Giáo án Vật lí 10 cơ bản - Học kì 1

Giáo án Vật lí 10 cơ bản - Học kì 1

Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ.

I.MỤC ĐÍCH BÀI DẠY.

1/Về kiến thức:

- Hiểu được các khái niệm cơ bản: chuyển động cơ của một vật, chất điểm, quỹ đạo, vật làm mốc, mốc thời gian và nêu được những ví dụ cụ thể đối với mỗi khái niệm.

- Phân biệt được thời điểm với thời gian.

- Hiểu được thế nào là hệ quy chiếu; phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.

2/Về kỹ năng:

- Trình bày được cách xác định vị trí của một vật nếu đã biết đường đi của vật đó hay biết vật đó chuyển động trên một mặt phẳng.

- Giải được các bài tập đổi mốc thời gian.

II.PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, diễn giảng, đọc sách giáo khoa.

III.CHUẨN BỊ:

1/Giáo viên:

- Soạn giáo án và giải các bài tập trang 11 SGK vật lý 10. Chuẩn bị các ví dụ chỉ đường đến bưu điện, đến các nơi gần nhất.

2/Học sinh:

- Ôn lại hệ toạ độ Decac đã học ở THCS và thế nào là độ dài đại số của một đoạn thẳng.

 

doc 122 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1628Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 10 cơ bản - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết: 1 Ngày soạn: 1/7/2013 Ngày dạy: 26/8-31/8/2013
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ.
I.MỤC ĐÍCH BÀI DẠY.
1/Về kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm cơ bản: chuyển động cơ của một vật, chất điểm, quỹ đạo, vật làm mốc, mốc thời gian và nêu được những ví dụ cụ thể đối với mỗi khái niệm.
- Phân biệt được thời điểm với thời gian.
- Hiểu được thế nào là hệ quy chiếu; phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.
2/Về kỹ năng:
- Trình bày được cách xác định vị trí của một vật nếu đã biết đường đi của vật đó hay biết vật đó chuyển động trên một mặt phẳng.
- Giải được các bài tập đổi mốc thời gian.
II.PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, diễn giảng, đọc sách giáo khoa.
III.CHUẨN BỊ: 
1/Giáo viên: 
- Soạn giáo án và giải các bài tập trang 11 SGK vật lý 10. Chuẩn bị các ví dụ chỉ đường đến bưu điện, đến các nơi gần nhất.
2/Học sinh: 
- Ôn lại hệ toạ độ Decac đã học ở THCS và thế nào là độ dài đại số của một đoạn thẳng.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1/Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra bài cũ) (1 phút).
2/Trình bày tài liệu mới: CHUYỂN ĐỘNG CƠ.
Vào bài:Ta đã được nghe nhiều về chuyển động. Khi nghiên cứu chuyển động của một vật ta phải làm những gì. Ta vào bài thứ nhất
Hoạt động 1: Nghiên cứu các khái niệm chuyển đông cơ, chất điểm, quỹ đạo.(9 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
.
Dựa vào SGK các em hãy cho biết thế nào là chuyển động cơ của một vật?
Thay vì xét chuyển động của một vật trong nhiều trường hợp chỉ cần xét chuyển động của một điểm trên vật tức là coi vật như chất điểm. Khi nào một vật được coi là chất điểm?
Chính xác lại câu trả lời của học sinh.
Hãy lấy một ví dụ về chất điểm.
Khi một vật đựoc coi là chất điểm thì ta nên hiều rằng toàn bộ khối lượng của vật tập trung tại chất điểm đại diện cho vật.
Khi chất điểm chuyển động tại mỗi thời điểm nõ sẽ có một vị trí xác định. Tập hợp tất cả vị trí của vật tại mọi thời điểm tạo thành một đường nhất định gọi là quỹ đạo.
Vậy quỹ đạo chuyển động có thể là một đường có hình dạng bất kì, hoặc thẳng, cong, tròn...
Làm thế nào để có thể chỉ ra chính xác vị trí của một vật tại một thời điểm, ta sang phần nội dung tiếp theo.
Là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
Theo dõi và trả lời.
Khi vật có kích thước rất nhỏ.
Cho 3 ví dụ và giải thích.
Nghe, tiếp thu và ghi chép.
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. Chuyển động cơ. Chất điểm.
1/ Chuyển động cơ.
- Chuyển động cơ của 1 vật (chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
2/ Chất điểm:
-Vật chuyển động được xem là chất điểm khi kích thước của vật rất nhỏ so với độ dài đường đi (hay những khoảng cách mà ta đề cập đến)
Khi đó toàn bộ khối lượng của vật tập trung tại chất điểm.
3/Quỹ đạo:
- Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo thành một đường nhất định: quỹ đạo
Hoạt động 2: Nghiên cứu cách xác định vị trí của vật trong không gian (20 phút).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
Thường phải chọn những vật nào làm vật làm mốc?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi C2.
Nếu biết đường đi của một vật có thể xác định chính xác vị trí của vật không? Bằng cách nào?
Để xác định chính xác vị trí của một vật chuyển động trên một mặt phẳng, người ta thường dùng một hệ toạ độ vuông góc. Trong đó gốc toạ độ gắn với vật làm mốc.
GV vẽ hình và tìm toạ độ M trên mặt phẳng.
Các toạ độ xM, yM là các đại lượng đại số.
Để xác định xM, yM ta dùng thước chia độ sẵn trên các trục Ox, Oy.
Để mô tả chuyển động của vật, ngoài việc xác định vị trí ta còn phải xác định thời gian chuyển động.
Chọn những vật đứng yên.
Trả lời Câu C2.
Được, có 3 bước:
+ Chọn vật làm mốc.
+ Chọn chiều dương.
+ Dùng thước đo chiều dài từ vật làm mốc đến vật.
Quan sát và ghi chép.
II.Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1/Vật làm mốc, thước đo.
-Vật làm mốc được coi là đứng yên.
-Nếu biết đường đi của một vật:
+ Chọn 1 vật làm mốc.
+ Chọn một chiều dương.
+ Dùng thước đo chiều dài từ mốc đến vật. Từ đó xác định chính xác vị tí của vật.
2/Hệ toạ độ.
M
y
I
O
x
E
Muốn xác định vị trí điểm M ta làm như sau:
+ Chọn chiều dương trên các trục Ox, Oy.
+ Chiếu vuông góc M xuống Ox:
 Oy: 
(đó là nhũng đại lượng đại số)
Toạ độ M( xM, yM)
- Hệ toạ độ là hệ 2 trục đã được chia độ.
Hoạt động 3: Nghiên cứu cách xác định thời gian trong chuyển động (10 phút).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
Để mô tả chuyển động của vật ta phải biết toạ độ của vật ở những thời điểm khác nhau. Muốn vậy ta cần phải chỉ rõ thời điểm ta bắt đầu đo thời gian chuyển động, đó chính là mốc thời gian. Ta đo thời gian chuyển động bằng một đồng hồ.
Hãy cho 1 ví dụ về mốc thời gian.
Lấy một ví dụ về thời điểm và thời gian, giải thích cho HS hiểu.
Vậy thời điểm và thời gian khác nhau. Khi nào số chỉ của thời điểm là số đo của thời gian?
Tóm lại để khảo sát chuyển động của một vật, ta cần phải có một “ dụng cụ” để vàu xác định được vị trí vừa có thể đo đựoc thời gian chuyển động. Dụng cụ đó chính là một hệ quy chiếu. Hệ quy chiếu là gì?
Đôi khi ta không cần nhắc đến đồng hồ nhưng vẫn là một hệ quy chiếu.
Cho 1 ví dụ cụ thể.
Khi lấy mốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động.
Hệ quy chiếu gồm:
Vật làm mốc, hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
Mốc thời gian và đồng hồ.
III.Cách xác định thời gian trong chuyển động.
1/Mốc thời gian, đồng hồ.
-Mốc thời gian: Thời điểm bắt đầu đo thời gian, đo thời gian bằng đồng hồ.
2/Thời điểm và thời gian.
3/Hệ quy chiếu: gồm
-Vật làm mốc, hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
Mốc thời gian và đồng hồ.
Hoạt động 4 :Củng cố và dặn dò (5 phút).
- Thế nào là chuyển động cơ của một vật? Chất điểm? Quỹ đạo?
- Hệ quy chiếu là gì? Hệ quy chiếu và hệ toạ độ có gì khác nhau?
- Đọc bài chuyển động thẳng đều và tìm hiểu xem thế nào là chuyển động thẳng đều? Công thức tính toạ độ vật trong chuyển động thẳng đều là như thế nào?
V.RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 1 Tiết: 2 Ngày soạn: 1/7/2013 Ngày dạy: 26/8-31/8/2013
Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I.MỤC ĐÍCH BÀI DẠY.
1/Về kiến thức:
-Nêu được định nghĩa tốc độ trung bình, chuyển động thẳng đều.
-Vận dụng được các công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động để giải bài tập.
2/Về kỹ năng:
-Giải được các bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau như: hai xe gặp nhau, hai xe đuổi nhau...
-Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian trong chuyển động thẳng đều.
-Nhận biết được một chuyển động thẳng đều trong thực tế nếu gặp phải.
II.PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, diễn giảng, đọc sách giáo khoa.
III.CHUẨN BỊ: 
1/Giáo viên: 
-Soạn giáo án và đọc sách giáo khoa vật lý THCS để biết học sinh đã học được những gì.
-Vẽ hình 2.2 SGK trên giấy to để tiết kiệm thời gian trình bày.
2/Học sinh: ôn lại các kiến thức về hệ toạ độ, hệ qui chiếu, cách vẽ các loại đồ thị đã được học.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1/Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút)
-Chất điểm là gì? Quỹ đạo của chuyển động? Nêu cách xác định vị trí của điểm M trong mặt phẳng. Cho vĩ dụ.
2/Trình bày tài liệu mới: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Vào bài: Ta đã được nghe về chuyển động thẳng đều. Làm thế nào để kiểm tra một vật có thực sự chuyển động thẳng đều? Để trả lời điều này, ta vào bài mới.
Hoạt động 1: Nghiên cứu về tốc độ trung bình, chuyển động thẳng đều và quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều. (15 phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
-GV vẽ hình 2.2 lên bảng, đưa ra các đại lượng s, t.
Ở THCS các em đã được học về tốc độ trung bình. Tốc độ trung bình được tính như thế nào?
Nếu tốc độ trung bình được kí hiệu bằng vtb, viết công thức tính tốc độ trung bình của chuyển động?
Đơn vị của vtb?
Tốc độ trung bình mang ý nghĩa gì?
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C1
Khi nào ta nói một vật chuyển động thẳng đều?
Nhận xét và sữa chữa câu trả lời của học sinh.
GV nhấn mạnh: Khi nói tốc độ của vật trên một quãng đường hay trong một khoảng thời gian nào đó ta biết đó là tốc độ trung bình của vật.
Ta đã biết thế nào là chuyển động thẳng đều, vậy quãng đường trong chuyển động thẳng đều được tính như thế nào?
Trong chuyển động thẳng đều (CĐTĐ), vtb không đổi và là một giá trị v nào đó.Ta có thể kết luận được điều gì?
Tính bằng quãng đường đi được chia thời gian chuyển động.
Mét trên giây (m/s).
Cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.
Khi tốc độ trung bình của vật luôn luôn không thay đổi.
. s tỉ lệ thuận với t
Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
 M2
 M1
O
+x
 x1
 x2
 s
I)Chuyển động thẳng đều.
t = t2-t1: thời gian chuyển động.
s = x2-x1: quãng đường đi được.
1/Tốc độ trung bình.
 Quãng đường đi được
Tốc độ trung bình = 
 Thời gian chuyển động
Kí hiệu :vtb	
- Đơn vị: m/s, ngoài ra còn có đơn vị km/h
-vtb cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.
2/Chuyển động thẳng đều: là chuyển động có:
- Quỹ đạo là đường thẳng;
- Tốc độ trung bình không đổi (như nhau trên mọi quãng đường).
3/Quãng đường trong chuyển động thẳng đều.
v: tốc độ của vật.
Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Hoạt động 2 : Nghiên cứu về phương trình chuyển động thẳng đều, đồ thị toạ độ và thời gian trong chuyển động thẳng đều. (20 phút).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
Một chất điểm M xuất phát từ A cách gốc tạo độ một khoảng 0A = x0, trên đường 0x, M chuyển động thẳng đều trên trục 0x với vận tốc v, chọn gốc thời gian lúc bắt đầu chuyển động. Hãy xác đinh toạ độ M sau thời gian chuyển động t? (Vẽ hình 2.3).
Người ta có thể biều diễn sự phụ thuộc của toạ độ x vào thời gian t bằng đồ thị.
Để vẽ được đồ thị cần có phương trình chuyển động thẳng đều. 
Hãy lập phương trình chuyển động thẳng đều.
Nêu các bước vẽ đồ thị?
GV lập bảng và yêu cầu HS vẽ đồ thị.
Đồ thị có dạng như thế nào?
Thảo luận nhóm 4 HS và thành lập:
Cả lớp cùng làm thành lập phương trình chuyển động.
x = 1+2.t (cm).
(x0 = 1, v = 2).
Có hai bước: Tìm toạ độ (t;x) và bắt đầu vẽ
Vẽ đồ thị toạ độ-thời gian.
Đồ thị có dạng một đường thẳng.
II)Phương trình chuyển động thẳng đều. Đồ thị toạ độ - Thời gian trong CĐTĐ.
1/Phương trình chuyển động thẳng đều
 M
 A
O
+x
 x0
 x
 s
, : Tọa độ ban đầu
mà 
Đây là Phương trình CĐTĐ của chất điểm M.
2/Đồ thị toạ độ -thời gian trong CĐTĐ.
-Đồ thị để biểu diễn sự phụ thuộc của toạ độ x vào thời gian chuyển động t.
VD: Chất điểm M xuất phát từ vị trí A cách gốc toạ độ 1 cm, chuyển động thẳng đều theo trục Ox với tốc độ là 2 cm/s. Vẽ đồ thị tọa độ-thời gian.
Giải:
-Phương trình chuyển động: x = 1+2.t (cm).
a/ Lập bảng (x,t)
t(s)
0
1
2
...
x(cm)
1
3
5
...
b/ Đồ thị: 
1
2
1
1
1
3
5
0
x (cm)
t (s)
- Nhận xét: đồ thị là một đường thẳng.
Hoạt động 3 :Củng cố và dặn dò(5 phút)
- Thế nào là chuyển động thẳng đều? Công thức tính quãng đường và tọa độ trong chuyển động thẳng đều?
- Về nhà làm bài tập 9, 10 SGK trang 15.
- Đọc trước bài Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều, trả lời câu hỏi Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều có những đặc điểm gì?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 2 Tiết: 3 Ngày soạn: 2/7/2013 Ngày dạy: 2/9 ... ố định khi chịu tác dụng của hai lực.
- Xác định được trọng tâm của các vật phẳng đồng chất bằng thí nghiệm.
2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra học kỳ 1, 45 phút, tự luận.
Nội dung
Tổng số tiết
Lý thuyết
Chỉ số
Trọng số
Số câu
Số điểm
LT
VD
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Chương 1: Động học chất điểm.
14
8
10,4
3,6
31,5
10,9
1
1
3
1
Chương 2: Động lực học chất điểm.
11
7
8,6
2,4
26,1
7,3
1
1
2,5
1
Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn.
8
6
6,8
1,2
20,1
4,1
1
1
2
0,5
Tổng
33
21
25,8
7,2
77,7
22,3
3
3
7,5
2,5
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA học kỳ 1
Môn: Vật lý 10
Thời gian: 45 phút, tự luận
Phạm vi kiểm tra: 
I. Chương 1: Động học chất điểm.
II. Chương 2: Động lực học chất điểm.
III. Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn.
Tên chủ đề
Nhận biết
Cấp độ 1
Thông hiểu
Cấp độ 2
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ 3
Cấp độ cao
Cấp độ 4
Chủ đề 1: Động học chất điểm (14 tiết)
1. Chuyển động cơ.
- Nêu được chuyển động cơ là gì.
- Nêu được chất điểm là gì.
- Nêu được hệ quy chiếu là gì.
- Nêu được mốc thời gian là gì.
- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong hệ quy chiếu đã cho.
2. Chuyển động thẳng đều.
- Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.
- Nêu được vận tốc là gì.
- Lập được phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
- Vận dụng được phương trình đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.
- Vẽ được đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Nêu được vận tốc tức thời là gì.
- Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).
- Nêu được đặc điểm của véc tơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều.
- Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi.
- Viết được phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều . Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được.
- Viết được công thức tính vận tốc và vận dụng được các công thức này.
- Vận dụng được các công thức :
và 
- Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều.
4. Sự rơi tự do 
- Nêu được sự rơi tự do là gì.
- Viết được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do.
- Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do.
5. Chuyển động tròn đều 
- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức tốc độ dài, chỉ được hướng của véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kỳ, tần số của chuyển động tròn đều.
- Viết được hệ thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
- Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm
- Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều.
6. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
- Viết được công thức cộng vận tốc .
- Giải được bài tập đơn giản về công thức cộng vận tốc cùng phương (cùng chiều, ngược chiều).
1 câu
7. Khảo sát chuyển động rơi tự do. Đo gia tốc rơi tự do
- Xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng thí nghiệm (sự rơi tự do).
SC
SĐ
1 câu
3 điểm
1 câu
1 điểm
2 câu
4 điểm (40%)
Chủ đề 2: Động lực học chất điểm (11 tiết).
1. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
- Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng véc tơ.
- Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của chất điểm dưới tác dụng của nhiều lực.
2. Ba định luật Niu Tơn
- Phát biểu được định luật I Niu Tơn.
- Nêu được quán tính của vật là gì, kể được một số ví dụ về quán tính.
- Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu Tơn và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức .
- Phát biểu được định luật III Niu Tơn và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.
- Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.
- Vận dụng được mối liên hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kỹ thuật.
- Biểu diễn được các véc tơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.
- Vận dụng được các định luật I, II, III Niu Tơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.
3. Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.
- Vận dụng các công thức của lực hấp dẫn để giải được các bài tập đơn giản.
4. Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc 
- Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).
- Phát biểu được định luật Húc và viết được hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.
- Vận dụng được định luật Húc để giải được các bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo.
5. Lực ma sát 
- Viết được công thức xác định lực ma sát trượt.
- Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản.
6. Lực hướng tâm
- Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là hợp lực tác dụng lên vật .
- Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.
SC
SĐ
1 câu
2,5 điểm
1 câu
1 điểm
2 câu
3,5 điểm (35%)
Chủ đề 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (8 tiết).
1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hoặc ba lực không song song.
- Nêu được trọng tâm của một vật là gì.
- Xác định được trọng tâm của các vật phẳng đổng chất bằng thí nghiệm.
- Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.
2. Cân băng của một vật có trục quay cố định. Momen lực.
- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính momen của lực và nêu được đơn vị đo momen của lực.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.
- Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.
3. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
- Phát biểu được quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều.
- Vận dụng được quy tắc xác định hợp lực song song cùng chiều để giải các bài tập đối với vật chịu tác dụng của hai lực.
4. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định 
- Nêu được đặc điểm để nhận biết chuyển động tịnh tiến của một vật rắn.
- Nêu được khi vật rắn chịu tác dụng của một momen lực khác không thì chuyển động quay quanh một trục cố định của nó bị biến đổi (quay nhanh dần hoặc chậm dần).
- Nêu được ví dụ về sự biến đổi chuyển động quay của vật rắn phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật đối với trục quay.
5. Ngẫu lực (1tiết + 1 OT)
- Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực.
- Viết được công thức tính momen ngẫu lực.
SC
SĐ
1 câu
2 điểm
1 câu
0,5 điểm
2 câu
2,5 điểm (25%)
ĐỀ THI HỌC KỲ 1 
Môn thi: VẬT LÍ, khối 10 cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
TRUNG TÂM GDTX TP BẾN TRE
ĐỀ CHÍNH THỨC
(gồm có 01 trang)
Họ, tên thí sinh: .........
Số báo danh: ......
Câu 1 (3 điểm). Chất điểm M chuyển động thẳng biến đổi đều theo chiều dương trục Ox với phương trình: 
(x tính bằng mét, t tính bằng giây)
a) Xác định các đại lượng x0, v0, a (kèm theo đơn vị) từ đó cho biết chính xác chất điểm M chuyển động như thế nào(1 đ).
b) Viết biểu thức tính độ lớn vận tốc của chất điểm M (0,5 đ)
c) Xác định tọa độ và vận tốc của chất điểm M sau giây đầu (1 đ)
d) Xác định quãng đường chất điểm M đi được sau giây đầu (0,5 đ)
Câu 2 (2,5 điểm). 
- Phát biểu và viết biểu thức định luật II Newton ( Niu – Tơn) (1,25 đ).
- Phát biểu và viết biểu thức định luật III Niu Tơn (Niu – Tơn) (1,25 đ).
(không cần nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng trong các biểu thức).
Câu 3 (2 điểm). Phát biểu định nghĩa và viết biểu thức của momen lực đối với một trục quay (nêu rõ tên gọi và đơn vị của từng đại lượng trong biểu thức).
Câu 4 (1 điểm). Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc lúc vừa chạm đất. Lấy g = 9,8 m/s2
Câu 5 (1 điểm). Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra được 10 cm (vật treo nằm tại vị trí cân bằng).
Câu 6 (0,5 điểm). Một vật có khối lượng 0,5 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Vật được kéo đi bằng một lực F = 2 N có phương nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt bàn mt = 0,25. Tính gia tốc của vật, biết g = 9,8 m/s2.
-------------------- Hết --------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Câu
Yêu cầu cần đạt về nội dung
Cho điểm
Yêu cầu kỹ năng, tư duy
1
a) Xác định:
à Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều.
b) Biểu thức vận tốc:
 (m/s)
c) Sau 5 giây đầu:
- Tọa độ: 
- Vận tốc: 
d) Quãng đường đi được sau :
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
Nhớ lý thuyết về các công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều và nhận diện lý thuyết bàng những con số.
2
- Định luật II Newton (Niu - Tơn): Gia tốc của vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- Biểu thức: hay 
( Trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì là hợp lực)
- Định luật III Newton (Niu – Tơn): Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều và đặt trên 2 vật.
0,75
0,5
0,75
0,5
Học thuộc lòng
3
- Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
- Biểu thức: M = F.d
+ M: momen lực (N.m)
+ F: độ lớn của lực (N)
+ d: cánh tay đòn của lực (m)
0,75
0,5
0,5
0,125
0,125
Học thuộc lòng
4
- Thời gian rơi:
- Vận tốc lúc vừa chạm đất: 
0,25
0,25
0,25
0,25
Tính toán, suy luận.
5
Do vật treo nằm tại vị trí cân bằng:
0,5
0,25
0,25
Tính toán, suy luận.
6
Định luật II Niu Tơn:
Do mặt bàn nằm ngang và lực nằm ngang nên : 
N = P
Vậy: 
0,125
0,125
0,125
0,125
Tính toán, suy luận.
Tổng
10
Ghi chú: 
- Phần tính toán sau cùng sai đơn vị thì coi như sai toàn bộ phần này.
- Các phần tính toán ở trên phần sau cùng mà sai đơn vị thì trừ 0,25đ/lần (trừ tối đa 0,5 điểm/1 câu), sai số liệu thì kể từ phần đó đến các phần sau có liên quan không được tính điểm.
- Thế số đúng không ra kết quả rút gọn vẫn được tính điểm, nếu đúng thêm đơn vị thì coi như phần này được trọn điểm.
- Học sinh có thể giải theo cách khác miễn đúng và hợp lý vẫn được trọn điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao-an-vat-ly10-hoc-ky-1.doc