Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 7 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 7 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần: 7

Tiết: 19 Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

trong bài văn tự sự

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

 Biết chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết một bài văn tự sự.

 II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Soạn giáo án, SGK, SGV

 - HS:Đọc và soạn bài trước ở nhà

III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm sự việc, chi tiết trong văn bản tự sự.

 - Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.

 - Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.

2. Kĩ năng:

 - Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.

 - Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 7 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 19	 CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU 
TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 Biết chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết một bài văn tự sự.
 II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn giáo án, SGK, SGV
 - HS:Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
 - Khái niệm sự việc, chi tiết trong văn bản tự sự.
 - Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.
 - Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.
 - Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể. 
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
 V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định lớp:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 III. Bài mới:
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: HD tìm hiểu về sự việc, chi tiết tiêu biểu:
- GV: Nêu câu hỏi trong SGK 
- HS: Trả lời. 
- GV: Nhận xét và cho ví dụ
Sự việc Tấm hóa thân có các chi tiết: hóa thành chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị. 
 Chốt ý chính
 * HĐ 2: Tìm hiểu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu : 
- HS: Thảo luận câu hỏi 1 và câu hỏi 2.
 Trình bày 
1. a) Tác giả dân gian kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông xưa.
 b) Đó là sự việc và chi tiết tiêu biểu , nếu bỏ qua thì truyện không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ và tính cách của nhân vật sẽ không được nổi bật (Mị Châu ngây thơ, cả tin)
2, Chọn sự việc “Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha”
+ Con đường dẫn 2 người đến nghĩa địa. Hai người đứng trước ngôi mộ thấp bé.
+ Anh thắp hương, cuối đầu trước mộ cha, đôi mắt đỏ hoe như muốn khóc.
+ Anh thì thầm điều gì không rõ, hình như anh muốn nói với cha anh nhiều lắm. Một người cha hiền lành lúc nào cũng quan tâm tới con.
+ Anh như muốn cất lên tiếng gọi : Cha ơi ! nhưng nghẹn ngào không nói thành lời.
- GV: Nhận xét từng ý kiến và bổ sung
Từ kết quả thảo luận, hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết trong bài văn tự sự
- HS:Trả lời
- GV: Chốt lại ý chính 
* HĐ 3: Luyện tập:
- GV: Cho hs hoạt động nhóm
+ Nhóm 1: Bài tập 1
+ Nhóm 2: Bài tập 2
- HS: Trao đổi, đại diện trình bày bảng
 đọc và trả lời 2 câu hỏi luyện tập.
 Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, gợi ý hs sửa chữa.
I. KHÁI NIỆM:
 1. Tự sự: phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
 2. Sự việc tiêu biểu: là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện và gắn với nhân vật chính trong tác phẩm tự sự.
 3. Chi tiết tiêu biểu: là chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, làm cho các sự việc thêm sinh động.
II. CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU:
- Sự việc, chi tiết phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện.
- Sự việc, chi tiết phải góp phần khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật.
- Sự việc, chi tiết phải “hiện thực hóa” được chủ đề của văn bản.
- Sự việc, chi tiết phải bất ngờ, hấp dẫn.
III. LUYỆN TẬP:
 1.a) Không thể bỏ sự việc đó vì nó có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc truyện và góp phần mtả diễn biến tâm trạng nhân vật cũng như làm rõ chủ đề của truyện
 b) Rút ra kinh nghiệm: khi lựa chọn sự việc,chi tiết tiêu biểu, cần thận trọng cân nhắc kĩ càng sao cho sự việc, chi tiết ấy góp phần dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn và tập trung biểu hiện chủ đề, ý nghĩa của truyện.
 2.a)Trong đoạn trích“Uy-lít-xơ trở về”,Hô-me-rơ kể lại cuộc gặp mặt của 2 vợ chồng Uy sau 20 năm xa cách
 b) Tác gỉa chọn sự việc Pê-nê-lốp thử chồng bằng những chi tiết, đặc điểm của chiếc giường. Đây là sự việc tiêu biểu với 1 số chi tiết đặc sắc như Pênêlôp nhờ nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra khỏi phòng, Uy giật mình, rồi nói rõ đặc điểm của chiếc giường.
 4. Hướng dẫn tự học: Tìm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một số văn bản đã học.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết : 20 -21 
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững kiến thức văn bản đã học.
 - Kĩ năng viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Đề kiểm tra
- HS: Ôân tập 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1 - Ổn định lớp.
 2 - Kiểm tra:
ĐỀ
Câu 1 (2điểm):
 Ý nghĩa văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Câu 2 ( 3điểm):
 Hãy viết bài văn ngắn (khoảng trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh (chị ) về tình bạn.
Câu 3 (5điểm):
 Hãy hố thân vào nhân vật An Dương Vương kể lại câu chuyện mất cảnh giác dẫn đến nước mất nhà tan ( Từ khi An Dương Vương vơ tình gả con gái cho Trọng Thuỷ đến khi xuống biển).
3- Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
-Giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc.
0,5
- Nêu bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
1,5
2
Bài viết cần đạt được các ý cơ bản sau:
- Tình bạn là tình cảm hồn nhiên, trong sáng giữa người với người cùng lứa tuổi (đặc biệt là tuổi học trị).
0,5
- Bạn tốt sẽ giúp ta vượt qua những khĩ khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống ( Dẫn chứng : tình bạn giữa Dương Khuê với Nguyễn Khuyến, Lưu Bình – Dương Lễ, Bá Nha- Tử Kì, )
1,5
- Mỗi người cần cĩ ý thức trân trọng, giữ gìn và vun đắp cho tình bạn mãi mãi bền, đẹp.
0,5
3
Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
- Xác định đúng ngơi kể ( ngơi thứ nhất “ Tơi”).
1
- Nêu các chi tiết:
+ An Dương Vương vơ tình gả con gái cho giặc.
1
+ Thái độ mất cảnh giác, ỷ vào vũ khí lợi hại nên mất nước của An Dương Vương.
1
+ An Dương Vương cùng con gái chạy khỏi Loa Thành.
1
+ An Dương Vương chém chết Mị Châu và đi xuống biển.
1
NTL, ngày 27 tháng 09 năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc