Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 10: Quan niệm về đạo đức

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 10: Quan niệm về đạo đức

Bài 10 :

QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC

I/ Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là đạo đức.

- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán.

- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục tập quán.

3. Về thái độ:

- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống XH.

 II/ Phương pháp:

 Giảng giải, nêu vấn đề.

III/ Bố cục: 1 tiết.

IV/ Kiểm tra bài cũ:

1. Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?

2. Nêu vai trò của CNXH với sự phát triển toàn diện của con người ?

 

doc 2 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 11165Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 10: Quan niệm về đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 : 
Quan niệm về đạo đức
I/ Mục tiêu bài học:
Về kiến thức:
Nêu được thế nào là đạo đức.
Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán.
Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
Về kỹ năng:
Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục tập quán.
Về thái độ:
Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống XH.
 II/ Phương pháp:
 Giảng giải, nêu vấn đề.
III/ Bố cục: 1 tiết. 
IV/ Kiểm tra bài cũ:
Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?
Nêu vai trò của CNXH với sự phát triển toàn diện của con người ?
V/ Bài mới :
Nội dung chính
Hoạt động của thầy và trò
Quan niệm về đạo đức :
Đạo đức là gì?
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
- Chuẩn mực đạo đức thay đổi theo từng thời kỳ và nó bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị.
- Nền đạo đức của nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ kế thừa được những giá trị đạo đức của dân tộc vừa kết hợp và phát huy những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
B.Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người :
Giống nhau:
Cùng là phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
Khác nhau:
Pháp luật : Mang tính bắt buộc, điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu được quy định bằng các văn bản của nhà nước buộc các cà nhân và tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
Đạo đức : Mang tính tự nguyện là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người, là những qui tắc, chuẩn mực xuất phát từ quan niệm sống những hiểu biết về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng.
Phong tục tập quán : Theo thói quen, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu trong cuộc sống hàng ngày.
Vai trò của đạo đức trong sự phát triển cá nhân, gia đình, xã hội:
Đối với cá nhân:
Góp phần hoàn thiện nhân cách con người . b. Đối với gia đình:
Là nền tảng hạnh phúc tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc gia đình.
 c.Đối với xã hội:
Là cơ sở phát triển xã hội bền vững.
ố Trách nhiệm của mỗi công dân:
- Nắm vững những quy định ,yêu cầu của pháp luật.
- Trau dồi đạo đức phẩm chất tốt đẹp.
- Phân biệt đượcphong tục và hủ tục để có những hành động hợp chuẩn mực trong xã hội hiện nay.
Tình huống :
Em sẽ làm gì trong trường hợp sau đây:
Trên đường đi học về tình cờ em đi cùng chiều với một phụ nữ vừa bế con, vừa sách một túi nặng?
Nhiều học sinh tham gia giải quyết tình huống và sẽ giải quyết theo các cách khác nhau.
Tại sao em lại làm như vậy?
GV yêu cầu HS lấy VD về đạo đức?
Chẩn mực đạo đức có tồn tại vĩnh viễn hay không? tại sao?
Trong xã hội phong kiến việc người phụ nữ tham gia công tác xã hội là trái chuẩn mực đạo đức đương thời.Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay việc người phụ nữ chỉ biết quanh quẩn việc bếp núc trong nhà mà không tham gia công tác xã hội lại là việc làm không phù hợp
Theo em, bằng cách nào để có thể điều chỉnh hành vi của các con người trong xã hội?
VD : Cấm lạng lách đánh võng.
Nếu vi phạm thì bị xử lí như thế nào?
VD : Giúp đỡ người không quen biết.
Nếu vi phạm thì bị xử lí như thế nào?
VD : Phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên.
Nếu vi phạm thì bị xử lí như thế nào?
Bài tập : 1,2,3,4 trang 66- 67 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan_niem_ve_dao_duc.doc