Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 28

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 28

Tuần 2 HOẠT ĐỘNG 2

 Văn Nghệ :

 Những Bài Ca Dâng Bác

I/ Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được cách tổ chức và điều khiển một chương trình văn nghệ của

 tập thể lớp phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.

- Tăng thêm lòng tự hào và tình cảm kính trọng, biết ơn BácHồ vĩ đại.

- Có ý thức tích cực và sẵn sàng tham gia vào phong trào văn hóa, văn nghệ của lớp.

II / Nội Dung:

 1) Ca ngợi công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng

 vẻ vang của đất nước:

 * Có rất nhiều bài thơ, bài hát đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp và những công lao

 to lớn của Bác mà lớp lớp con cháu đều có thể biết và cần phải biết. Đây cũng

 là dịp để giáo dục truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” , để thế hệ trẻ luôn

 nhớ về Bác như một người ông, người cha thân thiết.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1899Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 HOẠT ĐỘNG 2
 Vaên Ngheä :
 Nhöõng Baøi Ca Daâng Baùc
  & œ	
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được cách tổ chức và điều khiển một chương trình văn nghệ của 
 tập thể lớp phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
- Tăng thêm lòng tự hào và tình cảm kính trọng, biết ơn BácHồ vĩ đại.
- Có ý thức tích cực và sẵn sàng tham gia vào phong trào văn hóa, văn nghệ của lớp.
II / Nội Dung:
 1) Ca ngợi công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng
 vẻ vang của đất nước:
 * Có rất nhiều bài thơ, bài hát đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp và những công lao
 to lớn của Bác mà lớp lớp con cháu đều có thể biết và cần phải biết. Đây cũng 
 là dịp để giáo dục truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” , để thế hệ trẻ luôn
 nhớ về Bác như một người ông, người cha thân thiết.
 2) Tình cảm của Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ:
* Suốt đời Bác luôn dành những tình cảm thân thương nhất cho thế hệ trẻ. Những tình cảm đó được ghi lại trong các bài hát, bài thơ hay những câu chuyện cảm động.
* Hoạt động văn nghệ “ Những bài hát dâng Bác” phản ánh tình cảm, thái độ của thế hệ trẻ đối với Bác kính yêu. Thông qua việc trình diễn các tiết mục văn nghệ, các truyện kể, tiểu phẩm, học sinh thể hiện được thái độ của mình đối với Bác.
III / Công Tác Chuẩn Bị:
 1) Giáo Viên:
- Phổ biến mục đích yêu cầu của hoạt động để định hướng cho học sinh chuẩn bị.
- Giao cho đội ngũ cán bộ lớp thiết kế và nội dung hoạt động.
 2) Học Sinh:
- Cán bộ lớp họp bàn về hình thức của hoạt động, số lượng các tiết mục, thể loại tiết mục và xây dựng chương trình biểu diễn.
- Hình thức hoạt động có thể là biểu diễn văn nghệ, trò chơi âm nhạc “ Nghe câu hát đoán tên bài hát và tác giả” .
- Giao cho mỗi tổ chuẩn bị 4 – 5 tiết mục với các thể loại khác nhau như: hát đọc thơ, kể chuyện, chơi nhạc cụSau đó cán bộ lớp tập hợp và sắp xếp chương trình.
 - Có thể gợi ý một số câu trong bài hát về Bác để học sinh chơi trò chơi âm nhạc:
 * “ Trông vời lưng núi, Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây..” ( Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của 8 Nguyễn Tài Tuệ).
 * “ Tôi hát ngàn lời ca, bao la hơn những cánh đồng, mênh mông hơn mặt Biển Đông, êm đềm 
 hơn những dòng sông” ( Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của Trần Kiết Tường ).
 * “ Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên”( Thanh niên làm theo lời Bác của 
 Hoàng Hà ).
 * “ Bác Hồ - Ngưòi là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại” 
 ( Bác Hồ tình yêu bao la của Thuận Yến ).
 * “ Nơi đây có túp liều nhỏ xinh ” ( Từ Razơlip đến Pác Bó của Phan Long ).
 * “ Ngàn đài hoa kính dâng lên Người”( Hát bên tượng đài Hồ Chí Minh của Lưu Hữu Phước ).
 * “ Giữa Mạc Tư Khoa, tôi nghe ơ ơ ơ, nghe câu hò Nghệ Tĩnh” ( Giữa Mạc Tư Khoa 
 nghe câu hò Nghệ Tĩnh của Trần Hoàn ).
 * “ Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân. Hôm nay Bác gọi cả non sông đáp lời” 
 ( Bác đang cùng chúng cháu hành quân của Huy Thục ).
 * “ Đất nước nghiêng mình, đời đời nhớ ơn, tên Người sống mãi với non sông Việt Nam ” 
 ( Người là niềm tin tất thắng của Chu Minh ) .
 * “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ( Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn 
 thiếu niên nhi đồng của Phong Nhã ).
- Tùy theo số bài hát đã tập hợp được để tổ chức trò chơi âm nhạc mà lựa chọn một số học sinh chuẩn bị trước những câu hát, phục vụ trò chơi. Cử ban giám khảo cho trò chơi này.
IV/ Tổ Chức Hoạt Động:
 * Có thể gợi ý một chương trình hoạt động “ Những bài ca dâng Bác” với thời gian 1 tiết như sau:
 a) Hoạt động thứ nhất: 
 * Biểu diễn văn nghệ ( 20 phút ).
+ Người dẫn chương trình giới thiệu ý nghĩa của hoạt động và mời GVCN cùng các bạn trong lớp thưởng thức các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
+ Lần lượt các bạn có tiết mục văn nghệ lên trình diễn theo sự giới thiệu của người dẫn chương trình.
 b) Hoạt động thứ hai: 
 * Trò chơi âm nhạc ( 20 phút ).
+ Người dẫn chương trình nêu cách chơi: Khi nghe câu hát do một bạn trong lớp hát , hai đội phải nhanh chóng đoán đựơc tên bài hát, tên tác giả. Đội nào đoán nhanh và chính xác, đội đó được ghi điểm Lần lượt những câu hát được hát lên. Hai đội thi nhau đoán Ban giám khảo ghi điểm cho từng đội.
+ Trò chơi được bắt đầu dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình.
+ Sau khi ban giám khảo công bố điểm, cả lớp hát một bài hát tập thể.
V / Kết Thúc: 
- Cán bộ lớp biểu dương đội có số điểm cao nhất, nếu có tặng phẩm thì càng có ý nghĩa.
- Nhận xét chung về kết quả hoạt động của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 28.doc