Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nỗi thương mình (trích truyện Kiều – Nguyễn Du)

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nỗi thương mình (trích truyện Kiều – Nguyễn Du)

A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

– Hiểu được cảnh sống ô nhục của Kiều ở lầu xanh, qua đó cảm nhận được thân phận đau đớn, cô đơn, tủi nhục của Kiều và ý thức nhân phẩm của nàng.

– Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả trong việc miêu tả cảnh sống nơi nhà chứa và tâm trạng của nhân vật.

B – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I – Kiểm tra bài cũ

1. Nội dung nào trong những nội dung sau không thuộc đoạn trích Trao duyên?

 a) Cực tả tình yêu cao cả vị tha của Kiều

 b) Cực tả nỗi đau thân phận của Kiều

c) Cực tả bi kịch tình yêu của Kiều

 d) Cực tả tâm trạng của Thuý Vân.

2. Từ "của chung" trong đoạn thơ nghĩa là gì?

3. Tìm câu thơ có ý nghĩa tương tự câu "Thấy hiu hiu gió thì hay chị về".

 

doc 6 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 2299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nỗi thương mình (trích truyện Kiều – Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đọc văn : nỗi thương mình
 (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
(1 tiết)
A – Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
– Hiểu được cảnh sống ô nhục của Kiều ở lầu xanh, qua đó cảm nhận được thân phận đau đớn, cô đơn, tủi nhục của Kiều và ý thức nhân phẩm của nàng.
– Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả trong việc miêu tả cảnh sống nơi nhà chứa và tâm trạng của nhân vật.
B – Tiến trình dạy học
I – Kiểm tra bài cũ
1. Nội dung nào trong những nội dung sau không thuộc đoạn trích Trao duyên? 
	a) Cực tả tình yêu cao cả vị tha của Kiều
	b) Cực tả nỗi đau thân phận của Kiều
c) Cực tả bi kịch tình yêu của Kiều
	d) Cực tả tâm trạng của Thuý Vân. 
2. Từ "của chung" trong đoạn thơ nghĩa là gì?
3. Tìm câu thơ có ý nghĩa tương tự câu "Thấy hiu hiu gió thì hay chị về".
II – Bài mới
Lời vào bài: Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa theo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng tác phẩm của Nguyễn Du có sự sáng tạo vượt xa Kim Vân Kiều truyện. Nguyễn Du đã chuyển trọng tâm từ sự kiện sang nội tâm nhân vật. Đoạn trích Nỗi thương mình là một trong những đoạn tiêu biểu cho ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du. 
Hoạt động
của GV
Hoạt động
của HS
Yêu cầu cần đạt
Kiểm tra tri thức đọc - hiểu của HS
- Tóm tắt Truyện Kiều từ đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều đến đoạn Nỗi thương mình, xác định vị trí đoạn trích.
- Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Tại sao lại phân chia như vậy?
Hướng dẫn HS đọc - hiểu nội dung và nghệ thuật 
+ Nhóm 1
- Tìm từ ngữ, câu thơ miêu tả cảnh sống của Kiều và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng. 
 - Trong Kim Vân Kiều truyện nói thời gian Kiều ở lầu xanh ba năm. ở đoạn trích này, Nguyễn Du có nói cụ thể về thời gian không? Từ ngữ nào cho em biết? Hãy chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Du?
- Đó là cảnh sống như thế nào? Hình dung tâm trạng của Kiều trong cảnh sống ấy?
+ Nhóm 2, 3
- Khi nào Kiều mới nhận ra sự thay đổi của chính mình? Tỉnh rượu và tàn canh là lúc nào? 
- Em hãy xác định nhịp thơ trong hai câu 5, 6. Sự xáo trộn nhịp thơ có tác dụng gì?
- Từ nào có tác dụng diễn tả nỗi đau thân phận của Kiều? Phân tích hiệu quả của từ ngữ đó?
- Tại sao ở đây lại có sự tự thương?
- Khi nhận ra sự thay đổi của rmình, Kiều lại nghĩ đến điều gì? ý nghĩ ấy có làm cho nàng vui hơn không? Vì sao?
- Sự đan xen, xé lẻ thành ngữ có tác dụng như thế nào?
- Xác định nội dung chính của đoạn thơ.
GV cho HS liên hệ với thực tế
- Thử đặt tiêu đề cho đoạn thơ.
+ Nhóm 4
- Đoạn thơ miêu tả những cảnh sắc nào ở lầu xanh? Cảnh đó có đặc điểm gì?
- Kiều tỏ thái độ trước cuộc sống đó như thế nào?
- Từ xuân đứng một mình, có ý nghĩa gì?
- Nếu thay bằng hình thức biểu đạt "Nàng nghĩ rằng", "cảm thấy rằng", nghệ thuật miêu tả tâm lí có bị ảnh hưởng không? Tại sao?
- Qua đoạn thơ, em hiểu gì về thái độ sống của Kiều?
Hướng dẫn HS đọc - hiểu ý nghĩa 
- Đoạn trích giúp em hiểu gì về thân phận của Kiều và vẻ đẹp của nàng?
- Tiếng lòng của nhà thơ đối với Kiều ?
- Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí, nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
 HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn 
1. Tóm tắt, xác định vị trí đoạn trích.
2. Xác định cấu trúc.
HS hoạt động nhóm 
+ Nhóm 1: tìm hiểu 4 câu đầu
1. Tìm từ ngữ và phân tích
2. So sánh
3. Bình luận, liên tưởng.
+ Nhóm 2, 3: tìm hiểu 6 câu tiếp theo
1. Xác định thời gian
2. Xác định, phân tích. 
3. Tìm từ, phân tích
4. Giải thích
5. Lí giải
7. Xác định nội dung, liên hệ với thực tế.
8. Đặt tiêu đề.
+ Nhóm 4: tìm hiểu đoạn 2
1. Xác định, nhận xét
2. Tìm từ ngữ
3. Giải nghĩa từ
4. Thay thế nhận, xét
5. Nhận xét. 
HS trả lời theo hướng dẫn (hoạt động tập thể)
I – Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248, miêu tả tâm trạng của Kiều trong cảnh sống ô nhục ở lầu xanh Tú Bà.
II – Đọc- hiểu cấu trúc
2 đoạn:
1. Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 12): cảnh sống và tâm trạng của Kiều ở lầu xanh 
2. Đoạn 2 (còn lại): Sự thờ ơ của Kiều trước những thú vui ở lầu xanh 
III – Đọc- hiểu nội dung và nghệ thuật
1. Đoạn 1
a) Bốn câu đầu
- Diễn tả cảnh sống của Kiều ở lầu xanh.
"Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh".
 + Đó là sự lả lơi, cười cợt với khách làng chơi:
Thành ngữ bướm lả ong lơi: có sự tách từ, đan xen từ diễn tả sự lả lơi với khách làng chơi.
Các động từ: say, cười được dùng như một danh từ: "cuộc say, trận cười", diễn tả sự cười cợt với khách làng chơi. Lại thêm các trạng từ chỉ thời gian "đầy tháng", "suốt đêm" gợi thời gian quá dài, quá lâu, lặp đi, lặp lại không dứt, nhàm chán. Tuy các từ ngữ không diễn tả cụ thể về thời gian nhưng những từ ngữ đó cho ta thấy Kiều mất cảm giác về thời gian, không còn khái niệm về năm tháng mà chỉ thấy các việc giống nhau lặp đi lặp lại.
+ Đó là cảnh đưa đón khách ở lầu xanh.
Các động từ đưa, tìm, dập dìu vừa diễn tả cảnh đưa đón khách vừa gợi được nỗi xót xa của Kiều khi buộc phải tiếp khách làng chơi. Có hiểu khát vọng hạnh phúc của Kiều trong bước chân "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" hôm nào ta mới hiểu được nỗi xót xa của Kiều về cuộc sống ô nhục ở lầu xanh.
* Bốn câu thơ miêu tả cuộc sống trăng gió, ái ân của Kiều trong nhà chứa đồng thời thể hiện nỗi xót xa của Kiều khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà.
 b) 6 câu tiếp: tâm trạng của Kiều trước cảnh sống đó
- Khi đêm tàn, tỉnh rượu là lúc Kiều được sống với chính mình, Kiều giật mình nhận ra sự thay đổi đến thảm hại của mình. 
+ Nhịp thơ 3/3 trong câu lục đều đặn như sự tiến triển từ từ của thời gian. Nhưng đến câu bát, nhịp thơ xáo trộn 2/4/2 không bình thường như một sự thảng thốt, hốt hoảng. Hết thời gian của một ngày, Kiều mới thấm thía nỗi cô đơn, sự thay đổi đến khủng khiếp của mình.
+ Ba chữ "mình" lặp lại trong dòng thơ diễn tả trạng thái tâm hồn đang tan nát của Kiều. 
+ Bốn chữ "thương mình xót xa" xoáy sâu vào nỗi cô đơn tủi cực của nàng. 
Câu thơ là lời tự thương, tự xót xa cho chính mình. Trước đó, Kiều đã nghĩ về người yêu, nghĩ đến cha mẹ. Giờ đây trong cảnh ngộ cô đơn, Kiều nghĩ đến mình. Điều đó là hợp lí.
- Khi nhận ra sự thay đổi của mình, Kiều nghĩ về sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: quá khứ tươi đẹp (phong gấm rủ là). Hiện tại phũ phàng (tan nát như hoa giữa đường, dày dạn gió sương, bướm chán ong chường).
Quá khứ tươi đẹp chỉ được nói tới trong một câu. Nhưng hiện thực phũ phàng nói tới ba câu. Sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, sự lặp lại các câu hỏi tu từ diễn tả nỗi đau thân phận, nỗi đau thay đổi giá trị của con người. Con người trong trắng giờ trở nên chai sạn trước thái độ suồng sã của khách làng chơi, tấm thân ngàn vàng giờ để cho kẻ trăng hoa chơi bời chán chê. ý thơ thể hiện sự thương thân, tiếc thân nỗi chán chường của Kiều.
+ Sự đan xen, xé lẻ từ trong các thành ngữ một mặt làm cho ý nghĩa ngôn từ giảm bớt tính cụ thể, trở nên mơ hồ. Sự lặp đi lặp lại các thành ngữ phù hợp với trạng thái mất cảm giác cụ thể về thời gian của Kiều ở nhà chứa. Mặt khác làm cho lời thơ đăng đối nhịp nhàng. 
 * Đoạn thơ diễn tả cuộc sống tủi cực, nỗi đau thân phận của Kiều khi ở lầu xanh của Tú Bà. Qua đoạn thơ, ta hiểu thêm vẻ đẹp trong tâm hồn nàng Đó là sự ý thức được nhân phẩm bị chà đạp.
 * Tiêu đề: Cảnh sống ở lầu xanh và tâm trạng của Kiều trước cuộc sống đó. 
2. Đoạn 2
- Cảnh thiên nhiên nơi lầu xanh có: gió, hoa, trăng, tuyết. Đó là những hình ảnh ước lệ tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn và lạnh lẽo.
- Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh đủ những thú chơi tao nhã: cầm, kì, thi, hoạ... 
- Thái độ của Kiều.
+ Thờ ơ: mặc người (kệ người ta, không quan tâm, không hay biết); những mình (riêng mình, mình mình) cô độc, lẻ loi chẳng biết đến xuân là gì. Chữ xuân đứng một mình càng tăng thêm sự đơn độc, lẻ loi. Câu thơ xoáy vào nỗi cô đơn của Kiều.
+ Gượng gạo: vui gượng. Hơn ai hết, Kiều hiểu sự hờ hững, thái độ gượng gạo của mình. Câu thơ Nguyễn Du viết cũng là câu thơ "viết gượng". Do vậy nó phù hợp với tâm trạng, thái độ của Kiều. 
+ Nếu thay hình thức biểu đạt trên bằng cách: nàng nghĩ, nàng nói thì sẽ tạo nên khoảng cách giữa tác giả và nhân vật. Như thế sự dẫn dắt người đọc đi vào thế giới nội tâm của nhân vật cũng không còn được tự nhiên -> dạng lời nửa trực tiếp.
* Đoạn thơ dùng lời nửa trực tiếp, diễn tả thái độ thờ ơ, lạnh lùng của Kiều ở lầu xanh.
 .
III – Đọc - hiểu ý nghĩa
- Đoạn thơ diễn tả sự cô đơn, nỗi đau đớn, tủi nhục của Kiều ở lầu xanh và sự ý thức nhân phẩm của nàng.
 - Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ sự cảm thông trước nỗi đau đớn, ê chề của Kiều dồng thời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn nàng. Dù hoàn cảnh nào vẫn ý thức được nhân phẩm của mình.
 - Đoạn trích còn chứng tỏ nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế của Nguyễn Du: sử dụng từ ngữ chọn lọc, sáng tạo, lời kể rõ ràng, rành mạch, việc nào đi việc ấy mà vẫn có sức khái quát cao.
III – Củng cố bài
1. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? 
a) Nỗi đau khổ của Kiều ở lầu xanh của Tú Bà
b) Nỗi đau thân phận, sự ý thức nhân phẩm của Kiều
c) Thái độ thờ ơ của Kiều trước các thú vui ở lầu xanh
d) Nỗi cô đơn, chán chường của Kiều ở lầu xanh.
2. Nghệ thuật đặc sắc nhất của tác giả trong đoạn trích:
a) Dùng từ ngữ chọn lọc
b) Dùng lời nửa trực tiếp
c) Miêu tả tâm lí nhân vật
d) Đan xen từ, tách từ.
3. Câu thơ nào trong đoạn trích, chứng minh cho quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Du?
* Gợi ý trả lời
1. b.
2. c.
3. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
IV – Bài về nhà
 Viết một đoạn văn về vẻ đẹp của Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình”

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi thuong minh.doc