Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 33

Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 33

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

(Chuẩn bị kiểm tra cuối năm)

 A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS ôn tập và củng cố những kiến thức đã học về TV ở lớp 10. Tích hợp với kiến thức về làm văn, văn và với vốn sống thực tế. Qua đó rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực và phong cách.

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - S GK, SGV

 -Thiết kế bài học .

 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ

 2. Giới thiệu bài mới

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập phần tiếng việt
(Chuẩn bị kiểm tra cuối năm)
 	 A.mục tiêu bài học 
 Giúp HS ôn tập và củng cố những kiến thức đã học về TV ở lớp 10. Tích hợp với kiến thức về làm văn, văn và với vốn sống thực tế. Qua đó rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực và phong cách. 
 B. phương tiện thực hiện 
 	 - S GK, SGV
 	 -Thiết kế bài học .
 C. tiến trình dạy học 
 	 1. Kiểm tra bài cũ 
 	 2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Cho H/S đọc và trả lời câu hỏi 1 SGK Tr 138.
GVH: Đọc câu hỏi 1 SGK ?
GVH: Hướng dẫn HS lập bảng theo câu 2 SGK Tr 138 ?
GVH: Dựa vào SGK cho HS phân nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi ?
GVH: Anh (chị) hãy điền vào sơ đồ trong SGK Tr 138 câu 3 ?
 GVH: Anh (chị) hãy so sánh những điểm khác nhau giữa phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và sinh hoạt ?
GVH: Anh (chị) hãy trình bày khái quát về tiếng Việt theo yêu cầu trong SGK Tr 139 ?
GV: Có thể chia HS làm 03 nhóm cho thảo luận 03 ý, cử người phát biểu.
GV: Gọi HS lấy VD.
GVH: Anh (chị) hãy lập sơ đồ theo yêu cầu của câu 6 SGK Tr 139 ?
GVH: Anh (chị) hãy xem xét những câu dưới đây câu nào đúng ? (SGK Tr 139, câu 7)
Câu1. 
HSĐ&TL:
Có thể căn cứ vào bảng sau để trả lời:
Khái niệm
Các nhân tố
Các quá trình
HĐGT là hoạt động tiếp xúc và trao đổi thông tin giữa mọi người trong XH được tiến hành chủ yếu bằng ngôn ngữ (nói hoặc viết) nhằm thực hiện những mục đích và nhận thức, về tình cảm, về hành động.
+ Nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe, người đọc, người viết)
+ Hoàn cảnh giao tiếp.
+ Nội dung giao tiếp.
+Mục đích giao tiếp.
+Phương tiện và cách thức giao tiếp.
+ Quá trình tạo lập văn bản do người nói (viết) thực hiện.
+ Quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe (đọc) thực hiện.
+ Hai qua trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
Câu 2. Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng.
Các yếu tố phụ trợ.
Đặc điểm chủ yếu về từ và câu.
Ngôn ngữ nói
Thường dùng trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày, trong đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai trò nói và nghe. Do đó người nghe có thể phản hồi để người nói có thể điều chỉnh, sửa đổi. Do sự giao tiếp diễn ra tức thì nên người nói ít có đk lựa chọn, gọt giũa các p.tiện ngôn ngữ, còn người nghe phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có đk suy ngẫm.
Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu. Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin. Ngoài ra ngôn ngữ nói cũng có thể dùng nét mặt, cử chỉ điệu bộ làm phương tiện bổ trợ.
* Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ hoặc các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy chêm xen
* Về câu, ngôn ngữ nói thường dùng các câu tỉnh lược nhưng cũng có lúc lại rất rườm rà, dư thừa, trùng lặp vì lời nói đựoc sản sinh tức thì không có sự gọt giũa, hoặc do người nói cố ý lặp lại để người nghe hiểu.
Ngôn ngữ Viết
Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Cho nên muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản . Mặt khác, khi viết người viết có đk suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa, người đọc có đk đọc. lại và phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo. Cũng nhờ vào sự ghi chép bằng chữ trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến đựoc với đông đảo người đọc trong phạm vi một không gian rộng lớn, thời gian lâu dài.
Ngôn ngữ viết không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố bổ trợ nhưng nó được hỗ trợ bởi hệ thống các dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh hoạ, biểu bảng, sơ đồ
* Từ ngữ do được lựa chọn, thay thế nên thường chính xác, hợp phong cách ngôn ngữ .
* Về câu: thường là những câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.
Câu 3. Văn bản
HSTL&PB 
Văn bản
PCNN
SH
PCNN
 KH
PCNN
 C.L
PCNN
 H.C
PCNN
 B.C
PCNN
NT
Câu 4: Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong các ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
HS: Có thể làm bài ở nhà ra vở soạn. GV thu và kiểm tra, đánh giá. 
Câu 5: 
a, Trình bày khái quát về: 
HSPB: 
+ Nguồn gốc của tiếng Việt.
+ Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
+ Lịch sử phát triển của tiếng Việt
* Các em có thể căn cứ vào nội dung đã học ở bài khái quát lịch sử tiếng Việt để tóm tắt các ý chính nhằm mục đích xác định 03 ý nêu trên.
b, Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm VHVN
HSPB: 
+ Chữ Hán: Nam quốc sơn hàv.v
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều.v.v
+ Chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn độc lậpv.v
Câu 6: Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
Về ngữ âm và chữ viết
Về từ ngữ
Về ngữ pháp
Về phong cách ngôn ngữ
* Cần phát âm theo chuẩn
* Cần viết đúng chính tả và các quy định chặt chẽ về chữ.
* Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ
* Dùng đúng nghĩa từ.
* Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
* Dùng đúng phù hợp với phong cách ngôn ngữ.
* Câu cần đúng ngữ pháp.
* Câu cần đúng về quan hệ ngữ nghĩa.
* Câu cần có dấu câu thích hợp.
*Các câu có liên kết.
* Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, cahựt chẽ.
* Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ.
Câu 7: Xét câu đúng
HSTL&PB :
=> Các câu đúng là: b,d,g,h. Còn lại là sai.
Bài viết số 7
(Kiểm tra cuối năm)
Thời gian làm bài 90 phút
Phần trắc nghiệm ( 3 đ)
 Anh(chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc trả lời đúng theo những câu hỏi dưới đây ?
1, Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào thời điểm nào ? 
Thời Nhà Minh.
Thời Nhà Thanh.
Thời Nhà Đường.
2. Ai là tác giả của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm chữ Hán?
A. Nguyễn Gia Thiều. C. Đoàn Thị Điểm.
B. Đặng Trần Côn. D. Bà Huyện Thanh Quan.
3, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật mang ba đặc trưng cơ bản nào ?
A. Tính hình tượng; Tính truyền cảm; Tính cá thể.
B. Tính hình tượng; Tính cảm xúc; Tính cá thể.
C. Tính hình tượng; Tính truyền cảm; Tính cá thể hóa. 
4. Đọc và xem hai câu thơ sau đây ở đoạn trích nào trong những đoạn trích đã học ở chương trình Ngữ Văn 10 ?
Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi.
A. Trao duyên C. Chí khí anh hùng.
B. Nỗi thương mình D.Thề nguyền.
5, Chỉ ra biện pháp tu từ nào sau đây đã được sử dụng trong câu thơ sau:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử.
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
A. Phép điệp B. Phép đối C. Cả A và B 
6, Đoạn trích "Nỗi thương mình" trong Truỵện Kiều bộc lộ nội dung gì ?
A. Cảnh sống ô nhục ở lầu xanh của Kiều
B. Tâm trạng đau đớn tủi nhục của Kiều.
C. Cả A và B.
7, Lập luận là: 
A. ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết xác định vấn đề được đặt ra.
B. dựa vào sự thật đáng tin cậy, vào các lí lẽ xác đáng để nêu ý kiến của mình về một vấn đề nhất định.
C. Cả hai ý kiến trên.
8. Qua đoạn trích Trao duyên, em cảm nhận được phẩm chất gì tốt đẹp của Kiều ?
A. Tình yêu của Kiều đối với Kim Trọng là rất chân thành, mãnh liệt, sâu sắc.
C. Nỗi đau đớn cực độ của Kiều khi phải từ bỏ tình yêu.
D. Cả A và B.
9. Các khái niệm nào thường được coi là thuộc về mặt nội dung của văn bản văn học ?
A. Ngôn từ, kết cấu, thể loại.
B. Đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật.
C. Cả A và B.
10, Nhận xét nào sau đây chính xác nhất ?
A. Nguyễn Du là nhà thơ trữ tình tiêu biểu của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
B. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
11. Kể tên đầy đủ các thao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận đã học trong bài Các thao tác nghị luận ở Ngữ Văn 10 ?
12. Đọc câu văn dưới đây và cho biết đó là đặc điểm của thao tác nào ?
" Chia các vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận, các phương diện, nhân tố."
A. Diễn dịch. B. Quy nạp. C. Tên khác...
Phần Tự Luận. (7đ)
Câu 1 (1 đ): 
Anh(chị) hãy chép lại chính xác 06 câu bất kì trong đoạn trích Chí khí anh hùng ở SGK Ngữ Văn 10 (NXB Giáo dục 2006) ?
Câu 2 (6đ)
Có người nhận xét như sau: "Đoạn trích Trao duyên là biến cố mở đầu cho mười lăm đoạn trường của nàng Kiều. Đó là nỗi đau đứt ruột không chỉ là đầu tiên mà có lẽ là lớn nhất trong cả một chuỗi những khổ đau tủi nhục của cuộc đời Kiều"
Anh(chị) hãy phân tích đoạn trích Trao duyên để là rõ ý kiến trên ?
 Hết
Đề thi gồm 02 trang.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Học sinh có thể làm phần trắc nghiệm trực tiếp và đề, phần tự luận làm ra giấy thi. Đề nghị ghi rõ họ và tên, lớp.
Họ và tên học sinh..Lớp.
Đỏp ỏn
Phần trắc nghiệm (3điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
C
D
C
C
B
A
B
B
Phân tích; Tổng hợp;
Diễn dịch; Quy nạp, so sánh
Phân tích
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1(1 điểm): Học sinh tuỳ chọn viết đoạn thơ mình nhớ được trong đoạn trích, miễn sao chép phải chính xác và đủ yêu cầu, sai mỗi từ sẽ bị trừ 0,25 điểm.
Câu 2:(6 điểm)
Học sinh cần trình bày được những ý cơ bản sau (có thể không đúng thứ tự nhưng tối thiểu phải đủ, chấp nhận những sáng tạo hợp lí):
+ Xác định được vị trí, bố cục của đoạn trích.
+ Nỗi khổ tâm của Kiều khi rơi vào cảnh "hiếu tình khôn lẽ"(học sinh phải giải thích được khái niệm hiếu tình và áp dụng vào trong hoàn cảnh của Kiều)
+ Diễn biến tâm trạng của Kiều từ khi trao duyên cho em đến khi ngất đi vì đau đớn, bi phẫn, mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí (bối rối, thẹn thùng khi cậy- lạy - thưa -> sự nuối tiếc, giằng xé trong tâm trạng Kiều khi trao kỉ vật -> bi kịch đau thương tang tóc khi nhiều lần khi Kiều nhắc đến cái chết -> mặc cảm của kẻ phụ tình và sự chết ngất vì đau đớn).
+ Từ chỗ Kiều đối thoại với Thuý Vân, vì nỗi đau và tình yêu của nàng với Kim Trọng còn sâu nặng, nàng đã gián tiếp đối thoại với cả Kim Trọng, độc thoại với chính mình. 
Kết luận: học sinh cần nhắc lại được nhận xét đã nêu ở mở bài.
 Thang điểm cho câu 2 phần tự luận:
 * Điểm 5,6 : Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, có sáng tạo, cảm xúc. Bài viết có thể còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ, không sai chính tả.
 * Điểm 3, 4: Đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu cơ bản của đề. Diễn đạt chưa thật tốt, có thể còn mắc lỗi về chính tả nhưng không phải những từ cơ bản. Không sai kiến thức.
 * Điểm 1,2 : Bài làm lan man sơ sài, có lỗi kiến thức cơ bản, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Sai nhiều chính tả.
 * Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc