Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 57: Phú sông Bạch Đằng (Bạch đằng giang phú - Trương Hán Siêu)

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 57: Phú sông Bạch Đằng (Bạch đằng giang phú - Trương Hán Siêu)

A. Kiến thức cần đạt.

1.Về kiến thức

Giúp học sinh:

+ Nắm được những nét chính về tác giả Trương Hán Siêu và địa danh Bạch đằng

+Cảm nhận được nội dung yêu nước (tự hào về chiến công lịch sử) và tư tưởng nhân văn của bài phú.

+Thấy được đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt: kết cấu, hình tượng, lời văn .

2. Về kĩ năng.

Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu một bài phú cụ thể.

3 Về thái độ.

Bồi dưỡng lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc, trân trọng những địa danh lịch sử và danh nhân lịch sử.

B Chuẩn bị của thầy và trò:

1 Thầy: +Soạn giáo án

+Chuẩn bị tranh ảnh, máy chiếu .

2 Trò:

+Soạn bài

+ Chuẩn bị bảng phụ.

 

doc 5 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 2855Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 57: Phú sông Bạch Đằng (Bạch đằng giang phú - Trương Hán Siêu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt57
Đọc văn
Phú sông Bạch Đằng
 ( Bạch Đằng giang phú- Trương Hán Siêu)
Kiến thức cần đạt.
1.Về kiến thức
Giúp học sinh:
+ Nắm được những nét chính về tác giả Trương Hán Siêu và địa danh Bạch đằng
+Cảm nhận được nội dung yêu nước (tự hào về chiến công lịch sử) và tư tưởng nhân văn của bài phú.
+Thấy được đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt: kết cấu, hình tượng, lời văn.
2. Về kĩ năng.
Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu một bài phú cụ thể.’
3 Về thái độ.
Bồi dưỡng lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc, trân trọng những địa danh lịch sử và danh nhân lịch sử.
B Chuẩn bị của thầy và trò:
1 Thầy: +Soạn giáo án
+Chuẩn bị tranh ảnh, máy chiếu.
2 Trò:
+Soạn bài
+ Chuẩn bị bảng phụ.
C. Tiến trình bài dạy.
* HĐ1: Kiểm tra bài cũ:.
Câu hỏi: Qua phần chuẩn bị bài ở nhà em hãy trình bày một vài hiểu biết của em về địa danh Bạch Đằng?Hãy kể tên những sáng tác đã viết về địa danh này?
* HĐ 2:Dẫn vào bài:
Đi dọc theo chiều dài đất nước, ta sẽ bắt gặp biết bao nhiêu dòng sông mà tên tuổi của nó đã lưu danh cùng sử sách như sông Hồng, sông
Lô.Những dòng sông ấy không chỉ bồi đắp phù sa thành những dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ mà đó còn là nơi ghi dấu ấn những chiến công vang lừng của dân tộc ta trong kháng chiến.Sông Bạch Đằng là một trong những dòng sông như thế.Chỉ trong vòng 3 thế kỉ, nơi đây đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Đại Việt. Và từ đó đến nay,dòng sông và những chiến công hiển hách đã là niềm cảm hứng hoài cổ hào hùng của bao thế hệ thi nhân mà “Bạch Đằng giang phú”( Trương Hán Siêu) là một trong những tác phẩm thành công nhất.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt.
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I
+ Phần tiểu dẫn giới thiệu những nội dung gì?
+ Trình bày vài nét chính về tác giả Trương Hán Siêu?
+ Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xác định hoàn cảnh ra đời, thể loại và bố cục của bài phú?
HĐ4: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
+ GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp, nhận xét về cách đọc.
+ Mở đầu bài phú nhân vật khách được giới thiệu với tư thế như thế nào? 
+ Khách đã du ngoạn qua những địa danh nào, ở đâu? Em có nhận xét gì về những địa danh đó? 
+ Mục đích dạo chơi của khách là gì? Qua đó cho thấy khách là người như thế nào ? 
+ Cảnh sắc trên sông Bạch Đằng hiện lên như thế nào? 
A. Hùng vĩ, hoành tráng.
B. Trữ tình, thơ mộng.
C. Hoang vu, hiu hắt.
D. Cả A,B,C.
+ Trước khung cảnh ấy khách có tâm trạng gì?
A. Phấn khởi, tự hào.
B. Buồn thương, nuối tiếc.
C. Giận giữ, phẫn nộ.
D. Cả A,B.
+ Hình tượng khách khiến em liên tưởng đến ai? 
+ Các vị bô lão đón tiếp khách bằng thái độ như thế nào? 
+ Các bô lão giữ vai trò như thế nào trong bài phú?
+ Trong lời kể của các vị bô lão tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào?. Giá trị biểu đạt của những thủ pháp nghệ thuật ấy?( lớp chia hai nhóm thảo luận).
+ Nguyên nhân nào khiến quân ta dành được chiến thắng vẻ vang như vậy?
+ Em có nhận xét gì về những lời bình luận đó? 
+ Tiếp nối những bình luận ấy, các vị bô lão và khách còn khẳng định điều gì?
+ Điểm gặp gỡ trong lời ca của khách và bô lão là gì?
HĐ5: Hướng dẫn HS tổng kết.
+ Khái quát những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài phú?
+ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và làm bài tập về nhà.
+ HS quan sát, phát hiện những ý chính trong phần tiểu dẫn.
+ Hoàn cảnh ra đời không rõ năm sáng tác.
+ Bố cục ba đoạn
+ HS trả lời: 
- Tư thế thảnh thơ, ung dung.
- Địa danh: Tam Ngô, Bách Việt Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng.
- Thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên.
- Đáp án D
- Đáp án D
+ Tác giả
+ Đón lòng nhiệt tình hiếu tiếp bằng khách.
+ Hồi tưởng kể lại, bình luận các trận đánh
+ Nghệ thuật: 
- Liệt kê
- Hình ảnh ước lệ
- Điển tích chọn lọc
- So sánh
- Câu dài ngắn khác nhau
- Giọng điệu đầy tự hào
=> Khẳng định sức mạnh của quân và dân ta.
+ Hai yếu tố: 
- Địa thế
- Nhân tài(quan trọng nhất ).
+ Khẳng định tài trí, mưu lược con người.
+ Giá trị về nội dung và nghệ thuật.
I Tiểu dẫn
1 Tác giả:
+ Tự Thăng Phủ( ?—1354)
+Quê quấn: Làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh( nay thị xã Ninh Bình).
+Là môn khách của Trần Hưng Đạo
+ Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
+ Tác phẩm còn lại: không nhiều.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Không rõ thời gian ra đời nhưng khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giạc Minh thắng lợi. Và nhân dịp tác giả du ngoạn trên dòng sông Bạch Đằng.
b. Thể loại:
Thể phú - một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi dùng để tả cảnh vật ,phong tục, bàn .chuyện đờiBố cục gồm 4 phần.
c. Bố cục: 3 phần
+Từ đầu..luống còn lưu”:Hình tượng nhân vật khách.
+Tiếp.chừ lệ chan” Hình tượng các vị bô lão.
+Còn lại:Lời ca đồng vọng.
II. Đọc hiểu văn bản.
1.Giải thích từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
a. Hình tượng nhân vật “khách”.
+Tư thế:Thảnh thơi, ung dung, dạo chơi phong cảnh: “Lướt bể chơi trăng mải miết”
+Có mộng tráng trí 4 phương:
 Nơi có người đi đâu mà chẳng biết
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều.
mà tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết.
+Địa danh:
-Thắng cảnh ở Trung Quốc: Sông Nguyên, sông Tương, núi Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt.=>Dùng những điển tích chọn lọc.
=>Thắng cảnh đẹp nổi tiếng, tác giả chủ yếu tìm hiểu qua sách vở và qua trí tưởng tượng của mình.
-Địa danh đất Việt: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng=> cảnh có tính đương đại và được tác giả trực tiếp đén thăm.
=>Mục đích:Thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên và tìm hiểu lịch sử.
=> Khách là người có tâm hốn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao.
+ Quang cảnh dòng sông Bạch Đằng.
 -Hùng vĩ, hoành tráng:Bát ngát sóng kình=>ẩn dụ tượng trưng.
 -Trữ tình, thơ mộng:Nước trời một sắc
 phong cảnh ba thu.==> câu thơ: “ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
(Vương Bột).
 - Hoang vu, hiu hắt:Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.
+Tâm trạng của “Khách”:vừa phấn khởi tự hào, vừa buồn thương tiếc nhớ.
*Tiểu kết: Nhân vật khách chính là cái tôi tác giả. Đó là một con người có tính cách mạnh mẽ đồng thời cũng là một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài trước thiên nhiên, chiến tích.
b. Hình tượng các vị bô lão:
+Đón tiếp khách bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách., tôn kính.
 “Có kẻ gây lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau.
Vái ta mà thưa rằng..”
+ Vai trò:Là người hồi tưởng, kể lại và bình luận các chiến tích trên sông Bạch Đằng
+ Nghệ Thuật:
- Liệt kê: Kể lại hai trận đánh
- Hình ảnh ước lệ:và đối nhau:
 “Thuyền bè muôn đội,
 tinh kì phấp phới.
 Hùng hổ sáu quân
 Giáo gươm sáng chói.”
=>Tất cả : cờ quạt,vũ khí, quân đội đều được chuẩn bị sẵn sàng => Không khí bừng bừng chiến trận, bừng bừng khí thế Sát Thát, hào khí cuả quân đội nhà Trần.
- Hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ:
 “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
 Bầu trời đất chừ sắp đổi”
=>Miêu tả thế giằng co , quyết liệt của trận chiến.
- Hình ảnh so sánh đặt các trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng ngang với những trận oanh liệt nhất trong lịch sử Trung Quốc. 
- Câu thơ dài ngắn khác nhau rất phù hợp với tâm trạng và diễn biến của trận đánh.
- Lời kể không dài dòng mà súc tích cô đọng, khái quát nhưng lại gợi được diễn biến, không khí các trận đánh hết sức sinh động. 
- Giọng điệu hào hùng, nhiệt huyết, đầy tự hào, mang cảm hứng của người trong cuộc.
=> Ca ngợi sức mạnh khí thế, tài trí của quân và dân ta trong chiến đấu.
+ Nguyên nhân chiến thắng:
Do đất hiểm(sóng nước Bạch Đằng)
Do có nhân tài => là yếu tố quan trọng nhất
là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lý sâu sắc.
+ ý nghĩa của chiến thắng : rửa nhục cho đất nước, tái tạo công lao, để tiếng thơm còn mãi với lịch sử, với thời gian.
c. Lời ca đồng vọng
+ Lời ca của các vị bô lão: 
Khẳng định vẻ đẹp vĩnh hằng của dòng sông và chiến tích hiển hách. 
Khẳng định chân lý: bất nghĩa thì tiêu vong, nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ.
+ Lời ca của “khách” :
Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân.
Ca ngợi chiến tích trên sông Bạch Đằng, tự hào về non sông hùng vĩ.
Khẳng định vị trí vai trò sức mạnh của con người 
Đều tự hào về dòng sông Bạch Đăng và khẳng định sức mạnh con người .
III. Tổng kết
Về nội dung:
+ Tư tưởng yêu nước: ca ngợi tinh thần bất khuất tự hào dân tộc. 
+ Tư tưởng nhân văn: ca ngợi và khẳng định truyền thống đạo lý chính nghĩa, nhân nghĩa sáng ngời, đề cao, ca ngợi con người.
Về nghệ thuật
+ Là đỉnh cao về nghệ thuật của thể phú với bố cục rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ, hình tượng nghệ thuật sống động, lời văn khoa trương, tự nhiên, phóng túng.
+ Ghi nhớ: SGK – trang 7
Bài tập về nhà 
Học thuộc phần ghi nhớ
Học thuộc lòng một đoạn mà em thích.
Soạn bài: “Đại cáo bình Ngô”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet57.doc