Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 85: Vượt thác

Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 85: Vượt thác

A. Mức độ cần đạt

 Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong “Vượt thác”.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.

- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.

 2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.

 3. Thái độ: Cảm nhận và phân tích một bài văn tả cảnh theo hướng tích hợp.

C. Phương pháp

 Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng . .)

 2. Bài cũ: Tại sao khi đứng trước bức tranh được giải nhất của cô em gái, tâm trạng người anh “thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”? Qua câu chuyện về hai anh em Kiều Phương, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

 3. Bài mới: Để hiểu kỹ hơn về văn miêu tả, chúng ta đã được tìm hiểu lý thuyết kết hợp với các văn bản truyện hiện đại như Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau. Hôm nay, chúng ta lại được tìm hiểu một văn bản nữa không những độc đáo về nội dung thể hiện mà còn rất đặc sắc về nghệ thuật sử dụng trong bài.

 

doc 8 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 4637Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 85: Vượt thác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22	 Ngày soạn: 26/01/2013
Tiết: 85	 Ngày dạy : 28/01/2013
VƯỢT THÁC
(Trích “Quê nội” - Võ Quảng)
A. Mức độ cần đạt
 Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong “Vượt thác”.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
 2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
 3. Thái độ: Cảm nhận và phân tích một bài văn tả cảnh theo hướng tích hợp.
C. Phương pháp
	Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng ....)
 2. Bài cũ: Tại sao khi đứng trước bức tranh được giải nhất của cô em gái, tâm trạng người anh “thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”? Qua câu chuyện về hai anh em Kiều Phương, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
 3. Bài mới: Để hiểu kỹ hơn về văn miêu tả, chúng ta đã được tìm hiểu lý thuyết kết hợp với các văn bản truyện hiện đại như Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau. Hôm nay, chúng ta lại được tìm hiểu một văn bản nữa không những độc đáo về nội dung thể hiện mà còn rất đặc sắc về nghệ thuật sử dụng trong bài.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu chung 
- Nêu những nét chính về tác giả Võ Quảng?
- Em hãy nêu xuất xứ và thể loại của tác phẩm?
Hs theo dõi phần Chú thích trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv yêu cầu giọng đọc: đoạn đầu miêu tả cảnh dòng sông ở đồng bằng thì nhẹ nhàng; đoạn tả cảnh vượt thác thì sôi nổi, mạnh mẽ; đoạn cuối êm ả, thoải mái.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi 1-2 Hs đọc tiếp.
Giải thích một số từ khó theo Chú thích (Sgk)
 Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
Hướng dẫn phân tích cụ thể
Gọi học sinh đọc lại đoạn đầu 
 Ở đoạn đầu, em hình dung được những gì về cảnh sắc thiên nhiên miền Trung?
 Những chi tiết nào miêu tả điều đó? (dòng sông, cánh buồm, bãi dâu, làng xóm, vườn tược, đặc sản...)
Hs thảo luận, trả lời câu hỏi.
 Tìm những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài văn?
Em có nhận xét gì về cảnh vật ở sông Thu Bồn?
 Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình và động tác của nhân vật dượng Hương Thư?
 Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả nhân vật?
 Hình ảnh con người vượt thác được tác giả miêu tả như thế nào? Từ đó em có nhận xét gì về đặc thù của con người miền Trung?
Tổng kết
GV: Giúp Hs khái quát lại toàn bộ nội dung bài học.
Luyện tập
 So sánh hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” để thấy nét đặc sắc của phong cảnh thiện nhiên và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả?
Văn bản
Sông nước
Cà Mau
Vượt thác
Nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên.
Có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
Cảnh thiên nhiên rộng lớn, thơ mộng, hùng vĩ
Nghệ thuật miêu tả
Vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động.
Tả cảnh, tả người sinh động.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học bài và làm bài.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: (Sgk/39)
 2. Tác phẩm 
- Xuất xứ: Trích chương XI - Quê nội.
- Thể loại: Truyện (đoạn trích)
II. Đọc - hiểu văn bản
 1.Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó	
2. Tìm hiểu văn bản
 2.1. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu “vượt nhiều thác nước”: Thuyền trên con đường đến thác.
- Tiếp theo “thác Cổ Cò”: Thuyền vượt thác.
- Đoạn còn lại: Thuyền vượt ra khỏi thác.
 2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả là chủ yếu.
 2.3. Phân tích
 a. Hình ảnh con sông Thu Bồn
- Trước khi đến chân thác: Êm đềm, hiền hòa thơ mộng, thuyền bè tấp nập.
- Sắp đến chân thác: Vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.
- Đoạn sông có nhiều thác dữ: hiểm trở, dữ dội.
- Khi qua thác: sông vẫn chảy quanh co nhưng bớt hiểm trở, đồng khá bằng phẳng như chào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi.
-> Nghệ thuật miêu tả, so sánh, nhân hóa.
=> Những chi tiết đã vẽ nên một bức tranh làng quê trù phú, yên bình của đồng quê miền Trung.
 b. Hình ảnh dượng Hương Thư 
Được đặc tả qua ngoại hình và động tác:
 - Đánh trần đứng sau lái, ghì chặt trên đầu sào lấy thế trụ lại.
 - Như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng bạnh ra... cặp mắt nảy lửa...
-> Nghệ thuật miêu tả, so sánh.
=> Hình tượng nhân vật được khắc họa và tô đậm rõ nét: hành động kiên quyết, không lùi bước trước bất cứ khó khăn nào.
3. Tổng kết
 a. Nghệ thuật
 b. Nội dung
=> Ghi nhớ: (Sgk/41) 
Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương và lao động, từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ lại văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu.
- Hiểu ý nghĩa các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên.
- Làm hoàn thiện bt vào vở bài tập.
- Chuẩn bị 2 bài tiếp theo.
 E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 22	 Ngày soạn: 26/01/2013
Tiết: 86	 Ngày dạy: 28/01/2013
SO SÁNH
(Tiếp theo)
A. Mức độ cần đạt
	- Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức: Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.
 2. Kỹ năng:
	 - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay.
	 - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
 3. Thái độ: Bước đầu tạo được một số phép so sánh.
C. Phương pháp
 Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học 
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng ....)
 2. Bài cũ: Thế nào là so sánh? Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Cho ví dụ có sử dụng phép so sánh.
3. Bài mới: Ở tiết học trước các em đã nắm được thế nào là so sánh và cấu tạo của phép so sánh. Hôm nay các em sẽ đi sâu tìm hiểu các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh trong câu.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn Tìm hiểu các kiểu so sánh
Gv treo bảng phụ có ghi khổ thơ.
 “Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
 Tìm phép so sánh trong khổ thơ bằng cách điền vào mô hình cấu tạo phép so sánh?
Hs làm ra bảng phụ. 1 Hs làm bảng lớp. Gv chữa bài.
 Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh vừa tìm được có gì khác nhau?
-> So sánh ngang bằng A như (là) B và So sánh không ngang bằng A chẳng bằng B.
Tìm hiểu thêm 1 số từ so sánh thuộc 2 kiểu trên?
SS ngang bằng
SS không ngang bằng
Là, như, y như, tựa như, giống như, bao nhiêu, bấy nhiêu
Hơn, hơn là, kém, thua, không bằng, chưa bằng, chẳng bằng, khác
 Từ những điều vừa tìm hiểu trên, em hãy cho biết có mấy kiểu so sánh?
Hs căn cứ Ghi nhớ trả lời.
 Hãy đặt cho cô một câu có sử dụng phép so sánh?
* Tìm hiểu tác dụng của so sánh
Gv treo bảng phụ ghi đoạn văn trong sgk.Gọi Hs đọc.
 Tìm phép so sánh có trong đoạn văn? 
Hs nêu.
Thảo luận(2p): Cho biết phép so sánh có tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật, sự việc; đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả?
Giáo viên gợi ý:
1. Phép so sánh có tác dụng gợi hình: Giúp việc miêu tả sự vật, sự việc cụ thể và sinh động hơn.
2. Phép so sánh còn có tác dụng gợi cảm, biểu hiện thái độ, tư tưởng: Tình cảm của người nói và người viết sâu sắc hơn.
Vậy, phép so sánh có những tác dụng gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: Chỉ ra phép so sánh trong những khổ thơ, cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào?
Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích?
Hs làm việc theo nhóm. Phân tích theo ý thích.
BT2: Nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong văn bản “Vượt thác”?
Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
BT3: Dựa vào văn bản “Vượt thác”, viết đoạn văn từ 3 - 5 câu tả cảnh dượng Hương Thư đưa thuyền qua thác dữ. Trong đó, có sử dụng hai kiểu so sánh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học.
I. Tìm hiểu chung
1. Các kiểu so sánh
1.1. Phân tích ví dụ
Vế A
Phương diện SS
Từ SS
Vế B
Ngôi sao
thức
chẳng bằng
mẹ
Mẹ
là
ngọn gió
Có hai phép so sánh: 
- Phép so sánh 1: A chẳng bằng B
-> So sánh không ngang bằng.
- Phép so sánh 2: A là B.
-> So sánh ngang bằng.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/42)
2. Tác dụng của so sánh
2.1. Phân tích ví dụ
* Phép so sánh trong đoạn văn nằm ở 4 câu. Từ “Có chiếc lá” đến “bay trở lại cành”.
* Tác dụng:
+ Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc hình dung được những cách rụng khác nhau của chiếc lá.
+ Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: Phép so sánh thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/42)
II. Luyện tập
BT1: Các phép so sánh
a. So sánh ngang bằng: là.
b. So sánh không ngang bằng: chưa bằng.
c. + So sánh ngang bằng: như.
 + So sánh không ngang bằng: hơn.
BT2:
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng, nhanh như cắt.
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+  những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
BT3: Hs thực hành ở nhà.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ.
- Làm Bt 3.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
 E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 22	 Ngày soạn: 29/01/2013
Tiết: 87	 Ngày dạy : 01/02/2013
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
A. Mức độ cần đạt 
- Phát hiện và sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.
 2. Kỹ năng: Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm chuẩn khi nói.
C. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng ....)
 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
 3. Bài mới: Nhằm giúp các em viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm chính xác các từ, tiết rèn luyện chương trình địa phương hôm nay đáp ứng yêu cầu đó.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
 Giáo viên cho học sinh xác định quê quán của mình (vì Đam Rông là vùng kinh tế mới, nơi tập trung dân cư các vùng, các điạ phương)
Giáo viên lập nhóm học sinh theo 3 miền: Bắc – Trung – Nam.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
* Cho học sinh phát hiện những phụ âm đầu mà địa phương miền Bắc hay lẫn lộn.
Nhóm 1: Tìm các từ có phụ âm đầu: tr/ch
Nhóm 2: Tìm các từ có phụ âm đầu: s/x
Nhóm 3: Tìm các từ có phụ âm đầu: l/n
Nhóm 4: Tìm các từ có phụ âm đầu: r/d/gi
Gv gọi Hs lên bảng (mỗi nhóm 2 người) tìm các từ có phụ âm đầu như yêu cầu.
Gv nhận xét.
* Học sinh tìm ra phụ âm cuối, thanh, các nguyên âm mà đối với các tỉnh miền Trung + Nam hay nhầm lẫn.
Gv chia nhóm thực hiện:
Nhóm 1: Tìm các từ có phụ âm cuối: c/t; n/ng.
Nhóm 2: Tìm các tiếng có chứa thanh hỏi – ngã.
Nhóm 3: Tìm các tiếng chứa nguyên âm i/iê, o/ô.
Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày kết quả.
Gv nhận xét, chữa bài.
* Hướng dẫn làm một số bài tập
BT1: Đọc - chép
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
BT2: Chọn từ điền trống
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học ở nhà
I. Nội dung luyện tập
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi:
a. Phụ âm đầu tr / ch
- Tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trơ trụi, trợ cấp, trách nhiệm, trật tự; chặt chẽ, chắc chắn, chắt lọc, chọn lựa, chuyển dịch.
b. Phụ âm đầu s / x
- sáng tạo	 - xe đẩy
- sản xuất	 - xì xào
- sang trọng	 - xa xăm
- sôi nổi	 - xương xẩu
- sỏi đá	 - xó xỉnh
- sung sướng 	 - xào xạc
c. Phụ âm đầu	r / d / gi
	l / n
2. Đối với các tỉnh miền Trung - miền Nam
a. Nghe - viết, nhớ viết những đoạn, bài chứa cặp phụ âm cuối dễ mắc lỗi: c/t; n/ng
 + ac / at ; ang / an 
 + ươc / ươt, ương / ươn
 Sát sạt, chát chúa, hoa lan, khoai lang, man mác, làn gió, ước mơ, ướt đẫm, dược liệu, tập dượt, lệch lạc, làng mạc, nhếch nhác, ran rát, mưu lược, khang khác.	 
b. Nghe - viết, nhớ viết những đoạn, bài chứa các tiếng có thanh dễ mắc lỗi: hỏi - ngã
- Thủ thỉ, của cải, phấn khởi, vớ vẩn, đầy đủ, sợ hãi, ngái ngủ, lỗi lầm...
c. Nghe - viết, nhớ viết những đoạn, bài chứa các nguyên âm dễ mắc lỗi: i/iê; o/ô.
II. Luyện tập
BT1. Viết những đoạn, bài chứa các âm thanh dễ mắc lỗi.
BT2. Lựa chọn từ điền vào chỗ trống:
-  cá, sợi ,  điện,  cánh,  phút, bao .
-  giặc,  diết,  văn, chữ ,  chết.
(Cho các từ: vây, dây, giây, giết, da, viết)
II. Hướng dẫn tự học
- Lập sổ tay chính tả, thường xuyên ghi những từ dễ viết lẫn, kèm theo câu chứa từ ấy.
- Chuẩn bị 2 bài tiếp theo:
 + Phương pháp tả cảnh.
 + Văn bản: Buổi học cuối cùng.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 22	 Ngày soạn: 31/01/2013
Tiết: 88	 Ngày dạy : 02/02/2013
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
- Hướng dẫn bài viết ở nhà -
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh.
- Rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thư tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
 2. Kỹ năng
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu phương pháp tả cảnh chuẩn bị cho bài viết ở nhà.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng ....)
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.	
 3. Bài mới: Những tiết học trước chúng ta đã biết thế nào là văn miêu tả, chúng ta cũng đã biết các yếu tố cần thiết giúp cho việc làm văn miêu tả được cụ thể, sinh động. Nhưng như thế chưa đủ, muốn làm được bài văn miêu tả hay phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Vậy đó là những yếu tố nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp câu hỏi đó.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh
Chia lớp ra 3 nhóm, mỗi nhóm đọc 1 đoạn văn ở SGK/45 và trả lời câu hỏi ra giấy nháp: Nhóm 1: a; nhóm 2: b; nhóm 3: c. 
 Văn bản miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở khúc sông có nhiều thác dữ?	- Đoạn (b) : nhóm 2
 Văn bản (b) tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh ấy theo thứ tự nào? Liệu có thể đảo ngược thứ tự này được không? Vì sao?	- Đoạn (c): nhóm 3
 Nhận xét về thứ tự miêu tả trong đoạn văn thứ 3?
Hs thảo luận theo nhóm (5p). Đại diện nhóm trình bày. Hs tự rút ra kết luận từ ví dụ.
Gv nhận xét, tổng hợp ý kiến.
Vậy, để viết bài văn tả cảnh hay em cần lưu ý điều gì? Bố cục của bài văn gồm mấy phần?
Hs căn cứ phần Ghi nhớ, Sgk trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Hs chia nhóm, thảo luận các bài tập 1, 2, 3.
BT1: Em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào? Miêu tả theo thứ tự như thế nào với quang cảnh này?
Cho Hs 5 phút viết phần mở bài, kết bài.
Gv thu 5 bài, chấm nhanh, sửa bài cho Hs.
BT2: Yêu cầu học sinh xác định thứ tự miêu tả gắn với hình ảnh cụ thể, tiêu biểu.
HS tiến hành làm ra nháp. Đại diện nhóm trình bày. Gv nhận xét, chỉnh sửa cho Hs.
BT3: Yêu cầu học sinh tóm tắt thành dàn ý của bài “Biển đẹp”
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
* Hướng dẫn làm bài viết ở nhà: Từ đề bài cô cho, các em đọc kỹ đề, xác định đúng đối tượng cần miêu tả. Sau đó, tiến hành quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét về đối tượng. Trong quá trình thai nghén bài viết nên chú ý phương pháp tả cảnh rồi thực hiện theo các bước làm bài văn như đã học. Có thể tham khảo tài liệu nhưng không được chép tài liệu. Cần suy nghĩ kỹ, viết nháp trước khi làm bài. Nộp đúng thời gian quy định.
I. Tìm hiểu về Phương pháp viết văn tả cảnh
1. Phân tích ví dụ	1. Phương pháp viết văn tả cảnh:
a. Dượng Hương Thư đang trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, đứng giữa sự sống và cái chết: cho nên qua ngoại hình cũng như những động tác của dượng chứng tỏ dượng đang phải vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.	+Đoạn văn (a): qua hình ảnh nhân vật Hương Thư, ta có thể hình dung được cảnh vượt thác rất gian nan với nhiều chướng ngại vật ở khúc sông này. 	+Đoạn văn (b): tả cảnh quang dòng
b. Đoạn văn tả cảnh Sông Năm Căn và rừng đước theo thứ tự từ dưới sông lên bờ, cũng là từ xa đến gần.
- Không thể đảo ngược vị trí cảnh miêu tả.
c. Đoạn văn có 3 phần:
- Phần mở đầu: Từ đầu đến “màu của lũy”: Giới thiệu khái quát về lũy tre.
- Phần thứ hai: Tiếp theo đến “không rõ”: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của lũy làng.
- Phần ba: Đoạn còn lại: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
-> Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.	+Đoạn văn (c): tác giả miêu tả từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể (phần giữa)
2. Ghi nhớ: (Sgk/47)
II. Luyện tập
BT1: Tả quang cảnh lớp học trong tiết viết bài tập làm văn:
- Những hình ảnh tiêu biểu: Cô (thầy), không khí lớp, quang cảnh chung phòng học (bảng đen, bốn bức tường, bàn ghế...); các bạn (tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài...); cảnh viết bài; cảnh ngoài sân trường; tiếng trống kết thúc v.v...
- Thứ tự: cần hợp lý từ ngoài vào trong; từ phía trên bảng, cô giáo xuống dưới lớp, từ không khí chung của tiết học đến bản thân ...
BT2: Tả cảnh sân trường giờ ra chơi có thể miêu tả theo nhiều cách: 
- Từ gần -> xa (không gian); trước, trong và sau giờ ra chơi (thời gian).
- Từ quang cảnh chung đến bản thân (khái quát -> cụ thể).
BT3: Dàn ý của bài “Biển đẹp”:
MB: Chính tên văn bản “Biển đẹp”.
TB: Lần lượt tả vẻ đẹp và màu sắc của biển ở những thời điểm, góc độ khác nhau: Buổi sáng; Buổi chiều; Buổi trưa; Ngày mưa rào; Ngày nắng
KB: Đoạn cuối: Nhận xét và suy nghĩ của tác giả về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
III. Hướng dẫn tự học
- Hoàn thiện những phần còn lại ở Bt 1, 2 vào vở bài tập.
- Viết bài tập làm văn tả cảnh ở nhà để nộp vào tuần tới.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 TUAN 22.doc