Giáo án Lịch sử 10 Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

Giáo án Lịch sử 10 Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

BÀI 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI.

Người thực hiện: Phạm Văn Thành.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

- Trình bày được 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.

- Kể tên được 4 cuộc phát kiến địa lí lớn trong giai đoạn thế kỉ XV – XVI.

- Phân tích được hệ quả tích cực và tiêu cực của những cuộc phát kiến địa lí đối với các nước ở Tây Âu thời hậu kì trung đại nói riêng và với thế giới nói chung.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng.

2. Về kĩ năng.

- Rèn luyện được kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày nguyên nhân và quá trình của các cuộc phát kiến địa lí.

- Kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh để nêu được nội dung chủ đề mà các nghệ sĩ thời văn hóa Phục Hưng muốn gửi gắm trong các tác phẩm của họ.

- Kĩ năng đóng vai các nhà thám hiểm để giới thiệu hành trình thám hiểm của mình.

- Kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình.

3. Về thái độ.

- Đánh giá được công lao của các nhà phát kiến địa lí.

- Trân trọng những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của nhân loại thời kì văn hóa Phục hưng để lại.

 

docx 8 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 8466Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI.
Người thực hiện: Phạm Văn Thành.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
Về kiến thức
Trình bày được 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.
Kể tên được 4 cuộc phát kiến địa lí lớn trong giai đoạn thế kỉ XV – XVI.
Phân tích được hệ quả tích cực và tiêu cực của những cuộc phát kiến địa lí đối với các nước ở Tây Âu thời hậu kì trung đại nói riêng và với thế giới nói chung. 
Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng.
Về kĩ năng.
Rèn luyện được kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày nguyên nhân và quá trình của các cuộc phát kiến địa lí.
Kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh để nêu được nội dung chủ đề mà các nghệ sĩ thời văn hóa Phục Hưng muốn gửi gắm trong các tác phẩm của họ.
Kĩ năng đóng vai các nhà thám hiểm để giới thiệu hành trình thám hiểm của mình.
Kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình.
Về thái độ.
Đánh giá được công lao của các nhà phát kiến địa lí.
Trân trọng những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của nhân loại thời kì văn hóa Phục hưng để lại.
Góp phần hình thành năng lực.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp ( Đóng vai các nhà phát kiến địa lí lên giới thiệu về hành trình thám hiểm của mình)
Năng lực thẩm mĩ thông qua tìm hiểu thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng
Năng lực hợp tác ( Hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin và thuyết trình các về các thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng)
Năng lực tự học ( Học sinh tìm hiểu trước ở nhà một vài thành tựu trong các lĩnh vực của phong trào văn hóa Phục Hưng)
PHƯƠNG TIÊN DẠY HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Tài liệu Tham khảo
Nguyễn Gia Phu , lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo Dục (tr 84- 98)
SGK lịch sử lớp 10 (tr 60-65), NXB Giáo Dục.
Nguyễn Thị Côi, hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 10(tr 63- 71), NXB Giáo Dục.
2. Chuẩn bị của GV và HS
Chuẩn bị của giáo viên.
Lên kế hoạch, chia lớp làm 3 nhóm , phân công công việc cho mỗi nhóm.
Chuẩn bị các câu hỏi.
Chuẩn bị của học sinh.
Nhóm 1: Tìm hiểu về:
+ Nguyên nhân và điều kiện ra đời của các cuộc phát kiến địa lý?
+ Hoàn cảnh ra đời của phong trào văn hóa Phục Hưng?
Nhóm 2: Tìm hiểu về:
+ Thành tựu của các cuộc phát kiến địa lí?
+ Thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng? Đặc điểm của phong trào văn hóa Phục Hưng? 
Nhóm 3: Tìm hiểu về:
+ Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
+ Ý nghĩa, tính chất của phong trào văn hóa Phục Hưng? 
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Khởi động 
- Kiểm tra bài cũ
Em hãy trình bày những biểu hiện của sự thịnh trị dưới thời nhà Đường?
- Giới thiệu bài mới 
Giáo viên kể câu chuyện về Colombo và giới thiệu vào bài mới. 
Giáo viên giới thiệu và phát phiếu học tập cho học sinh
Thực hiện nhiệm vụ học tập
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
10 phút
15 phút
10 phút
35 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện thuận lợi để những cuộc phát kiến địa lí diễn ra.
*GV giới thiệu bản đồ thế giới, nêu ba con đường giao lưu buôn bán từ phương Tây sang phương Đông.
*HS nhóm 1 tìm hiểu: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
*GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
- Những phát kiến lớn về địa lí diễn ra vào cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI là do mâu thuẫn về kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất ở Tây Âu thời kì quá độ từ xã hội phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
-Nguy cơ bế tắc trong việc buôn bán trực tiếp với phương Đông của người châu Âu.
-Ngoài ra những cuộc phát kiến địa lí còn diễn ra bởi một nguyên nhân quan trọng khác đó là lòng tham vàng của quý tộc và thương nhân châu Âu. Điều đó đã thúc đẩy những nhà thám hiểm phương Tây lao vào các cuộc viễn chinh đầy mạo hiểm để tìm vàng. 
* HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Nêu những thành tựu khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực hàng hải ở châu Âu giai đoạn cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI và đánh giá những ảnh hưởng tích cực của nó đối với các cuộc phát kiến địa lí?
*GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận:
Đến thế kỉ XV, ở Tây Âu đã có đủ điều kiện chín muồi để tiến hành những cuộc thám hiểm bằng đường biển. Những thành tựu về khoa học kĩ thuật có những bước tiến mới, đặc biệt là kĩ thuật hàng hải, đóng tàu thuyền. Từ đầu thế kỉ XV người Tây Âu đa biết tới địa bàn nam châm và cuối thế kỉ XV nó đã được sử dụng rộng rãi để dùng đi biển khi không có mặt trời hay trăng sao. Ngay từ cuối thế kỉ XIII ở Tây Âu đã lưu hành quan niệm về Trái Đất hình tròn .
Vào thế kỉ XV sự phát triển của chủ nghĩa chuyên chế Tây Âu đã tạo những điều kiện vật chất quan trọng cho việc thực hiện những cuộc thám hiểm.
=>Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc thám hiểm này được diễn ra liên tục và gặt hái được những thành công nhất định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những phát kiến lớn về địa lí.
*HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Kể tên 4 phát kiến địa lí lớn. 
* GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận thông qua đoạn video: Các cuộc phát kiến địa lí lớn ở Tây Âu thế kỉ XV-XVI.
*HS nhóm 2: Tìm hiểu: Thành tựu của các cuộc phát kiến địa lí
Nhóm 1,3 theo dõi và nhận xét bổ sung.
*GV nhận xét và kết luận: Sở dĩ Coolombo có ý định vượt qua Đại Tây Dương để sang Ấn Độ chính vì chịu ảnh hưởng của thuyết quả đất hình tròn cùng những dự đoán và bản đồ thế giới của Tôxxcanenli. Ông không tìm được đường sang Ấn Độ mà đã tìm ra châu Mĩ. Tuy nhiên ông vẫn nhầm tưởng đó là Ấn Độ.Vì thế tuy là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ nhưng lục địa này lại không mang tên ông mà theo tên của một nhà thám hiểm khác người Ý là Amerigo Vexpuxi: America.
 Chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ma-gien-lan đã chứng minh một cách cụ thể thuyết Trái Đất hình tròn. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển khoa học – kĩ thuật và quan niệm về vũ trụ của con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí.
*HS 3 tìm hiểu : Những hệ quả mà những cuộc phát kiến địa lí mang lại?
*GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Những phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI đã gây lên những hậu quả kinh tế lớn lao đối với châu Âu và thế giới. Nhưng về mặt khách quan, những thành tựu của phát kiến địa lí đã trở thành sự cống hiến quan trọng cho sự phát triển của khoa học, đem lại nhiều kiến thức về địa lí, hàng hải. Đưa nhân loại tiến lên một nền văn minh hiện đại giao lưu toàn thế giới.
Hoạt động 4:Tìm hiểu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu:
1.Nguyên nhân dẫn đến sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu?
2.Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu là gì?
Hoạt động 5: Tìm hiểu những thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng.
*GV đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là Văn hóa Phục Hưng?
* GV nhận xét bổ sung và kết luận: Văn hóa Phục hưng là phong trào trên cơ sở phục hồi văn hóa Hi La cổ đại nhưng lại mang nhiều nội dung mới và một ý thức hệ giai cấp mới.
Phong trào bùng nổ đầu tiên ở Ý, sau đó được lan rộng ra nhiều quốc gia khác ở châu Âu.
*HS Nhóm 1: Nguyên nhân ra đời phong trào Văn hóa Phục hưng?
*GV nhận xét,bổ sung: Xã hội phong kiến lạc hậu, kito giáo lũng loạn truyền tư tưởng duy tâm thần học phản động, khoa học bị coi là đầy tớ của thần học, con người bị trói buộc trong vòng luẩn quẩn. thời kỳ trung kỳ trung đại Giai cấp tư sản mới ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng lại có địa vị trong xã hội. Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hóa sáng lạn của quốc gia cổ Hi Lạp và Roma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do
*HS trả lời câu hỏi: Tại sao Ý lại là quê hương của phong trào Văn hóa Phục Hưng?
*GV nhận xét,bổ sung: Ý được coi là quê hương của phong trào văn hóa Phục Hưng là vì đây vốn là quê hương của nền văn minh La Mã cổ đại, ở đây lại có nền kinh tế phát triển với sự ra đời của các nhà nước thành thị, có quan hệ tư bản chủ nghĩa ra đời sớm. Tầng lớp dân giàu có ở đây đã cho xây dựng những lâu đài tráng lệ được trang sức bằng những tác phẩm nghệ thuật giá trị, điều này khuyến khích các nhà nghệ sĩ thỏa sức sang tạo ra các thành tựu mĩ thuật và điêu khắc...
*HS quan sát các bức tranh: La Giô-công, Người làm vườn xinh đẹp và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét về những chủ đề mà các nghệ sĩ hướng tới? 
*GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Chủ đề mà các tác phẩm thời kì này hướng tới hầu hết đều lấy con người làm trung tâm, chống lại việc lấy thần làm trung tâm, cho rằng con người là sáng tạo và làm chủ cuộc sống, cần phải phát huy tài năng của con người, theo đuổi lí tưởng của con người.
HS nhóm 3 thuyết trình về thành tựu của phong trào Văn hóa Phục hưng.
Nhóm 1,2 theo dõi và nhận xét.
*GV nhận xét và kết luận: Phong trào Văn hóa Phục hưng là một phong trào của giai cấp tư sản nên nội dung của nó cũng mang tính chất tư sản, bao gồm cả hai mặt tích cực và hạn chế. Tuy nhiên trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó thì phong trào Văn hóa Phục hưng là một cuộc cách mạng tư tưởng lớn trong thời Trung đại nên nội dung tiến bộ của nó là chủ yếu.
Hoạt động 6: Tìm hiểu cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu:
1.Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo.
2.Nêu ý nghĩa của cuộc Chiến tranh nông dân Đức.
1.Những cuộc phát kiến địa lí.
a.Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi của những cuộc phát kiến địa lí.
*Nguyên nhân: 
-Do lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng, thị trường cao.
-Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.
=> Đặt ra vấn đề cấp thiết: Phải tìm được con đường biển sang phương Đông để thông thương.
*Điều kiện thuận lợi:
-Khoa học kĩ thuật có nhiều bước tiến quan trọng như kĩ thuật mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ...
-Sự ủng hộ của nhà nước phong kiến.
=> Do vậy, vào thế kỉ XV, Tây Âu đã có đủ điều kiện chín muồi để tiến hành những cuộc thám hiểm tìm ra vùng đất mới.
b.Các cuộc phát kiến địa lí.
- Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nằm trong số những người đầu tiên và tích cực nhất tham gia các cuộc thám hiểm.
-Năm 1487, Đi-a-xơ (1450-1500) đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi xuống vùng biển nam châu Phi và bất ngờ tìm ra mũi cực Nam châu Phi - mũi Hảo Vọng.
-Năm 1492 C.Côlombo (1451 – 1506) cùng với đoàn thủy thủ gồm 90 người đi trên 3 chiếc tàu đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng-ti. Ông là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ. 
-Năm 1497 Va- xcô đơ Ga-ma (1469-1524) đã chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon tìm được đường Ấn Độ bằng đường biển.
-Ma-gien-lan(1480-1521) đã thực hiện được chuyến hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển trong vòng 3 năm.
c.Hệ quả:
*Tích cực:
-Mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nhiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp.
-Thúc đẩy sự tan dã của chế độ phong kiến ở Tây Âu và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
-Có những cống hiến quan trọng cho sự phát triển của khoa học: Đóng góp thêm những kiến thức về địa lí, thiên văn và kĩ thuật, kinh nghiệp hàng hải.
*Hạn chế:
-Tạo nên “cuộc cách mạng giá cả”.
-Nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu
(Hướng dẫn đọc thêm)
3.Phong trào Văn hóa Phục hưng.
*Nguyên nhân:
-Giai cấp tư sản ngày một lớn mạnh về kinh tế nhưng lại không có quyền lợi về chính trị khiến cho họ vô cùng bất mãn với triều đình phong kiến và giáo hội Kitô.
-Những quan điểm lỗi thời của chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
-Cuộc đấu tranh về tư tưởng diễn ra trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học, tiêu biểu là những cuộc cải cách tôn giáo.
-Thời kì nở rộ của những phát minh và những cuộc phát kiến địa lí lớn đem lại sự giàu có cho châu Âu.
-Diễn ra các phong trào nông dân chống lãnh chúa, tăng lữ, làm hậu thuẫn cho giai cấp tư sản.
*Nội dung:
-Phê phán giai cấp phong kiến, giáo hội Kitô- chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến.
-Coi trọng khoa học kĩ thuật.
-Đề cao giá trị con người.
-Đề cao ý thức đòi quyền tự do cá nhân.
*Thành tựu:
- Sự phát triển phong phú về văn học và nở rộ các tài năng, tiêu biểu như: Xéc-van-téc, Uy-li-am Sếch- xpia,...
-Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật với các tên tuổi như: Ga-li-le, Copecnich,...
4.Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân.
(Hướng dẫn đọc thêm)
Sơ kết bài học
1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong những câu sau:
a. Vaxco đơ Gama đã đi men theo bờ biển .. châu Phi, qua Mũi Hảo Vọng và đến .
b. Hành trình của Ma – gien – lan kéo dài từ năm  đến .. Đầu tiên, ông đi về phía Tây Nam và phía Nam, qua eo biển .., đi đến 
Vào tháng 4/1521: Đoàn thám hiểm tới 
Tại đây, Ma – gien – lan đã thiệt mạng.
2. Hoàn cảnh nào dẫn đến sự xuất hiện phong trào văn hoá Phục hưng ?
B. Giai cấp phong kiến khôi phục tinh hoa văn hoá Hi lạp – Rôma cổ đại, xây dựng nền văn hoá mới 
A. Thời hậu kì trung đại, giai cấp tư sản chưa có địa vị chính trị, xã hội tương ứng
Phong trào văn hóa Phục Hưng xuất hiện
D. Con người bước đầu nhận thức được bản chất thế giới
C. Con người nhận thức thế giới theo quan điểm của giáo hội Ki - tô.
E. Thời hậu kì trung đại, giai cấp phong kiến chưa có địa vị chính trị, xã hội tương ứng

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_tong_hop.docx