Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân nhân trung + Phẩm bình nhân vật lịch sử - Lê Văn Hưu

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân nhân trung + Phẩm bình nhân vật lịch sử - Lê Văn Hưu

Bài 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Thân Nhân Trung

Lời vào bài: Trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám Hà Nội, từ thế kỷ X (Triều Lí) đã có dựng những hàng bia đá đặt trên lưng Rùa đá ghi họ tên, năm thi đỗ của các tiến sĩ Đại Việt. Đó là một việc làm độc đáo, đầy ý nghĩa của các vương triều phong kiến Việt Nam. Bài học thêm này trích từ một trong những văn bia đó.

 

doc 12 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân nhân trung + Phẩm bình nhân vật lịch sử - Lê Văn Hưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thêm: 1. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Thân Nhân Trung
 2. Phẩm bình nhân vật lịch sử- Lê Văn Hưu
Bài 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Thân Nhân Trung
Lời vào bài: Trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám Hà Nội, từ thế kỷ X (Triều Lí) đã có dựng những hàng bia đá đặt trên lưng Rùa đá ghi họ tên, năm thi đỗ của các tiến sĩ Đại Việt. Đó là một việc làm độc đáo, đầy ý nghĩa của các vương triều phong kiến Việt Nam. Bài học thêm này trích từ một trong những văn bia đó.
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
2. Vị trí bài văn bia
II. Đọc hiểu văn bản:
? Hãy xác định hệ thống luận điểm trong văn bản? Luận điểm nào quan trọng nhất? Vì sao?
? Em hiểu như thế nào câu: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?
? Tác giả đã chỉ ra MQH giữa hiền tài với sự thịnh suy của đất nước như thế nào?
? Các thánh đế minh vương đã làm gì để khuyễn khích hiền tài?
? Tại sao nói: làm thế vẫn chưa đủ?
? Vậy ý nghĩa của bia đá đề danh là gì?
}SGK
* Hệ thống luận điểm:
- Tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước.
- Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài.
- ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. 
=> Trong đó, luận điểm 1 là gốc, là cơ sở, còn luận điểm 3 có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất.
* Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Hiền tài: Người có tài, có đức, tài cao, đức lớn.
- Nguyên khí: Khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
=> Như vậy: Với sự sống còn và phát triển của đất nước, dân tộc thì người hiền tài đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, không thể thiếu.
* Mối quan hệ giữa hiền tài với sự thịnh suy của đất nước:
- Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, lên cao còn nguyên khí suy thì thế nước yếu, xuống thấp
=> Tác giả lập luận theo kiểu diễn dịch bằng cách so sánh đối lập để làm rõ sự hiển nhiên của chân lí.
* Những việc đã làm để khuyến khích hiền tài:
- Đề cao danh tiếng.
- Ban: Chức tước, cấp bậc (Trạng nguyên, thái học sinh, tiến sĩ), ban bảng vàng, yến tiệc, mũ áo.
- Cho vinh quy bái tổ về làng.
=> Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời mà không lưu truyền được lâu dài, bởi vậy mới có bia đá đề danh.
* ý nghĩa của bia đá đề danh:
- Khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua.
- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác: Kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng.
- Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh, phát triển
Bài 2: Phẩm bình nhân vật lịch sử- Lê Văn Hưu
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Nguồn gốc, xuất xứ văn bản :
2. Thể văn bình sử:
? Em hiểu gì về thể văn bình sử?
II. Đọc hiểu văn bản
? Tác giả đánh giá sự nghiệp của Hai Bà Trưng như thế nào?
? Trình bày vai trò lịch sử của Tiền Ngô Vương và Đinh Tiên Hoàng qua cách nhìn, đánh giá của Lê Văn Hưu?
? Quan niệm của tác giả về “điềm lành”, việc ban thưởng và nhận thưởng có gì đáng chú ý?
? Những lời bình sử trong bài này thể hiện quan điểm và cách đánh giá của tác giả như thế nào đối với từng nhân vật lịch sử?
? Theo em, người bình sử chân chính phải có những phẩm chất và tài năng gì?
SGK
- Bình sử là một mục trong tác phẩm về lịch sử xưa, một thể loại văn nghị luận nhằm phê bình, đánh giá, nhận xét nhân vật và sự kiện lịch sử một cách ngắn gọn, sâu sắc, thể hiện tài năng, bản lĩnh, nhân cách và dũng khí của người viết sử.
* Tác giả đánh giá sự nghiệp của HBT rất cao:
- Là đàn bà mà phất cờ hô hào, kêu gọi nhân dân cả nước vùng dậy giành độc lập cho đất nước thành công và thắng lợi lớn, nhanh chóng:
+ Dễ như trở bàn tay.
+ 65 thành nội ngoại đều hưởng ứng.
- Việc so sánh, dùng lời lẽ coi thường bọn đàn ông gần 10 thế kỉ từ họ Triệu đến trước họ Ngô cho thấy niềm tự hào, vinh dự của sử gia về người phụ nữ VN anh hùng dũng lược, đi tiên phong trong sự nghiệp giải phóng đất nước.
* Sự nghiệp của Ngô Vương và Đinh Tiên Hoàng lại càng hiển hách:
- Ngô Quyền đánh tan giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở nước xưng vương, nối lại nền chính thống nghìn năm từ thuở Hai bà.
- Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, xưng đế, định đô, mở nước tiếp nối chính thống từ Triệu Vương.
=> Tác giả ca ngợi hết lời, đích đáng: Tài năng sáng suốt hơn người, dũng lược nhất đời, bậc thánh triết...
* Quan niệm của tác giả về “điềm lành”, việc ban thưởng và nhận thưởng:
- Quan niệm về “điềm lành” của tác giả mới mẻ, tiến bộ. Ông đứng về phía nhân dân, trăm họ chứ không a dua theo những sở thích cá nhân, ích kỉ của vua chúa và thái độ nịnh hót của bọn quyền thần.
- Tác giả phê phán cả người dâng lẫn người nhận chim quý, thú lạ cho thấy đó là người dũng cảm cương trực, đầy bản lĩnh, không sự luỵ vào thân.
* Quan điểm và cách đánh giá của tác giả đối với các nhân vật lịch sử là công minh, sáng suốt và sâu sắc, đứng trên lập trường nhân dân, dân chủ và rất tiến bộ.
* Người bình sử chân chính phải có những phẩm chất và tài năng:
- Tài năng nhận xét người chính xác, sâu sắc dựa trên những nét bản chất.
- Bản lĩnh, dũng khí, không sợ luỵ vào thân.
- Đứng vững trên lập trường nhân dân.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
II. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong PCNNNT.
1. Về ngữ âm, chữ viết
a. Về ngữ âm:
? Ngữ âm có tác dụng gì trong PCNNNT?
b. Về chữ viết
2. Về từ ngữ:
? Từ ngữ mà PCNNNT sử dụng có gì đặc biệt?
3. Về ngữ pháp:
? Ngữ pháp trong PCNNNT có gì đáng chú ý?
4. Biện pháp tu từ:
? Điểm khác biệt giữa PCNNNT với các loại PCNN khác là gì?
5. Về bố cục, trình bày
* Trong PCNNNT, ngữ âm được khai thác tối đa để xây dựng hình tượng, phát huy tác dụng gợi tả, biểu hiện những nét nghĩa bổ sung tinh tế. VD:
- Khai thác sự đối lập giữa thanh trắc- thanh bằng:
+ Tài cao phận thấp chí khí uất
 Giang hồ mê chơi quên quê hương (Tản đà)
+ Ba vạn anh hùng đè xuống dưới
 Chín lần thiên tử đội lên trên (Nguyễn Công Trứ)
- Sử dụng toàn thanh bằng:
 Chiều đi trên đồi êm như tơ
 Chiều đi trong người êm như mơ (Bích Khê)
- Sử dụng toàn thanh trắc:
 Lắng tiếng gió xối thấy tiếng khóc
 Một bụng một dạ một nặng nhọc (Lê Ta)
- Khai thác sự trùng điệp các nguyên âm:
+ Trước sau nào thấy bóng người
 Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
+ Lơ thơ tơ liễu buông mành
 Con oanh học nói trên cành mỉa mai (Ng. Du)
+ Xanh biếc lòng sông những bóng thông (T. Hữu)
- Khai thác sự trùng điệp các phụ âm đầu:
+ Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông (Ng. Du)
+ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (Ng. Khuyến)
+ Những luồng run rẩy rung rinh lá (X. Diệu)
* PCNNNT cũng tận dụng các hình thức khác nhau để gia tăng giá trị biểu hiện của văn bản: viết hoa, xuống dòng, các loại dấu câu, khoảng trống...
* Sử dụng có chọn lọc những yếu tố của tất cả các lớp từ ngữ khác nhau:
- Từ ngữ trong PCNNSH.
- Từ ngữ cổ.
- Từ ngữ địa phương
- Biệt ngữ xã hội.
* Sử dụng các từ ngữ có tính ước lệ (lớp từ thi ca):
- Ngư- tiều- canh- mục.
- Tùng- cúc- trúc- mai.
- Long- vân- vũ- nguyệt
- Giang sơn- Hải hà- Thiên thu
- Chàng- nàng...
* Sử dụng rộng rãi mọi kiểu câu: Đơn, ghép, trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán...
* Trong thơ còn có cách vận dụng đặc thù các kiểu câu, tạo nên kiểu cú pháp thi ca mà nhạc điệu thơ cho pháp thực hiện: 
- Vắt dòng: Cũng như xa quá nên ta chỉ
 Thấy núi yên như một miếng bìa (X. Diệu)
- Tách câu: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
 Đồng chí (Chính Hữu)
- Buông lửng...
* Tận dụng mọi biện pháp tu từ để xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm văn chương:
- Biện pháp chuyển nghĩa:
+ Bà về năm ấy làng treo lưới
 Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào 
+ Bác đã đi rồi sao Bác ơi
 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời (Tố Hữu)
- Biện pháp ẩn dụ:
+ Biết thân đến bước lạc loài
 Nhị đào thà bẻ cho người tình chung
+ Thân lươn bao quản lấm đầu
 Chút lòng trinh bạch từ sai xin chừa (Ng. Du)
- Biện pháp so sánh:
 áo chàng đỏ tựa ráng pha
 Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in 
 (Đoàn Thị Điểm)
- Hoán dụ: 
áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (T. Hữu)
- Câu hỏi tu từ:
 em là ai cô gái hay nàng tiên?
 Em có tuổi hay không có tuổi?
 Mái tóc em là mây hay là suối?
 ánh mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông?
 Thịt da em là sắt hay là đồng?
* PCNNNT hết sức coi trọng vẻ đẹp cân đối hài hoà trong chiều sâu bố cục, trình bày của tác phẩm.
* Có nhiều trường hợp, cách bố cục, trình bày được sử dụng như là một biện pháp nghệ thuật quan trọng, nhất là thơ: thơ bậc thang, thơ hình thoi...
VD: Thơ hình tam giác:
 Tối
 Đi hoài
 Chân mỏi
 Trăng ló ngàn
 Chim về núi
 Muôn dặm mịt mù
 Một mình lặn lội
 Đèo ải bước gập ghềnh
 Cảnh tình lòng bối rối
 Đường xa gánh nặng ngại ngùng
 Quãng vắng canh trường vòi vọi
 Ô hay gai góc quãng đường đời
 Vất vả thâu đêm đi chưa khỏi
 (Tối- Trần Huấn Chương, Lao Bảo 1936)
- Hình cánh cò:
 Một đàn 
 Cò con 
 Trắng nõn 
 Trắng non 
 Bay về 
 Sườn non 
 Gió giục 
 Mây dồn 
 Tiếng gọi 
 Hoàng hôn 
 Buồn bã 
 Nỉ non 
 Từ giã 
 Cô thôn... 
 Còn con 
 Cò con 
 Trắng non 
 nào kia 
 Lạc bầy 
 Lại bay 
 Vào mây 
 Ô kìa!
(Hoàng hôn- Nguyễn Vĩ)
- Hình thoi:
 Mưa 
 Lưa thưa
 Vài ba giọt...
 Ai khóc tả tơi
 Giọt lệ tình đau xót ?
 Nhưng mây mù, gió đưa
 Cây lá rụng xào xạc giữa trưa
 Mưa đổ xuống ào ạt, mưa, mưa mưa!
 Thời gian trôi tan tác theo tiếng mưa cười!
 Không gian dập vùi tan nát theo thác mưa trôi
 Đàn em thơ nhào ra đường, giỡn hớt chạy dầm mưa
 Cỏ hoa mừng nên vận hội; ngả nghiêng tắm gội say sưa
 Nhưng ta không vui, không mừng. Lòng không ca, không hát
 Ta đưa tay ra trời, xin dòng mưa thấm mát
 Tưới vết thương lòng héo hắt từ năm xưa 
 Nhưng ô kìa! Mưa rụng chóng tan chưa
 Trời xanh xanh, mây bay t an tác
 Ai còn ươm hạt mưa đào
 Lóng lánh trong tim Hoa?
 Ai ươm mơ sầu
 Ôi mong manh
 Trong tim 
 Ta (Mưa rào)
thái sư trần thủ độ
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư) Ngô Sĩ Liên
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ :
? Tìm tri thức nói về xuất xứ của văn bản ?
2. Xuất xứ nhân vật :
? Qua đoạn trích hãy đánh giá một cách chung nhất về nnhân vật TTĐ ?
3. Đặc điểm thể loại của văn bản :
? Vì sao thể loại bài Thái sư TTĐ được gọi là kỉ sự?
II. Đọc- hiểu văn bản:
? Phần nội dung thân bài kể mấy sự kiện xảy ra trong cuộc đời TTĐ?
? Nhận xét tác dụng của cách xử sự này?
? Tác dụng của cách này?
? Tác dụng của cách xử sự này ?
? Em có nhận xét gì về cách viết sử trong đoạn này ?
? Qua cách viết sử đó đặc điểm nhân cách nào của TTĐ được sáng tỏ?
III. Tổng kết:
? Qua các văn bản Thái phó THT, Thái sư TTĐ, Phẩm bình nhân vật lịch sử em hiểu gì về lịch sử dân tộc?
? Qua các văn bản trên em hiểu gì về các nhà viết sử trong thời phong kiến ở nước ta?
- VB Thái sư TTĐ được trích từ sách Đại Việt sử kí toàn thư (quyển V, phần Bản kỉ). 
- Cuốn sách này được hoàn thành năm 1498 trên cơ sở bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu và Sử kí lục biên của Phan Phu Tiên.
- Sách gồm hai phần:
+ Ngoại  ... cần đạt
I. Lý thuyết:
? Hãy trình bày bốn bước của quá trình đọc hiểu văn bản văn học?
? Hãy chứng minh rằng đây là một quá trình hết sức lô gíc để đọc và hiểu một văn bản văn học?
II. Luyện tập:
GV giao bài tập cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Bài 1 cả 3 câu a,b,c.
- Nhóm 2: bài tập 2.
- Nhóm 3: Bài tập 3.
- Nhóm 4: Bài tập 4.
Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày lời giải.
* Bốn bước của quá trình đọc hiểu VB VH:
- Đọc- hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn trong văn bản văn học.
- Đọc- hiểu mạch ý của đoạn văn.
- Cảm nhận hình tượng văn học.
- Khái quát tư tưởng, quan điểm của tác phẩm và đoạn trích.
-> Con đường đọc văn đúng đắn trước hết là phải bám vào các yếu tố nội tại của tác phẩm, bắt đầu từ việc khai thác nghĩa của từ, câu, đoạn, đến cảm nhận ý nghĩa của hình tượng và tác phẩm.
* Định hướng :
1. Bài tập 1. Đọc hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn :
a. Phương án B.
b. Phương án A.
- Phương án B chỉ liệt kê mà không nói được ý chung cả đoạn.
- Phương án C nói được hai chữ “sức mạnh” nhưng thiếu nội dung “uy lực” của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Từ đó hiểu: ý chính của thơ văn nhiều khi thể hiện ở ngoài lời, ở khoảng trống giữa các từ, nghĩa là “ý tại ngôn ngoại”.
2. Bài tập 2: Đọc- hiểu ý mạch của đoạn văn:
a. Đoạn văn trong bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có 2 ý liên tục nhau:
- ý 1: Nêu vai trò của hiền tài đối với vận mệnh đất nước: “Hiền tài là...................rồi xuống thấp”.
- ý 2: Xác nhận truyền thống coi trọng hiền tài của các bậc thánh đế minh vương: “Vì vậy..........việc đầu tiên”.
-> Hai ý có MQH nhân- quả làm toát lên ý chính của đoạn: Một khi đã thừa nhận hiền tài là nguyên khí của quốc gia thì các đấng minh vương phải ra sức vun trồng.
b. Bài Tựa “Trích diễm thi tập” có hai phần lớn: Phần một nêu các lí do làm cho thơ văn không thể lưu truyền hết ở đời, phần 2 nêu quá trình hoàn thành sách.
- Phần 1: Có 5 luận cứ: 
+ Thơ văn có cái hay, cái đẹp chỉ thi nhân mới thấy.
+ Người có hcọ thì ít quan tâm sưu tập thơ văn.
+ Người quan tâm thì không có thời gian và tính kiên trì.
+ Có lệnh của vua thì mới được in sách văn thơ.
+ Thời gian và binh lửa gây huỷ hoại sách vở.
- Phần 2: Có 2 luận cứ:
+ Những khó khăn khi thực hiện cuốn sách.
+ Quyết tâm hoàn thành cuốn sách.
=> Mối quan hệ giữa phần 1 và 2 là mối quan hệ thực trạng và giải pháp.
c. Bố cục đặc biệt của hai đoạn văn Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ không thể hiện bút pháp hồi tưởng mà thể hiện bút pháp “cái quan định luận” của nhà viết sử. Đáp án B.
3. Bài tập 3: Cảm nhận hình tượng văn học.
a. Những chi tiết độc đáo trong truyện Chử Đồng Tử:
- Tình cảnh khốn cùng của hai cha con: Hai người nghèo đến mức chỉ có một cái khố.
- Cuộc gặp kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
- Các chi tiết thể hiện tính cách mạnh mẽ và tự do của Tiên Dung
b. Hình tượng người ở ẩn trong bài Nhàn có những đặc điểm sau:
- Sống an nhàn, ung dung.
- Xa lánh nơi phồn hoa náo nhiệt, bon chen.
- Sinh hoạt giản dị theo nhịp điệu bốn mùa của tự nhiên.
- Nhìn phú quý như chiêm bao, nhìn đời như giấc mộng.
=> Từ đó, hình tượng người ở ẩn nói lên vẻ đẹp của cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt của nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm.
4. Bài tập 4: Khái quát tư tưởng, quan điểm của tác phẩm và đoạn trích.
a. Tư tưởng của bài Tựa “Trích diễm thi tập”: Sự hiểu biết sâu sắc về thực trạng thơ văn nước nhà, lòng yêu mến tự hào và tinh thần trách nhiệm đối với các giá trị thi ca dân tộc.
b. Đáp án đúng: C. 
chuyện chức phán sự đền tản viên
(Tản Viên từ phán sự lục)
Nguyễn Dữ
Tiết 1: Những nét chung về tác phẩm và nhân vật Ngô Tử Soạn.
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
? Dựa vào những thông tin phần tiểu dẫn hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Ng. Dữ ?
2. Tác phẩm :
? Hãy cho biết những nét chính về tập Truyền kì mạn lục và thể loại truyền kì ?
? Nếu nhìn văn bản này ở góc độ phương thức biểu đạt thì em xác định văn bản này thuộc kiểu văn bản nào ?
3. Nhân vật chính và bố cục văn bản:
? Vì sao có thể xác định nhân vật chính trong truyện này là Tử Văn?
? Bố cục của văn bản có thể phân đoạn như thế nào. Khái quát nội dung được kể ở mỗi phần?
? Phần nào thừa ra trong bố cục của truyện này? Phần đó có ý nghĩa gì?
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Tử Văn đốt đền:
? Theo dõi phần đầu Vb và cho biết: Có mấy thông tin được giới thiệu trong phần này, đó là?
? Trong đó thông tin nào làm nối bật tính cách của nhân vật TV?
? Hãy xác định tình huống thắt nút trong đoạn này và mâu thuẫn nảy sinh?
- Ng. Dữ là người có học, từng làm quan dưới thời phong kiến khoảng cuối TK XV đầu TK XVI.
- Là tác giả tập Truyền kì mạ lục.
- Truyền kì mạn lục là một tập gồm 20 truyện được Ng. Dữ sáng tác vào khoảng nửa đầu TK XVI.
- Chuyện Chứ phán sự đền Tản Viên và Chuyện Người con gái Nam Xương là hai truyện đặc sắc của Ng. Dữ trong Truyền kì mạn lục.
- Truyền kì là hình thức truyện ngắn ngày xưa có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng nhiều yếu tố kì ảo để phản ánh hiện thực cuộc sống.
- Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên mang đậm cách thức biểu đạt tự sự thời trung đại:
+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba.
+ Hệ thống sự việc theo tuyến tính gắn với miêu tả tính cách nhân vật qua lời nói và hành động.
+ Cốt truyện có xung đột chính- tà.
- Nhân vật chính trong truyện là Tử Văn vì:
+ Nhân vật này xuất hiện trong tất cả các sự việc được kể trong văn bản.
+ Từ nhân vật Tử Văn chủ đề của truyện được bộc lộ, đó là sự chiến thắng của lòng dũng cảm chính trực đối với nguỵ tạo, gian tà.
- Truyện được bố cục theo tuần tự hành động của nhân vật chính, gồm 3 phần:
+ Tử Văn đốt đền: Từ đầu đến Chàng vẫn vung tay không cần gì cả.
+ Tử Văn đương đầu với ma quỷ: Tiếp theo đến Bỏ người ấy vào ngục Cửa U.
+ Tử Văn làm chức Phán sự đền Tản Viên: Đoạn còn lại.
- Phần cuối văn bản là đoạn văn ghi lời bình luận của tác giả về sự cứng cỏi của Tử Văn và kẻ sĩ. Đoạn này có ý nghĩa để tác giả trực tiếp bày tỏ cách đánh giá của mình đối với nhân vật Tử Văn và mục đích giáo huấn của người kể Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.
- Có 3 thông tin được giới thiệu trong phần đầu truyện:
+ Lai lịch hai nhân vật: Tử Văn và viên Bách hộ họ Thôi.
+ Ngôi đền làng linh ứng.
+ Tử Văn đốt đền khiến mọi người đều sợ.
-> Thông tin làm nổi bật tính cách TV là khi nghe tin hồn ma Bách hộ họ Thôi quấy nhiễu, TV rất tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đèn mà không sợ gì cả.
- Tình huống thắt nút: Tử Văn đốt đền hạ linh ứng Bộ tướng của Mộc Thạnh.
-> Mâu thuẫn được hé mở: Xung đột giữa Ngô Tử văn người Việt sống khảng khái, cương trực với hồn ma yêu quái của bại tướng giặc Minh đang ẩn náu và tác oai tác quái trong đền làng Việt Nam.
Tiết 2: Nhân vật Tử Văn và giá trị tác phẩm
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
2. Tử Văn đương đầu với ma quỷ:
? Phần truyện này kể mấy sự việc lớn?
? Các sự việc đó cho thấy xung đột giữa các nhân vật nào đã xảy ra?
? Phân tích cách TV ứng phó với từng sự việc. Mỗi cách ứng phó nói lên tính cách TV như thế nào?
? Tóm tắt các sự việc liên quan đến nhân vật Bách hộ họ Thôi?
? Qua những việc trên, nhân vật này bộc lộ bản chất ntn?
? Theo em, chọn hồn ma của tên tướng giặc Minh bại trận ở nước ta làm kẻ đối địch thua cuộc trước TV và bị DV trừng trị, tác giả đã thể hiện dụng ý gì?
3. Tử Văn làm chức phán sự đền Tản Viên:
? Là người thắng ma quỷ, tại sao TV lại tự nguyện chết để làm chức phán sự đền TV? 
? Hình ảnh TV xuất hiện trên “xe ngựa đi đến ầm ầm”, “chắp tay thi lễ”, “rồi cưỡi gió mà biến mất” là một hình ảnh như thế nào? Em đọc được dụng ý gì của tác giả từ hình ảnh ấy?
III. Tổng kết:
? Văn bản này được viết với những mục đích gì?
? Cách kể chuyện của tác giả có nét đặc sắc gì?
* Có bốn sự việc chính được kể trong đoạn này:
- Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi TV dựng trả ngôi đền và doạ sẽ kiện đến Diêm Vương.
- Thổ công nói cho TV biết sự thật về viên Bách hộ họ Thôi và dặn chàng nói sự thật trước Diêm Vương.
- TV bị hai tên quỷ sứ bắt xuống Minh ti.
-> Các sự kiện trên chứa đựng xung đột ngày càng gay gắt giữa một bên là Thổ công và Tử Văn với một bên là Bạch hộ họ Thôi.
* Phản ứng của TV trong mỗi sự việc:
- Khi thấy “một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ” tự xưng là cư sĩ đến đòi dựng trả ngôi đền, TV mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên.
-> Cho thấy TV là người rất tự tin.
- Khi nghe Thổ công kể lại sự tình, TV cặn kẽ hỏi: Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?
-> Cho thấy TV không sợ ma quỷ nhưng vẫn là người thận trọng, không chủ quan, khinh địch.
- Đến Vương phủ, TV bị:
+ Bị đe doạ: “Tội sâu ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm”.
+ Bị sỉ nhục: “Tên này bướng bỉnh, ngoan cố”.
+ Bị Diêm Vương mắng và uy hiếp.
-> Nhưng TV vẫn khẳng khái: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”. Cho thấy TV là người có bản lĩnh cứng cỏi và tin tưởng vào chính nghĩa của mình.
* Nhân vật Bách hộ họ Thôi được kể qua hai sự việc:
- Khi ở nhà TV:
+ Hắn tự xưng là cư sĩ.
+ Dùng nguyên lí đạo Nho để buộc tội.
+ Lấy oai linh của quỷ thần để hăm doạ TV không được thì thể thốt phất áo ra đi.
- Lúc ở Vương phủ: 
+ Hắn đến trước TV để kếu cầu trước sân.
+ Thấy TV cứng cỏi tâu trình, hắn ngoan cố vu vạ không được thì lập lờ nhận tội.
-> Đó là một kẻ luôn biến báo, giả dối, lừa đảo, xấu xa.
* Chọn hồn ma của tên tướng giặc Minh bại trận ở nước ta làm kẻ đối địch thua cuộc trước TV và bị DV trừng trị, tác giả muốn:
- Thể hiện nhận thức về thiện thắng ác trong cuọc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai lực lượng chính nghĩa và gian tà.
- Ca ngợi dũng khí của người Việt, phê phán dã tâm xâm lược của ngoại bang phương Bắc.
- TV lại tự nguyện chết để làm chức phán sự đền TViên vì:
+ Chức phán sự có nhiệm vụ xem xét các vụ kiện giúp cho người xử án.
+ TV ý thức được việc làm phán sự của mình sẽ góp phần đem lại sự công bằng xã hội.
+ Đây là chức quan trong đền thờ thần Tản Viên- một vị thần nổi tiếng có công dựng nước của người Việt.
+ Hơn nữa, trong thế giới nghệ thuật Truyền kì mạn lục của Ng. Dữ, các nhân vật trí thức là người có tâm huyết với lẽ phải nhưng không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp.
- Hình ảnh TV xuất hiện trên “xe ngựa đi đến ầm ầm”, “chắp tay thi lễ”, “rồi cưỡi gió mà biến mất” là một hình ảnh hào hùng, phi phàm. Bằng hình ảnh ấy, tác giả một lần nữa khẳng định tính cách cao đẹp, nhất quán của TV, đồng thời thể hiện quan niệm bài trừ ma quỷ bất minh nhưng vẫn tôn kính thần linh tổ tiên của mình.
- Qua câu chuyện kể về cuộc đấu tranh của nhân vật Tử Văn chống lại tà ma vì sự thật, văn bản đã ca ngợi một con người dũng cảm, trọng công lí. Từ đó, tác giả muốn bày tỏ quan niệm nhân sinh của mình: chính nghĩa thắng gian tà, tôn kính thần linh tiên tổ.
- Cách kể chuyện tưởng tượng với nhiều yếu tố hoang đường như thần linh, ma quỷ để phản ánh hiện thực và thể hiện quan niệm nhân sinh tích cực của tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA10NC. Hoan.doc