Giáo án Ngữ văn 10: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Giáo án Ngữ văn 10: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Khái quát văn học Việt Nam

từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, HS cần đạt những mục tiêu sau:

1. Kiến thức

- Hiểu được một cách khái quát các kiến thức cơ bản về: các thành phần, các giai đoạn phát triển và những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của VHVN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và chứng minh các luận điểm của bài văn học sử một cách có hệ thống.

3. Thái độ

- Có lòng yêu mến, trân trọng di sản văn học dân tộc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức-kĩ năng, Máy chiếu

2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn,

 

doc 19 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 6606Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát văn học Việt Nam
từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, HS cần đạt những mục tiêu sau:
1. Kiến thức
- Hiểu được một cách khái quát các kiến thức cơ bản về: các thành phần, các giai đoạn phát triển và những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của VHVN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, phát hiện và chứng minh các luận điểm của bài văn học sử một cách có hệ thống.
3. Thái độ
- Có lòng yêu mến, trân trọng di sản văn học dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức-kĩ năng, Máy chiếu 
Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, 
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 
 Đọc sáng tạo, giảng bình, trao đổi thảo luận
IV. Tiến trình giờ học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Với chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, dân tộc ta đã bước vào một kỉ nguyên mới. Từ đây, nước ta bắt đầu xây dựng chế độ phong kiến độc lập tự chủ. Bên cạnh dòng VHDG, VH viết bắt đầu hình thành và phát triển. Nền VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỷ XIX được gọi là VH trung đại. Vậy diện mạo của nền VH ấy như thế nào? Hôm nay, cô trò ta cùng tìm hiểu qua bài: Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỷ XIX.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Tên gọi của giai đoạn văn học này:
 - GV: Em hãy cho biết giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thường được gọi với tên gọi nào? Và tên gọi ấy có ý nghĩa gì không?
 + HS Trả lời: Văn học giai đoạn này được gọi là văn học cổ vì nó ra đời từ rất lâu rồi.
 => GV chốt lại.
 - Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX được gọi là văn học cổ hoặc văn học trung đại. Khái niệm này gợi cho ta thấy được bối cảnh lịch sử của giai đoạn văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Văn học giai đoạn này là nền văn học tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến, vì thế lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp các nhà nho, nhà trí thức và thể loại chủ yếu là thơ, phú, chiếu,
 - Từ “cổ” chỉ tính chất cổ điển, mẫu mực. Chính vì thế cách gọi giai đoạn văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là văn học cổ đã khẳng định được những giá trị đặc sắc cả về mặt nội dung và mặt hình thức.
- Do nền văn học này tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến nên còn có tên gọi là văn học phong kiến.
 - Nền văn học này chủ yếu do các trí thức phong kiến, các nhà khoa bảng sáng tác nên còn có tên gọi là văn học bác học.
 - Căn cứ vào thời kì lịch sử từ thể kỉ X đến thế kỉ XIX, văn học thời kì này được gọi là Văn học trung đại (Việt Nam).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 * Vị trí của văn học trung đại:
 - GV mở rộng: Vị trí của văn học trung đại trong nền văn học nước nhà: 
 + Văn học trung đại có một ví trí vô cùng quan trọng, nó đứng ở ví trí là bộ phận mở đầu cho nền văn học Việt Nam nói chung và đặt nền móng cho nền văn học viết Việt Nam nói riêng.
 + Văn học trung đại là dòng văn học đã hình thành và kết tinh các truyền thống quý báu của văn học dân tộc.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn Hs tìm hiểu Các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- GV: Văn học giai đoạn này có những thành phần chủ yếu nào? Cách phân chia ấy dựa trên tiêu chí phân loại nào?
+ HS trả lời: Gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ GV hỏi tiếp: Em hãy nêu những hiểu biết của em về hai thành phần văn học này? Và mối quan hệ giữa hai bộ phận văn học này là mối quan hệ như thế nào?
 + HS: Dựa vào sách giáo khoa trả lời những ý chính ngắn gọn nhất.
=> GV chốt lại.
I. Các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
- Dựa vào ngôn ngữ sáng tác, ta thấy văn học thời trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là : Văn học chữ Nôm và văn học chữ Hán.
- Văn học chữ Hán: 
 + Gồm những sáng tác bằng chữ Hán của người Việt.
 + Xuất hiện sớm và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại.
 + Thể loại: Chủ yếu là tiếp thu những các thể loại văn học của Trung Quốc: Chiếu, biểu, cáo, truyện truyền kì, thơ Đường, phú,
 + Tác giả tác phẩm tiêu biểu: “Thiên đô chiếu” – Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn, “Đại cáo bình Ngô” - Nguyễn Trãi, “Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô gia văn phái,
- Văn học chữ Nôm: 
 + Bao gồm những sáng tác bằng chữ Nôm.
 + Ra đời khoảng cuối thế kỉ XIII, tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.
 + Thể loại: Chủ yếu là thơ, ít văn xuôi. Chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc (phú, văn tế, thơ Đường luật) còn lại chủ yếu là thể loại văn dân tộc (ngâm khúc, hát nói, truyện thơ, thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn).
 + Tác giả tác phẩm tiêu biểu: “Chinh phụ ngâm khúc” – Đoàn Thị Điểm, “Truyện Kiều” - Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu, “Bài ca ngất ngưởng” - Nguyễn Công Trứ,
- Mối quan hệ giữa hai bộ phận văn học này: Hai bộ phận văn học này không đối lập nhau mà cùng bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của văn học dân tộc.
II.Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
- GV: Văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có thể chia thành mấy giai đoạn? Em dựa vào đâu để chia được như thế?
 + HS: Dựa vào các tiêu đề trong sách giáo khoa để trả lời.
- GV hỏi tiếp: tiêu chí phân kì các giai đoạn văn học là dựa vào thời gian các sự kiện lịch sử. Vậy liệu có thể nói rằng các tác phẩm văn thời kì này là sự minh hoạ cho lịch sử hay không? Tại sao?
+HS suy nghĩ và lí giải.
1.Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:
- GV: Trước khi nghiên cứu một giai đoạn văn học nào, để hiểu sâu sắc hơn chúng ta phải biết được hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ có đặc điểm gì nổi bật. Vậy em nào có thể cho cô biết văn học giai đoạn thứ nhất này hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
+HS : Nêu đặc điểm lich sử giai đoạn văn học này.
- GV: Tại sao nói đến giai đoạn này văn học Việt Nam có những bước ngoặt lớn?
 + HS : Nêu các sự kiện văn học mang tính bước ngoặt của giai đoạn văn học này. 
- GV: Văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu gì về mặt nội dung và nghệ thuật ?
 + HS trình bày.
 => GV chốt lại
- GV: Nói đến văn học giai đoạn này người ta thường hay nhắc tới hào khí Đông A của thời đại. Em nào có thể giải thích khái niệm “hào khí Đông A”? 
 + HS phát biểu.
- GV: Tại sao hào khí này chỉ xuất hiện ở giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV mà không thấy tồn tại ở thế kỉ sau?
 + HS lí giải.
- GV: Em hãy nêu tên những tác giả tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này?
 + HS kể tên các tác giả tác phẩm tiêu biểu.
2.Văn học từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII:
- GV: Nêu những đặc điểm về lịch sử có ảnh hưởng đến giai đoạn văn học này?
 + HS : Trả lời
- GV trình bày nhanh: Trong hoàn cảnh lịch sử thay đổi như vậy, văn học Việt Nam có những bước phát triển mới:
 + Hai bộ phận của văn học viết là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển và đạt được nhiều thành tựu. 
 + Hiện tượng văn sử triết bất phân nhạt dần, thay thế bằng những tác phẩm giàu chất văn chương, hình tượng.
- GV: Nội dung cảm hứng của văn học thời kì này có gì tiếp nối và có gì khác với văn học giai đoạn trước? Lấy ví dụ để chứng minh.
 + HS trả lời. 
- GV: Những thành tựu nổi bật của văn học chữ Hán thời kì này là gì?
+ HS: trả lời dựa theo sách giáo khoa.
- GV: Song song với văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm phát triển và đạt được những thành tựu gì?
 + HS trả lời.
 => GV đưa ra nhận xét: Từ đây, văn học Việt Nam có hai thành phần rã nét: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Hai thành phần này tồn tại song song, bổ sung cho nhau, tạo thành một nền văn học vừa thống nhất vừa phang phú đa dạng. 
- GV: Em hãy nêu đánh giá chung nhất về văn học thời kì này?
 + HS: chọn câu đánh giá chung nhất khái quát nhất về giai đoạn văn học thứ hai này trong sách giao khoa để phát biểu.
3.Văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX: 
- GV: Đến giai đoạn này, hoàn cảnh đất nước có gì thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học?
 + HS nêu vắn tắt những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng tới sự phát triển của văn học.
- GV: Trong hoàn cảnh đất nước rối ren, đầy biến động như thế văn học liệu có bị thoái trào theo hay không? Tại sao lại như vậy?
+ HS : Văn học không những không bị thoái trào mà trái lại càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi vì cuộc sống càng rối ren, càng ngang trái bất công thì các nhà thơ nhà văn lại càng có nhu cầu bộc lộ nỗi lòng của mình trước hiện thực cuộc sống vì thế văn học càng phát triển nở rộ và đạt được những thành tựu xuất sắc.
- GV: Nội dung chủ yếu của văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là gì?
 + HS: Nêu những đặc điểm cơ bản về mặt nội dung của văn học giai đoạn này.
- GV: Giai đoạn văn học này đã đạt được những thành tựu nghệ thuật nào? Hãy lấy ví dụ minh hoạ
 + HS: Trả lời.
- GV: Hãy kể tên các tác giả tác phẩm tiêu biểu trong giâi đoạn văn học này?
 + HS: Kể tên các tác giả tác phẩm chính trong giai đoạn văn học này.
- GV: Qua những điều chúng ta vừa nghiên cứu, em hãy đánh giá khái quát về giai đoạn văn học này?
 + HS: trình bày ý kiến.
 => GV chốt lại.
4.Văn học nửa cuối thế kỉ XIX: 
- GV trình bày nhanh những nét chính về hoàn cảnh lịch sử.
- GV hỏi: Trong hoàn cảnh lịch sử như thế, một điều dễ nhận thấy là nội dung chính của văn học giai đoạn này là cảm hứng yêu nước. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu cảm hứng yêu nước trong giai đoạn văn học này có giống với cảm hứng yêu nước của giai đoạn văn học thời kì trước đó mà cụ thể là giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV hay không? Hãy lí giải điều đó?
+ HS trình bày ý kiến của mình.
 => GV chốt lại
- GV: Nêu những thành tựu nghệ thuật của giai đoạn văn học này?
 + HS dựa vào sách giáo khoa trả lời.
- GV: Em nào hãy giúp cô kể tên các tác giả tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này?
+ HS: Trả lời.
Chia thành 4giai đoạn :
 +) Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
 +) Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
 +) Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
 +) Nửa cuối thế kỉ XIX.
 => Như vậy các giai đoạn văn học được chia theo các mốc sự kiện lịch sử chính.
- Mặc dù sự phân chia các giai đoạn văn học dựa chủ yếu vào đặc điểm hoàn cảnh lịch sử nhưng không thể nói rằng văn học chỉ giản đơn minh hoạ cho lịch sử được, bởi vì bên cạnh việc phản ánh những sự kiện, những biến động lịch sử cá tác giả văn học quan trọng hơn còn thể hiện tâm tư tình cảm của mình trước cuộc sống. Chính vì thế những tác phẩm văn học thời kì này cũng đẫm chất trữ tình đầy nhân bản.
- Bối cảnh lịch sử: 
+ Dân tộc giành được quyền độc lập tự chủ từ phong kiến phương Bắc (Chiến thắng Bạch Đằng 938, triều đại Ngô Quyền được thiết lập).
 + Dân ta lập nhiều chiến công trong chiến thắng giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc (chống Tống, 3lần chiến đấu và chiến thắng quân Nguyên - Mông) => không khí bao trùm cả thời đại là không khí hùng tráng, tạo ra một khí thế Đông A hào hùng của thời đại.
 + ... ối không còn được tuân thủ một cách nghiêm ngặt nữa mà đôi khi trôi theo dòng cảm xúc.
- Văn học trung đại Việt Nam chịu tác động của các nhân tố sau: Truyền thống dân tộc, tinh thần dân tộc, ảnh hưởng từ nước ngoài mà chủ yếu là Trung Quốc.
- Văn học trung đại có ba nội dung cảm hứng chủ đạo: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.
- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”(trung với vua là yêu nước và ngược lại, yêu nước là trung với vua).Tuy nhiên tư tưởng yêu nước có tính đặc thù này không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện: phong phú đa dạng, tuỳ đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử mà có những sắc thái khác nhau (đó là âm điệu hào hùng khi đất nước chống giặc ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng lúc nước mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình thịnh trị):
 + Ý thức độc lập tự chủ:, tự tôn dân tộc “Sông núi nước Nam”, “Bình ngô đại cáo”
 + Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù: “Hịch tướng sĩ”
 + Tự hào trước chiến công thời đại: “Tụng giá hoàn kinh sư”
 + tự hào trước truyền thống lịch sử: “Phú sông Bạch Đằng”, “Thiên Nam ngữ lục”
 + Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì đất nước: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
 + Tình yêu thiên nhiên đất nước : những bài thơ viết về thiên nhiên trong văn học Lí Trần, trong sáng tác của Nguyễn Trãi.
- Đánh giá khái quát: Đây là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
- Chủ nghĩa nhân đạo ở đây vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian (đó là lối sống “thương người như thể thương thân”, những nguyên tắc đạo lí, những thái đọ ứng xử tốt đẹp giữa người với người), vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo (đó là tư tưởng nhân văn từ bi, bác ái), Nho Giáo (học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân), Đạo giáo (đó là lối sống thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên).
- Biểu hiện cũng rất phong phú đa dạng:
 + Lòng thương người, đặc biệt là những kiếp người nhỏ bé trong xã hội.
 + Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
 + Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyến sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa;
+ Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa con người với con người.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Tác phẩm văn học Phật giáo thời Lí (“Cáo bệnh bảo mọi người” – Mãn Giác thiền sư, “Tỏ lòng” – Không Lộ thiền sư), sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ (“Chuyện người con gái Nam Xương”, “”Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”), “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm”, thơ Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều” - Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu
- Khái quát: Chủ nghĩa nhân đạo cũng là nội dung lớn xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam.
- Cảm hứng thế sự là cảm hứng về hiện thực cuộc sống, phản ánh những hiện thực xã hội, cuộc sông sđầy đau khổ ngang trái bất công của nhân dân.
 + Cảm hứng này không xuất hiện ngay từ đâu như hai cảm hứng lớn chúng ta vừa nêu ở trên. Cảm hứng này chỉ biểu hiện rõ nét từ văn học cuối thời Trần ( thế kỉ XIV ) bởi vì chỉ khi triều đại nhà Trần suy thoái thì các nhà văn mới thực sự có nhu cầu hướng tới những vấn đề hiện thực cuộc sống.
- Sự thể hiện của cảm hứng thế sự:
 + Cảm hứng thế sự trở thành nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những bài thơ viết về nhân tình thế thái: 
 “Thế gian biến cải vũng nên đồi
 Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi
 Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
 Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”.
 + Lê Hữu Trác viết “Thượng Kinh kí sự”. Phạm Đình Hổ viết “Vũ trung tuỳ bút” để ghi lại “những điều mắt thấy tai nghe”.
 + Nguyễn Khuyến nói đến một bức tranh nông thôn:
 “Năm nay cày cấy vẫn chân thua
 Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa”
 + Tú Xương lại vẽ nên một xã hội ở thành thị:
 “Có đất nào như đất ấy không?
 Phố phường tiếp giáp với bờ sông
 Nhà kia lỗi phép con khinh bố
 Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”
- Góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực thời kì sau.
- Văn học dân gian của bất kì một dân tộc nào cũng là sự kết tinh tư tưởng, tình cảm, trí tuệ và tài hoa của nhân dân. Chính vì thế chỉ khi hấp thụ mạch nguồn của văn học dân gian thì văn học viết mới có cơ sở vững chắc để phát triển.
- Ngay từ những tác phẩm văn xuôi chữ Hán đầu tiên như “Việt điện u linh tập”, “Lĩnh Nam chích quái lục”, các tác giả đều sưu tầm, ghi chép viết lại các truyền thuyết dân gian của người Việt. “Đại Việt sử kí toàn thư” có nhiều trường hợp hấp thu truyền thống văn học dân gian. Yếu tố dân gian cũng rất phong phú trong các tác phẩm truyền kì như “Thánh Tông di thảo”, “Truyền kì mạn lục”
- Các thể thơ Việt Nam như lục bát, song thất lục bát đều có nguồn gốc từ ca dao dân ca. Các thể loại truyện Nôm, ngâm khúc vừa tiếp thu tư tưởng từ nguồn cội dân gian, vừa phát huy kinh nghiệm nghệ thuật của ca dao tục ngữ.
- Các tác giả lớn của dân tộc như : Nguyễn Trãi, Lê thánh Tông, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,đều nhờ tắm mình trong suối nguồn văn hoá dân gian của dân tộc, hấp thụ dưỡng chất giàu có, lành mạnh đó mà sự nghiệp đơm hoa kết trái.
- Đây cũng là một quy luật phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
- Văn học trung đại Việt Nam đã tiếp thu văn học Trung Quốc trên các phương diện sau: Ngôn ngữ (chữ Hán), thể loại: trong cả văn xuôi và văn vần; thi liệu: điển cố văn học - lịch sử Trung Quốc (sân lai, gốc tử, liễu Chương Đài,)
- Tuy nhiên sự tiếp thu ấy không phải là sự sao chép một cách cứng nhắc y nguyên mà sự tiếp thu ấy rất sáng tạo dựa trên tinh thần dân tộc tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sác dân tộc. Vì vậy trong qua trình tiếp thu văn học Trung Quốc luôn diễn ra quá trình dân tộc hoá hình thức văn học thể hiện qua: 
 + Sáng tạo và sử dụng chữ Nôm.
 + Việt hoá thể thơ Đường luật.
 + Sáng tạo các thể thơ dân tộc.
 + Thi liệuViệt Nam, bình dân được đưa vào trong sáng tác.
 => Nhờ thế mà văn học trung đại Việt Nam phát triển rực rỡ hơn.
- Tính qui phạm: Là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam, nó chính là những qui định chặt chẽ đến mức thành khuôn mẫu với những yếu tố hình thức có sẵn, các điển cố điển tích, hình ảnh ước lê tượng trưng,
 + Biểu hiện của tính qui phạm:
 +) Quan điểm văn học: coi trọng mục đích giáo dục, giáo huấn người đọc: “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí”
 +) Tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn từ xưa của cổ nhân đã thành công thức .
 +) Thể loại văn học: mỗi loại đều qui định chặt chẽ về kết cấu, niêm luật (ví dụ: thơ Đường luật, văn biền ngẫu)
 +) Cách sử dụng thi văn liệu: sử dụng nhiều điển tích điển cố từ văn học, lịch sử Trung Quốc. Càng nhiều càng uyên bác đáng khen.
 +) Thiên về tượng trưng ước lệ.
- Sự phá vỡ tính qui phạm thể hiện :
 +) Từ thể phú viết bằng chữ Hán với chức năng ca tụng , phúng gián đến phú Nôm với lời lẽ nôm na, mộc mạc.
 +) Từ thơ Đường luật tỏ chí đến lối thơ trào lộng hài hước trào lộng dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày.
 +) Trong các khúc ngâm, truyện Nôm, yếu tố Hán Việt giảm nhiều làm cho câu thơ thể hiện tinh hoa Việt rất gần gũi
- Ở một số tài năng lớn một mặt họ tuân thủ tính qui phạm trên, một mặt họ phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung và hình thức biểu hiện trong các sáng tác của mình, như: Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xươngcó thể xem là thơ Việt thuần tuý.
=> Sự phá vỡ tính qui phạm này không chỉ làm cho văn học trở nên giàu sức sống, giàu giá trị biểu cảm hơn mà còn mở đường cho con đường hiện đại hoá của văn học Việt Nam sau này.
IV. Hướng dẫn tổng kết chung:
- GV nêu một số nhận xét chính về văn học thế kỉ X – XIX:
 + Văn học trung đại gắn bó với lịch sử, vận mệnh đất nước và nhân dân Việt Nam.
 + Góp phần làm nên diện mạo hoàn chỉnh, đa dạng của văn học Việt Nam.
 + Tạo tiền đề và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của văn học Việt Nam trong những thời kì tiếp theo.
- Ghi nhớ SGK.
V. Luyện tập:
1. Phát phiếu trắc nghiệm cho HS rồi chữa ngay tại lớp (làm trong 10phút )
2. GV hướng dẫn để HS về nhà lập bảng hệ thống về tình hình phát triển của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, sơ đồ hệ thống văn học trung đại Việt Nam:
Giai đoạn văn học
Nội dung
Nghệ thuật
Sự kiện, tác giả tác phẩm văn học
3. Bài tập về nhà: Chứng minh rằng: Cảm hứng nhân đạo là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
Phiếu trắc nghiệm:
Họ và tên :..
Lớp :..
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Cảm hứng nào sau đây không phải là cảm hứng chủ đạo trong văn học Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX:
a.Cảm hứng yêu nước.
b.Cảm hứng nhân đạo.
c.Cảm hứng sử thi.
d.Cảm hứng thế sự.
Câu 2: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX:
 a.Nội dung xuyên suốt là: Yêu nước và nhân đạo.
 b. Nền văn học có tính quy phạm. 
 c. Nền văn học luôn vân động theo hướng dân tộc hoá, dân chủ hoá. 
 d. Nền văn học phục vụ cách mạng.
Câu 3: Hai thành phần chính của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là:
 a.Văn học viết và văn học dân gian.
 b.Văn học chữ Nôm và văn học chữ Hán.
 c.Văn học viết và văn học truyền miệng.
 d.Văn học truyền miệng và văn học dân gian.
Câu 4: Đâu là thể loại văn học thuần Việt trong các thể loại sau:
 a.Thơ Đường luật.
 b.Phú.
 c.Thơ lục bát và song thất lục bát.
 d.Hịch.
Câu 5: Thơ Nôm Đường luật đạt đến trình độ điêu luyện với sáng tác của ai?
 a.Hồ Xuân Hương.
 b.Bà Huyện Thanh Quan.
 c.Nguyễn Trãi.
 d.Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 6: Điền 1từ thích hợp vào những chỗ trống:
 “Thơ văn  thời trung đại thoạt đầu gắn với tư tưởng trung quân và lòng thương xót tới trăm họ, đến cuối thế kỉ XIX khi vua quan đầu hàng giặc thì tinh thần  gắn với trách nhiệm của người dân trước tình cảnh đất nước”.
 a.Nhân đạo.
 b.Yêu nước.
 c.Trào phúng.
 d.Thế sự.
Câu 7: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương cùng giống nhau ở:
 a.Là những nhà thơ thuần Việt, sử dụng thơ Nôm để sáng tác.
 b.Là những nhà thơ thuộc giai đoạn cuối thế kỉ XIX.
 c.Là những nhà thơ rất qui phạm.
 d.Là những người viết rất hay về nông thôn.
Câu 8: Tính qui phạm không thể hiện ở yếu tố nào trong những yếu tố sau:
 a.Sử dụng nhiều điển tích điển cố.
 b.Hình ảnh ước lệ tượng trưng.
 c.Niêm, luật, đối.
 d.Sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Câu 9: Câu thơ của Nguyễn Du:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
thể hiện nội dung cảm hứng nào trong các nội dung cảm hứng của văn học trung đại?
 a.Yêu nước.
 b.Nhân đạo.
 c.Trào phúng.
 d.Thế sự.
Câu 10: Mối quan hệ giữa hai thành phần văn học : chữ Hán và chữ Nôm là :
 a.Cùng song song tồn tại, gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau.
 b.Tách biệt.
 c.Văn học chữ Hán chi phối văn học chữ Nôm.
 d.Văn học chữ Nôm chi phối văn học chữ Hán.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_21_Khai_quat_lich_su_tieng_Viet.doc