Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần 14

Tiết: 40

NHÀN

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Giáo án, SGK , SGV

- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà

III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Một tuyên ngôn với lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.

- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.

2. Kĩ năng:

Đọc – hiểu bài thơ Nôm Đường luật.

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết: 40	
NHÀN
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Giáo án, SGK , SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Một tuyên ngôn với lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
2. Kĩ năng:
Đọc – hiểu bài thơ Nôm Đường luật.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1-Ổn định lớp.
 2-Kiểm tra bài cũ:
 3- Bài mới: Ở mỗi thời đại, con người có những quan niệm sống khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu quan niệm sống nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
HĐ của GV- HS
Nội dung
HĐ1: 
- GV: Nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm?
- HS: Dựa vào Tiểu dẫn, trả lời
- GV nhận xét và chốt lại các ý chính.
HĐ2: 
- HS: Đọc bài thơ và tìm hiểu chú thích
- GV: Cho Hs hoạt động nhĩm
+ N1: Trả lời câu hỏi 1
+ N2: Trả lời câu hỏi 3
- HS: Trao đổi, thảo luận
 Cử đại diện trình bày
- GV: Nhận xét, phân tích bổ sung
 Chốt lại ý chính
- HS: Trả lời câu hỏi 2 sgk
 Bổ sung
- GV: Nhận xét, phân tích
 + Nơi vắng vẻ: nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi thảnh thơi của tâm hồn.
+ Chốn lao xao: chốn cửa quyền, đường hoạn lộ, nơi bon chen danh lợi, luồn lọt, sát phạt
+ Dại, khơn: cách nói dùa vui, ngược nghĩa “dại mà thực chất là khôn, khôn mà hóa dại” 
 Chốt lại ý chính
- GV: Đặc sắc nghệ thuật bài thơ?
- HS: Trả lời
HĐ3: 
-GV: Hãy nêu quan niệm sống nhàn của NBK qua bài thơ. Quan niệm sống đó có còn phù hợp trong thời đại ngày nay hay không ?
- HS:Trả lời, đọc ghi nhớ
I. TÌM HIỂU CHUNG :
 1. Tác giả : NBK là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”.
 2. Tác phẩm : Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ Nhàn trong bài thơ chỉ một quan niệm, một cách xử thế.
 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
 1.1 Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1,2,5,6)
 - Cuộc sống thuần hậu, chất phác, nguyên sơ.
+ Sống giữa thôn quê với những công cụ lao động thô sơ: mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu để câu cá.
+ Cách dùng số tư tính tính đếm rành rọt : Một một.một. Tất cả đã sẵn sàng, chu đáo 
 + “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” Sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
 - Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao.
+ Đạm bạc ở thức ăn quê mùa, dân dã (măng trúc, giá); sinh hoạt nhàn hạ (tắm hồ, tắm ao)
 + Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với thiên nhiên, mùa nào thức ấy.
 1.2. Vẻ đẹp nhân cách và trí tue ä(3,4,7,8)
- Về với thiên nhiên, sống hòa thuận theo tự nhiên, không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để làm tâm hồn an nhàn, khoáng đạt. 
 - Trí tuệ:
+ Tỉnh táo trong sự chọn lựa nơi vắng vẻ, tỉnh táo trong cách nói dùa vui, ngược nghĩa “dại mà thực chất là khôn, khôn mà hóa dại” 
+ Nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng phép đối, điển cố.
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.
III. Ý NGHĨA VĂN BẢN: 
Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ 
- Anh (chị) đánh giá như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
- Soạn bài: Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:41 	
ĐỌC “TIỂU THANH KÍ”
(Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:	
- Cảm nhận được niềm cảm thông mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ.	
- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du.	
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Giáo án, SGK , SGV
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
-Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ.
- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
2. Kĩ năng:
Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp.
V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1-Ổn định lớp.
 2-Kiểm tra bài cũ:
 3-Bài mới : Viết về người tài hoa mà bạc mệnh là đặc điểm tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Du . Độc Tiểu Thanh kí là một bài thơ tiêu biểu của ông.
HĐ của GV-HS
Nội dung
HĐ1: 
-HS: Đọc Tiểu dẫn và cho biết ý kiến về :
 + Nàng Tiểu Thanh.
 + Cách hiểu nhan đề bài thơ. 
 + Hoàn cảnh s.tác.
- GV: Bổ sung, chốt lại các ý chính.
HĐ2: 
- HS: Đọc bài thơ (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
 - GV: Khung cảnh Tây Hồ được miêu tả như thế nào? Tấm lịng của tác giả?
- HS: Phân tích 
 + Cảnh Tây Hồ: quá khứ, hiện tại
 + Tấm lịng Nguyễn Du
- GV: Bổ sung, chốt ý
 Hãy giải thích từ: chi phấn, văn chương ? Tấm lịng của Nguyễn Du đối với nàng Tiểu Thanh ?
- HS: Trả lời, bổ sung
- GV: Nhận xét, giảng giải
 Chốt ý 
Mở rộng: 
Ý thức giá trị nghệ thuật luơn bị vù dập, sự trân trọng đối với người nghệ sĩ.
- HS: Trả lời câu hỏi 2 sgk
- GV: Phân tích
 Chốt lại ý chính
Mở rộng: Đặt vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ.
- GV: Tâm sự của nhà thơ qua hai câu thơ cuối ?
- HS: Trao đổi, trả lời
- GV: Nhận xét, phân tích
 Chốt ý
HĐ3: 
- GV:Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong bài thơ ?
- HS: Trả lời, đọc ghi nhớ sgk
HĐ 4: 
- HS: Làm bài tập luyện tập
- GV: Nhận xét, gợi ý
I. TÌM HIỂU CHUNG :
 1. Nàng Tiểu Thanh : 
 2. Về nhan đề bài thơ : 
 3. Hoàn cảnh sáng tác : Đọc truyện viết về nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du cảm thương nên sáng tác bài thơ này.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung: 
1.1. Hai câu đề:
- Cảnh Tây Hồ
+ Quá khứ : xinh đẹp
+ Hiện tại: hoang vắng, lụi tàn.
->Tiếng thở dài trước lẽ “biến thiên dâu bể “của cuộc đời.
- Tấm lịng Nguyễn Du
 “Độc điếu”: một mình viếng.
-> Tiểu Thanh bị vùi lấp trong lãng quên nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “nhất chỉ thư”.
1.2. Hai câu thực: 
-“Chi phấn” :+ Nhan sắc của Tiểu Thanh 
 + Cái đẹp ở đời 
-“Văn chương”:
 + Thơ của Tiểu Thanh 
 + Người tài hoa nĩi chung 
 -> Nỗi xĩt xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiêủ Thanh - con người tài hoa nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn khơng được buơng tha.
1.3. Hai câu luận: 
- Cái “hận” của Tiểu Thanh, của người đời, của tài tử văn nhân khơng gì lí giải được.
-> Sự ốn trách, bất bình với cuộc đời. 
- Cái án phong lưu:
+ Về sự tài hoa của nghệ sĩ 
+ Sự thăng trầm của văn chương
-> Người nghệ sĩ và văn chương siêu việt thường cô độc, ít người thấu hiểu.
- Nguyễn Du tự thấy bản thân cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với TT, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng vì nết phong nhã đĩ.
-> Bộc lộ mối đồng cảm sâu xa.
1.4. Hai câu kết: 
-“Tam bách”:con số ước lệ, chỉ thời gian dài.
-“khấp” :nhỏ nước mắt, khĩc thầm.
-> Tiếng lịng khao khát tri âm. Khĩc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “ trơng người lại nghĩ đến ta”.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngơn từ.
- Ngơn ngữ trữ tình đậm chất triết lí.
III.Ý NGHĨA VĂN BẢN:
- Niềm cảm thơng mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế.
- Vẻ đẹp của CNNĐ Nguyễn Du.
IV. Luyện tập:
 .Gợi ý:
- Viết về Đạm Tiên
- Lời nĩi của Thuý Kiều
-> Số phận của người phụ nữ
 4. Hướng dẫn tự học: 
- Học thuộc lịng bài thơ ( phiên âm và dịch thơ)
- Dựa vào nội dung bài thơ, lí giải tại sao Nguyễn Du lại cĩ sự đồng cảm, tri âm sâu sắc với Tiểu Thanh.
- Anh (chị) hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du được gủi gắm trong bài thơ này?
- Chuẩn bị bài: Phong cách ngơn ngữ sinh hoạt 
 VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 42	 
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được khái niệm , hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản.
- Kĩ năng lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Có ý thức lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1-Ổn định lớp.
2-Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
HĐ của GV-HS
Nội dung
HĐ1: 
- HS: Nhận xét biểu hiện của tính cụ thể trong cuộc hội thoại ở muc I.1
- GV: Nhận xét, bổ sung
 Vì sao ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải cụ thể?
- HS: Trả lời
 Ngôn ngữ càng cụ thể thì người nói và người nghe càng dễ hiểu nhau; ngôn ngữ càng trừu tượng, sách vỡ thì càng gây khó khăn cho giao tiếp.
- GV: Giảng giải, khái quát
- HS: Nhận xét biểu hiện tính cảm xúc trong đoạn hội thoại mục I.
- GV: Yêu cầu 1 HS nhận xét về ngôn ngữ của các bạn trong lớp về: cách phát âm, giọng nói, cách dùng từ, chọn câu.
- HS: Phát biểu
- GV: Nhận xét, gợi ý.
 Khái quát tính cá thể
HĐ2: 
- GV: Cho Hs hoạt động nhóm
 + N1: bài tập 1
 + N2: bài tập 2
- HS: Trao đổi, thảo luận
 Cử đại diện trình bày
 Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét, gợi ý HS sửa chữa
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :
1. Tính cụ thể :
 Về hoàn cảnh, con người, cách nói năng, từ ngữ diễn đạt,
2. Tính cảm xúc:
 - B.hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu
 - Từ ngữ khẩu ngữ thể hiện cảm xúc
 - Câu giàu sắc thái cảm xúc (câu cảm thán, câu cầu khiến)
* Thể hiện ở những hành vi kèm lời nói như: vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ,..
3. Tính cá thể:
 Gịong nói từng người, cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu,
* Ghi nhớ ( sgk)
III. Luyện tập :
 1. * Tính cụ thể :
- Thời gian: đêm khuya; không gian: rừng núi
- Nhân vật: Đặng Thuỳ Trâm tự phân thân
- Nội dung: tự vấn mình
 * Tính cảm xúc: giọng điệu thân mâït, câu cảm thán , nghi vấn (Nghĩ gì đấy Th ơi?; Đáng trách qua Th ơi!) những từ ngữ viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm tư.
 * Tính cá thể: ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có vốn sống, đời sống nội tam phong phú (Nghĩ gì đấy Th ơi? ; Đáng trách qua Th ơi ! ; Th có nghe ?)
 2. Dấu hiệu của phong cách ng.ngữ sh :
 - Từ xưng hô thân mật: mình - ta, cô - anh
 - N.ngữ đối thoại: có nhớ ta chăng, hỡi cô
 - Lời nói hằng ngày: Mình về, Ta về, Lại đây đập đất trồng cà với anh.
 4. Hướng dẫn tự học:ï 
- Nhận xét ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè. 
- Chuẩn bị bài: Vận nước, Cáo bệnh bảo mọi người, Hứng trở về. 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
NTL, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc