Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tuần 1 đến tuần 10

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tuần 1 đến tuần 10

 TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Nắm được hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.

- Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

2. Giáo truyền thống văn hóa của dân tộc qua các di sản văn hóa và bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đó.

3. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, tư duy sáng tạo và nghiên cứu văn chương.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Sách giáo khoa.

Sách giáo viên.

Sách thiết kế bài giảng.

III. PHƯƠNG PHÁP

 Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp phát vấn nêu vấn đề với trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1.Ổn định lớp.

 2.Kiểm tra bài cũ.

 3.Dạy bài mới.

Lịch sử văn học của bất kì dân tộc nào đều có lịch sử tâm hồn của dân tộc đó. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan nền văn học Việt Nam.

 

doc 107 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tuần 1 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: 01/ 9/ 2007.
Tiết 1, 2. Tuần 1
 TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Nắm được hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
- Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
2. Giáo truyền thống văn hóa của dân tộc qua các di sản văn hóa và bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đó.
3. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, tư duy sáng tạo và nghiên cứu văn chương.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách giáo khoa.
Sách giáo viên.
Sách thiết kế bài giảng.
III. PHƯƠNG PHÁP
 Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp phát vấn nêu vấn đề với trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ.
 3.Dạy bài mới.
Lịch sử văn học của bất kì dân tộc nào đều có lịch sử tâm hồn của dân tộc đó. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan nền văn học Việt Nam.
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
3 ph
Đọc sách giáo khoa và cho biết văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận?
Gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Hs đọc lời mở đầu bài học sgk.
I.CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam có hai bộ phận:
Văn học dân gian.
Văn học viết.
8 phút
Đọc mục 1 và cho biết văn học dân gian chủ yếu do ai sáng tác? 
Tầng lớp trí thức có thể tham gia sáng tác?.
Chủ yếu do tầng lớp bình dân sáng tác.
Song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của văn học dân gian .
1.Văn học dân gian:
Văn học dân gian chủ yếu do tầng lớp bình dân sáng tác vµ l­u truyỊn b»ng con đường truyền miệng.
Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào?
Thần thoại, sử thi, tục ngữ.
Thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
Hãy nêu những đặc trưng của văn học dân gian?
Học sinh trình bày. 
-Tìm dẫn chứng 
Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể và gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng .
* Văn học dân gian có vị trí và vai trò , qtrọng trong nền văn học dân tộc. ?
Hµng ngh×n n¨m b¾c thuéc, khi ch­a cã ch÷ viÕt vµ ch÷ viÕt f¸t triĨn.
VHDG mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân và văn học viết.
10 phút
Đọc mục 2 sách giáo khoa và cho biết văn học viết chủ yếu do ai sáng tác?
* Trên thực tế vẫn có những trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian m
Học sinh trình bày.
-Có người bình dân tham gia sáng tác VHV -> trí thức bình dân.
2.Văn học viết
Văn học viết chủ yếu do tầng lớp trí thức sáng tác, được ghi lại bằng chữ viết và mang đậm dấu ấn tác giả. 
Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng mấy thứ chữ? 
Học sinh trình bày. 
a.Chữ viết ghi lại bằng ba thứ chữ:
-Chữ Hán.
-Chữ Nôm.
-Chữ Quốc ngữ.
-Một số ít ghi bằng tiếng Pháp.
Văn học viết gồm mấy thể loại? 
-Giải thích từ.
Hãy kể tên 1tác phẩm tiêu biểu.
Học sinh kể ra. 
-Ghi nhận.
Làm việc cá nhân.
b.Hệ thống thể loại 
Hệ thống thể loại phát triển theo từng thời kì:
* Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
- Về chữ Hán:
+Văn xuôi tự sự: truyện, kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi.
+Thơ:cổ phong, đường luật, từ khúc.
+Văn biền ngẫu:phú, cáo, văn tế.
-Về chữ Nôm: thơ Nôm đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói.
* Từ thế kỉ XX đến nay:
Tự sự có: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí.
Trữ tình: thơ, trường ca
Kịch: kịch nói, kịch thơ.
10 phút
Đọc mục II và cho biết văn học viết Việt Nam trải qua mấy thời kì lớn? 
Ba thời kì: từ thế kỉ X đến hêt thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945, từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. 
II.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Nhìn tổng quát văn học viết Viêt Nam trải qua ba thời kì lớn.
-Văn học từ thế kỉ X đến hêt thế kỉ XIX.
-Văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945.
-Văn học từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. 
5 phút
Đọc mục 1 và cho biết vì sao văn học thời kì này có sự ảnh hưởng văn học Trung Quốc? 
Học sinh trao đổi trả lời. 
1.Văn học trung đại(TK X đến hết TK XIX).
Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Aûnh hưởng nền văn học Trung Quốc.
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu:sgk
10 phút
Đọc mục 2 và cho biết văn học thời kì này chia làm mấy giai đoạn, đặc điểm từng giai đoạn?
* Nhìn chung văn học việt nam đạt được giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. 
Học sinh trao đổi trả lời. 
Bổ sung.
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. 
2.Văn học hiện đại(đầu TK XX đến hết TK XX)
Văn học thời kì này chia làm bốn giai đoạn :
-Đầu thế kỉ XX đến 1930.
-Từ 1930 đến 1945.
-Từ 1945 đến 1975.
-Từ 1975 đến nay.
Đặc điểm văn học từng thời kì:
Đầu thế kỉ XX đến 1930 văn học viết bằng chữ Quốc ngữ. Những tác giả tiêu biểu: Tản Đà,Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách
Từ 1930 đến 1945 kế thừa văn học trung đại, văn học dân gian, tiếp nhận văn học thế giới. Các tác giả: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu 
Từ 1945 đến 1975 văn học yêu nước và cách mạng với các tác giả: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Quang Dũng
Từ 1975 đến nay phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng CNXHM
12 phút
Đọc mục 1 và cho biết mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên đuợc thể hiện như thế nào? 
Học sinh đọc sgk và trả lời câu hỏi. 
Chia nhãm th¶o luËn vµ tr×nh bµy c¸ nh©n
III.CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC
1.Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
Trong VHDG, thiên nhiên là nguời bạn thân thiết gắn bó với con người.
Trong VHV các sáng tác văn học thời trung đại hình ảnh thiên nhiên gắn liền với lí tuởng đạo đức thẩm mĩ.
Trong văn học hiện đại hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê huơng đất nước, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.
6 phút
Đọc mục 2 và cho biết con người Việt Nam được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc gia dân tộc?
Học sinh đọc sgk và trả lời câu hỏi. 
2.Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc.
Tình yêu quê hương xứ sở là niềm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Tình yêu tổ quốc thể hiện qua lòng căm thù giặc.
6 phút
* Trong xã hội có giai cấp đối kháng văn học Việt Nam đã lên tiếng tố cáo thế lực chuyên quyền và cảm thông với người bị áp bức.
trao ®ỉi bỉ sung
3.Con nguời Việt Nam trong quan hệ xã hội.
Văn học dân gian với các thể loại: truyện cười, ca dao, tục ngữ đã vạch mặt giai cấp thống trị tàn bạo.
Từ TK X đến TK XIX truyện thơ, kí sự, tiểu thuyết miêu tả thực tế đen tối của giai cấp thống trị đòi quyền sống cho con người. 
10 phút
* Nhân vật trọng tâm của thời kì này nổi bật với ý thức trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đạo nghĩa và lí tưởng. 
HS lµm viƯc c¸ nh©n
4.Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
Trong hoàn cảnh đấu tranh con người đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân.
Trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, 1930-1945 ý thức cá nhân được đề cao đó là quyền sống quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu.
5 phút
IV.KẾT LUÂN
VHVN gắn bó với hiện thực lịch sử và phản ánh sự phát triển của lịch sử dân tộc hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Nền Văn học này bao gồm hai bộ phận: VHDG vµ VHV có sức sống bền bỉ và mãnh liệt với nhiều nét đặc sắc.
5phút
Củng cố: Học xong bài cần lưu ý những điểm nào?
Lưu ý hai bộ phận hợp thành và tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. 
 Dặn dò: về nhà xem bài” Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” Ngày sọan: 02/ 9/ 2007
Tiết 3, 5. Tuần 1, 2
 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2.Nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Sách thiết kế bài giảng.
III.PHƯƠNG PHÁP
Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp gợi tìm với trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ.
 3.Dạy bài mới.
Trong cuộc sống hằng ngày con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng đó là ngôn ngữ. Vì giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp, để thấy được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngư”õ.
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
15’
Đọc văn bản sgk trang 14.
Học sinh đọc.
I.THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ.
Trong vb các nhân vật nào tham gia hoạt đông giao tiếp?
Vua nhà Trần và các bô lão.
Nhân vật tham gia vào hoạt động giao tiếp : vua nhà Trần và các bô lão.
Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
Học sinh trả lời.
Vua là ngưòi lãnh đạo đất nước, các bô lão đại diệân cho tầng lớp nhân dân.
Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
Học sinh trả lời.
Các bô lão nghe vua hỏi vua là người nói, các bô lão xôn xao tranh nhau nói vua là người nghe. Hai bên lần lượt đổi vai cho nhau.
Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào, ở đâu, vào lúc nào?
Học sinh trao đổi trả lời.
Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ.Tại điện Diên Hồng, thời phong kiến.
5’
Hoạt động giao tiếp đề cập đến vấn đề gì?
Học sinh trao đổi trả lời.
Nội dung: thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc đe doạ và bàn về sách lược đối phó.
5’
Mục đích cuộc giao tiếp là gì? có đat được mục đích không?
Học sinh phát biểu.
Mục đích:bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc  ... à sự khốc liệt của chiến tranh, nỗi buồn của sự chia ly không có ngày gặp lại. Cấu tứ, không gian trong bài thơ chuyển biến thành công theo tâm trạng của người khuê phụ có chồng ra trận.
C. KHE CHINH KÊU:
1. Tác giả (sgk).
2. Tác phẩm.
3. Nội dung cơ bản: Bài thơ là 1 bức tranh thiên nhiên đặc sắc trong đó có cả sự hữu thanh và vô thanh tạo nên cái thần của bài thơ.
-Hữu thanh: tiếng chim núi giật mình, tiếng chim kêu trong khe suối.
-Vô thanh: hoa quế rụng, đêm êm lặng, trăng lên.
Tất cả đều hướng tới sự tỉnh lặng trong đêm xuân và lòng người. Bài thơ còn thể hiện mối quan hệ giữa hìẩnhnh và âm thanh gắn bó hài hòa. Trong khung cảnh ấy tâm hồn nhà thơ đồng cảm trước khung cảnh thiên nhiên – nhàn tản bình yên. 
BÀI LÀM VĂN SỐ 4 (Bài thi học kì I)
Ngày soạn: 09/ 11/ 2007.
Môn : Làm văn
Tiết : 51. Tuần : 17
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU 
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2.Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Sách thiết kế bài giảng.
III.PHƯƠNG PHÁP
Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi thảo luận.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Dạy bài mới
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
5 phút
Thế nào là văn bản thuyết minh?
Học sinh trả lời.
I.KHÁI NIỆM
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất quan hệ, giá trị của sự vật hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên xã hội, con người.
Có mấy kiểu thuyết minh?
Có rất nhiều loại văn bản htuyết minh.
15’
II.KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH.
Hãy cho biết kết cấu của văn bản thuyết minh?
Học sinh trình bày.
1.Kết cấu của văn bản thuyết minh:
Sgk.
Yêu cầu học sinh đọc hai văn bản sgk.
Học sinh đọc.
2.Tìm hiểu văn bản sgk.
Văn bản 1
Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của hai văn bản?
Học sinh trao đổi trình bày.
a.Văn bản thuyết minh về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, nhằm mục đích giới thiệu với người đọc về diễn biến của lễ hội thổi cơm, ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động đồng bằng Bắc bộ.
Tìm ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của văn bản?
Học sinh trao đổi trình bày.
b.Văn bản có một số ý chính:
thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.
Diễn biến lễ hội thi nấu cơm.
Chấm thi.
Ýù nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người lao động.
Hãy phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản?
Học sinh phân tích.
c.Các ý được sắp xếp theo trình tự:
-Thời gian: phần kể về diễn biến của lễ hội được sắp xếp theo Trình tự thời gian thủ tục bắt đầu cuộc thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi.
-Lôgíc: giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội
10 phút
Văn bản 2
Hãy xác định đối tượng và mục đích thuyết minh?
Học sinh trao đổi trình bày.
a.Văn bản thuyết minh về một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh: bưởi Phúc Trạch. Qua văn bản người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc hương vị và sự bổ dưỡng của bưởi.
Tìm ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của văn bản?
Học sinh trao đổi trình bày.
b.Văn bản gồm một số ý chính sau.
-Hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch.
-Hương vị đặc sắc của bưởi.
-Sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi.
-Danh tiếng của bưởi.
Hãy phân tích cách sắp xếp các ý trong văn bản?
Học sinh trao đổi trình bày.
c.Các ý của văn bản được sắp xếp theo trình tự:
-Không gian: từ ngoài vào trong.
-Logíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi, quan hệ nhân quả.
III.LUYỆN TẬP
10 phút
Khi thuyết minh bài Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão thì ta chon hình thức kết cấu nào?
Học sinh xac định.
1.Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp
Giới thiệu Phạm Ngũ Lão một vị tướng.
Đã từng đánh Tây dẹp Bắc.
Ca ngợi sức mạnh quân dân nhà Trần.
Phạm Ngũ Lão băn khoăn vì nợ công danh.
Thuyết minh một di tích, một thắng cảnh đất nước?
Học sinh thực hành.
2.Hướng dẫn học sinh cách thuyết minh.
Chọn một di tích.
Xác định vị trí, quang cảnh, sự tích, sức hấp dẫn.
5 phút
Củng cố : 
Xem phần ghi nhớ sgk.
	Dặn dò : Chuẩn bị bài “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” 
Ngày soạn: 15/ 11/ 2007.
Môn : Làm văn
Tiết : 52. Tuần : 18
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Sách thiết kế bài giảng.
III.PHƯƠNG PHÁP
Tổ chứcgiờ dạy theo hình thức trao đổi thảo luận.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 phút 1.Ổn định lớp
 4 phút 2.Kiểm tra bài cũ
 3.Dạy bài mới
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
I.DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
20 Phút
Hãy nhắc lại bố cục bài văn thuyết minh và nhiệm vụ mỗi phần?
Học sinh trình bày.
1.Bố cục bài văn thuyết minh
gồm ba phần
a.Mở bài: giới thiệu sự vật, sự việc của bài viết.
b.Thân bài: nội dung chính của bài viết.
c.Kết bài: nêu suy nghĩ.
Bố cục ba phần có phù hợp với văn bản thuyết minh không? Vì sao?
Học sinh trình bày.
2.Phù hợp: bởi văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn, cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc.
Phần mở bài và kết bài có điểm tương đồng và khác biệt gì?
Học sinh trả lời.
3.Văn bản tự sự và thuyết minh tương đồng ở phần mở bài và kết bài.
Điểm khác biệt ở phần kết bài
-Văn bản tự sự chỉ cần nêu cảm nghĩ của người viết.
-Văn bản thuyết minh phải trở lại đề tài thuyết minh, lưu lại suy nghĩ cảm xúc trong lòng độc giả.
Trình tự sắp xếp ý có phù hợp với yêu cầu văn bản htuyết minh không?
Học sinh trả lời.
4.Không bắt buộc phải sắp xếp các ý theo trình tự duy nhất. Tuy nhiên dù theo cách thức nào thì phải đạt được các yêu cầu cụ thể sau:
-Các ý phải phù hợp với yêu cầu thuyết minh không lạc đề.
-Các ý phải đủ để làm rõ được điều cần thuyết minh, không sơ sài, thiếu sót.
- Các ý phải đủ được sắp xếp theo một hệ thống không bị trùng lặp, chồng chéo.
-Chứng minh cụ thể, ngắn gọn, tiêu biểu không có sự phản bác trong văn thuyết minh.
10 phút
Lập dàn ý bài văn thuyết minh về một danh nhân văn hoá?
Học sinh thực hành.
II.LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
1.Xác định đề tài.
2.Lập dàn ý.
10 phút
Hãy giới thiệu một tác giả văn học?
Học sinh trình bày.
III.LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
Muốn giới thiệu một tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
-Xác định đề tài.
-Xây dựng dàn ý.
 Mởø bài.
Thân bài.
 Kết bài.
5 phút
Củng cố : 
Xem phần ghi nhớ : Sgk.
Dặn dò : Chuẩn bị phần đọc văn : “Thơ Hai-Kư của Basô”
Ngày soạn: 25/ 11/ 2007.
Môn : Đọc văn
Tiết : 53. Tuần : 18
 ĐỌC THÊM THƠ HAI-CƯ CỦA BASÔ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Hiểu được thơ hai cư và đặc điểm thơ.
2.Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ hai cư.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sách giáo khoa.
-Sách giáo viên.
-Sách thiết kế bài giảng.
III.PHƯƠNG PHÁP
Tổ chứcgiờ dạy theo hình thức trao đổi thảo luận.
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Dạy bài mới
Chúng ta đã học thơ đường của Trung Quốc, thơ nôm đường luật của Việt Nam, thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Song có thể nói thơ hai cư Nhật Bản với tác giả Basô là ngắn nhất.
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
I.GIỚI THIỆU
5 phút
Dựa vào phần tiểu dẫn nêu những đặc điểm chính của thơ haicư?
Học sinh trình bày.
1.Đặc điểm thơ haicư
-Thơ haicư rất ngắn.
-Thơ haicư thường phản ánh trạng thái tâm hồn người Nhật.
-Thơ thường đậm chất thiền.
5 phút
Cho biết đôi nét về tác giả basô?
Học sinh trình bày.
2.Tác giả Mát-su-ô-ba-sô
-Basô (1644-1694)
-Sinh trưởng trong gia đình võ sĩ đạo.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
10 phút
Qua bài thơ 1,2 ta thấy được tình cảm và nỗi niềm hoài cảm thể hiện như thế nào?
Học sinh trao đổi trình bày.
Bài 1,2
Bài 1: thể hiện tình cảm thân thiết gắn bó với mảnh đất nơi mình ở.
Bài 2: là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên gợi lại kỉ niệm thời trẻ tuổi. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn vui mơ hồ về một thời đã xa.
5 phút
Tình cảm của tác giả đối với mẹ với em bé như thế nào? Hình ảnh trong bài thơ mơ hồ mờ ảo ra sao?
Học sinh trao đổi trình bày.
Bài 3,4
Bài 3 : nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn. Hình ảnh làn sương thu mơ hồ gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành chưa được báo đền.
Bài 4 : tình yêu tác giả dành cho trẻ em đói khổ.
5 phút
Qua bài thơ ta cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả?
Học sinh trình bày.
Bài 5
Bài thơ thể hiện lòng từ bi với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp, cũng là lòng yêu thương đối với những người nghèo khổ.
5 phút
Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện thế nào trong bài thơ?
Học sinh trao đổi trình bày.
Bài 6,7
Bài 6 cánh hoa đào lả tả và sóng nước hồ biwa đây là thời kì chuyển giao mùa.
Bài 7 ta bắt gặp tiếng ve ngân đặc trưng của mùa hè =) sự liên tưởng về chuyển giao mùa được hoà cảm trong cái nhìn giao cảm.
5 phút
Khát vọng được sống được tiếp tục lãng du thể hiện như thế nào?
Học sinh trao đổi trình bày.
Bài 8
Khát vọng sống không phải để hưởng thụ mà là thực hiện sở thích của mình du hành trên đất nước.
Tìm quý ngữ và cảm thức thẩm mĩ trong bài 6,7,8?
Học sinh trình bày.
Quý ngữ : từ chỉ mùa
-Hoa đào lả tả( cuối xuân)
-Tiếng ve ngân(mùa hè)
Cảm thức thẩm mĩ về sự vắng lặng đơn sơ, u hoài: lả tả, gợn sóng, vắng lặng,lãng du, hoang vu.
5 phút
Củng cố : 
Dặn dò : Trả bài làm văn số 4

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan_10A.doc