Giáo án Hóa học 10 - Bài 30: Lưu huỳnh

Giáo án Hóa học 10 - Bài 30: Lưu huỳnh

GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN

Bài 30: LƯU HUỲNH

I. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Kiến thức:

* Biết được:

− Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.

− Tính chất vật lí: hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.

* Hiểu được:

− Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).

2. Kỹ năng

− Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.

− Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.

− Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.

− Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.

 

docx 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2365Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Bài 30: Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Trần Khai Nguyên	Ngày soạn: 14/02/2017
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Hoàn Thu	Ngày dạy: 23/02/2017
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Trúc Nhi	Lớp dạy: 10A1	Tiết: 51
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Bài 30: LƯU HUỲNH 
I. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Kiến thức:
* Biết được:
− Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
− Tính chất vật lí: hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.
* Hiểu được: 
− Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).
2. Kỹ năng
− Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
− Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
− Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.
− Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.
II. TRỌNG TÂM
− Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
− PP nêu vấn đề kết hợp khám khá: Đặt câu hỏi có vấn đề để HS trả lời từ đó rút ra được khái niệm, tính chất của S
	− Dụng cụ: máy chiếu
IV. CHUẨN BỊ
Ổn định lớp: 1 phút
Kiếm tra bài cũ: 7phút
1. Trình bày tính chất hóa học của oxi. Viết phương hóa học trình chứng minh.
2. So sánh tính oxi hóa của oxi với ozon. Viết phương trình hóa học chứng minh.
Trả lời: 
1. Oxi có tính oxi hóa mạnh. + 2e 
− Tác dụng với kim loại:
 	0 0 +2 -2	
2Mg + O2 2MgO	(magie oxit)	
 − Tác dụng với phi kim:
 0 0 +4 -2
 C + O2 CO2 (cacbon đioxit)
− Tác dụng với các hợp chất:
 +2 -2 0 +4 -2
 CO + O2 CO2 
 2. Ozon là một trong những chất có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn oxi. Ozon oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và nhiều hợp chất vô cơ , hữu cơ. Ở điều kiện thường oxi không oxi hóa được Ag, nhưng ozon oxi hóa được Ag thành Ag2O.
	2Ag	+ 	O3 	→ 	Ag2O	+ O2
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Xác định vị trí, cấu hình electron nguyên tử S
* Mục tiêu: Giúp HS biết được vị trí của S trong BTH và cấu hình electron của nguyên tử S
* Thời gian: 3 phút
GV chiếu bảng tuần hoàn lên bảng, yêu cầu HS cho biết:
− Vị trị của lưu huỳnh trong BTH.
− Viết cấu hình electron của lưu huỳnh.
− Nhận xét số electron lớp ngoài cùng.
− S ở ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA trong BTH
− Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
- Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân.
I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
− Vị trí: + Z = 16
	 + Chu kì 3
	 + Nhóm VIA
− Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
 − Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân.
Hoạt động 2: Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
* Mục tiêu: HS biết S có 2 dạng thù hình
* Thời gian: 3 phút
GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ về 2 dạng thù hình của lưu huỳnh trong SGK, từ đó rút ra nhận xét về:
− Tính bền.
− Nhiệt độ sôi.
− Nhiệt độ nóng chảy.
− Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình:
+ Lưu huỳnh tà phương (Sa).
+ Lưu huỳnh đơn tà (Sb).
II. Tính chất vật lý
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
− Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình:
+ Lưu huỳnh tà phương (Sa).
+ Lưu huỳnh đơn tà (Sb).
Kết luận: Hai dạng thù hình khác nhau về tính chất vật lý, có thể biến đổi tính chất qua lại với nhau tùy theo nhiệt độ.
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý
* Mục tiêu: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến TCVL của S
* Thời gian: 7 phút
 GV bổ sung để đơn giản hơn trong các phương trình phản ứng ta dùng ký hiệu S mà không dùng S8.
HS nghiên cứu SGK và lắng nghe GV giải thích
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý SGK
Hoạt động 4: Tính chất hóa học đặc trưng của S
* Mục tiêu: HS hiểu S vừa có tính oxi hóa và tính khử
* Thời gian: 2 phút
GV yêu cầu HS xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trong các chất H2S, S, SO2, H2SO4.
GV gợi ý HS dự đoán tính chất của lưu huỳnh.
HS đứng tại chỗ và xác định số oxi của S trong hợp chất.
HS dự đoán tính chất của S
III. Tính chất hóa học
 -2 0 +4 +6
 H2S S SO2 H2SO4
Þ Lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Hoạt động 5: Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro
* Mục tiêu: HS hiểu S có tính oxi khi tác dụng với kim loại và phi kim
* Thời gian: 7 phút
GV mô tả thí nghiệm: Fe tác dụng với S.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, nam châm.
+ Hóa chất: bột Fe, bột S. 
+ Ban đầu đưa ống nghiệm chứa bột Fe và bột S lại gần 1 mẫu nam châm. Sau đó gạt mẫu nam châm ra khỏi đáy ống nghiệm và đun trên ngọn lửa đèn cồn. Sau khi phản ứng kết thúc đưa ống nghiệm về lại mẫu nam châm.
 GV đặt câu hỏi: 
− Quan sát hiện tượng xảy ra.
 − Tại sao ta phải đưa ống nghiệm lại gần mẫu nam châm trước và sau khi thực hành thí nghiệm.
Tương tự như Fe, GV yêu cầu HS lên bảng viết PT Al +S
GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng Fe tác dụng với S. Xác định sự thay đổi số oxi hóa của S, từ đó rút ra nhận xét.
GV giới thiệu S tác dụng với H2 sẽ sinh ra khí H2S, yêu cầu HS lên bảng viết phương trình và xác định số oxh.
GV bổ sung Hg tác dụng với S ngay ở nhiệt độ thường.
GV nhấn mạnh : S tác dụng với hầu hết kim loại ở nhiệt độ cao nhưng chỉ riêng phản ứng với Hg xảy ra ở nhiệt độ thường. Chính vì thế mà người ta dùng bột S để thu gom thủy ngân rơi vãi vì thủy ngân rất độc hại nhưng HgS không độc hại.
HS quan sát thí nghiệm
Hiện tượng: khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, hỗn hợp cháy sáng và bắt đầu chuyển thành hợp chất màu đen, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. 
Vì : để biết được trước phản ứng trong ống nghiệm có Fe và sau phản ứng không còn Fe.
 0 0 +3 −2
2Al + 3S → Al2S3
HS lên bảng viết phương trình và xác định số oxh của S trong hợp chất
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro
- Tác dụng với kim loại:
 (sắt II sunfua) 
 0 0 +3 −2
3S + 2Al t° Al2S3
 (nhôm sunfua)
- Tác dụng với H2:
 (hiđro sunfua)
Þ Trong các phản ứng này S thể hiện tính oxi hóa.
S tác dụng với Hg ngay ở nhiệt độ thường:
 (thủy ngân II sunfua)
Hoạt động 6: Lưu huỳnh tác dụng với phi kim
* Mục tiêu: HS hiểu S thể hiện tính khử.
* Thời gian: 7 phút 
GV mô tả thí nghiệm:
− Dụng cụ: mui sắt, đèn cồn. 
− Hóa chất: bột S, khí oxi.
−Đun mui sắt có chứa bột lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn trong không khí đén khi lưu huỳnh nóng chảy rồi đưa vào lọ chứa oxi.
GV đặt câu hỏi:
− Hiện tượng trước và sau phản ứng.
 GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học của phản ứng S tác dụng với O2, Yêu cầu HS xác định sự thay đổi về số oxi hóa của lưu huỳnh, từ đó cho nhận xét.
GV yêu cầu HS nhắc lại sản phẩm của phản ứng Fe + Cl2 . Từ đó đưa ra nhận xét về tính oxi của Cl2 so với S.
Tương tự với F2, GV cho biết sản phẩm và yêu cầu HS viết phương trình và xác định số oxi hóa
HS quan sát thí nghiệm
Trước phản ứng lưu huỳnh nóng chảy cho ngọn lửa màu xanh mờ.
Sau phản ứng lưu huỳnh cháy cho ngon lửa sáng xanh.
HS lên bảng viết phương trình và xác định số oxh
Rút ra nhận xét về sự thay đổi số oxh, từ đó rút ra tính chất của S
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn S
HS lên bảng viết và xác định số oxh của S trong phương trình.
2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim
− Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng được với nhiều phi kim mạnh hơn.
 (lưu huỳnh đioxit)
 (hexaflorua sunfua)
Þ Trong các phản ứng này, S thể hiện tính khử.
 (SO2)
 (SF6)
Hoạt động 7: Ứng dụng của lưu huỳnh
* Mục tiêu: Ứng dụng của lưu huỳnh trong đời sống hằng ngày.
* Thời gian: 3 phút
GV chiếu hình ảnh cho HS coi và liên hệ thực tiễn rút ra những ứng dụng của lưu huỳnh.
HS quan sát hình ảnh và trả lời những ứng dụng của S trong thực tiễn mà HS biết
IV. Ứng dụng của lưu huỳnh
− Dùng để sản xuất axit H2SO4:
− Lưu hóa cao su, sản xuất đệm, được phẩm, chất trừ sâu, phẩm nhuộm.
Hoạt động 8: Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
* Mục tiêu: HS biết trong tự nhiên S tồn tại đâu, dạng gì và sản xuất như thế nào.
* Thời gian: 2 phút 
GV chiếu hình ảnh cho HS biết S tồn tại chủ yếu ở đâu và giới thiệu cách sản xuất lưu huỳnh..
HS quan sát hình ảnh và cho biết dạng của S trong tự nhiên
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
- Trạng thái tự nhiên:
+ Có nhiều ở dạng đơn chất tạo thành các mỏ lớn trong đất.
+ Ở dạng hợp chất như muối sunfat, muối sunfua
- Khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên: dùng thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng vào mỏ lưu huỳnh, làm lưu huỳnh nóng chảy và đẩy lên mặt đất.
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: 3 phút
GV nhắc lại các kiến thức trong bài, yêu cầu HS nắm vững tính chất hóa học của lưu huỳnh là vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa và làm bài tập về nhà.
Câu 1: Lưu huỳnh tác dụng với chất nào sau đây ở điều kiện thường:
	A. Mg	B. Fe	C. Hg	D. O2
Câu 2: Phản ứng nào sau đây chứng minh lưu huỳnh có tính khử:
A. Fe 	+	 S 	 	FeS
B. Al	+	S	 	Al2S3
C. H2	+	S	 	H2S
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Phương trình nào sau đây lưu huỳnh có số oxh từ 0 lên +4:
A. . Fe 	+	 S 	 	FeS
B. Al	+	S	 	Al2S3
C. O2	+	S	SO2
 D. H2	+ 	S	H2S
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 TPHCM, ngày 16 tháng 02 năm 2017
	Giáo viên hướng dẫn	Giáo sinh thực tập
	(Ký và ghi rõ họ tên)	
	Đặng Thị Hoàn Thu	 Nguyễn Thị Trúc Nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAO_AN_BAI_30_LUU_HUYNH.docx