Giáo án Ngữ văn 10 tiết 66: Khái quát lịch sử tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 66: Khái quát lịch sử tiếng Việt

Tên bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt. Tiết PPCT: 66

I. Mục đích yêu cầu

- Kiến thức

+ HS nắm được một cách khái quát về nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt.

+ Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nước, của dân tộc.

- Kĩ năng, kĩ xảo cơ bản: Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt

- Tư tưởng: Bồi dưỡng tình cảm quý trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. Phương pháp, phương tiện

 - Phương pháp: Phân tích, gợi mở, tích hợp với các bộ môn khác (lịch sử, địa lí, hóa học ), nêu vấn đề, thảo luận nhóm

 - Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.

 

docx 8 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 4573Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 66: Khái quát lịch sử tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VĂN 10 TẬP 2
Người soạn: Dương Thị Duyên – Lớp Ak61 – Trường ĐHSP Hà Nội
Tên bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt. Tiết PPCT: 66
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức
+ HS nắm được một cách khái quát về nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt.
+ Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nước, của dân tộc.
- Kĩ năng, kĩ xảo cơ bản: Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
- Tư tưởng: Bồi dưỡng tình cảm quý trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Phương pháp, phương tiện
	- Phương pháp: Phân tích, gợi mở, tích hợp với các bộ môn khác (lịch sử, địa lí, hóa học), nêu vấn đề, thảo luận nhóm
	- Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
III. Tiến trình
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
	Giải thích câu “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ? 
2. Vào bài mới (1 phút)
	GV tạo một đối thoại ngắn và hỏi HS khác: Cô và bạn vừa giao tiếp với nhau bằng tiếng gì? Em hiểu thế nào là tiếng Việt? (HS trả lời)-> Phương pháp giao tiếp.
	Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt - dân tộc chiếm đại đa số trong cộng giờ các em thắc mắc: Tiếng Việt có từ bao giờ, quá trình hình thành và phát triển như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc đó. -> Phương pháp thông báo.
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
25 phút
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Lịch sử phát triển của tiếng Việt ( áp dụng phương pháp thông báo và giải thích, phương pháp giao tiếp)
GV: Giới thiệu về tiếng Việt và điểm qua 5 thời kì phát triển.
GV: Cho học xem sơ đồ hình cây về quan hệ họ hàng của tiếng Việt để học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi sau ( có sơ đồ kèm theo).
Hỏi: Em hiểu thế nào về nguồn gốc của tiếng Việt? 
HS: Trao đổi, thảo luận và trả lời.
GV: Cho HS theo dõi tiếp bảng phụ 1 để trả lời câu hỏi sau (có bảng phụ kèm theo).
Hỏi: TV có quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc với những ngôn ngữ nào?
HS: Trả lời.
GV: Giải thích thêm và chốt lại ý:
- Theo các nhà ngôn ngữ học thì tiếng nói của mỗi dân tộc đều có quá trình lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại cùng với lịch sử phát triển và tồn tại của chính dân tộc ấy; nghĩa là tiếng Việt cũng có nguồn gốc lâu đời như lịch sử của cộng đồng người Việt, hay còn gọi là nguồn gốc bản địa.
- Tuy nhiên, lịch sử của mỗi dân tộc bao giờ cũng gắn liền với những biến cố có lien quan đến các cộng đồng lân bang trong vùng, miền; do đó lãnh thổ quốc gia thường không trùng khít với lãnh thổ ngôn ngữ; tức là đồng thời với sự hình thành với tiếng nói bản địa thuần Việt còn có sự giao lưu giữa tiếng Việt với ngôn ngữ Nam Á và ngôn ngữ Trung Hoa.
- Tiếng Việt được xếp vào cùng một họ với tiếng Môn (Mi-an-ma), tiếng Kmer (Căm-pu-chia) và được gọi là họ Môn – Khmer. Họ Môn – Khmer về sau được mở rộng thong qua sự giao lưu với ngôn ngữ Mun-đa (Đông băc Ấn Độ), tiếng ChàmBên cạnh mối quan hệ họ hang với ngôn ngữ Nam Á, tiếng Việt còn có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ Tày, Thái để tạo thành một họ Nam Á cổ xưa và rộng lớn. Trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay vẫn song song tồn tại với ngôn ngữ Việt, Mường, Tày, Thái, Hơ-mông, Hơ- me; nhưng tiếng Việt còn có những quy luật phát triển riêng, mang tính độc lập và tính ổn định tương đối cao.
* Với 4 thời kì còn lại, GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nhận một phiếu học tập áp dụng kĩ thuật “khăn trải bài”. Đây là kĩ thuật được trình bày trên khổ giấy A0 mà ô hình tròn là câu hỏi trung tâm, các ô vuông nhỏ ỏ bốn góc là những câu hỏi gợi mở. Phiếu học tập được tiến hành trong 5 phút trên tinh thần HS đã chuẩn bị bài ở nhà (có phiếu câu hỏi và phiếu dự đoán câu trả lời của HS ở phần phụ lục). 
HS: Thảo luận theo nhóm và điền câu trả lời vào phiếu, sau đó cử đại diện trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại ý chính.
Nhóm 1: Sự phát triển của TV trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc có đặc điểm gì đáng lưu ý? 
Lưu ý HS: Tiếng Việt và tiếng Hán chỉ là sự tương đồng ngôn ngữ về mặt loại hình chứ không có quan hệ họ hàng. 
GV: Có thể nêu một số ví dụ Viêt hoá.
Nhóm 2: Sự phát triển của TV thời kì phong kiến độc lập tự chủ có điểm gì đặc sắc?
Em có thể nêu tên vài tác giả hoặc tác phẩm viết bằng chữ Nôm mà em biết?
Nhóm 3: Sự phát triển của TV trong thời kì Pháp thuộc có gì khác trước?
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về thuật ngữ vay mượn.
Nhóm 4: Các cách xây dựng thuật ngữ trong TV? Vị trí của TV?
GV: Chốt lại và hướng HS đến việc trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của TV, không được dùng tùy tiện, lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài (bằng cách dẫn ra các ví dụ về ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ học trò).
Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
HS: Đọc to, rõ phần Ghi nhớ.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt
1. TV trong thời kì dựng nước
a. Nguồn gốc TV 
- TV có nguồn gốc bản địa.
- TV thuộc họ Nam Á, dòng Môn-Khmer, nhánh Việt Mường.
b. Quan hệ họ hàng của TV
- Quan hệ họ hàng với tiếng Mường, tiếng Khmer,
- Quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán,
2. TV trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
- Vẫn phát triển trong mối quan hệ với các ngôn ngữ thuộc họ Nam Á.
- Chính sách đồng hoá của pk phương Bắc -> TV bị chèn ép nhưng TV vẫn được bảo tồn và phát triển.
- Việt hoá nhiều từ ngữ Hán --> TV ngày càng phong phú.
3. TV dưới thời kì độc lập tự chủ
- Nho học được đề cao và giữ vị trí độc tôn.
- Dựa vào tiếng Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm, tạo điều kiện cho văn học Nôm phát triển và đạt nhiều thành tựu.
Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bản dịch Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm)..
4. TV trong thời kì Pháp thuộc 
- Tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn, đẩy tiếng Việt và tiếng Hán xuống vị trí thứ yếu.
- Chữ quốc ngữ ra đời.
- Xuất hiện thuật ngữ khoa học vay mượn của tiếng Hán và tiếng Pháp.
Ví dụ: Tiếng Hán: đạo hàm, tích phân, chính trị, kinh tế Tiếng Pháp: a-xít, ba-zơ, các-bo-níc
5. TV từ sau CMT8 đến nay
- Hệ thống thuật ngữ dần được chuẩn hoá.
- TV giành được vị trí chính thống trên mọi lĩnh vực, đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia.
Ghi nhớ: SGK
10 phút
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Chữ viết của tiếng Việt
GV: Yêu cầu HS đọc mục II trong SGK và hoạt động theo các yêu cầu sau.
Hỏi: Theo truyền thuyết và dã sử, người Việt cổ ta đã có chữ viết riêng chưa?
HS: Trả lời.
GV giải thích thêm:
- Theo sách “ Đại Việt sử lược” và một số sách sau đó như “An Nam chí nguyên, Việt sử thông giám tổng luận” có chép rằng thời Hùng Vương “chính sự dung lối kết nút”. Đó là một cách ghi nhớ sự việc , có thể gọi là văn tự kết nút mà một số dân tộc thời nguyên thủy vẫn dùng. Liệu đến cuối thời Hùng Vương, đã có một số thứ chứ viết thực sự nào xuất hiện chưa? Đây là một câu hỏi còn bỏ ngõ và cũng là nỗi trăn trở của nhiều nhà Việt ngữ học. Chúng ta đành chờ câu trả lời trong một tương lai gần.
* Để đi vào tìm hiểu các chữ viết của tiếng Việt GV thành lập 2 nhóm (nếu thành lập nhiều nhóm sẽ gây lộn xộn mất trật tự) tham gia trò chơi “Mảnh ghép”có phần thưởng bằng cách cho HS giơ tay (các bạn còn lại trong lớp không tham gia trò chơi nhưng vẫn làm việc cá nhân với các câu hỏi Gv đưa ra cho mỗi nhóm trong cả hai vòng để GV gọi bất kì một em đứng lên nhận xét, em nào nhận xét đúng cũng có phần thưởng, tránh tình trạng các em ngồi chơi). Trò chơi này gồm 2 vòng: Vòng 1, Hoạt động theo nhóm 2 người, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ trong phiếu học tập ( có phiếu học tập ở phần phụ lục) và đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao, mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm;Vòng 2: Hình thành nhóm 2 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2), yêu cầu của vòng 2 như sau:
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. 
Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
Lời giải được ghi rõ trên bảng.
Vòng 1: 
Nhóm 1: Trình bày sơ lược những hiểu biết của em về chữ Nôm của tiếng Việt?(xem phiếu học tập số 5).
GV gọi bất kì một em trong nhóm 1 đứng dựng trình bày sau đó gọi 1 em nhận xét bổ sung.
Nhóm 2 : Trình bày sơ lược những hiểu biết của em về chữ Quốc ngữ của tiếng Việt? (xem phiếu học tập số 6).
GV gọi bất kì một em trong nhóm 1 đứng dựng trình bày sau đó gọi 1 em nhóm 1 nhận xét bổ sung.
Vòng 2 :
GV đưa ra câu hỏi cho nhóm: Để đáp ứng những yêu cầu của xã hội trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam theo em giữa chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, chữ viết nào có ưu thế vượt trội hơn?
GV chỉ định bất kì một thành viên trong nhóm mới trình bày, các thành viên còn lại trong lớp nhận xét bổ sung.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HS đọc và nhấn mạnh ý chính, ghi vào tập.
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm bài 2,3 phần Luyện tập trang 40 trong SGK, riêng bài tập 1 tương đối khó đối với HS nên GV chỉ cần nói sơ lược nếu còn thời gian.
II. Chữ viết của tiếng Việt
- Theo truyền thuyết và dã sử, từ xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết riêng như “đàn nòng nọc đang bơi”.
- Chữ Nôm: 
+ Dựa vào chữ Hán người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
+ Là thành quả lớn của dân tộc.
+ Còn nhiều nhược điểm.
- Chữ Quốc ngữ:
 + Du nhập vào Việt Nam khoảng nửa đầu thế kỉ XVII do nhu cầu truyền đạo của một số giáo sĩ phương Tây, xây dựng dựa vào bộ chữ cái La-tinh.
 + Thịnh hành vào cuối XIX đầu XX ngày nay nó đã có một vị trí xứng đáng.
 + Có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm.
* Nhật xét:
Chữ quốc ngữ có nhiều ưu thế hơn trong việc đáp ứng những yêu cầu của xã hội trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam vì những lí dó sau:
- Phần lớn các chữ viết trong vùng Đông Nam Á là loại chữ vuông, chữ tượng hình, chữ tượng ý ( chữ Nôm là một trong những loại chữ như vậy) thì loại chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm đọc (đọc sao viết vậy), đây là một ưu điểm lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xóa nạn mù chữ, phổ cập văn hóa và nâng cao dân trí.
- Chữ Quốc ngữ là chữ viết đơn giản, phù hợp tiện lợi và khoa học hơn chữ Nôm ( chữ Nôm muốn học được phải có vốn chữ Hán nhất định)
- Có phạm vi giao dịch quốc tế rộng lớn và thuận lợi trong việc giao tiếp, thông tin. Hiện nay, khoảng 30% số dân trên thế giới dung loại chữ này.
Ghi nhớ: SGK
3. Cúng cố (3 phút)
Nguồn gốc của TV? Chúng ta cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
4. Dặn dò (2 phút) (bảng phụ)
+ Học thuộc bài.
+ Làm bài 2,3 phần Luyện tập trang 40 trong SGK.
V. Rút kinh nghiệm
	Sơ đồ, bảng phụ, và phiếu học tập sử dụng trong bài giảng Khái quát lịch sử tiếng Việt.
1. Bảng phụ:
Việt
Mường
Môn
Khmer
hai
Hai
ba
pi
bốn
Pon
pon
buon
tay
Thay
day
tai
2. Phiếu học tập dành cho các nhóm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_21_Khai_quat_lich_su_tieng_Viet.docx