Giáo án Ngữ văn 10 tiết 19 (làm văn) Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 19 (làm văn) Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Tiết 19 (Làm văn) CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ.

A. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

 - Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để làm bài văn tự sự.

B. phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.

C. Phương pháp dạy học:

 - Kết hợp các phương pháp giải bài tập, thuyết giảng, thảo luận nhóm.

D. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới.

 4. Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 19 (làm văn) Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 (Làm văn) CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ.
A. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
 	- Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để làm bài văn tự sự.
B. phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.
C. Phương pháp dạy học:
	- Kết hợp các phương pháp giải bài tập, thuyết giảng, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
GV lần lượt đặt câu hỏi và yêu cầu HS đọc SGK để trả lời về các khái niệm.
HS tìm hiểu chung.
HS suy nghĩ trả lời.
I. Tìm hiểu chung.
 1. Các khái niệm.
 a, Văn tự sự: 
 - Tự sự là một trong ba phương thức biểu đạt của văn học.
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
 b, Sự việc: Trong tác phẩm tự sự được diễn tả bằng, lời nói, cử chỉ, hành động, của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.
 - Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
 c, Chi tiết: Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
 - Chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
 Ê Chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu là khâu quan trong trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện.
- Cho HS thảo luận nhóm. 
Chia mỗi nhóm một sự việc, yêu cầu mỗi nhóm chọn những chi tiết tiêu biểu để kể. 
Từng nhóm cử đại diện trình bày. 
Các nhóm 
khác thảo góp ý. GV bổ sung. 
Từ kiến thức đã học, cho biết cách chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu?
HS thảo luận nhóm.
HS suy nghĩ trả lời.
2. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu :
 a, Ví dụ (SGK).
 b, Phân tích ví dụ.
 Ví dụ 1. Về truyện “An dương vương ”
 - Tác giả dân gian kể về:
 + Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước (Xây thành và chế nỏ).
 + Tình vợ chồng (Mỵ Châu và Trọng Thủy).
 + Tình cha con (An Dương Vương và Mỵ Châu).
 - Sự việc Trọng Thủy và Mỵ châu chia tay nhau và chi tiết rắc lông ngỗng là tiêu biểu. Vì thiếu sự việc và chi tiết ấy truyện sẽ mất đi ý nghĩa diễn tả sự ngây thơ của Mỵ Châu.
 Ví dụ 2: Kể lại chuyên người con trai lão Hạc về lại làng.
 - Định hướng:
 + Sự việc 1: Người con trai nhớ lại quá khứ. 
 + Sự việc 2: Tìm gặp ông giáo.
 + Sự việc 3: Viếng mộ cha.
 + Sự việc 4: Gửi lại ông giáo những di vật của cha.
 + Sự việc 4: Đi làm cách mạng. 
c. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
- Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
- Dự kiến cốt truyện.
- Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết tiêu biểu. (Đưa ra nhiều sự việc, chi tiết và chọn sự việc, chi tiết nào có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện).
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành.
HS thực hành.
II. Thực hành.
 - Kể câu chuyện về một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Bài viết có sử dụng các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
 5. Củng cố.
 6. Dặn dò.
 7. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu_van_10 (26).doc