Giáo án Lịch Sử 10 cả năm - GV: Đào Thị Thúy Ngân

Giáo án Lịch Sử 10 cả năm - GV: Đào Thị Thúy Ngân

 PHẦN MỘT

LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Ngày soạn:

 Tiết 1 bài 1:

SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ

BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức :

 Học sinh nhận thức quy luật lịch sử về những mốc vá chặng đường dài phấn đấu qua hang triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người dựa trên những kết quả nghiên cứu chính xác của nhiều ngành khoa học .

2. Tư tưởng-Tình cảm:

 - Lao động không những nâng cao đời sống con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.

 - Bước đầu của sự phát triển cao hơn của sản xuất đã mở đường cho văn minh của loài người, nhưng lại gần với sự ra đời của tư hữu, của giai cấp, của áp bức và bóc lột giai cấp. Đó cũng là con đường tất yếu của loài người .

3.Kỹ Năng:

Rèn luyện kỹ năng trình bày lịch sử kết hợp với sử dụng mô hình,tranh ảnh khảo cổ học.

 

doc 120 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 5760Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch Sử 10 cả năm - GV: Đào Thị Thúy Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN MỘT
LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Ngày soạn:
 Tiết 1 bài 1:
SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ 
BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức :
 Học sinh nhận thức quy luật lịch sử về những mốc vá chặng đường dài phấn đấu qua hang triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người dựa trên những kết quả nghiên cứu chính xác của nhiều ngành khoa học .
2. Tư tưởng-Tình cảm:
 - Lao động không những nâng cao đời sống con người mà còn hoàn thiện bản thân con người..
 - Bước đầu của sự phát triển cao hơn của sản xuất đã mở đường cho văn minh của loài người, nhưng lại gần với sự ra đời của tư hữu, của giai cấp, của áp bức và bóc lột giai cấp. Đó cũng là con đường tất yếu của loài người .
3.Kỹ Năng:
Rèn luyện kỹ năng trình bày lịch sử kết hợp với sử dụng mô hình,tranh ảnh khảo cổ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :
1. Giáo viên :
	- Lương Ninh, Giáo trình Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục, Hà nội, 1996.
	- Tranh ảnh và các chuyện kể có liên quan.
2. Học sinh :
- Đọc trước sách giáo khoa ở nhà, 
	- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp 
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng
10a1
10a2
10a3
10a4
10a5
10a6
2. Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi nhận thức: “Nguồn gốc và động lực phát triển của xã hội loài người ?”
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, kết hợp chuyện kể,truyền thuyết, về sự sang tạo thế giới mà bất cứ quốc gia nào cũng có.
HS:Những cân chuyện,lý giải đó phản ánh điều gì?
(Từ xa xưa cong người muốn giải thích về nguồn gốc của mình nhưng chưa đủ cở khoa học đã gửi gắm vào thần thánh,lực lượng siêu nhiên).
HS:Vậy dựa vào đâu con người ngày càng hiểu rõ nguồn gốc của mình?
Sự phát triển của khoa học nhất là khảo cổ họcđã tìm được bằng chứng nói lên sự phát tie63nla6u dài của sinh giới từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao(học thuyết Đacuyn)đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
- Giải thích thế nào là Người tối cổ ? 
* Hoạt động 2: GV cho học sinh xem tranh ảnh và nêu nhận xét sơ nét đời sống Người tối cổ và về công cụ đá cũ sơ kỳ.
- Kể chuyện và phân tích thêm ý nghĩa việc phát minh ra lửa và công cụ lao động .
Người ta ví việc phát minh ra máy hơi nước của Giemoat đã đưa con người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp thì việc phát minh ra lửa đã đua con người từ động vật trở thành con người. 
(Thông qua lao động, bàn tay khéo léo dần, cơ thể biến đổi, tư thế lao động ngày càng thích hợp, tiếng nói ngày càng thuần thục hơn)
* Kết luận: Qua lao động và sử dụng công cụ, cơ thể con người dần hoàn thiện: “Lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người và xã hội loài người”.
?.1 Nêu khái niệm Bầy người nguyên thủy?
(Học sinh đọc SGK để trả lời, GV chốt ý, HS ghi bài)
Người tinh khôn là bước nhảy vọt thứ 2 từ người tối cổ thành người tinh khôn. Đồng thời xuất hiện chủng tộc (vàng, trắng ,nâu..)=>đây chỉ là sự khác biệt về màu da bên ngoài không có sự khác biệt về tính chất giữa các màu da.
* Hoạt động 3: Vẽ biểu đồ thời gian tiến hóa từ Người tối cổ thành Người tinh khôn (SGV trang 10)
-GV cho học sinh xem tranh vẽ và bảng so sánh sự khác nhau trong cấu tạo cơ thể của Người tối cổ và Người tinh khôn (về thể tích não, dáng đứng, cấu tạo bàn tay, xương hàm)
* Hoạt động 4: Nêu vấn đề: 
?.2 Trong sự thay đổi ở Người hiện đại, sự thay đổi bộ phận cơ thể nào có ý nghĩa quan trọng nhất ?” (Não bộ)
- GV cho học sinh xem hình và so sánh sự khác nhau giữa công cụ đá mới và đá cũ.
?.3 Ý nghĩa việc phát minh ra cung tên ? 
Thế nào là một cuộc cách mạng?
- GV giải thích ý nghĩa việc xuất hiện đồ gốm
?.4 Nêu những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới ?
?.5 Tại sao lại gọi là cuộc cách mạng đá mới ?so với đá cũ?
Bằng chứng nào cho thấy con người đã sống có văn hóa hơn?
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy.
a. Sự xuất hiện loài người:
-Loài người xuất hiện cách nay khoảng 6 triệu năm từ một loài vượn cổ chuyển hoá thành,trải qua quá trình lao động lâu dài, đến cách nay 4 triệu năm, dần chuyển biến thành Người tối cổ.
Cấu tạo:
- Họ đi bằng hai chân, đôi tay tự do để sử dụng công cụ, hộp sọ lớn hơn vượn cổ, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
b. Đời sống vật chất của Người tối cổ :
- Công cụ lao động thô sơ: cành cây, rìu đá
- Kiếm sống bằng: hái lượm và săn bắt.
- phát minh ra lửa .
- Sống trong hang động, mái đá. 
c. Quan hệ xã hội: quan hệ hợp quần từ 5 đến 7 gia đình có quan hệ ruột thịt, gọi là Bầy người nguyên thủy.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo :
a. Người tinh khôn:
Cách đây khoảng 4 vạn năm người tinh khôn xuất hiện.
b .Óc sáng tạo:
Người tinh khôn đã biết chế tác công cụ Đá cũ -đá mới (ghè ,mài nhẵn ,đục lỗ tra cán..) họ đã biết dùng cung tên.
=>Đây là bước tiến mang tính đột phá trong cải tạo công cụ của người nguyên thuỷ.
3. Cuộc cách mạng thời đá mới :
- Từ 1 vạn năm trước đây, thời đá mới xuất hiện. con người biết chăn nuôi rồi trồng trọt 
- Biết làm quần áo, đồ trang sức, dụng cụ âm nhạc đơn giản.
- Đời sống con người tiến bộ nhanh và ổn định hơn hạn chế lệ thuộc vào thiên nhiên.
** Kết luận: Qua quá trình sinh sống và lao động và chế tác công cụ, con người không ngừng sáng tạo để kiếm được nhiều thức ăn, sống tốt hơn và vui hơn. Đời sống con người chỉ tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn từ 1 vạn năm trước đây, khi cung tên và những kỹ thuật đồ đá mới ra đời, con người không còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên mà đã biết khai thác tự nhiên một cách có ý thức để phục vụ cuộc sống.
3. Củng cố bài: Nguồn gốc con người và quá trình tiến hóa từ vượn thành người?
4.Dặn dò: -Học bài cũ.
 -Trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK.
Ngày soạn: 
 Tiết 2 : BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: GiupHọc sinh cần nắm được:
- Tổ chức đầu tiên của loài người: khái niệm thị tộc, bộ lạc.
Thời gian xuất hiện của kim loại,hệ quả kinh tế -xã hội của sự ra đời công cụ bằng kim loại.
-Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy.
 2. Kỹ năng: tiếp tục rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, nêu nhận xét, giải thích và so sánh cho học sinh.
3.Tư tưởng-tình cảm:
-Giup học sinh thấy được tình đoàn kết giữa người với người,tình yêu thương anh,em,họ hàng,làng xóm.
II.THIẾT BỊ - TÀI LIỆU DẠY-HỌC:
Tranh ảnh,tài liệu đồ đồng,đồ sắt.
Lịch sử thế giới cổ đại- NXBGD.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp 
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng
10a1
10a2
10a3
10a4
10a5
10a6
2. kiểm tra bài cũ
	1. Nêu những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới ?
	2. tại sao lại gọi là cuộc cách mạng đá mới ?
3. Giảng bài mới:
 Mở bài: Từ khi Người tinh khôn xuất hiện, tổ chức xã hội loài người dần hình thành, bước đầu tiên là thị tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: GV nêu vấn đề: “Cuộc sống định cư có vai trò như thế nào đối với việc tổ chức cuộc sống của người nguyên thủy ?” (sự ổn định dài lâu tạo nên một dòng tộc huyết thống)
HS:Khái niệm Thị Tộc?Bộ Lạc?
_ GV giải thích khái niệm cộng đồng
?.1 Nguyên nhân cả cuộc sống cộng đồng thời nguyên thủy ? (do sức sản xuất thấp kém, không có của cải dư thừa, ý thức con người chưa phát triển)
HS: So sánh sự khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc?
Ở thời kỳ phát triển của thị tộc sự công bằng, bình đẳng là “nguyên tắc vàng”đó là cái vĩ đại,cái tốt đẹp của XHNT
P.Anghen đã viết” cái vĩ đại và cũng là cái chật hẹp của tổ chức thị tộc chính là ở chỗ sự thống trị và sự nô dịch không thể tồn tại trong xã hội đó được.”
* Hoạt động 2: Nêu vấn đề: 
?.2 Việc xuất hiện công cụ bằng kim loại có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với xã hội nguyên thủy? 
- Là chất liệu tốt để chế tác nhiều loại công cụ, cải thiện điều kiện lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Liên hệ: Vai trò của việc cải tiến kỹ thuật và công cụ sản xuất trong xã hội ta hiện nay ?
* Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi phát vấn: Vì sao chế độ tư hữu xuất hiện làm cho “nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy không còn lý do để tồn tại nữa ?
- Giải thích khái niệm “Gia đình phụ hệ”
* Hoạt động 4: GV nêu câu hỏi kết bài: 
?.3 Sự xuất hiện của giai cấp tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội ?
=>XHNT(thị tộc và bộ lạc)tan vỡ,con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên- Xã hội cổ đại.
- Củng cố và chốt ý
1. Thị tộc và bộ lạc : 
a-Thị tộc:
 Những nhóm người hơn 10 gia đình, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu.
b- Bộ lạc: 
Tập hợp nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có cùng nguồn gốc tổ tiên, có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau.
c- Quan hệ xã hội : 
- Sinh hoạt thành cộng đồng, hợp tác lao động, hưởng thụ bằng nhau.
- Quan hệ trong thị tộc: bình đẳng, công bằng .
2. Buổi đầu của thời đại kim khí :
a. Sự xuất hiện công cụ kim khí :
- Đồng đỏ (5.500 năm cách nay) -> đồng thau (4.000 năm cách nay) -> sắt (3.000 năm cách nay).
b. Hệ quả: 
- là một cuộc cách mạng trong sản xuất: năng xuất tăng, điều kiện lao động cải thiện, sản phẩm dư thừa thường xuyên.
 => Sự phân hóa sâu sắc trong xã hội.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp:
a. Sự xuất hiện tư hữu: 
 Sản xuất phát triển, sản phẩm dư thừa thường xuyên, những người đứng đầu thị tộc chiếm làm của riêng: tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
b. Sự xuất hiện giai cấp:
 Tư hữu xuất hiện làm xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc dẫn tới sự hình thành giai cấp. Xã hội nguyên thủy tan rã nhường chỗ cho xã hội có giai cấp và nhà nước.
4. Củng cố bài
1. Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu ?
	2. Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi như thế nào ?
CHƯƠNG II : XÃ HỘI CỔ ĐẠI
 Ngày soạn Tiết3 : 
BÀI 3:CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: học sinh cần nắm được :
	- Đặc điểm điều kiện tự nhiên các quốc gia cổ đại phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế. Từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị của các quốc gia trong khu vực.
- Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu của xã hội cổ đại phương Đông,
2. Kỹ năng: 
-Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý ở các nước phương Đông.
3. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên:
	- Bản đồ “ Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây”
	- Sơ đồ Bộ máy nhà nước và cấu trúc xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông.
	- Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại, ĐHSP.
	- Một số tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài giảng.
2. Học sinh:
- Đọc kỹ SGK, sưu tập tư liệu có liên quan đến bài giảng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Tiết 3: 
Ổn định lớp
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng
10a1
10a2
10a3
10a4
10a5
10a6
2. Kiểm tra bà ...  GV sử dụng chân dung Engels, kể sơ nét về tiểu sử và hoạt động của ông.
- Tường thuật Lễ khai mạc Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai.
* Hoạt động 5: 
- GV nêu vấn đề: 
?? Cuộc đấu tranh chống khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong quốc tế II diễn ra như thế nào? 
1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX:
 - Những năm 1870, CNTB chuyển sang CNĐQ tăng cường đàn áp công nhân, chạy đua vũ trang, chuẩn bị chia lại thế giới. Đời sống nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn, phong trào công nhân sau thời gian tạm lắng đã phát triển trở lại, đặc biệt Anh, Pháp, Mỹ, Đức.
- Mục tiêu đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ phát triển mạnh.
- Tiêu biểu là cuộc bãi công của gần 40 vạn công nhân Chicago (Mỹ) ngày 1/5/1886 đã đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động.
- Nhiều đảng công nhân hoặc các nhóm XHCN thành lập ở các nước chứng tỏ sự trưởng thành về nhận thức của giai cấp công nhân => yêu cầu phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản trở nên cấp thiết.
2. Quốc tế thứ hai.
a. Hoàn cảnh: 
 Ngày 14/7/1889, đại hội thành lập Quốc tế thứ hai thành lập ở Paris
b. Hoạt động:
- Giai đoạn 1: Khi Engels còn sống
- Quốc tế hai phát huy vai trò tích cực trong phong trào công nhân thế giới: thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về kinh tế – chính trị, lấy ngày 1/05 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động để đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới, hạn chế các trào lưu cơ hội chủ nghĩa, thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước
- Sự ra đời của Quốc tế thứ hai là một bằng chứng về sự thắng lợi của chủ nghĩa Marx trong phong trào công nhân.
- Giai đoạn 2: Khi Engels qua đời
- Từ 1895, các phần tử cơ hội chủ nghĩa chống lại học thuyết Marx dần chiếm ưu thế đòi xét lại học thuyết Marx, cản trở phong trào công nhân quốc tế phát triển.
- Đầu thế kỷ XX, trong Quốc tế hai diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt và phức tạp giữa hai khuynh hướng cách mạng và cơ hội chủ nghĩa về các vấn đề: vần đề giành chính quyền của giai cấp vô sản, thái độ đối với vấn đề thuộc địa và chiến tranh đế quốc. . Khuynh hướng cách mạng do Lenin làm đại diện kiên quyết lên án ách thống trị của đế quốc đối với thuộc địa, tích cực đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc và kiên trì bảo vệ học thuyết Marx.
- Do thiếu nhất trí về đướng lối chiến lươc và chia rẽ về tổ chức, phần lớn lãnh tụ các đảng cơ hội trong Quốc tế hai đều ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến nên khi CTTG thứ hai bùng nổ, Quốc tế hai tan rã .
3 Củng cố bài: 
Nêu những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX ?
Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai ?
 3. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã ?
4. Ôn tập và chuẩn bị bài:
	- Học hai câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 185.
	- Đọc trước SGK bài 40 : “Lênin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX”
	- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới.
Duyeät:
5. BỔ SUNG & GÓP Ý:
 BÀI 40 :
LÊ NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA
 ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp học sinh nhận thức:
	- Đầu thế kỷ XX, nhờ những hoạt động tích cực của V.I.Lênin, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã ra đời. Khác với các đảng trong Quốc tế thứ hai, Đảng của Lênin triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuân thủ và vận dụng những nguyên lí sáng tạo của chủ nghĩa Marx, đấu tranh không khoan nhượng với các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa.
	- Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng lòng kính yêu và tôn trọng những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới – những người đã cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới.
3. Kỹ năng: Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản
II. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :
1. Giáo viên:
- Giáo trình lịch sử thế giới Cận đại, ĐHSP, 2003
	- Tư liệu và tiểu sử của V.I. Lenin
	- Tranh ảnh về cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga.
2. Học sinh:
	- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi trong SGK, sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
	1. Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai ?
	2. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã ?
2. Giảng bài mới:
Mở bài: Sau khi Engels qua đời, trung tâm phong trào cách mạng thế giới được chuyển sang Nga nhờ những đóng góp tích cực về mặt lý luận và thực tiễn của Lênin, người đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Marx ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: 
- GV giới thiệu chân dung Lênin năm 1905, đề nghị HS trình bày sơ nét về tiểu sử Lênin. trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà, (đối tượng học sinh trung bình khá)
- GV nêu vấn đề:
?? Trình bày những hoạt động tích cực của Lê-nin trong việc hình thành Đảng vô sản kiểu mới ở Nga?
- HS theo dõi SGK, trình bày các nét chính về hoạt động của Lê nin đối với việc hình thành Đảng vô sản kiểu mới ở Nga
- GV nhận xét bổ sung và phân tích thêm:
- 1883, Plekhanov truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga nhưng chưa đạt kết quả cao. Mùa thu năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Peterburg thành Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân – mầm mống của Đảng mác-xít.
- Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga triệu tập ở Luân Đôn bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Đa số đại biểu tán thành đường lối cách mạng của Lênin => Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã bị phân liệt thành hai nhóm: Bolshevik (ủng hộ Lenin) và Menshevik (theo chủ nghĩa cơ hội).
- GV nêu câu hỏi nhận thức.
?? Vì sao Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập năm 1903 được xem là một Đảng vô sản kiểu mới?
- HS theo dõi SGK, suy nghĩ, trả lời.
(triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuân thủ và vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, chống các khuynh hướng của chủ nghĩa cơ hội)
* Hoạt động 2: 
- GV đề nghị HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK, nói về việc Lê-nin viết hàng loạt tác phẩm phê phán quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiền phong của giai cấp này. HS tự ghi bài.
* Hoạt động 3 : 
- GV nêu câu hỏi nhận thức : 
?? Trên cơ sở kiến thức SGK, nêu vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế giới ? 
- HS trả lời, GV chốt ý
* Hoạt động 4: GV nêu vấn đề:
?? Hãy nêu và phân tích nguyên nhân dẫn đến cách mạng Nga 1905 – 1907?
- GV hướng dẫn HS đọc SGK, nêu nguyên nhân cuộc cách mạng 1905 – 1907. 
- GV phân tích và chốt ý cho HS nắm bài:
+ Kinh tế: Đầu thế kỉ XX, kinh tế công thương nghiệp ở Nga phát triển, các công ty độc quyền xuất hiện, đội ngũ công nhân đông đảo.
+ Chính trị: Chế độ chuyên chế phong kiến Nga hoàng kìm hãm sự phát triển kinh tế, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ => nhân dân lao động cơ cực, bất mãn.
+ Xã hội : mâu thuẫn sâu sắc do:
- Khủng hoảng kinh tế 1900 - 1901
- Thất bại trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 
=> Cách mạng bùng nổ
* Hoạt động 5:
- GV sử dụng tranh ảnh (Cung điện Mùa đông, Cuộc biểu tình ngày 09.01.1905), trình bày những nét chính về diễn biến: Ngày 09.01.1905, 14 vạn công nhân Petersburg và gia đình biểu tình hoà bình trước Cung điện Mùa đông thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống. Đáp lại lời khẩn cầu hòa bình của công nhân, Nga hoàng đã sử dụng đại bác đàn áp đẫm máu. Lòng tin của nhân dân vào Nga hoàng bị tiêu tan, họ nổi dậy dựng chiến lũy, chuẩn bị chiến đấu với khẩu hiệu: “đả đảo chế độ Nga hoàng”, các xô viết đại biểu công nhân thành lập.
- GV đề nghị HS đọc đoạn chữ nhỏ mô tả diễn biến trong SGK, tòm tắt diễn biến cho HS nắm bài.
* Hoạt động 6: GV nêu vấn đề:
?? Thế nào là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? Lập bảng so sánh cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và kiểu cũ (về lãnh đạo, động lực, nhiệm vụ, mục tiêu)
- CM dân chủ tư sản kiểu mới: cách mạng tư sản dân chủ, nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa.
– GV phân tích thêm về ý nghĩa cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907: Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổng bãi công chính trị, khởi nghĩa vũ trang, thành lập Xô viết; khẳng định sự lãnh đạo của đảng vô sản là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.
1.Hoạt động bước đầu của Lenin trong phong trào công nhân Nga: 
a. Lênin: Vlađimia Ilich Ukianốp sinh ngày 22/4/1870 trong gia đình trí thức tiến bộ.
-Mùa thu năm 1895 lê Nin thống nhất các nhóm Mác xít ở Pêtécbua .
-Năm 1900 xuất bản báo tia lửa, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào ptCN Nga.
b. Lênin trong phong trào công nhân Nga:
-Năm 1903 tại Đại hội Đảng CNXH Nga được triệu tập ở Luân Đôn, dưới sự chủ trì của Lê Nin , bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng .
-Đầu XX phái cơ hội trong quốc tế hai,ủng hộ chính phủ tư sản ,ủng hộ chiến tranh.
-Đảng Bônsêvích do Lê Nin lãnh đạo ,cương quyết chống chiến tranh đế quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản.
2. Cách mạng 1905-1907 ở Nga:
a. Tình hình nước Nga trước cách mạng:
+Kinh tế: KT tư bản phát triển,xuất hiện các công ty độc quyền.
+Chính trị:- Chế độ Nga Hoàng kìm hãm sự phát triển kinh tế ,bóp nghẹt tự do dân chủ.
-Bại trận trong chiến tranh Nga-Nhật, làm mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh.
b. Cách mạng bùng nổ: 
-Ngày 9/1/1905 có 14 vạn công nhân ở Pêtecbua biểu tình trước cung điện mùa Đông để đưa đơn thỉnh cầu, nhưng bị Nga Hoàng cho quân đàn áp dã man (Ngày chủ nhật đẫm mắu)
-Đảng CNXHDC Nga thông qua luận cương cách mạng của Lê Nin,lãnh đạo CMDCTS đánh đổ phong kiến rồi tiến lên CMXHCN.
-Từ tháng 4-11/1905 cách mạng phát triển lên cao cácxô viết được thành lập.
-Tháng 12/1905 tại Matxcơva khởi nghĩa vũ trang kéo dài hai tuần lễ nhưng cuối cùng thất bại.
-Đến 1907 cách mạng chấm dứt.
+Tính chất: Đây là cuộc cách mạng DCTS kiểu mới ở Nga.
+Ý nghĩa: - Giáng một đoàn mạnh vào phong kiến.
-Anh hưởng đến phong trào đấu tranh dân chủ ở các nước đế quốc.
-Thức tỉnh nhân dân phương Đông đấu tranh giải phong áp bức.
** Kết luận: Các hoạt động chống chủ nghĩa cơ hội và truyền bá tư tưởng cách mạng của Lênin đã đặt tiền đề cho cách mạng Nga 1905 – 1907. Nhờ chủ trương : “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” của ông, giai cấp công nhân và nhân dân lao động nga đã giành thắng lợi to lớn trong cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917.
3. Củng cố bài: 
Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế giới?
Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905 – 1907 .
4. Ôn tập và chuẩn bị bài:
	- Học hai câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 189.
Duyeät:
	- Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ II.
5. BỔ SUNG & GÓP Ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_10.doc