Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết học 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết học 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THUỶ

A. Mục tiêu bài học.

Giúp HS nắm được:

1. Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu một câu chuyện cụ thể: Truyện kể lại sự kiện lịch sử đời trước và giải thích nguyên nhân theo cách nghĩ, cách cảm nhận của người đời sau.

2. Nhận thức được bài học lịch sử về kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa hạnh phúc tình yêu tuổi trẻ với vận mệnh của dân tộc, của đất nước.

B. Cách thức tiến hành.

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức troa đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

C. Tiến trình bài học.

1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy phân tích những nét cơ bản về đặc điểm xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng?

2. Giới thiệu bài mới: Từ xưa đến nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần khiến con người sinh ra chủ quan mất cảnh giác. Thất bại cay đắng làm cho kẻ thù nảy sinh những mưa sâu kế độc. Đó cũng là nguyên nhân để trả lời câu hỏi vì sao An Dương Vương mất nước. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta tìm hiểu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

 

doc 9 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết học 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 11,12 ppct.
Truyện an dương vương và mị châu trọng thuỷ
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS nắm được:
1. Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu một câu chuyện cụ thể: Truyện kể lại sự kiện lịch sử đời trước và giải thích nguyên nhân theo cách nghĩ, cách cảm nhận của người đời sau.
2. Nhận thức được bài học lịch sử về kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa hạnh phúc tình yêu tuổi trẻ với vận mệnh của dân tộc, của đất nước.
B. Cách thức tiến hành.
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức troa đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. Tiến trình bài học.
1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy phân tích những nét cơ bản về đặc điểm xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng?
2. Giới thiệu bài mới: Từ xưa đến nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần khiến con người sinh ra chủ quan mất cảnh giác. Thất bại cay đắng làm cho kẻ thù nảy sinh những mưa sâu kế độc. Đó cũng là nguyên nhân để trả lời câu hỏi vì sao An Dương Vương mất nước. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta tìm hiểu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung.
1. Tiểu dẫn.
(GV gọi HS đọc)
+ Hãy nêu nội dung chính mà phần tiểu dẫn trình bày?
đặc trưng
nội dung,
nghệ thuật
+ Nội dung cụ thể từng phần?
2. Văn bản.
a. Vị trí bản kể.
(GV cung cấp thông tin này)
b. Bố cục của văn bản.
+ Truyền thuyết chia làm mấy đoạn?
+ Nội dung chính của từng đoạn?
c. Chủ đề.
+ Em hãy nêu chủ đề của truyện?
II. Đọc – hiểu.
(Đây là quá trình đọc và trả lời các câu hỏi từ1->5 của phần hướng dẫn học bài)
Cả 5 câu hỏi đều xoay quanh 4 nhân vật
1. Câu hỏi 1:
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua?
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiệnn như thế nào?
c. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
2. Câu hỏi 2.
Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:
+ Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
+ Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên hợp đạo lý.
Vậy ý kiến riêng của anh / chị như thế nào?
3. Câu hỏi 3.
Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó máu nàng hoá thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau?
4. Câu hỏi 4.
Trọng Thuỷ gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vậy anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”?
5. Câu hỏi 5.
Anh/ chị hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó được dân gian thần kì hoá như thế nào?
III Luyện tập
GV gơị ý, hướng dẫn HS làm bài tập về nhà, các bài 1, 2, 3 sgk trang 43. Riêng bài 2, 3 là dành cho HS khá giỏi. GV khuuyến khích để HS có thể tự chiếm lĩnh, phát huy sự sáng tạo trong cảm nhận cũng như phát hiện ra những con đường mới để khám phá ra cái hay, cái đẹp, cái mới của tác phẩm này và những tác phẩm khác
- Phần này trình bày đặc trưng cơ bản của truyền thuyết:
+ Là truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc. Truyền thuyết không phải là lịch sử mà chỉ liên quan đến lịch sử, phản ánh lịch sử. Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kỳ mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
+ Muốn hiểu đúng, hiểu sâu truyền thuyết này cần đặt tác phẩm trong môi trường lịch sử - văn hoá mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi. Nghĩa là đặt truyện trong mối quan hệ với lịch sử và đời sống.
+ Giới thiệu làng Cổ Loa – thuộc Đông Anh – Hà Nội là quần thể di tích lịch sử lâu đời.
+ Đền Thượng thờ An Dương Vương
+ Am bà chùa thờ công chúa Mị Châu với tượng không đầu.
+ Bên phải Đền Thượng là giếng đất gọi là giếng ngọc. Nơi Trọng Thuỷ tự tử.
- Bao quanh đền và am là những đoạn vòng thành cổ chạy dài. Đó là dấu vết chín vòng thành Cổ. Toàn bộ cụm di tích là minh chứng lịch sử cho truyền thuyết An Dương Vương xây thành chế Nỏ. Còn mối tình Mị Châu Trọng Thuỷ lại là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc cuối thế kỉ III trrước công nguyên.
- Truyền thuyết trích trong “Rùa vàng” trong tác phẩm “Lĩnh nam chích quái” (những câu chuyện ma quái ở phương nam).
- Có 3 bản kể: một là “Rùa vàng”, hai là “Thục kỉ An Dương Vương” trong “Thiên nam ngũ lục” bằng văn vần và ba là “Ngọc trai – nước giếng” là truyền thuyết đồn đại ở vùng Cổ Loa.
- Truyền thuyết chia làm bốn đoạn rõ rệt:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “xin hoà”, có nội dung là: thuật lại quá trình xây thành – chế nỏ từ thất bại đến thành công của An Dương Vương nhờ có sự giúp sức của thần Rùa Vàng.
+ Đoạn 2: từ “không bao lâu.cứu được nhau”, có nội dung là: thuật lại hành vi lừa Mị Châu đánh cắp lẫy nỏ thần của Trọng Thuỷ.
+ Đoạn 3: từ “Trọng Thuỷ mang lẫy thần về nước.dẫn vua đi xuống biển”, có nội dung là: thuật lại diễn biến cuộc chiến tranh lần hai giữa hai nước, kết thúc bi kịch đối với cha con An Dương Vương.
+ Đoạn 4: từ “đời truyền nơi đó tiển cữu”, có nội dung là: thuật lại kết cục đầy cay đắng và nhục nhã đối với Trọng Thuỷ cùng chi tiết “ngọc trai – nước giếng” có ý nghĩa minh oan cho Mỵ Châu.
=> Đây là cách kết cấu cốt truyện theo trình tự xảy ra sự việc – một kiểu kết cấu phổ biến của truyện dân gian. Nhưng riêng truyền thuyết, kiểu kết cấu ấy cho thấy mqh giữa thể loại với lịch sử (Cả cuộc đời nhân vật An Dương Vương từ khi lên ngôi đến lúc mất nước được thuật lại đầy đủ các giai đoạn quan trọng. Qua đó cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động của nhà nước Âu Lạc được tái hiện – truyền thuyết thực hiện chức năng chép sử như thế đó, tất nhiên với sự hỗ trợ của trí tưởng tượng).
- Kể lại quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch nhà tan nước mất. Đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả dân gian với từng nhân vật.
Câu hỏi 1 nội dung có hai phần:
- Tìm và liệt kê những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương.
- Trả lời các câu hỏi a, b, c.
a.An Dương Vương được thần linh giúp đỡ là vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo nghĩ xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, ché nỏ, chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc.
b. Về sau An Dương Vương đã vì sai lầm mà thất bại. Lỗi của An Dương Vương là đã mơ hồ về bản chất gian ngoan, quỷ quyệt của kẻ thù xâm lược, đã mở đường cho ccon trai đối phương lọt vào làm nội gián trong vương gia của mình, khi giặc đến còn có thái độ ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng.
c. Những hư cấu nghệ thuật ( Rùa Vàng, Mị Châu và chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái) được sáng tạo là để gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm của vi anh hùng, sự phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, là lời giải thích lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
- Có các ý kiến như sau:
+ Tán thành cách đánh giá thứ nhất là phê phán Mị Châu. Nhưng cũng không đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ hai.
+ Tán thành cách đánh giá thứ hai, bênh vực cho Mị Châu. Nhưng cũng không đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ nhất.
+ Tán thành cách đánh giá thứ nhất, phản bác cách đánh giá thứ hai mà không đưa ra được lí lẽ nào đủ sức thuyết phục.
(Có khả năng nhiều HS thuộc số này)
+ Tán thành cách đánh giá thứ hai với lập luận dựa trên luân lí của chế độ phong kiến đòi hỏi người vợ phải tuân theo ý kiến của người chồng vô điều kiện, từ đó đưa ra đề nghị chúng ta ngày nay nên thông cảm với Mị Châu.
(Cũng có khả năng nhiều HS ngả theo ý kiến này).
- Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xác lập phương pháp để xem xét, giải quyết vấn đề – một vấn đề có tính lí luận, phương pháp luận. 
Cơ sở của việc thảo luận:
Có hai cơ sở có tính nguyên tắc cần phải dựa vào: đặc trưng của thể loại truyền thuyết và ý thức xã hội chính trị – thẩm mĩ của nhân dân khi đến với truyền thuyết.
+ Truyền thuyết không phải là một bản sao chép thực tế lịch sử mà là một loại sáng tạo nghệ thuật nên viêc phản ánh lịch sử “không hề vô tư, trung lập”.
+ Truyền thuyết kể về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử nhằm đề cao cái đẹp, cái tốt cái tích cực và phê phán cái xấu, cái tiêu cực theo quan niệm của nhân dân.
+ Mặt khác, nhân dân trong khi “phê phán Mị Châu bằng bản án tử hình” một cách đích đáng, lại cũng đã thấu hiểu rằng nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình, ngây thơ, nhẹ dạ. Bởi thế truyền thuyết đã “khuôn xếp” cho máu nàng biến thành ngọc trai đúng như lời nguyền của nàng, để nói lên rằng người Việt Nam không ai bán nước, cùng lắm là họ bị mắc lừa mưa kế thâm hiểm của kẻ địch và bị chúng lợi dụng. Điều này nói lên truyền thống cư xử thật thấu tình đạt lí của nhân dân ta.
- Với việc để thần Rùa Vàng kết tội Mị Châu là giặc và vua cha tuốt kiếm chém chết nàng, người sáng tác truyện (tức nhân dân) đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Cách kết thúc này xuất phát từ truyền thống yêu nước, lòng tha thiết với độc lập, tự do của người Việt Cổ.
- Tuy nhiên, số phận của Mị Châu chưa hẳn đã chấm dứt: nàng hoá thân trong hình hài khác. Sử dụng hình thức “hoá thân” để kéo dài sự sống của nhân vật là thủ pháp nghệ thuật truyền thống của truyện kể dân gian (ví dụ truyện Thạch Sanh, Đá Vọng Phu). Nhưng ở truyền thuyết này tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp này một cách sáng tạo: nhân vật không hoá thân trọn vẹn trong một hình hài duy nhất khác. Máu nàng chảy xuống biển hoá thành ngọc trai, xác hoá thành ngọc thạch. Hình thức hoá thân độc đáo, có một không hai trong truyện kể dân gian này thể hiện tính hai mặt không đơn giản của hình tượng nhân vật là cách để nhân dân vừa thể hiện sự bao dung, niềm thông cảm với sự trong trắng, ngây thơ của Mị Châu trong khi phạm toọi một cách vô tình, vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử muốn truyền lại cho trai - gái nước Việt muôn đời sau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà với nước, giữa riêng với chung. Có thể tạm gọi đây là kiểu hoá thân – phân thân.
- Hình ảnh “ngọc trai - nước giếng” vừa là một hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt giá xét về phương diện tổ chức cốt truyện: nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho đôi trai gái. Tình tiết này thật ra gồm ba chi tiét hợp thành: chi tiết “ngọc trai” được sáng tạo trong tươgn quan với lời Mị Châu khấn lúc trước khi chết nhằm chiêu tuyết cho danh dự của nàng, nó chứng thực tấm lòng trong sáng của công chúa; chi tiết “nước giếng” có h ... ề lịch sử. Truyện lưu giữ trong lòng nó phần “cốt lõi lịch sử”: nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương đã được dựng lên, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà, nhưng về sau đã rơi vào tay kẻ thù.
- Gợi ý: Câu 2, An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền thờ và am hai cha con ngay cạnh nhau. Đó là do truyền thống đạo lí gia đình cần được sum họp cả khi sống cũng như khi thác. Đó là thái độ vừa nghiêm khắc lại vừa bao dung, nhân ái, cách ứng xử thấu tình lại đạt lí của nhân dân ta.
* Củng cố:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ và nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.
* Dặn dò: Học bài ở nhà và soạn bài “Lập dàn ý bài văn tự sự”
+ Hãy nêu nội dung chính mà phần tiểu dẫn trình bày?
đặc trưng
nội dung,
nghệ thuật
+ Nội dung cụ thể từng phần?
2. Văn bản.
a. Vị trí bản kể.
b. Bố cục của văn bản.
+ Truyền thuyết chia làm mấy đoạn?
+ Nội dung chính của từng đoạn?
c. Chủ đề.
+ Em hãy nêu chủ đề của truyện?
 (Đây là quá trình đọc và trả lời các câu hỏi từ1->5 của phần hướng dẫn học bài)
Cả 5 câu hỏi đều xoay quanh 4 nhân vật
1. Câu hỏi 1:
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua?
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiệnn như thế nào?
c. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
2. Câu hỏi 2.
Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:
+ Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
+ Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên hợp đạo lý.
Vậy ý kiến riêng của anh / chị như thế nào?
3. Câu hỏi 3.
Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó máu nàng hoá thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau?
4. Câu hỏi 4.
Trọng Thuỷ gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vậy anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”?
5. Câu hỏi 5.
Anh/ chị hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó được dân gian thần kì hoá như thế nào?
Ôn tập dựa trên cơ sở của kiến thức học trên lớp. GV cho HS thảo luận , trình bày ý kiến của mình. Và luyện tập làm bài.
- Phần này trình bày đặc trưng cơ bản của truyền thuyết:
+ Là truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc. Truyền thuyết không phải là lịch sử mà chỉ liên quan đến lịch sử, phản ánh lịch sử. Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kỳ mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.
+ Muốn hiểu đúng, hiểu sâu truyền thuyết này cần đặt tác phẩm trong môi trường lịch sử - văn hoá mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi. Nghĩa là đặt truyện trong mối quan hệ với lịch sử và đời sống.
- Bao quanh đền và am là những đoạn vòng thành cổ chạy dài. Đó là dấu vết chín vòng thành Cổ. Toàn bộ cụm di tích là minh chứng lịch sử cho truyền thuyết An Dương Vương xây thành chế Nỏ. Còn mối tình Mị Châu Trọng Thuỷ lại là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc cuối thế kỉ III trrước công nguyên.
- Truyền thuyết trích trong “Rùa vàng” trong tác phẩm “Lĩnh nam chích quái” (những câu chuyện ma quái ở phương nam).
- Có 3 bản kể: một là “Rùa vàng”, hai là “Thục kỉ An Dương Vương” trong “Thiên nam ngũ lục” bằng văn vần và ba là “Ngọc trai – nước giếng” là truyền thuyết đồn đại ở vùng Cổ Loa.
- Truyền thuyết chia làm bốn đoạn rõ rệt:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “xin hoà”, có nội dung là: thuật lại quá trình xây thành – chế nỏ từ thất bại đến thành công của An Dương Vương nhờ có sự giúp sức của thần Rùa Vàng.
+ Đoạn 2: từ “không bao lâu.cứu được nhau”, có nội dung là: thuật lại hành vi lừa Mị Châu đánh cắp lẫy nỏ thần của Trọng Thuỷ.
+ Đoạn 3: từ “Trọng Thuỷ mang lẫy thần về nước.dẫn vua đi xuống biển”, có nội dung là: thuật lại diễn biến cuộc chiến tranh lần hai giữa hai nước, kết thúc bi kịch đối với cha con An Dương Vương.
+ Đoạn 4: từ “đời truyền nơi đó tiển cữu”, có nội dung là: thuật lại kết cục đầy cay đắng và nhục nhã đối với Trọng Thuỷ cùng chi tiết “ngọc trai – nước giếng” có ý nghĩa minh oan cho Mỵ Châu.
=> Đây là cách kết cấu cốt truyện theo trình tự xảy ra sự việc – một kiểu kết cấu phổ biến của truyện dân gian. Nhưng riêng truyền thuyết, kiểu kết cấu ấy cho thấy mqh giữa thể loại với lịch sử (Cả cuộc đời nhân vật An Dương Vương từ khi lên ngôi đến lúc mất nước được thuật lại đầy đủ các giai đoạn quan trọng. Qua đó cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động của nhà nước Âu Lạc được tái hiện – truyền thuyết thực hiện chức năng chép sử như thế đó, tất nhiên với sự hỗ trợ của trí tưởng tượng).
- Kể lại quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch nhà tan nước mất. Đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả dân gian với từng nhân vật.
Câu hỏi 1 nội dung có hai phần:
- Tìm và liệt kê những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương.
- Trả lời các câu hỏi a, b, c.
a.An Dương Vương được thần linh giúp đỡ là vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo nghĩ xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, ché nỏ, chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc.
b. Về sau An Dương Vương đã vì sai lầm mà thất bại. Lỗi của An Dương Vương là đã mơ hồ về bản chất gian ngoan, quỷ quyệt của kẻ thù xâm lược, đã mở đường cho ccon trai đối phương lọt vào làm nội gián trong vương gia của mình, khi giặc đến còn có thái độ ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng.
c. Những hư cấu nghệ thuật ( Rùa Vàng, Mị Châu và chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái) được sáng tạo là để gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm của vi anh hùng, sự phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, là lời giải thích lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
- Có các ý kiến như sau:
+ Tán thành cách đánh giá thứ nhất là phê phán Mị Châu. Nhưng cũng không đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ hai.
+ Tán thành cách đánh giá thứ hai, bênh vực cho Mị Châu. Nhưng cũng không đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ nhất.
+ Tán thành cách đánh giá thứ nhất, phản bác cách đánh giá thứ hai mà không đưa ra được lí lẽ nào đủ sức thuyết phục.
(Có khả năng nhiều HS thuộc số này)
+ Tán thành cách đánh giá thứ hai với lập luận dựa trên luân lí của chế độ phong kiến đòi hỏi người vợ phải tuân theo ý kiến của người chồng vô điều kiện, từ đó đưa ra đề nghị chúng ta ngày nay nên thông cảm với Mị Châu.
(Cũng có khả năng nhiều HS ngả theo ý kiến này).
- Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xác lập phương pháp để xem xét, giải quyết vấn đề – một vấn đề có tính lí luận, phương pháp luận. 
Cơ sở của việc thảo luận:
Có hai cơ sở có tính nguyên tắc cần phải dựa vào: đặc trưng của thể loại truyền thuyết và ý thức xã hội chính trị – thẩm mĩ của nhân dân khi đến với truyền thuyết.
+ Truyền thuyết không phải là một bản sao chép thực tế lịch sử mà là một loại sáng tạo nghệ thuật nên viêc phản ánh lịch sử “không hề vô tư, trung lập”.
+ Truyền thuyết kể về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử nhằm đề cao cái đẹp, cái tốt cái tích cực và phê phán cái xấu, cái tiêu cực theo quan niệm của nhân dân.
+ Mặt khác, nhân dân trong khi “phê phán Mị Châu bằng bản án tử hình” một cách đích đáng, lại cũng đã thấu hiểu rằng nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình, ngây thơ, nhẹ dạ. Bởi thế truyền thuyết đã “khuôn xếp” cho máu nàng biến thành ngọc trai đúng như lời nguyền của nàng, để nói lên rằng người Việt Nam không ai bán nước, cùng lắm là họ bị mắc lừa mưa kế thâm hiểm của kẻ địch và bị chúng lợi dụng. Điều này nói lên truyền thống cư xử thật thấu tình đạt lí của nhân dân ta.
- Với việc để thần Rùa Vàng kết tội Mị Châu là giặc và vua cha tuốt kiếm chém chết nàng, người sáng tác truyện (tức nhân dân) đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Cách kết thúc này xuất phát từ truyền thống yêu nước, lòng tha thiết với độc lập, tự do của người Việt Cổ.
- Tuy nhiên, số phận của Mị Châu chưa hẳn đã chấm dứt: nàng hoá thân trong hình hài khác. Sử dụng hình thức “hoá thân” để kéo dài sự sống của nhân vật là thủ pháp nghệ thuật truyền thống của truyện kể dân gian (ví dụ truyện Thạch Sanh, Đá Vọng Phu). Nhưng ở truyền thuyết này tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp này một cách sáng tạo: nhân vật không hoá thân trọn vẹn trong một hình hài duy nhất khác. Máu nàng chảy xuống biển hoá thành ngọc trai, xác hoá thành ngọc thạch. Hình thức hoá thân độc đáo, có một không hai trong truyện kể dân gian này thể hiện tính hai mặt không đơn giản của hình tượng nhân vật là cách để nhân dân vừa thể hiện sự bao dung, niềm thông cảm với sự trong trắng, ngây thơ của Mị Châu trong khi phạm toọi một cách vô tình, vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử muốn truyền lại cho trai - gái nước Việt muôn đời sau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà với nước, giữa riêng với chung. Có thể tạm gọi đây là kiểu hoá thân – phân thân.
- Hình ảnh “ngọc trai - nước giếng” vừa là một hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt giá xét về phương diện tổ chức cốt truyện: nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho đôi trai gái. Tình tiết này thật ra gồm ba chi tiét hợp thành: chi tiết “ngọc trai” được sáng tạo trong tươgn quan với lời Mị Châu khấn lúc trước khi chết nhằm chiêu tuyết cho danh dự của nàng, nó chứng thực tấm lòng trong sáng của công chúa; chi tiết “nước giếng” có hồn Trọng Thuỷ hoà cùng nỗi hối hận vô hạn là sự chứng nhận cho mong muốn hoá giải tôi lỗi của anh ta; chi tiết ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn nói lên rằng Trọng Thuỷ đã tìm được sự hoá giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Thật là một hình tượng nghệ thuật được kết cấu đến mức hoàn mĩ !
- Truyện truyền thuyết này không phải là lịch sử chính xác mà là sáng tác VHDG về lịch sử. Truyện lưu giữ trong lòng nó phần “cốt lõi lịch sử”: nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương đã được dựng lên, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà, nhưng về sau đã rơi vào tay kẻ thù.
- Gợi ý: Câu 2, An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền thờ và am hai cha con ngay cạnh nhau. Đó là do truyền thống đạo lí gia đình cần được sum họp cả khi sống cũng như khi thác. Đó là thái độ vừa nghiêm khắc lại vừa bao dung, nhân ái, cách ứng xử thấu tình lại đạt lí của nhân dân ta.

Tài liệu đính kèm:

  • doc7 An Duong Vuong & My Chau Trong Thuy.doc