Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 64 đến tiết 80

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 64 đến tiết 80

Tiết : 64-65 BÀI VIẾT SỐ 5

Ngày dạy :

I. Mục đích yêu cầu

- Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn thuyết minh, kĩ năng lập dàn ý, diễn đạt

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào một bài viết cụ thể

II. Chuẩn bị

1/ Giáo viên : Đề kiểm tra

2/ Học sinh : Ôn bài

III. Phương pháp

IV. Nội dung và tiến trình bài dạy

 

doc 28 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 64 đến tiết 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 64-65 BÀI VIẾT SỐ 5
Ngày dạy :
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn thuyết minh, kĩ năng lập dàn ý, diễn đạt
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào một bài viết cụ thể 
II. Chuẩn bị
1/ Giáo viên : Đề kiểm tra
2/ Học sinh : Ôn bài
III. Phương pháp
IV. Nội dung và tiến trình bài dạy
T
G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: Chép lại đề bài lên bảng
HĐ 2: Gợi ý cách làm bài
- Chép đề bài vào giấy kiểm tra
- Lắng nghe những gợi ý của giáo viên
Đề bài :
Thuyết minh một danh lam, thắng cảnh hoặc một di tích của địa phương em
Hướng dẫn chung
Gợi ý cách làm
1/ Nội dung :
- Nêu cụ thể vấn đề
- Nội dung thuyết minh theo một trình tự nhất định
Ví dụ : TM về di tích gò Tháp 
2/ Hình thức, kĩ năng
- Bố cục : Rõ ràng
- Diễn đạt : Mạch lạc, tránh sai sót về chính tả, ngữ pháp
Dặn dò : Chuẩn bị bài Khái quát lịch sử tiếng Việt
Tiết: 66	 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
Ngày dạy :	
I. Mục đích yêu cầu :
 - Nắm được một cách khái quát nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt.
 - Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nước.
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu quí tiếng Việt – tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : GA, SGK, SGV
 2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,
IV. Nội dung và tiến trình bài dạy :
 1. Chuẩn bị :
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ: Sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ và yếu tố biểu cảm được thể hiện như thế nào trong bài tựa
 - Vào bài: Tiếng Việt, ngôn ngữ Việt là thứ tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc ta. Nó đã trải qua quá trình phát triển lâu dài cho đến nay.
 2. Nội dung bài giảng :
T
G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Phương pháp tiến hành :
- Cho HS đọc từng mục và rút ra các ý chính (theo nhóm hoặc thực hiện độc lập). Cho ví dụ cụ thể và phân tích .
- GV nhận xét, bổ sung các ý chính và cho thêm một số ví dụ ngoài SGK để khắc sâu kiến thức cho HS.
- Cho các nhóm thảo luận câu hỏi phần luyện tập và viết kết quả thảo luận lên bảng. GV nhận xét và bổ sung.
- Đọc các mục trong SGK và trao đổi, rút ra các ý chính của từng vấn đề. Cho ví vị minh hoạ và phân tích các ví dụ. Bổ sung các ý chính.
- Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của GV.
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt :
 1.Tiếng Việt trong thời kì dựng nước :
 a) Nguồn gốc của tiếng Việt :
 TV có nguồn gốc bản địa thuộc họ Nam Á.
 b) Quan hệ họ hàng của TV :
 TV thuộc dòng Môn – Khmer, có quan hệ họ hàng với tiếng Mường, tiếng Kmer, tiếng Ba-na, tiếng Ca-tu,
 2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc :
 - Do hoàn cảnh ls, TV bị chèn ép nặng nề. Nhưng TV vẫn đấu tranh để bảo tồn và pt tiếng nói của dân tộc.
 - TV đã vai mượn rất nhiều từ ngữ Hán : bằng cách Việt hóa (về mặt âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng); ngoài ra còn vay mượn bằng nhiều cách khác : rút gọn, đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố, đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa,
 3. Tiếng Việt trong thời kì đl tự chủ :
 Dựa vào việc vay mượn 1 số yếu tố văn tự Hán, một hệ thống chữ viết đã được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt. Đó là chữ Nôm.
 4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc :
 - Chữ quốc trở nên thông dụng, văn chương, báo chí tiếng Việt phát triển mạnh Tiếng Việt ngày càng phong phú, uyển chuyển, đủ sức đảm đương trách nhiệm nặng nề trong giai đoạn mới.
 - Xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học.
 5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay :
 - Công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt.
 - Tiếng Việt đã có được vị trí xứng đáng của mình trong một nước VN đl, tự do. TV trở thành ngôn ngữ quốc gia.
II. Chữ viết của tiếng Việt :
 - Chữ Nôm : là một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chũ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt.
 - Chữ quốc ngữ : xuất hiện vào nửa dầu tk 17 do một số giáo sĩ phương Tây xây dựng dựa vào bộ chữ cái La-tinh.
III. Luyện tập :
 3. Dặn dò : Đọc soạn bài Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Tiết:67-68 	HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
	 (Trích Đại Việt sử kí toàn thư)	Ngô Sĩ Liên	
Ngày dạy :
I. Mục đích yêu cầu :
 - Thấy được cái hay, sự hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử.
 - Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và những bài học đạo lí quí báu mà ông để lại cho đời sau.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : GA, SGK, SGV
 2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,
IV. Nội dung và tiến trình bài dạy :
 1. Chuẩn bị :
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ: - Thế nào hiền tài?
 - Thế nào là nguyên khí ?
 - Vào bài: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn một danh tướng nổi tiếng bởi 2 lần chỉ huy quân đội nhà Trần chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược. Chân dung con người ấy như thế nào ? bài học hôm nay giúp ta tìm hiểu
 2. Nội dung bài giảng :
T
G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm :
Gọi 1 HS tóm tắt các ý chính vê tác giả, tác phẩm. GV nhận xét, bổ sung.
* HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản :
- Bước 1: chia đoạn cho HS đọc đoạn trích. Lưu ý HS đọc trước các câu hỏi hướng dẫn học bài.
- Bước 2 : Tổ chức HS thảo luận các câu hỏi hướng dẫn học bài :
 + Nhóm 2,4,6 thảo luận câu hỏi 1.
 + Nhóm 1,3,5 thảo luận câu hỏi 2.
 + Thảo luận 4 phút và viết kết quả lên bảng
 + Cho các nhóm trao đổi, bổ sung ý kiến.
 + GV nhận xét, bổ sung
 + Cho các nhóm thảo luận hai câu hỏi 3 và 4 để rút ra những đặc điểm về nhân cách của TQT (và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả) trên cơ sở câu 1 và 2 (4 phút).
- Bước 3 : Nêu câu hỏi 5 và gọi HS trả lời để chuẩn bị củng cố bài.
* HĐ 3: Củng cố, kiểm tra đánh giá :
- Anh (chị) hãy rút ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Yc HS làm bài tập 1 (trình bày miệng – 5p). - Yc làm bài tập 2 ở nhà và kiểm tra ở đầu tiết sau.
Dựa vào Tiểu dẫn tóm tắt các ý chính về tác giả, tác phẩm.
- Đọc văn bản theo sự phân công của GV.
- Thảo luận các câu hỏi hướng dẫn học bài để tìm hiểu nhân vật Trần Quốc Tuấn và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả và trao đổi, thảo luận, bổ sung kết quả theo sự hướng dẫn của GV.
- Giá trị nội dung: nhân cách TQT; giá trị nghệ thuật: chọn chi tiết chính xác, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn,
- Thực hiện tóm tắt đoạn trích (câu 1).
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả : SGK.
 2. Tác phẩm “Đại Việt sử kí toàn thư”:
 - Hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428).
 - Dựa trên cơ sở sách Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu thời Trần và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên đầu thời hậu Lê.
 - Thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị VH.
II. Đọc – hiểu :
Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn :
- Trung quân ái quốc :
 + Hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân
 + Lòng trung đặt vào hoàn cảnh có thử thách: Mối mâu thuẩn giữa hiếu và trung, nhưng ông đặt trung lên hiếu, nợ nước trên tình nhà
 + Thái độ với Yết Kiêu, Dã Tượng, Hưng Vũ Vương, Hưng NhượngVương càng tôn lên tấm lòng trung nghĩa của ông
- Một vị tướng a hùng đầy tài năng mưu lựơc :
 + Trình bày với vua về thời thế,tương quan Ta-Địch, sách lược của địch, đối sách của ta
 + Chú trọng đến sức mạnh đoàn kết toàn dân
- Có đức độ lớn lao :
 + Khiêm tốn, dù được vua trọng đãi
 + Chủ trương khoan thu sức dân vì hiểu dân là gốc của nước
 + Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, sọan sách dạy bảo, khích lệ, tiến cử người tài. Ông phòng xa chuyện hậu sự
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật lịch sử
- Nghệ thuật kể chuyện
III . Tổng kết
 ( ghi nhớ SGK )
 3. Dặn dò : Chuẩn bị bài Thái sư Trần Thủ Độ
Đọc thêm : THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
 Ngô sĩ Liên
Ngày dạy :
I. Mục đích yêu cầu :
- Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tưcủa Trần Thủ Độ
- Nắm được lối viết kết hợp sử biên niên và tự sự của Ngô Sĩ Liên
II. Chuẩn bị :
1/ Giáo viên : GA, SGK, SGV
2/ Học sinh : Đọc và soạn bài ở nhà
III. Phương pháp :
Phát vấn, nêu câu hỏi , thảo luận
IV. Nội dung và tiến trình bài dạy
1/ Chuẩn bị
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ :Nêu những phẩm chất của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Vào bài :
2/ Nội dung bài giảng
T
G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu về nhân cách Trần Thủ Độ
- Nhân cách TTĐ được bộc lộ qua những chi tiết nào ?
HĐ2: Tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật
- Đọc văn bản
- Thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm
1/ Nhân cách Trần Thủ Độ
- Có người hặc tội TTĐ với vua nhưng ông không biện bạch hay thù oán mà còn ban thưởng => Con người phục thiện , công minh độ lựơng và có bản lĩnh
- Linh từ Quốc mẫu đi qua thềm cấm bị tên quân hiệu ngăn lại. Oâng không bênh vợ bắt tội tên quân hiệu mà tìm hiểu rồi khen thưởng => con người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật , không thiên vị
- Chuyện cậy nhờ linh từ Quốc mẫu xin chức tước. Ôâng dạy cho tên này một bài học: Muốn làm một chức quan phải chặt một ngón chân => biết giữ gìn sự công bằng
- Chuyện phong chức tước cho an quốc, anh của TTĐ nhưng ông nói chỉ nên chọn người hiền => đặt việc công lên trên
2/ N ...  Cho các nhóm thảo luận: so sánh tính cách của Trương Phi và Quan Công (tìm dẫn chứng minh hoạ – 5 phút).
 + Gọi 2 nhóm viết kết quả lên bảng và gọi các nhóm còn lại bổ sung.
 + GV nhận xét, bổ sung và chốt lại các ý cơ bản về Trương Phi.
- Nêu câu hỏi 3 cho HS tiếp tục thảo luận trong nhóm nhỏ và trả lời.
- Cho HS thảo luận tiếp câu hỏi 2 và 4 để tìm hiểu ý nghĩa của hồi trống do Trương Phi thẳng tay giục.
- GV nhận xét và chốt lại các ý trọng tâm
-Tìm chi tiết tảHTCT ?
- Có nhận xét gì về ý nghĩa hồi trống ?
- Nêu những nét tiêu biểu về nghệ thuật ?
* HĐ 3: Củng cố, kiểm tra đánh giá :
- Nêu suy nghĩ của bản thân qua đoạn trích.
- Gọi 1 HS đọc lại phần Ghi nhớ.
- Gọi HS kể lại câu chuyện (câu 1). Bài tập 2 và 3 đã thực hiện ở phần trên. Nhắc HS xem kĩ lại.
* HĐ 4: Hướng dẫn đọc thêm :
- Bước 1: Gọi 1 HS tóm tắt đoạn trích.GV nhận xét và bổ sung.
- Bước 2: Cho các nhóm thảo luận lần lượt các câu hỏi đọc thêm .
 + Yêu cầu tìm dẫn chứng minh hoạ.
 + Hướng dẫn các nhóm trao đổi, bổ sung lẫn nhau.
 + GV nhận xét và chốt lại các ý trọng tâm.
- Đọc phần Tiểu dẫn theo yc của gv.
- Tóm tắt các ý chính về tác giả, tác phẩm.
- Bổ sung theo hướng dẫn của GV.
- Đọc đoạn trích theo sự phân công.
- Thảo luận tìm hiểu tính cách của Trương Phi và Quan Công.
- Viết kết quả thảo luận và trao đổi .
- Chốt lại các ý cơ bản theo hướng dẫn của GV.
- Tiếp tục thảo luận câu hỏi 3 để tìm hiểu kĩ tính cách nóng nảy của Trương Phi.
- Nêu ý nghĩa hồi trống do chính Trương Phi giục.
- Thảo luận nhóm
- Đọc ghi nhớ sgk
- Nêu suy nghĩ của bản thân qua đoạn trích.
- Làm bài tập 1 theo yc của GV.,
- Đọc văn bản
- Tóm tắt đoạn trích theo sự chuẩn bị ở nhà.
- Thảo luận và trả lời 
I. giơiù thiệu :
1/ Tác giả : ( 1330-1400 ? )
- Tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân. Người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ
- Tính tình cô độc, lẻ loi, thích ngao du
- Người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử
2/ Tác phẩm : Tam quốc diễn nghĩa
-Thể loại : TT chương hồi
- Nội dung : SGK
3/ Đoạn trích : Hồi trống thành cổ loa
a. Vị trí đoạn trích : Thuộc hồi 28 TQDN
b. Nội dung đoạn trích :
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ và đầy kịch tính giữa Trương Phi và Quan 
II. Đọc – hiểu văn bản
1/ Tính cách nhân vật
a. Nhân vật Trương Phi :
a 1 : Con người ngay thẳng, không chấp nhận quanh co, lắt léo, trắng đen rõ ràng
- Khi nghe Quan Công đến : Mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa đi tắt, mắt trợn tròn, râu hùm vểnh,hò hét , múa xà mâu
	Trong con mắt của Trương, Quan Công là kẻ thù
- Không thèm chấp nhận lời thanh minh hộ của 2 chị dâu và Tôn Càn mà khẳng định một cách giận giữ, khinh miệt : “Mày đã bội nghĩa
Mày bỏ anh, hàng Tào
-Mối nghi ngờ của Trương càng tăng, khi SáiDương xuất hiện cùng với toán quân mã
	Mâu thuẩn được giải quyết khi Quan Công chém Sái Dương
 a 2:Con người khiêm tốn phục thiện, biết lỗi, nhận lỗi chân thành
“ Nghe hết chuyện, rõ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”
b. Nhân vật Quan Công
- Con người rất độ lượng và từ tốn
Hốt hoảng trước cách cư xử của Trương Phi.
Dùng lời lẽ mềm mỏng để thanh minh.
Chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan : Chém đầu Sái Dương chưa hết một hồi trống
2/ Aâm vang hồi trống cổ thành
- HT giải nghi với Tru6ông Phi, minh oan cho Quan Công
-Biểu tượng cái cương trực, dứt khoát, rành mạch, rõ ràng của TP
- HT thách thức, HT đoàn tụ
- HT của tình anh em kết nghĩa chung lí tưởng
- HT tạo nên không khí chiến trận hào hùng
3/ Nghệ thuật :
- Tính cách nhân vật bộc lộ qua hành động và thái độ 
- Cốt truyện giàu kịch tính
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
III. tổng kết : 
Ghi nhớ : SGK
 TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG – Trích hồi 21- TQDN
I. Về nội dung :
1/ Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo .
-Nhẫn nhịn náu mình nương nhờ Tào
- Bày kế che mát, làm vườn chăm chỉ
- khi Tào hỏi anh hùng trong thiên hạ, Lưu một mực tỏ ra không biết
- Khi Tào chỉ Lưu : Anh hùng trhiên hạ bây giờ chỉ sứ quân và Tháo mà thôi 
Lưu giật mình, đủa trên tay rơi xuống đất 
Sự khôn khéo, tinh tế của Lưu đã lừa được mối nghi ngờ của Tào
2/ Tính cách nhân vật Tào Tháo
- Một gian hùng
-Một nhà chính trị, quân sự tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dủng cảm nhưng cũng là tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm
3. Những điểm khác nhau về tính cách giữa Tào và Lưu 
III. Nghệ thuật 
- Tạo hoàn cảnh tình huống khéo, rất tự nhiên
- Dẫn dắt câu chuyện giữa 2 người
- Một chi tiết tuyệt vời : Tiếng sấm rền vang Lưu nhặt thìa nói tảng
 3. Dặn dò :Đọc soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 	
Tiết: 79-80	 	 TÌNH CẢNH LẺ LOI 
 CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ 
	 (Trích Chinh phụ ngâm)	 Nguyên tác chữ Hán : Đặng Trần Côn	 Bản diễn nôm : Đoàn Thị Điểm (?)
Ngày dạy :
I. Mục đích yêu cầu :
 - Cảm nhận được nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, chia lìa đôi đứa và hiểu được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi qua đoạn trích.
 - Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm qua đoạn trích.
 - Bồi dưỡng thái độ trân trọng hạnh phúc, tình yêu chân chính của con người.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : GA, SGK, SGV
 2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,
IV. Nội dung và tiến trình bài dạy :
 1. Chuẩn bị :
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa Hồi Trống Cổ Thành
 - Vào bài : Một trong những đỉnh cao của VHVN thế kĩ XVIII là tac phâm Chinh phụ ngâm do Đặng Trân Côn, diễn nôm Đoàn Thị Điểm. Bài ca dài, lời than thở của người vợ trẻ(chinh phụ)có chồng đi chinh chiến ở xa. Đoạn trích là lời tâm sự về tình cảnh lẻ loi, đơn chiết của người vợ khi chồng đi đánh trận không tin tức
 2. Nội dung bài giảng :
T
G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm :
- Yc HS tóm tắt một số đặc điểm về tác giả và dịch giả của tác phẩm.
- GV bổ sung và lưu ý HS một số vấn đề về dịch giả.
- GV nhấn mạnh những nét chính về nội dung tư tưởng của tác phẩm.
* HĐ 2: Tìm hiểu đoạn trích :
-Bước 1: Gọi 1 HS đọc đoạn trích và GV đọc lại. Tìm hiểu các chú thích.
- Bước 2: Phân tích đoạn trích theo các câu hỏi hướng dẫn học bài :
 + Cho các nhóm thảo luận lần lượt các câu hỏi 1,2,3 để phân tích tâm trạng của người chinh phụ.
 + Gọi HS trong nhóm nêu ý kiến và cho các nhóm còn lại bổ sung ý kiến, trao đổi.
 + GV nhận xét, chốt lại các ý trọng tâm và diễn giảng mở rộng để khắc sâu kiến thức.
- Bước 3 : Nêu câu hỏi 4,5 cho HS suy nghĩ và trả lời để tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật của đoạn trích. Nhấn mạnh biện pháp nghệ thuật chủ yếu của văn học trung đại là tả cảnh ngụ tình kết hợp với bộc lộ trực tiếp cảm xúc.
* HĐ 3: Củng cố, kiểm tra đánh giá :
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Suy nghĩ của bản thân qua tâm trạng của người chinh phụ.
- Yêu cầu HS làm bài tập luyện tập ở nhà.
- Dựa vào phần Tiểu dẫn, nêu một số nét chính về tác giả, dịch giả và nội dung tác phẩm.
- Ghi chú các ý trọng tâm trong Tiểu dẫn.
- Đọc đoạn trích theo sự phân công của GV.
- Thảo luận theo nhóm các câu hỏi hướng dẫn học bài để phân tích tâm trạng của người chinh phụ.
 + Nêu ý kiến và trao đổi, thảo luận.
 + Bổ sung các ý trọng tâm theo hướng dẫn của GV
- Lời của người chinh phụ bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tư tưởng, tình cảm.
- Nhạc điệu của thể thơ song that lục bát : âm hưởng chậm, buồn phù hợp diễn tả tâm trạng buồn rầu của chinh phụ.
- Giá trị nội dung: khát khao tình yêu, hạnh phúc tuổi trẻ; nghệ thuật : sử dụng ngoại cảnh bộc lộ tâm trạng, nhịp điệu câu thơ chậm, buồn,
I. Giới thiệu
1/ Tácgiả Đặng trần Côn
- Chưa rõ năm sinh và năm mất, người làng nhân mục, huyện Thanh Trì ( nay thuộc Thanh Xuân Hà Nội)
- Ông sống vào nửa đầu TK XVIII
- Người sáng tác CPN, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài thơ phú chữ Hán
2/ Dịch giả Đoàn Thị Điểm
- 1705-1748 hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc Hưng Yên )
- Nổi tiếng thông minh từ nhỏ
3/ Tác phẩm : Chinh phụ ngâm
a. Hoàn cảnh ra đời
Được viết vào những năm 40 của tk XVIII. Lúc nàỳ chính sự rối ren, chiến tranh liên miêm, người dân lâm vào cảnh tan tác, loạn li. Oâng cảm động trước nỗi khổ ấy đã viết CPN
b. Vị trí đoạn trích: trích từ câu 193 =>216
c. Nội dung đoạn trích : Tâm s75 về tình cảnh lẻ loi đơn chiết của người chinh phụ khi chồng đi chiến trận
II . Đọc – Hiểu văn bản :
1/ Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của người chinh phụ
- Đi đi lại lại, quanh quẩn buông rèm, cuốn rèm bao nhiêu lần
	Chỉ tâm trạng cô đơn lẻ loi
- Điệp ngữ “ Đèn có biết”, “ Đèn biết chăng”
=> Nỗi buồn triền miên kéo dài
- Dùng câu hỏi tu từ “ Đèn biết chăng”, “ đèn chẳng biết” = > Lời than thở, nỗi khăc khoải chờ đợi và hi vọng
-Dùng cảnh vật thiên nhiên, tự nhiên để diễn tả tâm trạng :
Tiếng gà eo óc báo hiệu năm canh => sự thao thức của người vợ
Bòng cây hoè ngoài sân ngắn rồi lại dài => chỉ thời gian xa cách, nhớ thương-thời gian tâm trạng
-Hành động : Đốt hương, soi gương, gãy đàn
=>cốt để khuây khoả
- Đặt nhân vật trữ tình trong không gian ước lệ ; “ Gửi gió đông, gửi non yên”. Cùng với cách so sánh “ Đường lên bằng trời”
=> Diễn tả nỗi sầu thương vô hạn
- Các từ láy : thăm thẳm, Đau đáu, thiết tha
=> Nỗi lòng day dứt, chà xát đến đau đớn
2/ ý nghĩa tư tưởng đoạn trích
- Đồng cảm với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ- giá trị nhân văn của khúc ngâm 
- Gián tiếp lên án chiến tranh chia rẽ tình cảm gia đình, gây bao tần bi kịch cho con người
III. Tổng kết : Ghi nhớ SGK 
 3. Dặn dò :Chuẩn bị bài Lập dàn ý bài văn nghị luận

Tài liệu đính kèm:

  • docGíao án Ngữ văn 10, HK2 [Nhiều bài].doc