Mối quan hệ giữa kinh tế hành hóa và đô thị ở Việt Nam

Mối quan hệ giữa kinh tế hành hóa và đô thị ở Việt Nam

Câu 1:

MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ HÀNH HÓA VÀ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM.

Trả lời:

 Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa kinh tế hàng hóa (KTHH) và đô thị ở Việt Nam trước hết chúng ta phải hiểu khái niệm KTHH và đô thị là gì?

- KTHH: là một nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng. Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng. Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản xuất thịt và cần gạo để đổi trực tiếp gạo lấy thịt. Đây đã là kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, nếu không gặp được người có thứ mình cần và cần thứ mình có, thì trao đổi không được thực hiện.

Khi tiền ra đời, khi có nhiều hơn hai cá nhân, người ta có thể sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi.

 

docx 13 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa kinh tế hành hóa và đô thị ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: 
MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ HÀNH HÓA VÀ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM.
Trả lời:
	Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa kinh tế hàng hóa (KTHH) và đô thị ở Việt Nam trước hết chúng ta phải hiểu khái niệm KTHH và đô thị là gì?
KTHH: là một nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng. Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng. Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản xuất thịt và cần gạo để đổi trực tiếp gạo lấy thịt. Đây đã là kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, nếu không gặp được người có thứ mình cần và cần thứ mình có, thì trao đổi không được thực hiện.
Khi tiền ra đời, khi có nhiều hơn hai cá nhân, người ta có thể sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi.
Kinh tế hàng hóa là một hình thái của nền sản xuất xã hội nối tiếp và cao hơn nền sản xuất tự cung tự cấp, trong đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua - bán trên thị trường; hình thái quan hệ kinh tế thống trị của các mối liên hệ kinh tế là quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Nó đối lập với kinh tế tự nhiên, trong đó hình thái thống trị là các quan hệ hiện vật. Theo Mac K. (K. Marx), KTHH là một giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử phát triển của xã hội theo tiến trình: kinh tế tự nhiên - kinh tế hàng hoá - kinh tế sản phẩm. 
Đô thị: là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
	Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị.
	Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.
	Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản:
+ Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2000 người sống tập trung, mật độ trên 3000 người/km2 trong phạm vi nội thị.
+ Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp.
	Như vậy, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân từ 2000 người trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp. Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ với tiêu chuẩn về quy mô dân số cao hơn, nhưng cơ cấu lao động phi nông nghiệp thấp hơn. Điều đó xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước đông dân, đất không rộng, đi từ một nước nông nghiệp lên chủ nghĩa xã hội.
	Từ hai khái niệm, giữa KTHH và đô thị ở Việt Nam có mội quan hệ như sau:
Các đô thị ở Việt Nam ngay từ thời phong kiến đã được hình thành từ các thành cổ hay những điểm buôn bán lớn. Đô thị đầu tiên xuất hiện khi xã hội có giai cấp, lúc đầu chỉ là nơi giao lưu hàng hóa (chợ) sau này giai cấp thống trị thường chọn nơi đó để làm điểm tọa lạc của bộ máy chính quyền. Những nơi giai cấp thống trị đóng thường xuất hiện sản xuất thủ công nghiệp để cung cấp sản phẩm cho giai cấp đó. Vì thế hai khái niệm chợ và đô thường đi đôi với nhau tạo thành đô thị. Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã góp phần hình thành nên các đô thị.
Khi các đô thị hình thành trên cơ sở của các trung tâm chính trị, quân sựDo sự phân công lao động xã hội lao động thủ công được giai cấp thống trị ủng hộ vì phục vụ lợi ích của họ thì nền kinh tế hàng hóa sẽ được tạo điều kiện để phát triển.
Giữa kinh tế hàng hóa và đô thị ở Việt Nam có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau, kinh tế hàng hóa phát triển sẽ tạo động lực cho sự hình thành, thúc đẩy các đô thị phát triển, có nguồn vốn mới xây dựng được đô thị, tạo cho các ngành nghề trong đô thị phát triển khi kinh tế khi đô thị phát triển thì thúc đẩy ngược lại cho kinh tế hàng hóa được lưu thông mạnh hơn,...
Kinh tế hàng hóa đã thúc đẩy sự hình thành các đô thị Việt Nam từ cổ trung đại cho đến cận đại, hiện đại.
Đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở: đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trườngCác đô thị Việt Nam đang nỗ lực phát triển, nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại.
Các đô thị lớn như ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng đã có nền tảng phát triển kinh tế vững chắc, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại cũng tăng mạnh hơn. Tại đây, các động lực phát triển mới đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ tài chính – ngân hàng, bất động sản, viễn thông và truyền thông Các nơi có điều kiện tự nhiên đặc biệt như Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Sa Pa, Phú Quốc hay các đô thị có di sản văn hóa - lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Huế, Hội An, Hạ Long, Côn Đảo,thì du lịch đã trở thành động lực phát triển chính. Hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật các đô thị loại II trở lên đã được tăng cường, đô thị loại IV trở lên đã được nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng cơ sở (điện đường, trường trạm, môi trường nước, rác) nhờ các khoản đầu tư trong và ngoài nước.
Các khu kinh tế cấp quốc gia như: Khu kinh tế Vân Đồn (Quản Ninh), Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nghệ An (Bắc TP Vinh), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Văn Phong (Khánh Hòa), Nam Phú Yên (Phú Yên), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), là các khu kinh tế tổng hợp đa ngành có quy mô sản xuất lớn, có hạ tầng quan trọng là cảng biển có diện tích đất đai rất lớn là nền tảng để hình thành và phát triển các đô thị mới.
Các khu công nghiệp tập trung và khu công nghệ cao cấp quốc gia, các khu, cụm, điểm công nghệ cấp địa phương do tỉnh/ huyện quản lý được phát triển ở gần các đô thị hiện có hoặc dọc theo các tuyến giao thông quốc gia để tận dụng các hạ tầng xã hội và kỹ thuật sẵn có như nguồn nhân lực, các cơ sở y tế, gíao dục, đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay. Các khu công nghiệp Trung ương và địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỷ lệ lấp đầy tương đối cao, thu hút nhiều ngành công nghiệp và nhân công, mức độ đô thị hóa ở đây cũng gia tăng rất nhanh. Đây là các tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển các vùng đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm có khả năng cạnh tranh với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp Trung ương và địa phương ở các tỉnh có đóng góp đáng kể vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, hình thành các đô thị mới hay khu đô thị mới. Các cụm, điểm công nghiệp ở các tỉnh có tác động rất tích cực tới quá trình công nghiệp hóa nông thôn các Vùng nơi có mạng lưới công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển khá dày đặc.
Trong nhiều năm qua thương mại quốc tế thông qua các cảng biển đã thúc đẩy các đô thị ven biển có tiềm năng cảng phát triển mạnh. Trong những năm gần đây, khối lượng thương mại quốc tế trên đất liền thông qua các cửa khẩu đã được tăng cường đáng kể, thúc đẩy phát triển nhanh các đô thị cửa khẩu quốc gia, quốc tế đã có từ trước như Lạng Sơn, Lào Cai hay mới được hình thành như Cầu Treo (Hà Tĩnh), Bờ Y (Kon Tum), Bu Phơ Răng (Đắc Nông), Mộc Bài (Tây Ninh), Xà Xía (Kiên Giang) Một số đô thị cửa khẩu kinh tế thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở như Lào Cai trên các hành lang Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Lao Bảo trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối Mukdahan (Đông - Bắc Thái Lan) - Savanakhet (Trung - Nam Lào) - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng; Bờ Y trên tuyến Đông Bắc Campuchia - Pakse (Nam Lào) - Kon Tum - Quy Nhơn; hay Mộc Bài trên hành lang Đông - Nam Campuchia - Tây Ninh - TP.HCM -Vũng Tàu. Các đô thị cửa khẩu là các điểm tựa đô thị hóa quan trọng đối với các khu vực biên giới miền núi vốn chậm phát triển ở nước ta và cũng là những mốc giới quan trọng đảm bảo an ninh biên giới tổ quốc.
Đánh giá chung phát triển đô thị hóa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có nhiều chuyển biến số lượng. Năm 1999 cả nước có 629 đô thị đến nay có 772 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 14 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 64 đô thị loại IV và 630 đô thị loại V. Trong 6 tháng đầu năm, có TP. Thanh Hóa nâng lên đô thị loại I, các TP. Rạch Giá, TP. Bạc Liêu, TP. Ninh Bình, TP. Thái Bình nâng lên loại II, 3 đô thị loại V hình thành mới và 1 đô thị (thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ sát nhập vào quận mới).
Về đơn vị hành chính đô thị do hiện nay Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực nên việc nâng cấp quản lý hành chính và điều chỉnh ranh giới hành chính đô thị phải thông qua thường trực Quốc hội, 6 tháng đầu năm 2014 không có biến động về cấp quản lý hành chính, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 63 thành phố thuộc tỉnh, 47 thị xã thuộc tỉnh, 613 thị trấn (trong đó 27 thị trấn là đô thị loại IV). Tỉnh có nhiều thị trấn nhất là Thanh Hóa với 28 thị trấn. Tỉnh Ninh Thuận chỉ có 3 thị trấn, thành phố Đà Nẵng không có thị trấn nào.
Về dân số thành thị (gồm dân số nội thành, nội thị và thị trấn) đạt khoảng 30,4 triệu người, tập trung tại 2 đô thị loại đặc biệt và 15 đô thị loại I khoảng 14,8 triệu người chiếm 49% dân số các đô thị trên toàn quốc). Tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước đạt khoảng 34%, tăng trung bình 1% năm. Đô thị hóa tập trung cao nhất tại vùng Đông Nam Bộ (64,15%), thấp nhất tại vùng Trung Du miền núi phía Bắc (21,72%). Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ dân số thành thị cao, cao nhất cả nước là TP. HCM 83%, Bình Dương 71,6%, Quảng Ninh 68,86%, Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước gồm: Thái Bình 10,7%, Tuyên Quang 12,41%, Sơn La 13,7%, Bắc Giang: 13,05%...
Về đất đô thị, tổng diện tích cả nước 331.698 km2, diện tích đất đô thị không có biến động so với năm 2013, đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên toàn đô thị đạt 34,017 km2 chiếm khoảng 10,26% diện tích đất tự nhiên của cả nước, nội thành nội thị 14.760 km2 chiếm khoảng 4,42% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Nhiều khu vực nội thành nội thị vẫn còn 50-60% diện tích đất nông nghiệp hoặc để trống chưa sử dụng phát triển đô thị. Hiện tượng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuêu thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đặc biệt vùng ven đô đang rất cần quản lý chặt chẽ.
Câu 2: 
SO SÁNH ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM THỜI CỔ TRUNG ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI. ĐẶC TRƯNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM THỜI CỔ TRUNG ĐẠI.
Trả lời:
Theo dòng lịch sử, các đô thị đã trải qua các thời kì phát triển của nó và ở Việt Nam cũng vậy. Các đô thị đều trải qua quá trình phát triển từ thời cổ đại đến trung đại và cận, hiện đại. Sự tiếp nối đó đã làm cho ...  lớp trên trong xã hội.
	Các tầng lớp thị dân trong phần "thị" luôn bị chi phối bởi tầng lớp trên là các tầng lớp quan lại, quý tộc. 
Trong các đô thị trung đại Việt Nam, phần đô – chính trị thường quan trọng hơn và có xu thế lấn át phần thị - kinh tế. Toàn đô thị sẽ phát triển cùng với sợ phát triển phần đô. Ở Việt Nam cũng có những đô thị - kinh tế, mà ở đó vai trò kinh tế nổi trội hơn chính trị, nhưng thường các đô thị này không tồn tại lâu bền ( ví dụ Hội An). Khi phần đô giảm thiểu đi, trị sở hành chính chuyển dời đi nơi khác, hoặc ở vùng đó xảy ra chiến tranh loạn lạc, tình hình đó thường kéo theo sự suy thoái và nông thôn hóa trở lại của đô thị.
Nhân tố kinh tế đến sau nhân tố chính trị, nhưng lại là điều kiện chủ chốt tạo nên sự hung khởi của đô thị.
	Cấu trúc đô thị trung đại Việt Nam là một cấu trúc đa thành phần, lưỡng nguyên đối trọng, tạo nên một thế lưỡng hợp nhà nước – dân gian trong đô thị. Cấu trúc này xuất phát từ đặc điểm đô và thị kết hợp thành thị và nông thôn hòa đồng trong mỗi đô thị Việt Nam.
	Về mặt chính trị: đẳng cấp quan lieu phong kiến luôn luôn là tầng lớp thống trị, chưa bao giờ chịu nhượng, giao quyền cho tầng lớp bình dân đô thị.
	Về kinh tế, nhà nước nắm quyền lực chỉ huy với hệ thống quan xưởng do nhà nước trực tiếp điều hành, với những đường lối kinh tế “trọng bản ức mạt” chính sách thuế khóa đối với thủ công thương nghiệp dân gian, hạn chế sản xuất và buôn bán lớn, độc quyền ngoại thương.
	Kết cấu xã hội – văn hóa xã hội của các đô thị Việt Nam cũng là kết cấu đa thành phần, lưỡng nguyên đối trọng. Trong các đô thị, thị dân Việt Nam bao gồm cả 4 tầng lớp xã hội: sĩ, nông, công, thương. Hơn nữa, đó không phải là lớp thị dân gốc, lâu đời mà phần lớn mới từ nông thôn nhập cư vào thành thị, làm ăn sinh sống, một hai thế hệ. Có thể nói, đó là lớp thị dân chưa chính muồi. Dưới sự xúc tác của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, cộng đồng thị dân Việt Nam đã hòa trộn luyện hợp các tố chất xã hội quan lieu – bình dân, thị dân – nông thôn.
	Nhìn chung ở Việt Nam trong các giai đoạn đó, sự phát triển hay lụi tàn của các đô thị luôn gắn liền với sự thăng trầm của các triều đại phong kiến.
Câu 3:
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA ĐÔ THỊ THỜI PHÁP THUỘC ĐỐI ĐÔ THỊ VIỆT NAM HIỆN NAY.
Trả lời:
Về khái niệm đô thị, hiện nay có những khái niệm về đô thị như sau:
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp.
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.
Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản:
+ Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2000 người sống tập trung, mật độ trên 3000 người/km2 trong phạm vi nội thị.
+ Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp.
Như vậy, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân từ 2000 người trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp.
Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ với tiêu chuẩn về quy mô dân số cao hơn, nhưng cơ cấu lao động phi nông nghiệp thấp hơn. Điều đó xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước đông dân, đất không rộng, đi từ một nước nông nghiệp lên chủ nghĩa xã hội.
Đặc điểm và quá trình đô thị hóa của các thành phố Việt Nam thời Pháp thuộc.
Đô thị hóa chỉ tiến hành ở những bước ban đầu, chủ yếu là hạ tầng cơ sở nhằm phục vụ cho một cơ cấu chính quyền thực dân, một lực lượng quân đội và một số tư sản người Pháp có mặt tại nơi cư trú đó. Chủ yếu là hệ thống cầu đường, giao thông vận tải và cung ứng điện nước. Tất cả đều nhằm phục vụ cho sự thống trị của thực dân Pháp.
Những công trình chỉ xây dựng chủ yếu phục vụ thiểu số người Pháp. Ở các khu dân cư Việt Nam cùng với một số Hoa kiều thì diện mạo đô thị truyền thống vẫn được duy trì và về cơ bản chưa có sự biến đổi lớn.
Cuộc khai thác thuộc địa lần 2, thực dân Pháp đã tăng cường đầu tư và khai thác thuộc địa. Công cuộc đô thị hóa cũng được đẩy mạnh thêm một bước. Một số đô thị đã được quy hoạch hóa, các khu phố được sửa sang và có thêm một số công trình kiến trúc mới.
Kết cấu dân cư đô thị cũng thay đổi, xuất hiện nhiều tầng lớp, giai cấp mới như: tư sản, tư sản thành thịlàm đậm thêm lối sống và sinh hoạt đô thị.
Những năm trước chiến tranh thế giới thứ 2, chính quyền thực dân cũng đã có môt số dự án mở rộng và chỉnh tranh đô thị. Nhưng tình hình tài chính và chính trị bất ổn nên hầu hết các dự án bị đình chỉ và không thực hiện được. 
Vị trí, vai trò của đô thị thời pháp thuộc đối đô thị việt nam hiện nay.
	Thời Pháp thuộc để lại nhiều dấu ấn trên cơ thể các đô thị Việt Nam. Do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và do sự phát triển thuộc địa ở mức hạn chế, người Pháp chưa thể xây dựng những đô thị hoàn chỉnh, mà chủ yếu ở dạng những khu phố Tây, xây ghép vào phần đô thị bản địa, với sự cải tạo hạn chế thành phần này, hoặc ở dạng những cấu trúc đô thị xây mới, có quy mô không lớn. 
	Thuộc dạng thứ nhất là các khu phố Tây ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng và Huế. Thuộc dạng thứ hai là các thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu. 
	Ở Hà Nội, trong thiết kế đô thị người Pháp đã giải quyết thành công sự gắn kết và chuyển hóa giữa khu phố cũ của người Việt với khu phố thuộc địa, với sự xác lập vai trò trung chuyển đặc trưng của hồ Hoàn Kiếm, quy mô và hệ tỷ xích không gian không tách biệt giữa hai phần mới và cũ. Đặc biệt họ đã tạo ra một trục phố, bắt đầu một cách kinh điển từ Nhà hát Lớn và quảng trường cùng tên, chuyển sang đường Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Điện Biên Phủ và kết thúc bởi không gian quảng trường lớn, nơi tọa lạc Phủ Toàn quyền và các thiết chế kiến trúc có trọng lượng khác. Trục phố này tuy không thẳng, không đủ rộng và chưa định hình về phương diện tổng thể kiến trúc, song đã thực hiện xuất sắc vai trò gắn kết các không gian đô thị, khác biệt về hình thái với nhau. 
	Về phương diện tạo lập những quần thể kiến trúc đô thị, do những hạn chế đã nêu trên, người Pháp thực hiện đầy đủ được những đồ án quy hoạch và kiến trúc, dẫn tới sự ra đời của không gian kiến trúc - thẩm mỹ, những quần thể kiến trúc hoàn chỉnh. Chẳng hạn, không gian được tạo bởi sự giao nhau của trục đường Ngô Quyền và trục vườn hoa Chí Linh, với những tòa nhà đường bệ đặt ở các vị trí phân tán, chưa tạo được sự phối hợp thể khối và hình thái kiến trúc để hình thành nên một quần thể kiến trúc đô thị thực thụ. Sự gắn kết không gian thành một thể đạt được nhờ hệ thống vườn hoa nhỏ và cây xanh. Phủ Toàn quyền, Nhà hát Lớn, Viện Pasteur... là những nhân tố gợi mở cho những quần thể kiến trúc. 
	Ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, không gian trục đường Nguyễn Huệ, bắt đầu từ đường Bạch Đằng trên bờ sông Sài Gòn, kết thúc bởi Tòa Thị chính phát triển về bề ngang và về đường bao, gắn kết vuông góc với trục đường Lê Lợi và giới hạn bởi Nhà hát Lớn Thành phố, đã tạo lập được một dạng quần thể - phức hợp kiến trúc đô thị - điểm nhấn trung tâm. Đây là ví dụ về một trung tâm đô thị đã được thiết kế từ phương diện quy hoạch, kết hợp trong mình các thành tố như trục đường, vườn hoa, các kiến trúc chủ đạo, sự liên kết chúng về hình khối, độ cao, về diện mạo kiến trúc. Quá trình thiết kế đô thị, bắt đầu từ hơn 100 năm trước, được tiếp nối ở các giai đoạn sau, đã dẫn tới sự hiện hữu của một thực thể đô thị tương đối liên hoàn, hiệu quả thẩm mỹ đô thị đạt được một cách sở thị. 
	Trong công cuộc cải tạo và xây dựng đô thị ở ta trong thập niên qua, thiết kế quy hoạch đã được thực hiện và có tác dụng trong việc xác định các định hướng phát triển của từng đô thị, trong việc phân định chức năng các khu đất, đặc biệt là các khu trung tâm và các khu công nghiệp. 
	Trong lịch sử, ít thấy các quần thể kiến trúc được kiện toàn theo một bản thiết kế và trong một khoảng thời gian ngắn. Quá trình kiện toàn diễn ra dần dà, thế hệ sau nhận biết ý đồ của thế hệ trước, bổ khuyết hoặc hoàn thiện nốt những gì còn dang dở. Các không gian kiến trúc đô thị ở Hà Nội, đặc biệt các không gian - điểm nhấn, lại không có được sự ứng xử như thế. Chúng không những không được cải tạo và hoàn thiện, mà ngược lại bị xáo trộn và bị chắp vá bởi những sự xây cấy, cơi nới, xây bao quanh, do sự phá vỡ hệ tỷ lệ xích không gian và hình khối đã được ước định. Những không gian đô thị Nhà hát Lớn, khu vực Nhà khách Chính phủ - Ngân hàng Nhà nước - vườn hoa Chí Linh, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, trục Tràng Tiền - Hàng Khay... một khi được cải tạo và hoàn chỉnh theo những đồ án thiết kế đô thị bài bản, có thể trở thành những thành phần có giá trị của đô thị, xứng tầm với Thủ đô. Ở tình trạng hiện nay, chúng là hiện thân của sự dang dở, tưởng như đã vĩnh viễn hóa. 
Từ đó, có thể nói rằng:
-	Đô thị thời Pháp thuộc đã làm thay đổi và là nền tảng của kinh tế - xã hội Việt Nam mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Mang sự tiên tiến của chủ nghĩa tư bản vào Việt Nam, tuy chỉ nhằm mục đích thống trị của bọn thực dân nhưng vẫn không thể phủ nhận những giá trị của những gì Pháp để lại ngoài ý muốn của chúng.
-	Thời Pháp thuộc đã xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, các công trình giao thông, kiến trúcđến hiện nay vẫn lưu giữ những giá trị về lịch sử và văn hóa.
-	Ở thời kì Pháp thuộc, đã xuất hiện những đô thị hiện đại như: đô thị công nghiệp, đô thị du lịch, nghỉ dưỡng ra đờimà đến nay đã trở thành những đô thị phát triển và được nhiều người biết đến như: Sa Pa, Đà Lạt, Nha Trang
-	Đô thị thời Pháp thuộc có vị trí quan trọng đối với đô thị nước ta hiện nay, nó là nền tảng, xác lập các đô thị mang tính chất tư bản chủ nghĩa, mang một diện mạo mới, làm thay đổi cơ sở hạ tầng và cơ cấu xã hội nước ta hiện nay.
-	Đô thị thời Pháp thuộc đã tạo ra một cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật khá đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại phân bố rộng khắp Việt Nam thời Pháp thuộc.
	Như vậy, hoạt động đầu tư, trang bị cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật và những phương tiện hiện đại khác mà thực dân Pháp đưa vào Việt Nam đã làm biến đổi kinh tế – xã hội nước ta một cách sâu sắc. Hoạt động đó thực chất là để đảm bảo tối đa nguồn lợi khai thác, vì vậy có thể khẳng định đấy đơn thuần chỉ là những biện pháp nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh tốt cho những người mới đến, hoàn toàn không phải là cứu cánh của kinh tế nước ta lúc bấy giờ. Nhưng hệ quả để lại ngoài ý muốn của thực dân Pháp đã làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội nước ta. Từ một nước lạc hậu, chúng ta đã tiếp xúc với nền kinh tế với trang thiết bị hiện đại, lối sống văn hóa có sự pha trộn giữa các nền văn hóa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_tong_hop.docx