Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 chuẩn kì 1

Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 chuẩn kì 1

Tiết tự chọn 4 + 5: Làm văn

LUYỆN ĐỀ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức đã học về bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Vận dụng hiểu biết xã hội để làm bài.

2. Kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Biết cách nhìn nhận, đánh giá về một hiện tượng xã hội.

 

doc 51 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2323Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 chuẩn kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết tự chọn 4 + 5: Làm văn
Ngày soạn: 30/09/2010
LUYỆN ĐỀ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: 
Củng cố kiến thức đã học về bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Vận dụng hiểu biết xã hội để làm bài.
Kĩ năng:
Củng cố kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Biết cách nhìn nhận, đánh giá về một hiện tượng xã hội.
CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Ra đề.
Phương tiện: Giáo án, tài liệu tham khảo.
Học sinh:
Nắm vững những kiến thức cơ bản về bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Tham khảo một số đề và tự hình thành dàn ý để củng cố kiến thức, kĩ năng.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (3’)
Chuẩn bị bài của HS.
Bài mới (40’) – Tiết 4
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
 GV cho HS nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ về cách làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Hoạt động 3: Luyện tập.
GV ra đề, hướng dẫn HS lập dàn ý cho những đề bài đó.
GV chú ý hướng HS vào những biểu hiện thực tế mà bản thân các em là những người trong cuộc.
Áp dụng hành động đối với đối tượng học sinh, đặc biệt thời gian tan học và tham gia giao thông trong đời sống thường ngày.
Tiết 5
Chú ý:
Đây là vấn đề đặt ra trong bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS. Vì vậy, GV định hướng cho HS làm bài dựa vào nội dung của bài học.
Đồng thời vận dụng cả những hiểu biết của bản thân về vấn đề HIV/AIDS khi làm bài.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học.
- Dựa trên dàn ý đã lập, HS hoàn thiện bài viết (bài viết ngắn, khoảng 600 từ).
TÌM HIỂU CHUNG (3’)
Cách nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng đời sống.
Thân bài:
+ Nêu hiện trạng.
+ Nguyên nhân.
+ Hậu quả.
Kết bài: Nêu suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của bản thân.
LUYỆN TẬP (37’)
Đề 1
 Mỗi người chúng ta cần có suy nghĩ và hành động ntn để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
 Hãy viết bài văn ngắn phát biểu ý kiến của mình về vấn đề trên.
Tìm hiểu đề: (5’)
Nội dung nghị luận: Nêu ý kiến về tình hình tai nạn giao thông và giải pháp khắc phục. 
Nội dung cụ thể:
+ Tình hình tai nạn giao thông hiện nay.
+ Hậu quả.
+ Nguyên nhân.
+ Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần khắc phục tai nạn giao thông.
Phương pháp lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận.
Tư liệu: Lấy trong thực tế và thông tin hàng ngày.
Lập dàn ý: (32’)
Mở bài:
Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Nhìn vào huyết mạch giao thông có thể đánh giá nền văn minh, tình hình kinh tế, an ninh của một quốc gia.
Hiện nay giao thông ở nước ta đã và đang có nhiều bước tiến bộ. Song ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn còn là một vấn đề rất cần quan tâm. Tai nạn giao thông đang là thực trạng nhức nhối của toàn xã hội.
Giảm thiểu tai nạn giao thông là mục tiêu, trách nhiệm và mong muốn của tất cả mọi người.
Thân bài:
Tai nạn giao thông đang là mối nguy hại đối với tất cả mọi người, mọi ngành:
Tai nạn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ở nhiều loại phương tiện: ô tô, xe máy, xe đạp tất cả các loại đường, nhất là đường bộ. Trung bình 33 – 34 người chết và bị thương / ngày do tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông đáng lo ngại nhất là ở các thành phố lớn với mật độ dân cư đông đúc, phương tiện đi lại dày đặc
Những hiện trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân gây ra:
Ý thức tham gia giao thông của con người còn hạn chế.
Thiếu hiểu biết về luật giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ.
Nhiều phương tiện tham gia giao thông đã quá hạn sử dụng những vẫn được kiểm định và lưu hành bình thường.
Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông còn thấp; đường xá, cầu cống bị đào bới liên tục.
Mật độ tham gia giao thông quá tải khiến đường xá xuống cấp nhanh.
Việc áp dụng xử phạt đối với người vi phạm về giao thông chưa nghiêm chỉnh.
Hậu quả để lại do tai nạn giao thông thật đáng lo ngại:
Gây thiệt hại nặng nề về người và của, gây mất mát thương tâm cho người thân, xã hội.
Nhà nước, cá nhân thiệt hại nhiều về kinh tế mỗi khi đường bị ách tắc giao thông do tai nạn xảy ra.
Tuổi trẻ học đường cần phải làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
Nghiêm túc học tập, nắm vững luật giao thông.
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông.
+ Không đi xe máy khi chưa đến tuổi và chưa có giấy phép lái xe.
+ Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định.
+ Không lạng lách, tổ chức đua xe trái phép.
Tích cực tuyên truyền Luật giao thông trong cộng đồng.
Kết bài:
Tai nạn giao thông là mối đe dọa, là nỗi kinh hoàng của mọi gia đình và cộng đồng. Mỗi người phải biết quý trọng tính mạng của chính mình để cẩn trọng khi tham gia giao thông.
Tuổi trẻ phải tích cực hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Đề 2
Trong Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003, Cô-phi An-nan viết: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
Anh (chị) suy nghĩ ntn về ý kiến trên.
2.1) Tìm hiểu đề:
- Vấn đề: Nêu suy nghĩ về ý kiến của Cô-phi An-nan về căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
- Nội dung cụ thể:
+ Thế giới khốc liệt của AIDS.
+ Không có khái niệm giữa chúng ta và họ.
+ Im lặng là đồng nghĩa với cái chết.
Phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận.
Tư liệu:
+ Bản thông điệp của Cô-phi An-nan.
+ Dẫn chứng từ thực tiễn trên sách báo và thông tin đại chúng.
2.2) Lập dàn ý:
a) Mở bài:
- Nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối. Trong đó, đại dịch HIV/AIDS là một thảm họa kinh hoàng.
- Mặc dù còn nhiều việc mang tính trọng trách đối với một Tổng thư kí Liên hiệp quốc, song Cô-phi An-nan vẫn giành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề phòng chống HIV/AIDS.
- Trong bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003, ông nhấn mạnh: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
b) Thân bài:
* HIV/AIDS là một vấn đề mang tính toàn cầu. 
- Giải thích khái niệm HIV/AIDS.
- Thực trạng ở VN và cả thế giới, AIDS vẫn không ngừng phát triển và có chiều hướng gia tăng với tốc độ báo động, đặc biệt là ở phụ nữ. Mỗi phút có khoảng 10 người nhiễm HIV. 
- HIV/AIDS để lại những hậu quả khôn lường đối với mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.
+ Tuổi thọ bị giảm sút nghiêm trọng.
+ Gây thiệt hại về người và của.
+ Băng hoại giá trị đạo đức, suy triệt giống nòi.
+ Ngăn cản sự phát triển của xã hội.
AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa khôn lường đưa loài người đến chỗ diệt vong.
* Trong thế giới của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ.
- Chúng ta: chỉ những người khỏe mạnh, may mắn không hoặc chưa bị nhiếm HIV/AIDS.
- Họ: chỉ những người đang sống với HIV/AIDS.
- Khái niệm chúng ta và họ là một thực tế đã xảy ra trong xã hội, bởi:
+ Những người mắc bệnh thường bị những người xung quanh sợ hãi, xa lánh không dám tiếp xúc, kể cả người thân, do tính chất đặc biệt về sự nguy hiểm của căn bệnh này.
+ Đối với người bị HIV/AIDS, đó là nỗi kinh hoàng nên rất nhiều người vì mặc cảm mà tự xa lánh cộng đồng, thậm chí tuyệt vọng tìm đến cái chết.
à Thực tế xã hội vô tình tạo nên hai thế giới: chúng ta và họ. Cô-phi An-nan không chỉ nêu lên thực tế mà là lời cảnh báo, nhắc nhở thái độ sai lầm đó. AIDS chỉ lây lan qua những con đường nhất định. Vì vậy, chúng ta cần có những hiểu biết đúng đắn về HIV/AIDS để có cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời tạo được môi trường thân thiện, vòng tay thân ái đối với những người sống chung với AIDS.
* Trong thế giới của AIDS, im lặng đồng nghĩa với cái chết.
- Như chúng ta đã biết, AIDS là đại dịch vô cùng nguy hiểm, là thảm họa của loài người. Nếu không tích cực phòng chống, AIDS sẽ gõ cửa từng nhà và đưa loài người đến chỗ diệt vong.
- Vì thế, Cô-phi An-nan kêu gọi loài người chung tay đẩy lùi thảm họa bằng mọi cách có thể.
+ Đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tiễn ở mỗi quốc gia.
+ Tăng nguồn lực trong cuộc phòng chống AIDS.
+ Phải giúp đỡ những người sống chung với AIDS hòa nhập với cộng đồng. 
+ Tuyên truyền rộng rãi về công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
+ Tránh thái độ kì thị, phân biệt đối xử, tạo hàng rào ngăn cách.
à Người khỏe mạnh, người bị bệnh im lặng đều đồng nghĩa với cái chết.
* Mỗi người trong chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm nhằm góp phần đẩy lùi thảm họa HIV/AIDS.
- Luôn tu dưỡng phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh. Không quan hệ tình dục trước hôn nhân và bừa bãi. Không tiêm chích ma túy.
- Tham gia các hoạt động xã hội cùng cộng đồng phòng chống căn bệnh HIV/AIDS.
- Khoan dung, nhân ái đối xử tốt với người mắc bệnh. Giúp họ ổn định về tinh thần và vững vàng hơn trong cuộc sống.
c) Kết bài:
 Khẳng định ý nghĩa của lời nói và ý thức bản thân trước đại dịch khủng khiếp này.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách giải quyết hai đề bài trên.
- Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4.
- Chuẩn bị nội dung bài: Luyện đề về dạng nghị luận một bài thơ, đoạn thơ.
Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Tự chọn 6: Làm văn
Ngày soạn 7/10/2010
LUYỆN ĐỀ VỀ DẠNG NGHỊ LUẬN MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: Củng cố cách nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Kĩ năng:
Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
Giáo viên: Ra đề, hướng dẫn HS cách làm.
Học sinh: Nắm vững cách nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (3’)
 GV kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS.
Bài mới (40’)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. (3’)
GV cho HS nhắc lại cách nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
Hoạt động 3: Luyện tập (34’’)
- GV ra đề, hướng dẫn HS cách làm. 
- Căn cứ vào nội dung phân tích, xác định luận điểm của bài viết:
+ Nỗi nhớ khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật.
+ Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, trữ tình.
+ Người lính Tây Tiến với chất hiện thực (khó khăn, gian khổ) hòa quyện trong cái vẻ hào hoa, lãng mạn.
 HS thực hiện việc lập dàn ý theo hướng dẫn của GV.
- Phân tích đề:
+ Dạng nghị luận.
+ Vấn đề nghị luận.
+ Nội dung chính cần triển khai.
+ Phạm vi và thao tác lập luận.
- Lập dàn ý.
+ Triển khai dàn ý theo bố cục 3 phần.
+ Xây dựng luận điểm, luận cứ.
+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ cho loogic, hợp lí.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học. (2’)
HS thực hiện yêu cầu của đề bài sau:
Phân tích chân dung người lính Tây Tiến được miêu tả qua khổ thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sô ... tinh khôi, đọng hương sữa ngào ngạt, non tơ.
 Tiếng còi sương, âm thanh trong tâm tưởng, dội về từ quá khứ → chi tiết độc đáo, diễn tả sâu sắc cái yên lặng khôn cùng của bờ sông, tĩnh đến mức người và vật giao cảm để lặng tìm âm thanh tự tâm hồn, tự thời gian thăm thẳm.
 Bờ sông: hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa → không xác định, không cụ thể nhưng giàu sức gợi, gợi về quá khứ, gợi trăm năm cổ tích, khơi lại những trầm tích tâm hồn người Việt  trong những trang viết cổ sơ → lấy những giá trị văn hóa truyền thống để so sánh → vĩnh viễn hóa bờ bãi sông Đà.
Nhận xét:
- Ngòi bút tài hoa và biến hóa của Nguyễn Tuân đã thổi linh hồn cho Sông Đà, để vật thể vô tri hiện lên với những tính cách đối nghịch mà thống nhất. 
- Sông Đà hiện lên với 2 vẻ đẹp: vừa dữ dội, hung bạo, hung vĩ vừa dịu dàng, nên thơ, trữ tình → nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật.
- Nét tài hoa, uyên bác trong nhìn nhận, khám phá, miêu tả thiên nhiên
3) Kết bài: (5’)
- Sông Đà từ lâu là mạch thơ, nguồn hoạ, ý nhạc. Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà một cách độc đáo. Qua ngòi bút của Nguyễn, Sông Đà không đơn thuần là một cái tên trên bản đồ địa lí mà hoá một sinh thể sống động với những nét tính cách phong phú.
- Gắn với phong cách nghệ thuật  Nguyễn Tuân.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
Nắm được cách giải quyết đề văn về Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4, chuẩn bị nội dung: Luyện đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Tiết tự chọn 18: Làm văn
Ngày soạn: 15/12/2010
LUYỆN ĐỀ “Ai đã đặt tên cho dòng sông ” – Hoàng Phủ Ngọc Tường –
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Củng cố nội dung đã học về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2. Kĩ năng: Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Giáo viên:
Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo.
Phương pháp: Thực hành vận dụng.
2. Học sinh:
- Đọc lại nội dung đoạn 1, bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Phương tiện: sgk, vở soạn, tài liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới (43’) 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. (1’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. (3’)
HS phân tích yêu cầu của đề:
- Vấn đề cần nghị luận.
- Nội dung của vấn đề.
- Thao tác chủ yếu.
Hoạt động 3: Luyện tập. (37’)
HS: Thực hiện lập dàn ý chi tiết cho bài viết theo hướng dẫn của GV.
GV:
+ Ra đề, hướng dẫn HS làm bài.
+ HS trình bày dàn ý của mình vào vở ghi theo hướng dẫn chi tiết của GV.
+ GV kiểm tra vở ghi của một số HS.
Hoạt động 4: (2’)
Hướng dẫn tự học.
Tự hoàn thiện 2 đề văn vào vở tự học.
Đề bài: Phân tích cuộc thuỷ trình của sông Hương được miêu tả trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Dàn ý bài viết:
1) Mở bài: (5’)
Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Giới thiệu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích cần phân tích.
2) Thân bài: (30’)
a) Vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng nguồn phóng khoáng và man dại
- Sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, đắm say, như 'một bản trường ca của rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn'.
- Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: 'mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoắn như cơn lốc xoáy vào đáy vực bí ẩn', nhưng cũng có lúc lại 'dịu dàng, đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng'.
- Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một 'cô gái Digan, phóng khoáng và man dại', bởi rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ , một tâm hồn tự do và trong sáng.
- Nghệ thuật: so sánh, tu từ, ẩn ụ và nhân hóa.
b) Sông Hương khi về đến ngoại vi thành phố
- "Sắc đẹp dịu dàng , trí tuệ , người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, xứ sở", dòng sông duy nhất chỉ đi qua thành phố Huế.
à Với vốn hiểu biết sâu sắc về địa lí, văn hóa, lịc sử, tác giả miêu tả dòng sông thật sinh động, mang nhiều khác biệt.
- Sông Hương như 'người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại (hình ảnh thơ mộng gợi liên tưởng cổ tích đến nàng công chúa ngủ trong rừng), Dòng sông hiện lên với 'khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm'.Lưu vực êm ả, thanh bình, vui tươi giữa những bãi bờ xanh biếc , nhiều màu sắc trầm mặc, triết lí.
- Những lăng tẩm với 'giấc ngủ nghìn năm của vua chúa đựoc phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm lan tỏa khắp cả một vùng thượng lưu'.
- Với những quan sát tinh tế, ngôn ngữ giàu hình tượng, so sánh, ẩn dụ , sông Hương trong dư vang Trường Sơn, dòng sông mềm như tấm lụa'. 'Những dãy đồi sừng sững như thành quách, với những đỉnh cao đột khởi:Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo', những ngọn đồi đã tạo ra nững mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời 'sớm xanh, trưa vàng, chiều tím' rất lạ và đặc trưng như người Huế từng nhận xét.
- Sự thay đổi tính cách của người con gái sông Hương đưa ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một cô gái Digan,man dại và phóng khoáng đã trở nên dịu dàng, e lệ, như 'người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức', 'người mẹ phù sa của cả một vùng văn hóa xứ sở'.
Thoảng đâu đó, mơ hồ mà vang vọng trong tâm thức Huế là tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiến gà từ xóm làng trung du bát ngát,...
c) Sông Hương giữa lòng thành phố Huế.
- Đấy là hình ảnh chiếc cầu bắc qua dòng sông Hương: “Chiếc cầu trắng in ngấn trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”.
- Nhà văn như thổi linh hồn vào cảnh vật: “đường cong ấy làm cho dòng sông như mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu”, “Tôi nhớ sông Hương, quý điệu chảy lững lờ của nó khi ngang qua thành phố”.
- Dường như sông Hương không muốn xa thành phố: “Rồi như sực nhớ lại một điều gì đó chưa kịp nói. Nó đột ngột đổi dòng rẽ ngặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố ở góc Bao Vinhkhúc quanh này thật bất ngờĐấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.
- Sông Hương trở lại “để nói một lời thề trước khi về biển cả”.Tác giả liên hệ “Lời thề ấy vang vọngkhắp khu vực sông Hương thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”.
3) Kết bài: (5’)
- Bài kí lột tả được vẻ đẹp đa dạng, phong phú của sông Hương, cũng là của xứ Huế, con người Huế.
- Tình yêu thiết tha, say đắm của tác giả đối với cảnh và người nơi đây. 
- Phong cách viết kí của HPNT: Phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hoá, địa lí, lịch sử ; giàu chất trữ tình lãng mạn. 
4. Củng cố, dặn dò (2’)
Nắm được cách giải quyết đề văn về Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4, chuẩn bị nội dung: Luyện đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. (Tiếp)
-----------------------------------
Tiết tự chọn 19: Làm văn
Ngày soạn: 19/12/2010
LUYỆN ĐỀ “Ai đã đặt tên cho dòng sông ” – Hoàng Phủ Ngọc Tường –
(Tiếp)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Củng cố nội dung đã học về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2. Kĩ năng: Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Giáo viên:
Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo.
Phương pháp: Thực hành vận dụng.
2. Học sinh:
- Đọc lại nội dung đoạn 1, bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Phương tiện: sgk, vở soạn, tài liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới (43’) 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. (1’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. (3’)
HS phân tích yêu cầu của đề:
- Vấn đề cần nghị luận.
- Nội dung của vấn đề.
- Thao tác chủ yếu.
Hoạt động 3: Luyện tập. (37’)
HS: Thực hiện lập dàn ý chi tiết cho bài viết theo hướng dẫn của GV.
GV:
+ Ra đề, hướng dẫn HS làm bài.
+ HS trình bày dàn ý của mình vào vở ghi theo hướng dẫn chi tiết của GV.
+ GV kiểm tra vở ghi của một số HS.
Hoạt động 4: (2’)
Hướng dẫn tự học.
Tự hoàn thiện 2 đề văn vào vở tự học.
Đề bài: Trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương mang vẻ đẹp ntn dưới góc nhìn văn hoá, lịch sử và thi ca.
* Dàn ý bài viết:
1) Mở bài: (5’)
Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Giới thiệu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích cần phân tích.
2) Thân bài: (30’)
Bằng vốn hiểu biết của mình, HPNT đã mang lại cho sông Hương một vẻ đẹp phong phú và đa dạng.
a) Vẻ đẹp dòng sông Hương dưới góc nhìn văn hoá
- Tác giả cho có một dòng thi ca về sông Hương.Đó là dòng thơ không lặp lại mình:
+ “Dòng sông trắng - lá cây xanh”(Chơi xuân-Tản Đà)
+ “Như kiếm dựng trời xanh”( Trường giang như kiếm lập thanh thiên-Cao Bá Quát).
+ “Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thu Bồn)
- Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuyaQuả đúng vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hình thành trên mặt nước của dòng sông này”.
- Tác giả tưởng tượng: “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.Phải có độ nhạy cảm về thẩm âm, hiểu biết về âm nhạc của xứ Huế, tác giả mới có sự liên tưởng này.
- Với ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm mạnh mẽ, HPNT nhớ tới Nguyễn Du; “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu.Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”.
b) Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn lịch 
- Tên của dòng sông Hương được ghi trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi; “Nó được ghi là linh giang”
+ Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt.
+ Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ.
+ Nó đọng lại đến bầm da, tím máu “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”.
+ Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
+ Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. Sông Hương đã gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc.
=> Bài bút ký kết thúc bằng cách lí giải tên của dòng sông; sông Hương, sông thơm. Cách lí giải bằng một huyền thoại:
 Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi : ai đã đặt tên cho dòng sông?
3) Kết bài: (5’)
- Bài kí lột tả được vẻ đẹp đa dạng, phong phú của sông Hương, cũng là của xứ Huế, con người Huế.
- Tình yêu thiết tha, say đắm của tác giả đối với cảnh và người nơi đây. 
- Phong cách viết kí của HPNT: Phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hoá, địa lí, lịch sử ; giàu chất trữ tình lãng mạn. 
4. Củng cố, dặn dò (2’)
Nắm được cách giải quyết đề văn về Ai đã đặt tên cho dòng sông.
Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4, chuẩn bị nội dung: Luyện đề “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12 Chuan khong can chinh tchk1.doc