưng thể loại. 
– Hiểu đối tượng, ý nghĩa của tiếng cười, nghệ thuật gây cười trong các truyện được học.
– Trình bày được cách phân loại, nội dung và nghệ thuật chính của truyện cười.
– Nhận biết được tác phẩm truyện cười theo đặc điểm thể loại. 
– Truyện thơ dân gian
 Nhận biết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu qua một đoạn trích tiêu biểu. 
– Ca dao Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao trữ tình và ca dao châm biếm, hài hước : đời sống tình cảm đa dạng, phong phú của nhân dân lao động ; cách thể hiện vừa hài hước, châm biếm vừa tinh tế, sâu sắc.
– Hiểu tính chất trữ tình và khả năng biểu đạt của thể thơ lục bát trong ca dao. 
– Biết cách đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. 
– Hiểu nội dung phản ánh, tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa ; phát hiện được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của các bài ca dao được học.
– Biết tìm hiểu một bài ca dao qua các phương diện : đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ,...
– Thơ trung đại Việt Nam 
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thơ trung đại (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão ; Bảo kính cảnh giới, số 43 – Nguyễn Trãi ; Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm ; Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du ; các bài đọc thêm : Quốc tộ – Đỗ Pháp Thuận ; Cáo tật thị chúng – Mãn Giác ; Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn) : lí tưởng và nhân sinh quan của con người thời trung đại, tâm sự về số phận con người và thời cuộc ; cách sử dụng sáng tạo thể thơ Đường luật và cách thể hiện cảm xúc trữ tình. 
– Hiểu một vài đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình trung đại theo đặc trưng thể loại.
– Nhận ra được chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm ; nỗi lòng, tình cảm của tác giả ; phát hiện được các chi tiết nghệ thuật của mỗi bài thơ.
– Hiểu đặc điểm về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt của thơ trung đại. 
– Thơ Đường và thơ hai-cư
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lí Bạch ; Thu hứng – Đỗ Phủ ; các bài đọc thêm : Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu ; Khuê oán – Vương Xương Linh ; Điểu minh giản – Vương Duy) : đề tài, cấu tứ, bút pháp tình cảnh giao hoà ; phong thái nhân vật trữ tình ; tính cách luật và vẻ đẹp hàm súc, cổ điển. 
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường ; biết liên hệ để hiểu một số đặc điểm của thơ Đường luật Việt Nam.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại.
– Bước đầu nhận biết vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ hai-cư của M. Ba-sô (Nhật Bản).
– Nhận biết được một bài thơ Đường qua thể thơ, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật, biểu đạt.
– Phú Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu : tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lối kết cấu và lời văn kết hợp biền ngẫu với thơ. 
 ... 
– Phân tích hình tượng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật.
– Phân tích tư tưởng và ý nghĩa của văn bản văn học. 
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
a) Xác định ý nghĩa văn bản dựa vào ngữ cảnh
– Ngữ cảnh văn bản (SGK).
– Ngữ cảnh tình huống.
– Ngữ cảnh văn hoá.
b) Soi sáng mọi chi tiết của văn bản bằng tư tưởng chính của văn bản.
c) Thể nghiệm ý nghĩa của văn bản văn học. 
d) Những điều nên tránh : cắt xén văn bản và suy diễn không có căn cứ.
2. Luyện tập
 – Phân tích một bài thơ thời trung đại đã học để thấy mối quan hệ giữa tư tưởng chính và các chi tiết của văn bản.
– Nêu và phân tích một vài tác hại của việc cắt xén văn bản hoặc suy diễn không có căn cứ văn bản văn học.
3. Hướng dẫn tự học
– Thế nào là ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hoá ? Cho ví dụ.
– Chọn một vài văn bản ngắn (đoạn trích văn bản) và nêu mối quan hệ giữa tư tưởng chính với các chi tiết của văn bản (đoạn trích) đó.
MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu	3
Phần thứ nhất
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG	5
Phần thứ hai
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
A - Khái quát về các chủ đề	13
B - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng	23
- Tổng quan văn học Việt Nam 	23
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ	24
- Khái quát văn học dân gian Việt Nam 	25
- Văn bản	26
- Chiến thắng Mtao – Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)	27
– Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (Truyền thuyết)	28
– Lập dàn ý bài văn tự sự	30
– Uy-lít-xơ trở về (Trích sử thi Ô-đi-xê – Hô-me-rơ)	30
– Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki) 	31
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự	32
- Tấm Cám (Truyện cổ tích)	33
- Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự	34
- Tam đại con gà (Truyện cười)	35
- Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười)	37
- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa	38
- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết	39
- Ca dao hài hước	40
Đọc thêm :
+ Lời tiễn dặn (Trích Xống chụ xon xao – Truyện thơ dân tộc Thái)	41
- Luyện tập viết đoạn văn tự sự	42
- Ôn tập văn học dân gian Việt Nam 	43
- Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX	44
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt	45
- Tỏ lòng (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)	46
- Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, số 43 – Nguyễn Trãi)	47
- Tóm tắt văn bản tự sự	49
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)	49
- Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)	50
- Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ	52
Đọc thêm :
+ Vận nuớc (Quốc tộ – Đỗ Pháp Thuận)	53
+ Cáo bệnh bảo mọi người (Cáo tật thị chúng – Mãn Giác)	54
+ Hứng trở về (Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn)	54
- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lí Bạch)	55
- Cảm xúc mùa thu (Thu hứng – Đỗ Phủ)	56
- Trình bày một vấn đề	57
- Lập kế hoạch cá nhân	58
Đọc thêm :
+ Thơ hai-cư của Ba-sô	59
+ Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu)	60
+ Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán – Vương Xương Linh)	61
+ Khe chim kêu (Điểu minh giản – Vương Duy)	61
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh	62
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh	63
- Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu)	63
- Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)	65
- Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh	66
- Tựa "Trích diễm thi tập" ("Trích diễm thi tập" tự Hoàng Đức Lương)	67
Đọc thêm :
+ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 – Thân Nhân Trung)	68
- Khái quát lịch sử tiếng Việt	69
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên)	70
Đọc thêm :
+ Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên)	72
- Phương pháp thuyết minh	73
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục, 
trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)	73
- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh	75
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt	76
– Tóm tắt văn bản thuyết minh	77
– Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)	77
Đọc thêm :
+ Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích Tam quốc diễn nghĩa –
La Quán Trung)	78
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – 
Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm (?))	79
- Lập dàn ý bài văn nghị luận 	80
– Truyện Kiều (Nguyễn Du)	81
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật	83
- Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)	84
– Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)	85
- Lập luận trong văn nghị luận	86
Đọc thêm :
+ Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ Thề nguyền (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)	87
– Văn bản văn học	88
– Thực hành các phép tu từ : phép điệp và phép đối	89
– Nội dung và hình thức của văn bản văn học	90
– Các thao tác nghị luận	91
– Ôn tập phần tiếng Việt	92
– Luyện tập viết đoạn văn nghị luận	93
– Viết quảng cáo	94
– Tổng kết phần văn học	94
– Ôn tập phần làm văn	97
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
A - Khái quát về các chủ đề	98
B - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử	108
- Văn bản	109
- Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt	109
- Khái quát văn học dân gian Việt Nam 	110
- Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ	112
- Chiến thắng Mtao – Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)	112
Đọc thêm :
+ Đẻ đất đẻ nước (Trích sử thi Đẻ đất đẻ nước)	114
- Văn bản văn học	114
- Uy-lít-xơ trở về (Trích sử thi Ô-đi-xê – Hô-me-rơ)	115
– Thực hành lập ý và viết đoạn văn theo các yêu cầu khác nhau	116
– Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)	117
– Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ	118
– Tấm Cám	120
Đọc thêm :
+ Chử Đồng Tử	121
– Tóm tắt văn bản tự sự (Theo chuyện của nhân vật chính)	122
- Nhưng nó phải bằng hai mày	123
– Tam đại con gà	124
- Lời tiễn dặn (Trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu)	125
- Ca dao yêu thương, tình nghĩa	126
- Ca dao than thân	127
- Ca dao hài hước, châm biếm	129
Đọc thêm : 
+ Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn,	130
+ Mười tay	131
- Luyện tập về nghĩa của từ	131
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu	132
- Tục ngữ về đạo đức, lối sống	133
– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ	134
– Quan sát, thể nghiệm đời sống	135
– Xuý Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham)	135
– Đọc - hiểu văn bản văn học	136
– Đọc tích luỹ kiến thức	138
– Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX	138
– Tỏ lòng (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)	139
– Nỗi lòng (Cảm hoài – Đặng Dung)	140
– Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43 – Nguyễn Trãi)	142
Đọc thêm :
+ Vận nước (Quốc tộ – Đỗ Pháp Thuận)	143
+ Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng – Mãn Giác)	144
+ Hứng trở về (Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn)	144
- Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết	145
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)	146
- Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)	147
- Luyện tập về biện pháp tu từ	148
- Liên tưởng, tưởng tượng	149
- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng 
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lí Bạch)	150
– Cảm xúc mùa thu (Thu hứng – Đỗ Phủ)	151
- Tì bà hành (Bạch Cư Dị)	152
Đọc thêm
+ Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán – Vương Xương Linh) 	153
+ Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu) 	154
+ Khe chim kêu (Điểu minh giản – Vương Duy)	154
- Thơ hai-cư	155
Đọc thêm :
+ Viên Mai bàn về thơ (Trích Tuỳ viên thi thoại)	156
- Ôn tập về làm văn (Học kì I)	157
- Ôn tập văn học (Học kì I)	158
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt	158
- Viết kế hoạch cá nhân	159
- Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu)	160
Đọc thêm :
+ Phú nhà nho vui cảnh nghèo (Trích hàn nho phong vị phú – 
Nguyễn Công Trứ)	161
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh	162
- Thư lại dụ Vương Thông (Tái dụ Vương Thông thư – Nguyễn Trãi)	163
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật	164
– Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)	165
– Nguyễn Trãi	167
Đọc thêm :	
+ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)	168
+ Phẩm bình nhân vật lịch sử (Trích Đại Việt sử kí toàn thư – 
Lê Văn Hưu) 	169
– Tựa "Trích diễm thi tập" 
(Trích diễm thi tập tự – Hoàng Đức Lương) 	170
– Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược)	171
- Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên)	172
Đọc thêm :
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí
toàn thư – Ngô Sĩ Liên)	173
- Luyện tập đọc - hiểu văn bản văn học	174
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục,
trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)	174
– Luyện tập về liên kết trong văn bản	176
- Tóm tắt văn bản thuyết minh	176
- Hồi trống Cổ Thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)	177
– Luận điểm trong bài văn nghị luận	178
Đọc thêm :
+ Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21 – Tam quốc
diễn nghĩa – La Quán Trung)	179
+ Dế chọi (Trích Liêu Trai chí dị – Bồ Tùng Linh)	180
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – 
Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm (?))	180
– Đề văn nghị luận 	182
- Nỗi sầu oán của người cung nữ (Trích Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều)	182
- Truyện Kiều của Nguyễn Du	183
- Luyện tập về từ Hán Việt	184
- Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)	185
- Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)	186
Đọc thêm :
+ Thề nguyền (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)	187
- Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch	188
- Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)	189
- Nguyễn Du	190
Đọc thêm :
+ Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa (Trích Phạm Tải – Ngọc Hoa)	191
- Thực hành viết các đoạn văn chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch	191
– Trình bày một vấn đề và luyện tập trình bày một vấn đề	192
– Đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam 	193
- Khái quát về lịch sử tiếng Việt	194
- Ôn tập về làm văn	194
– Ôn tập tiếng Việt	195
- Văn bản quảng cáo và viết văn bản quảng cáo	196
- Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại	197
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt	198
– Tổng kết phương pháp đọc – hiểu văn bản văn học	199
Chịu trách nhiệm xuất bản :
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI
Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung :
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học NGUYỄN HẢI CHÂU
Giám đốc CTCP Dịch vụ xuất bản Giáo dục Hà Nội PHAN KẾ THÁI
Biên tập nội dung :
NGUYỄN MINH TÂM - VŨ THỊ HƯƠNG
Trình bày bìa :
LƯU CHÍ ĐỒNG
Sửa bản in :
NGUYỄN MINH TÂM - VŨ THỊ HƯƠNG
Chế bản :
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ VÀ PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quyền công bố tác phẩm.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Số đăng kí KHXB : 62-2010/CXB/28-19/GD 	Mã số : TXV82H0
In :.......bản (QĐ.......), khổ 29´20,3 cm. In tại :...................
Số in :.................... Số XB :
In xong và nộp lưu chiểu tháng... năm 2010. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 10van chuan kien thuc ki nang.doc