Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 29

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 29

Tuần: 3 - 4

 Lời Bác Dạy Thanh Niên

I. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên,

 đồng thời xác định trách nhiệm phải thực hiện tốt những lời dạy

 của Người.

- Biết thể hiện lòng quyết tâm thực hiện lời Bác dạy trong học tập

 và rèn luyện ; có kỷ năng phân tích, tổng hợp và khái quát ý

 nghĩa những lời Bác dạy thanh niên.

- Ghi nhớ và sẵn sàng làm theo những lời Bác dạy đối với thanh

 niên , phê phán những thái độ và hành vi thiếu ý chí phấn đấu.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 - 4 
 Lôøi Baùc Daïy Thanh Nieân
 — & –
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên,
 đồng thời xác định trách nhiệm phải thực hiện tốt những lời dạy 
 của Người.
- Biết thể hiện lòng quyết tâm thực hiện lời Bác dạy trong học tập 
 và rèn luyện ; có kỷ năng phân tích, tổng hợp và khái quát ý 
 nghĩa những lời Bác dạy thanh niên.
- Ghi nhớ và sẵn sàng làm theo những lời Bác dạy đối với thanh 
 niên , phê phán những thái độ và hành vi thiếu ý chí phấn đấu.
II Nội Dung:
 * Bác dạy thanh niên nhiều điều. Nội dung những lời dạy 
 của Bác rất phong phú. Đối với hoạt động này, có thể tập trung vào một số nội dung sau:
 1) Thanh niên là lực lượng tiên phong trong mọihoạt động của tập thể:
-Thanh niên là những người trẻ , khỏe có khả năng “ dời non, lấp biển” , có thể đi đầu trong công việc.
- Khả năng tiếp nhận các tri thức mới, những thông tin mới của thanh niên khá nhanh nhạy.
- Thanh niên là đại diện cho lớp công dân mới của đất nước - những chủ nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 2) Thanh niên phải thể hiện ý chí vươn lên trong học tập:
- Thanh niên học sinh có nhiệm vụ chính là học tập. Họ phải hiểu là công việc đầy khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí quyết tâm cao. Do đó, khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, họ phải thể hiện tinh thần chăm chỉ, nổ lực trong học tập, tu, dưỡng theo đúng lời Bác dạy: “ Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”.
-Ý chí vươn lên thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch học tập cụ thể và quyết tâm thực hiện kế hoạch 
 3) Xác định trách nhiệm của người thanh niên trong nhà trường THPT:
 - Trách nhiệm đối với học tập và với sự trưởng thành của bản thân.
 - Trách nhiệm đối với hoạt động chung.	
 - Trách nhiệm đối với bạn bè, với Thầy Cô.
 - Trách nhiệm đối với gia đình , dòng tộc
 - Trách nhiệm đối với các phong trào ở địa phương.
 Đây là nội dung rất cần thiết mà tại cuộc tọa đàm, tất cả học sinh đều phải có ý kiến tranh luận.
III. Công Tác Chuẩn Bị:
 1) Giáo Viên:
-Gợi ý một vài lời dạy của Bác dành cho thanh niên để học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại cuộc tọa đàm. Đây là hoạt động có nhiều khả năng giúp học sinh thực hiện quyền trẻ em tại các điều 12, 13, 31 của Công ước LHQ về quyền trẻ em đã nêu rõ. Vì vậy giáo viên cần lưu ý khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào hoạt động tìm hiểu này để các em có cơ hợi tiếp nhận thông tin về Bác Hồ.
- Chuẩn bị một số đáp án để giải thích, làm rõ thêm những ý kiến trình bày của học sinh.
- Giao cho Ban Chấp Hành Chi Đoàn phối hợp với cán bộ lớp chủ trì cuộc tọa đàm.
 2) Học Sinh:
- Ban CHCĐ cùng cán bộ lớp chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận, chương trình cuộc tọa đàm, mời GVCN cùng tham gia điều khiển chương trình.
- Mỗi học sinh đều phải chuẩn bị ý kiến của mình, nếu ghi thành văn bản thì sẽ thuận lợi hơn khi trình bày tại cuộc tọa đàm. Tổ chức thi đua để mọi học sinh đều có cơ hội hình thành quan điểm riêng của mình về những lời Bác dạy.
- Cử một vài học sinh có thành tích học tập tốt chuẩn bị trình bày những kinh nghiệm xây dựng kế hoạch học tập để đạt kết quả tốt.
- Cử thư ký ghi chép.
- Chuẩn bị khẩu hiệu có ghi lời Bác ( để treo tại lớp )
- Làm phiếu câu hỏi phục vụ cho các hoạt động bốc thăm.
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
IV. Tổ Chức Hoạt Động:
 Tiết 1:
 * Hoạt động 1: Vị trí ,vai trò của thanh niên trong xã hội.
 + Chủ tọa nêu một số câu hỏi để các thành viên trong lớp cùng thảo luận, Chẳng hạn như:
µ Vì sao nói thanh niên là lực lượng tiên phong các hoạt động của tập thể ?
µ Bác dạy “ Đâu cần, thanh niên có
 Đâu khó có thanh niên”.
 Bạn hiểu lời dạy của Bác như thế nào ? Hãy bày tỏ ý kiến của mình.
µ Bạn hãy cho biết ví trí, vai trò của thanh niên trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
 + Học sinh cả lớp cùng nhau thảo luận: mỗi tổ cử đại diện ( hoặc học sinh xung phong ) trình bày ý kiến của tổ mình. Chủ tọa tóm tắt các ý kiến và gợi ý những người khác tiếp tục phát biểu. Giáo viên chủ nhiệm tham gia ý kiến với tư cách như một “cố vấn chuyên môn”, giúp chủ tọa giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của các bạn.
 * Hoạt động 2: Học tập là nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh:
- Chủ tọa mời một vài bạn có thành tích tốt trong học tập lên trình bày kinh nghiệm của mình.
- Lớp cùng nhau trao đổi, phân tích những kinh nghiệm đó của bạn mình, rút ra những điều cần học tập ở bạn .
- Xen kẻ với việc trao đổi là một vài tiết mục văn nghệ giúp cho không khí của cuộc tọa đàm thêm vui vẻ, hấp dẫn .
 Tiết 2:
 * Hoạt động 1: Trách nhiệm của thanh niên học sinh:
- Chủ tọa nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinhTHPT hiện nay. Đối với học sinh lớp 10, cần phải xác định những nhiệm vụ cụ thể với tư cách là thành viên tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển tập thể tự quản trong nhà trường THPT.
- Chủ tọa mời các bạn lên bốc thăm trả lời câu hỏi. Những thành viên khác lắng nghe, tranh luận và bổ sung ý kiến.
 * Hoạt động 2: Vui văn nghệ.
- Với các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị, chủ tọa lần lượt mời các bạn lên trình diễn. Các tiết mục sẽ được trình diễn cho đến khi kết thúc hoạt động.
V. Kết Thúc:
- Đại diện Ban Chấp Hành Chi Đoàn nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, khái quát một số nội dung cơ bản đã trao đổi.
- Nói lời chúc cuối năm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 29.doc