Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Trường THPT Lê Lợi

Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Trường THPT Lê Lợi

Tổng quan văn học việt nam

A. Mục tiêu:

I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :

 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN.

 - Nắm vững hệ thống vấn đề: + Thể loại văn học

 + Con người trong văn học.

2. Kỹ năng: Tổng hợp kiến thức văn học.

 3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng

II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương pháp: Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, gợi mở.

C.Chuẩn bị của GV, HS:

 a.Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.

b.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, soạn bài mới.

 

doc 166 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1157Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:1-2 Ngày soạn: 22/ 8/2010
Tổng quan văn học việt nam
Mục tiêu:
I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :
 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN.
 - Nắm vững hệ thống vấn đề: + Thể loại văn học
 + Con người trong văn học.
2. Kỹ năng: Tổng hợp kiến thức văn học.
 3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng
II/ Nâng cao mở rộng :
B.Phương pháp: Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, gợi mở.
C.Chuẩn bị của GV, HS:
 a.Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, soạn bài mới.
D.Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định:
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ tổng quan văn học Việt Nam”.
Triển khai bài mới
Hoạt động của thầy trò
Nội dung kiến thức 
HĐ1? Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam. Nội dung của bài là gì.
? Hãy cho biết những bộ phận hợp thành của nền VHVN.
I. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN.
- VHVN có hai bộ phận: + VHDG
 + VH viết 
-> cùng phát triển song song và luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
? Thế nào là VHDG. 
? Thể loại. Đặc trưng cơ bản của VHDG.
? sự khác nhau giữa VHDG và VH viết.
HĐ2
? Nhìn một cách tổng quát VH viết Việt Nam được chia làm mấy thời kỳ lớn.
? Nêu những nét chính về văn học trng đại Việt Nam.
? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa VHTĐ và VHHĐ.
? Văn học thời kỳ này được chia làm mấy giai đoạn. nét chính của mỗi giai đoạn là gì.
HĐ3
? Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong văn học.
? Con người Việt Nam với quốc gia dân tộc được phản ánh như thế nào trong văn học.
- Yê nước: yêu quê hương, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước, ý chí căm thù giặc, tinh thần hi sinh vì độc tự do của tổ quốc....
? Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau trong văn học, con người VN có ý thức ra sao về bản thân.
? Vậy, nhìn chung khi xây dựng mẫu người lý tưởng con ngưới VN được văn học xây dựng ra sao.
Văn học dân gian:
- VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Thể loại: SGK.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Văn học viết: 
 a. Chữ viết của VHVN:
- VH viết: + Chữ Hán.
 + Chữ Nôm.
 + Chữ Quốc ngữ.
 b. Hệ thống thể loại của VH viết: SGK 
 II. Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam:
- Chia làm 3 thời kỳ: 1. Văn học trung đại: 
- VH có nhiều chuyển biến qa các giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học.
- VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp cả văn học Trung Quốc.
- Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: SGK.
- Nội dung: yêu nước và nhân đạo.
Văn học hiện đại:
- VHHĐ có: 
+ Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
+ Đời sống văn học: sôi nổi, năng động.
+ Thể loại: có nhiều thể loại mới.
+ Thi pháp: lối viết hiện thực. 
+ Nội dung: tiếp tục nội dung của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo.
- 4 giai đoạn: SGK
III. Con người Việt Nam qua văn học:
 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.
+ Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng....
+ VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc....
+ VHHĐ: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu- một giá trị quan trọng của VHVN.
+ VHTĐ: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
+ VHHĐ: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.
3.Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội:
- Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
-> Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học VN.
- Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề cho sự hình thành CNHT( từ 1930- nay) và CNNĐ trong văn học dân tộc. 4.Con người VN và ý thức về bản thân.
- VHVN đã ghi lại quá trình tìm kiếm lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc VN. Các học thuyết như: N-P-L và tư tưởng dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình này
 + Trong những hoàn cảnh đặc biệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng. 
 + giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu TK XIX, giai đoạn 1930- 1945, thời kỳ đổi mới từ 1986- nay -> VH đề cao con người cá nhân.
- Văn học xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa....
4.Cũng cố: các bộ phận hợp thành của nền văn học VN.
 Một số nội dung chủ yếu của VHVN.
 Tiến trình lịch sử của Văn học VN.
5.Dặn dò: Nắm vững những nội dung cơp bản đã học.
 Soạn bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
E. Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 3 Ngày soạn:23/8/2010
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
A.Mục tiêu:
I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :
Kiến thức: Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
Kỹ năng: Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
Thái độ : nghiêm túc tiếp thu bài giảng
II/ Nâng cao mở rộng :
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, giải thích. 
C.Chuẩn bị của GV, HS:
 a. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, đọc tài tài liệu.
Chuẩn bị của HS: học bài cũ, đọc SGK, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3.Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày để đạt được kết quả cao trong quá trình giao tiếp thì con người cần sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Bởi giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhân vật giao tiếp. Vậy, để hiểu rõ hơn về diều đó chúng ta tìm hiểu bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
 b. Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- HĐ1 HS đọc văn bản 1 - sgk và trả lời câu hỏi
? Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ra sao.
? Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó ? hai bên đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào.
? Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Nội dung hoạt động đề cập đến vấn đề gì ? hoạt động có đạt được mục đích không.
-HS đọc văn bản, tìm hiểu và trả lời câu hỏi ở sgk.
HĐ2
? Qua việc tìm hiểu hai văn bản trên, em hãy cho biết thế nào là hoạt động giao tiếp
GV hướng dẫn HS làm bài.
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
 1. Tìm hiểu văn bản:
- Nhân vật giao tiếp: vua Trần - Các Bô lão.
-> vị thế khác nhau -> ngôn ngữ giao tiếp khác nhau: 
 + các từ xưng hô( bệ hạ)
 + Từ thể hiện thái độ( xin, thưa...) 
- Nhân vât tham gia giao tiếp phải đọc hoặc nghe xem người nói nói gì để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó.
- Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau:
 + vua nói -> bô Lão nghe.
 + bô Lão nói -> Vua nghe.
- Hoàn cảnh giao tiếp: 
 + đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ.
-> địa diểm cụ thể: Điện Diên Hồng
- Nội dung giao tiếp: 
+ Hoà hay đánh -> vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người.
- Mục đích giao tiếp: 
 + Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc.
2. Tìm hiểu văn bản “ tổng quan văn học Việt Nam”.
- Nhân vật giao tiếp:
 + Tác giả viết sgk-> có tuổi, có vốn sống, có trình độ hiểu biết cao.
 + HS -> (ngc lại với t/g viết sgk)
- Hoàn cảnh giao tiếp:
Có tổ chức giáo dục, trong nhà trường.
- Nội dng giao tiếp: 
 +lĩnh vực văn học.
 + Đề tài: tổng quan VHVN.
 +Vấn đề cơ bản: 
 *các bộ phận hợp của VHVN.
 *Quá trình p/t của VHVN.
 *Con người VN qua văn học.
- Mục đích: cung cấp tri thức cho người đọc .
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
 + Dùng thuật ngữ văn học.
 + Câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học: hệ thống đề mục lớn, nhỏ...
 + Kết cấu văn bản mạch lạc rõ ràng.
II. kết luận:
- HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tioến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm....
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: + Tạo lập văn bản.
 + Lĩnh hội văn bản. 
-> Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
III. Luyện tập:
- Làm bài tập 4-5 sgk.
4. Cũng cố: Các nhân tố giao tiếp.
 Quá trình của hoạt động giao tiếp.
5. Dặn dò: nắm vững các nội dung đã học
 Soạn bài: khái quát văn học dân gian Việt Nam
E.Rút kinh nghiệm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 4 Ngày soạn:24/8/2010
Khái quát văn học dân gian việt nam
A. Mục tiêu:
I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :
1.Kiến thức:Khái niệm về các thể loại của văn học dân gian.
 Giúp học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản của VHDG.
 Những giá trị to lớn của văn học dân gian.
 2.Kỹ năng:Tổng hợp kiến thức vh.
 Phân biệt các thể loại vhdg trong cùng một hệ thống.
3. Thái độ: Nghiêm túc tiếp thu bài giảng 
II/ Nâng cao mở rộng :
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, diễn giảng. 
C.Chuẩn bị của GV, HS:
 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, đọc tài tài liệu.
2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, đọc SGK, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nội dung cơ bản của vhvn. 
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: Trong suốt cuộc đời của mỗi con người không ai không một lần được nghemột bài vè, một câu đố, một chuyện cổ tích hay một câu hát ru... Đó chình là những tác phẩm của vhdg. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: khái quát văn học dân gian Việt Nam.
 b. Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung kiến thức	
HĐ1
? Em hiểu thế nào là văn học dân gian.
? Vậy, theo em phương thức truyền miệng là gì.
? Tại sao vhdg ... i sống cộng đồng.
- Thể loại: 
 + Tự sự dân gian: TT, ST, CT, TT, TC, NN, Vè.
 + Trữ tình dân gian: CD-DC, TN, câu đố.
 + Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, múa rối.
- Giá trị: + nhận thức.
 + giáo dục.
 + nghệ thuật.
 2. văn học viết:
- Đặc điểm chung của văn học VN.
 + Thể hiện tư tưởng, t/c của con người Vn trong 5 mối quan hệ đa dạng: với thế giới tự nhiên, quốc gia, dân tộc, xã hội, bản thân.
 + hai nội dung cảm hứng lớn và xuyên suốt: yêu nước và nhân đạo.
 + ảnh hưởng truyền thống và tiếp biến văn học nước ngoài.
- thành phần văn học:
 + VH chữ Hán.
 + VH chữ Nôm.
- Giai đoạn phát triẻn:
 + Từ TK X – hết TK XIV.
 + Từ TK XV – hết TK XVII.
 + Từ TK XVIII – nửa đầu TK XIX.
 + Từ nửa sau TK XIX.
- Nội dung:
 + Yêu nước: gắn với trung quân ái quốc.
 + Nhân đạo: chịu ảnh hưởng của Nho, Phật, Đạo.
- Tác giả tác phẩm tiêu biểu.
II. văn học nước ngoài:
- So sánh đặc điểm chung của thơ Đường và thơ Hai cư.
- Đoạn trích khái quát nhân vật Quan công và Trương phi -> ca ngợi tình bạn bè, anh em chung thuỷ, sống chết vì lí tưởng lên án sự đầu hàng giả trá.
- Lối kể chuyện theo sự việc, khắc hoạ nhân vật bằng hành động, lối kết cấu chương hồi.
-> Tam quốc với câu chuyện dài về chiến tranh thời trung đại với âm vang hồi trống cổ thành.
III. Lí luận văn học:
- Tiêu chí của văn bản văn học.
- Cấu trúc của văn bản văn học.
- Nội dung hình thức của văn bản văn học.
IV. luyện tập tổng hợp:
- Thuyết minh về một tác giả hoặc tác phẩm văn học trong chương trình mà em tâm đắc.
4.cũng cố: 
5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk.
 - chuẩn bị bài mới: ụn tậpTV
* RÚT KINH NGHIỆM :
 Tiết thứ: 96 Ngày soạn:24/3/2010
ôn tập phần tiếng việt
A. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: giúp hs củng cố hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về tiếng việt đã học trong năm học.
 2. Kĩ năng: nâng cao kỉ năng sử dụng tiếng việt đúng chuẩn mực và đúng phong cách.
 3.Thái độ: 
B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận 
 C.Chuẩn bị của GV, HS:
 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.
 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1.ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ: ?
 3.Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: củng cố khắc sâu kiến thức tiếng việt đã học.
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
? Hoạt động giao tiếp là gì ? các nhân tố tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh.
? văn bản là gì? đặc điểm của văn bản.
? Sửa lỗi ngữ pháp các câu sau.
y
I. Lí thuyết:
 1. Hoạt động giao tiếp là tiếp xúc và trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, t/c, hành động.
- Nhân vật giao tiếp: +người nói.
 + người nghe.
- Hoàn cảnh giao tiếp.
- ND giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp.
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
- Đặc điểm riêng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
 2. đặc điểm cơ bản của văn bản:
- VB là sản phẩm được tạo ra trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường bao gồm nhiều câu.
- Đặc điểm của văn bản.
 3. Đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 4. lịch sử phát triển của tiếng việt, chữ viết của tiếng việt.
II. Thực hành luyện tập:
 1. Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công.
-> thừa từ đòi hỏi, thiếu dấu phẩy ngăn cách thành phần câu.
=> Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.
 2. Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta càng thêm yêu nước.
-> thừa từ làm, thiếu dấu phẩy.
=>được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu nước.
 3. Cháu vẫn nhớ kì nghỉ hè năm ngoái về quê lùa gà vào chuồng cùng bà.
-> diễn đạt mơ hồ.
=> cháu...ngoái về quê cùng bà lùa gà vào chuồng.
 4. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước hào hùng.
-> mới có trạng ngữ, thiếu nồng cốt c-v.
=> trong những..., nhân dân ta đã lập nêm những chiến công chưa từng có trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước. 
4.cũng cố: 
5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk.
 - chuẩn bị bài mới: ụn tập làm văn
* RÚT KINH NGHIỆM :
 Tiết thứ: 97 Ngày soạn:25/3/2010
ôn tập phần làm văn
A. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: giúp hs nắm những nội dung cơ bản của chương trình làm văn lớp 10. Qua đó, thấy được sự kế thừa và phát triển của các nội dung so với chương trình tập làm văn đã học ở THCS.
 2. Kĩ năng: tích hợp kiến thức.
 3.Thái độ: 
B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận 
 C.Chuẩn bị của GV, HS:
 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.
 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1.ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ: ?
 3.Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: lí thuyết bao giờ cũng gắn liền với thực hành. Vậy, kiến thức về lí thuyết tập làm văn sẽ được thể hiện bằng bài văn cụ thể. Để khắc sâu kiến thức lí thuyết, vận dụng làm bài tập cụ thể ta ôn lại các kiến thức đã học.
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
I. Lí thuyết:
1. Đặc điểm riêng và mối quan hệ giữa kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận:
a. Đặc điểm riêng:
b. Mối quan hệ:
- Tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Ngoài ra tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận.
- Nghị luận sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuýêt minh.
2. Cách lập dàn ý:
- Xác định đề tài: kể về việc gì, chuyện gì?
- Dự kiến cốt truyện: sự việc 1,2, 3.
- Dàn ý: + mở bài.
+ Thân bài.
+ Kết bài.
3. Cấu tạo của lập luận, các thao tác nghị luận:
- Luận điểm.
- Luận cứ.
- Các phương pháp lập luận.
4. Yêu cầu về tính chuẩn xác, hấp dẫn
* Chuẩn xác: 
- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
 - Thu thập đấy đủ tài liệu.
*Hấp dẫn:
- Đưa ra những chi tiét cụ thể sinh động, những con số chính xác để làm bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
- So sánh làm nổi bật-> khắc sâu.
- Kết hợp sử dụng các kiểu câu -> không đơn điệu.
- Phối hợp nhiều loại kiến thức.
II. Luyện tập:
Bài 1, 2 sgk
4.cũng cố: 
5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài : Luyện tập viết đoạn văn tự sự
* RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết thứ: 98-99 Ngày soạn: 25/3/2010
luyện tập viết đoạn văn nghị luận
A. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: giúp hs củng cố cách viết đoạn văn nghị luận.
 2. Kĩ năng: viết các đopạn văn nghị luận có cấu trúc và phương pháp lập luận khác nhau.
 3.Thái độ: 
B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận 
 C.Chuẩn bị của GV, HS:
 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.
 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1.ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ: ?
 3.Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: giúp cho việc viết đoạn văn nghị luận thành thạo.
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 - GV ghi đề lên bảng.
- Chọn 1 ý trong dàn ý để viết.
(chọn ý 2 trong phần thân bài)
? Viết các câu triển khai.
HDHS lắp ráp các câu mở đoạn với các câu khai triển thành một đoạn văn sau đó sửa chữa và hoàn chỉnh.
 Lập dàn ý bài văn nghị luận sau: “sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”
 * Sách giúp con người tự khám phá dân tộc, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưõng khát vọng.
 - Bước 1: vd luận điểm:
Sách không những giúp ta hiểu về dân tộc mình mà còn giúp ta hiểu được cả bản thân mình.
- Bước 2: 
 +đọc sách chúng ta mới hiểu trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có biết bao biến cố thăng trầm hào hùng và bi tráng.
 + đọc sách chúng ta mới thấm thía, bên cạnh tên tuổi một số vị anh hùng dân tộc lưu danh trong sử sách, còn có hàng triệu triệu anh hùng vô danh đã bỏ mình vì nước.
 + đọc sách chúng ta chợt hiểu ra rằng, những ngày mình sống hôm nay đã được các thế hệ cha ông ta bảo vệ và giữ gìn bằng bao mồ hôi nước mắt và cả xương máu.
 + Đọc sách chúng ta mới ngộ ra rằng, tri thức của nhân loại thì mênh mông như nước đại dương, mà hiểu biết của mỗi chúng ta chẳng qua chỉ là vài giọt nước nhỏ nhoi mà thôi.
- Bước 3: sắp xếp các ý.
4.cũng cố: 
5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk.
 - chuẩn bị bài mới: viết quảng cáo. 
* RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết thứ: 100, 101 Ngày soạn: 20/4/2010
Bài làm văn số 7
(kiểm tra học kí II)
( Thi chung, chầm chung )
Tiết thứ: 102 Ngày soạn: 3/5/2010
Viết quảng cáo
A. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: giúp hs nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, ytuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi... của sản phẩm, dịch vụ làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
 2. Kĩ năng: biết cách trình bày và quảng cáo ngắn gọn.
 3.Thái độ: 
B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận 
 C.Chuẩn bị của GV, HS:
 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.
 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1.ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ: ?
 3.Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: quảng cáo là hình thức thông tin thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng... Vậy, cách viết 1 văn bản quảng cáo như thế nào?
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
? Các văn bản trên quảng cáo về điều gì.
? Các em thường gặp các văn bản đó ở đâu.
? Yêu cầu của văn bản quảng cáo.
? Việc đầu tiên phải làm là gì ? nội dung.
? Giải thích thế nào là rau sạch.
? Hình thức quảng cáo 
I. Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
 1. Văn bản quảng cáo trong đời sống:
- Ví dụ: sgk
 + Quảng cáo về máy vi tính và dịch vụ khám bệnh
-> trên ti vi, báo chí, tờ rơi.
- Kết luận: 
Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ và ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
 2. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
- đảm bảo tính trung thực.
- Diễn đạt ngắn gọn rõ ý.
II. Cách viết văn bản quảng cáo:
- Ví dụ: viết quảng cáo cho sản phẩm rau sạch.
 1. xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo:
- Rau được trồng trên đất rau truyền thống, không bị pha tạp các chất độc hại.
- Rau được tưới bằng nước sạch, không sử dụng thuốc diệt cỏ hoặc các chất độc hại khác.
- rau được bảo quản sạch bằng phương tiện chuyên dùng, không sử dụng các phương tiện có phân súc vật hoặc hoá chất độc hại.
 2. Chọn hình thức quảng cáo:
- Chọn phương pháp trình bày:
 + Dùng cách qui nạp, so sánh.
 + Chọn từ ngữ khẳng định tuyệt đối và các kiểu câu để khẳng định tính ưu việt của rau sạch và lôi cuốn người đọc.
 + Kết hợp với tranh ảnh, hình thức trình bày.
- Ví dụ: rau sạch có tác dụng tốt cho sức khoẻ như giải nhiệt, điều hoà tiêu hoá chống táo bón...
 Tạo cảm giác hưng phấn cho bữa ăn: mắt nhìn, niệng nhai...
 Chủng loại phong phú, đáp ứng mọi khẩu vị.
 Giá cả hợp lí, phù hợp với sức mua của thị trường.
*Kết luận: sgk.
III. Luyện tập:
Bài tập 1,2 sgk.
4.cũng cố: 
5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk.
 - chuẩn bị bài mới: ôn tập phần làm văn 
*** 
Tiết thứ: 103 
Trả Bài làm văn số 7
(kiểm tra học kí II)
(Thi chung, chầm chung)
Tiết thứ: 104 Ngày soạn: 6/5/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docBo Giao an 10CB.doc