Thiết kế giáo án Ngữ Văn 10 - Trương Thị Thanh Thúy

Thiết kế giáo án Ngữ Văn 10 - Trương Thị Thanh Thúy

Tiết: 1-2 Tổng quan văn học Việt Nam

A.MỤC TIÊUCẦN ĐẠT:

 1.Về kiến thức:

 - Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.

 + Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết .

 + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

- Thấy được vai trò của thiên nhiên với cuộc sống con người để có ý thức bảo vệ môi trường sống hằng ngày

 2. Về kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kỳ phát triển của văn học dân tộc.

3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học.

B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1.Giáo viên:

 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:

- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.

- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.

 1.2.Phương tiện dạy học:- SGK và TLCKT và KN10, SGV- TLTK- Thiết kế bài giảng.

2.Học sinh:- Chủ động tìm hiểu về bài học.

 

doc 123 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1472Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Ngữ Văn 10 - Trương Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.08.10
Tiết: 1-2 Tổng quan văn học Việt Nam 
A.MỤC TIÊUCẦN ĐẠT: 
 1.Về kiến thức: 
 - Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
 + Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết .
 + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
- Thấy được vai trò của thiên nhiên với cuộc sống con người để có ý thức bảo vệ môi trường sống hằng ngày
 2. Về kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kỳ phát triển của văn học dân tộc.
3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học.
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo viên:
 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.
- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.
 1.2.Phương tiện dạy học:- SGK và TLCKT và KN10, SGV- TLTK- Thiết kế bài giảng.
2.Học sinh:- Chủ động tìm hiểu về bài học.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Ổn định tổ chức lớp : (1 phút )
 2.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
 3.Bài mới: ( 1 phút ): 	
: Qua 4 năm ở trường THCS,các em đã được học khá nhiều tác giả,tác phẩm văn học nổi tiếng trong VHVN từ xưa đến nay.Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử: Tổng quan văn học Việt Nam,nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất,hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay và sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT:
Th/ lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
10 phút
18 phút
12
phút
H/ Em hãy kể tên một số tác phẩm VH em đã học trước đây ?
H/ VHDG được hợp thành bởi những bộ phận nào?
H/ Thế nào là VHDG?
H/ Các thể loại của VHDG?
H/ Đặc trưng tiêu biểu của VHDG?
H/ Thế nào là VH viết?
H/ Nhận xét sự khác nhau giữa VHDG và VH viết?
H/ Chữ viết của VHVN qua các thời kỳ?
H/ Các thể loại của VH viết?
H/ VHVN phát triển qua mấy thời kỳ?
-VHTĐại?
-VHHĐại?
H/ Nêu những nét tiêu biểu của văn học trung đại?
H/ Nêu những nét tiêu biểu của VHHĐ/
- Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp
- ĐSVH: sôi động, khẩn trương hơn
H/Thể loại: Thơ mới thay thế hệ thống thi pháp cũ?
Thi pháp: lối viết đề cao cái Tôi con người thay thế lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của VHTĐ
H/ Qua VH, con người Việt Nam đã thể hiện những tư tưởng, tình cảm ntn đối với thế giới tự nhiên- tình yêu thiên nhiên (ca dao, thơ văn TĐ, HĐ)
H/ Lòng yêu nước của người VN được thể hiện qua VH ntn?
H / Dẫn chứng Tấm Cám, cây khế, cây tre trăm đốt
H/ Xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạc, tiếng hát con tàu
 HS kể tên các tác phẩm VHDG và VHV
 HS trả lời
Hs trả lời
 HS trả lời
 HS trả lời
 HS trả lời
 HS trả lời minh hoạ bằng dẫn chứng
 HS trả lời
HS minh hoạ bằng dẫn chứng
HS trình bày những hiểu biết của mình về VHTĐ
(chữ viết, thể loại, ND, NT
 Hs trả lời
Học sinh phát hiện và trình bày những điểm khác biệt giữa VHTĐ và VHHĐ
HS minh hoạ bằng dẫn chứng
HS dấn chứng và phân tích (VHDG, VHV)
- HS nêu dẫn chứng và phân tích
- HS sử dụng dẫn chứng và phân tích
- HS chọn dẫn chứng và phân tích
I-Các bộ phận hợp thành của VHVN:
1. Văn học dân gian:
- Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Gồm các thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Đặc trưng tiêu biểu: Tính truyền miệng, tính tập thể, sự gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết:
- Là sáng tác của tri thức được ghi lại bằng chữ viết
- Chữ viết của VHVN
Chữ Hán (X- XIX)
Chữ Nôm (X- XIX)
Chữ quốc ngữ (Đầu XX- nay)
- Thể loại:
Văn học chữ Hán: Văn xuôi (truyện ký, tiểu thuyết chương hồi), Thơ (cổ phong, đường luật, tự khúc), văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế)
Văn học chữ Nôm: Thơ (Nôm đường luật), truyện thơ, ngâm khúc, hát nói ® văn biền ngẫu
Văn học chữ quốc ngữ:
+ Loại hình tự sự: truyền thuyết, truyện ngắn, ký.
+ Loại hình trữ tình: thơ trữ tình, trường ca.
+ Loại hình kịch: kịch nói, kịch thơ
II- Quá trình phát triển của văn học viết:
1. VH trung đại: (X- XIX)
- Được sáng tác bằng chữ Hán, Chữ Nôm
- VH chữ Hán chịu ảnh hưởng của học thuyết phương Đông (Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng LãoTrang)
Tiếp nhận thể loại và thi pháp VH cổ trung đại TQ
- VH chữ Nôm:
Phát triển mạnh và đạt tới đỉnh cao ở cuối XVIII đầu XIX.
Các thể thơ dân tộc (LB, STLB) có vai trò quan trọng sự hình thành các thể loại VH dân tộc (truyện thơ Nôm, ngâm khúc)
Tiếp nhận sâu sắc VHDG
2. Văn học hiện đại: (đầu XX- hết XX)
- Sáng tác chủ yếu bằng chữ quốc ngữ
- Trước CM tháng 8:
VHLM: khám phá và đề cao cái Tôi cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống của con người
VHHT: ghi lại không khí ngột ngạt của XH thực dân nửa PK
- Sau CM tháng 8:
Vh thống nhất về tư tưởng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
VH đi sâu khám phá sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới
 III- Con người Việt Nam qua VH:
 1. Con người VN quan hệ với thế giới tự nhiên
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên
- Mượn hình tượng thiên nhiên để thể hiện lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức của con người
Þ Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng của VHVN
 2. Con ngưòi VN với quan hệ quốc gia dân tộc:
- Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc xả thân vì tổ quốc
- Niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước
- Khát vọng xây dựng đất nước thanh bình và giàu đẹp 
- Yêu cảnh sắc, yêu phong tục tập quán ở quê hương
 3. Con người VN với quan hệ XH:
- Mơ ước về một XH công bằng, tốt đẹp
- Đấu tranh chống những thế lực đen tối áp bức con người, bảo vệ chính nghĩa
- Sau năm 1975 VH phản ánh công cuộc xây dựng CNXH trong khó khăn gian khổ nhưng đầy hứng khởi, tin tưởng ở tương lai
 4. Con người VN về ý thức về bản thân:
- Y thức về quyền sống, quyền được hưởng tình yêu, hạnh phúc của cá nhân
- Xây dựng đạo lý làm người với phẩm chất tốt đẹp nhân ái, thuỷ chung, vị tha.
 4. Củng cố bài dạy: (2 phút)
 - Chon tác phẩm, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ của em về tác phẩm đó
 - CM tình yêu thiên nhiên, yêu nước trong VHVN
 5. Dặn dò: (1 phút) – học thuộc bài cũ
 Chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn: 25/8/2010
 Tiết: 3 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Về kiến thức:Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp.
Về kĩ năng:Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. Những kĩ năng trong HĐGT bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
Về thái độ:Giáo dục nhận thức giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
- HS tìm hiểu bài theo hướng qui nạp: Tìm hiểu ngữ liệu trong và ngoài SGK (GV nêu câu học để HS trao đổi thảo luận ) từ đó đi đến những nhận định chung để hs có kĩ năng giao tiếp trong mọi hoàn cảnh.
1.2. Phương tiện dạy học:- SGK ngữ văn 10 và tài liệu chuẩn kiến thức 10.- sử dụng bảng phụ, tài liệu.
2. Học sinh:- Tìm hiểu kỹ các ví dụ trong SGK.- thu thập các tài liệu có liên quan. Vận dụng những bài học trong thực tế giao tiếp.
C. HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC :
 1.Ổn định tổ chức lớp : (1 phút )
 2.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) : 
 3.Bài mới: ( 1 phút ): - GV gọi một HS lên trình bày một đề tài bất kì, sau đó cho các HS trong lớp chất vấn. 
 - GV: Quá trình cả lớp vừa thực hiện là quá trình gì? Được thực hiện bằng phương tiện gì? 
 - GV lưu ý HS các phương tiện mà HS có thể trình bày ngoài phương tiện ngôn ngữ và nêu câu hỏi: trong các phương tiện đó phương tiện nào mang lại hiệu quả cao nhất?
	Trong cuộc sống con người nhất thiết phải giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ.Trong quá trình giao tiếp,hiệu quả giao tiếp bị chi phối trực tiếp bởi nhiều yếu tố . Chúng ta cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp để nâng cao hiệu quả giao tiếp trong cuộc sống thường nhật.
Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài “ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
Th/ lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
15
phút
17 phút
5 phút
- HĐGT được VB(1) ghi lại diễn ra giữa các nhân vật nào?
- Hai bên có quan hệ với nhau ntn?
- Các nhân vật GT lần lượt đổi vai ntn?
- Người nói, người nghe có những HĐ cụ thể nào?
- HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào? (thời gian. địa điểm, sự kiện lịch sử lúc đó)
- HĐGT trên hướng vao nội dung gì?
- Mục đích của HĐGT là gì?
GV phát vấn HS
- HĐGT diễn ra giữa các nhân vật GT nào?
- HĐGT được tiến hành trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung GT thuộc lĩnh vực, đề tài nào? Có mấy vấn đề cơ bản?
- HĐGT nhằm mục đích gì?
- Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức VB có đặc điểm gì nổi bật?
- Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận và trả lời câu hỏi
Đọc VB(1) SGK/14 và trả lời câu hỏi
- Vua nhà Trần và các bô lão
- Vua là người đứng đầu đất nước, các bô lão là người đại diện cho các tầng lớp người dân
- Người nói: vua, người nghe: các bô lão
- Người nghe: vua, người nói; các bô lão
- Người nói: tạo ra văn bản để biểu đạt tình cảm của mình
- Người nghe: giải mã rồi lĩnh hội VB đó
Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau
- Trong XHPK thời nhà Trần, địa điểm cụ thể: Điện Diên Hồng. Lúc bấy giờ đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ, quan dân nhà Trần bàn bạc để tìm cách đối phó
- nhà vua nêu ra tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ và hỏi các bô lão về kế sách đối phó. Các bô lão nhất trí: đánh là sách lược duy nhất
- Bàn bạc để thống nhất sách lược đối phó với quân Mông Cổ. Hội nghị đã đi đến
 Dựa vào bài "Tổng quan VHVN SGK/5 trả lời cac câu hỏi:
- Người viết: tác giả SGK
Người đọc: HS lớp 10
Người viết: ở lứa tuổi cao hơn có vốn sống, có trình độ hiểu biết, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy VH
Người đọc: trẻ hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn
- Hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân trong nhà trường phổ thông (hoàn cảnh có tính qui thức)
- Nội dung GT thuộc lĩnh vực VH. Đề tài: Tổng quan VHVN
Gồm 3 vấn đề cơ bản:
+ các bộ phận hợp thành
+ Quá trình phát triển VHVN
+ Con người VN qua VB
- Mục đích: trình bày một cách tổng quan mấy vấn đề cơ bản của VHVN cho HS lớp 10
Xét về phía người đọc: lĩnh hội được những kiến thức cơ bản về VHVN, rèn luyện kỹ năng nhận thức, đánh giá các hình tượng VH, kỹ năng xây dựng và tao lập VB
- Ngôn ngữ: dùng nhiều thuật ngữ văn học
Câu văn dài, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng chặt chẽ, dễ hiểu (mang tính khoa học)
Bố cục: rõ ràng, lôgic
I- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Là hoạt động diễn ra giữa người và người trong XH
- Vị thế giao tiếp khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp cũng khác nhau
Vua: Sử dụng chủ yếu câu tỉnh lược CN
Các bô lão: xin, thưa, bệ hạ
- HĐGT có hai quá trình
+ QTrình tạo lập văn bản (người nói thực hiên)
+ QTrình lĩnh  ... hắp mọi nơi gửi trong giấc mộng phiêu bạt.
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
. Củng cố: 
 - Thấy được tình yêu quê hương, đất nước trong thơ ông.
5. Dặn dò:
 - Xem lại bài và học thuộc các bài thơ Hai-cư trên.
 - Sưu tập các bài thơ Hai-cư khác.
Ngày soạn:
 Tiết 54: Trả bài viết số 4
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức - Nhận rõ những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình.
 - Sửa chữa, rút kinh nghiệm các thiếu sót về kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
2.Kĩ năng: Biết cách tổ chức bài văn Tm hợp lí
- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.
3.Thái độ: 
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo Viên:
1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động luyện tập:
-Tổ chức HS tìm hiểu đề , lập dàn ý- phát hiện lỗi sai sửa chữa, rút kinh nghiệm.
-Hướng dẫn hs tổ chức hoạt động nhóm
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập chuẩn kiến thức, kĩ năng 10
2.Học Sinh:
-Chủ động nắm bắt nội dung đề bài.
-. Hoạt động nhóm tích cực và khoa học
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp : (1 phút )
2. Trả bài: Theo đáp án chung của tổ.
Ngày soạn: 22/12/2010
Tiết 55 Các hình thức kết cấu trong văn bản 
thuyết minh
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :-Hoàn thiện các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS: yêu cầu, phương pháp thuyết minh.
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng: -Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng đoooouwowcj kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
- Hình thành thói quên xây dựng kế hoạch học tập, sinh hoạt cho bản thân.
3.Thái độ: 
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo Viên:
1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động luyện tập:
-Tổ chức HS tìm hiểu bài học bằng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phát vấn , đàm thoại.
-Hướng dẫn hs tổ chức hoạt động nhóm
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập chuẩn kiến thức, kĩ năng 10
2.Học Sinh:
-Chủ động nắm bắt nội dung câu hỏi hướng dẫn học bài.
-. Hoạt động nhóm tích cực và khoa học
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp : (1 phút )
2.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) : 
3.Bài mới: ( 1 phút ): Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi thăm quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, ko biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm VH nổi tiếng, có giá trị,... Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh. Ở cấp II, các em đã được học về văn thuyết minh về một thể loại văn học, một phương pháp và một danh lam thắng cảnh. Vậy VB thuyết minh có các hình thức kết cấu ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh
 - Nhắc lại K/N về văn bản thuyết minh?
 - Các loại VB thuyết minh?
 - GV: Loại thiên về trình bày, giới thiệu gồm 3 thể nhỏ:
 + Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm VH.
 + Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
 + Thuyết minh về một phương pháp
HS nhắc lại
Hs lắng nghe và ghi chép.
* Khái niệm và phân loại:
 - K/N: VB thuyết minh là kiểu VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. 
 - Phân loại: có nhiều loại, với 2 loại chính:
 + Chủ yếu thiên về trình bày, giới thiệu.
 + Chủ yếu thiên về miêu tả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
- Em hiểu thế nào là kết cấu VB?
 - Kết cấu VB phụ thuộc vào các yếu tố nào?
 - GV chia HS thành 4 tổ thảo luận, trả lời các câu hỏi trong sgk:
 - Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh?
 - Nội dung thuyết minh của VB?
 - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB?
 - Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy?
 - Đối tượng và mục đích thuyết minh của VB 2?
 - Nội dung thuyết minh của VB 2?
 - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB?
 - Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy?
 - Từ việc tìm hiểu 2 VD trên, em hãy nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh?
HS trả lời
HS đọc VB.
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc VB, thảo luận, trả lời các câu hỏi:
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
I. Kết cấu của văn bản thuyết minh:
 - Kết cấu VB: Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
 - Kết cấu phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản.
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
a. VB 1: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.
 - Đối tượng thuyết minh: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân- Đồng Tháp - Đan Phượng - Hà Tây" một lễ hội dân gian.
 - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội.
 - Nội dung thuyết minh:
 + Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
 + Thời gian: ngày rằm tháng giêng hàng năm.
 + Diễn biến:
 Thi nấu cơm: - Thủ tục bắt đầu.
 - Lấy lửa.
 - Nấu cơm.
 Chấm thi: - Tiêu chuẩn.
 - Cách chấm.
 + Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân.
 - Cách sắp xếp các ý: theo trình tự thời gian.
 - Cơ sở sắp xếp: Do bài viết nhằm giới thiệu về một hội thi và một công việc cụ thể nên người viết phải trình bày theo trật tự thời gian.
b. VB 2: Bưởi Phúc Trạch.
 - Đối tượng thuyết minh: bưởi Phúc Trạch- Một loại trái cây nổi tiếng.
 - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) nhận biết được đặc điểm và giá trị của bưởi Phúc Trạch.
 - Nội dung thuyết minh:
 + Các loại bưởi nổi tiếng của Việt Nam.
 + Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, đặc điểm vỏ, cùi bưởi; vẻ ngon lành, hấp dẫn của múi bưởi, tép bưởi.
 + Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi.
 + Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
 - Cách sắp xếp các ý:
 + Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong.
 + Quan hệ lôgíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, vỏ, múi tép, màu sắc, hương vị, cảm giác).
 + Quan hệ nhân- quả: giá trị " danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
 " Quan hệ hỗn hợp.
 - Cơ sở sắp xếp: Do mục đích thuyết minh.
2. Các hình thức kết cấu:
 - Theo trình tự thời gian.
 - Theo trình tự không gian.
 - Theo trình tự lôgíc.
 - Theo trình tự hỗn hợp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 - GV yêu cầu HS thảo luận, thực hành làm bài tập 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
 - Xác định hình thức kết cấu VB thuyết minh?
 - Nội dung thuyết minh?
 - Thuyết minh về di tích Côn Sơn?
 - Xác định các nội dung chính cần thuyết minh?
HS thảo luận
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
III. Luyện tập:
1. Bài 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
 - Hình thức kết cấu: hỗn hợp.
 - Nội dung thuyết minh:
 + Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão- một người văn võ toàn tài, một vị tướng giỏi, trước là môn khách sau là con rể của Trần Quốc Tuấn.
 + Giới thiệu về nội dung bài thơ:
 * Hai câu đầu: Vẻ đẹp, sức mạnh của con người và quân đội nhà Trần đồng thời là bức chân dung tự họa của dũng tướng Phạm Ngũ Lão.
 * Hai câu sau: Chí làm trai và tâm tình của tác giả.
2. Bài 2:
 - Nội dung thuyết minh cơ bản về di tích Côn Sơn:
 - Đường đến, địa điểm.
 - Khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình.
 - Cụm di tích văn hóa: chùa Hun và đền thờ Nguyễn Trãi.
 - Vài nét về thời gian ở ẩn của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
 - Các lễ hội và hoạt động thăm quan du lịch ở Côn Sơn hàng năm...
Hoạt động 4: Củng cô- dặn dò:
4 .Củng cố:
 - Xây dựng kết cấu của một bài văn thuyết minh.
 - Bố cục của một bài văn thuyết minh.
5. Dặn dò: 
 - Yêu cầu HS học bài, làm hoàn chỉnh bài 2 vào vở soạn.
Ngày soạn: 24/12/2010
Tiết 56: Lập dàn ý bài văn thuyết minh
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức : Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh.
- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.
2.Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài quen thuộc, gần gũi.
- Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo Viên:
1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động luyện tập:
-Tổ chức HS tìm hiểu bài học bằng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phát vấn , đàm thoại.
-Hướng dẫn hs tổ chức hoạt động nhóm
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập chuẩn kiến thức, kĩ năng 10
2.Học Sinh:
-Chủ động nắm bắt nội dung theo tiến trình bài học.
-. Hoạt động nhóm tích cực và khoa học
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp : (1 phút )
2.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ) : Khái niệm về kết cấu của VB thuyết minh? Một văn bản thuyết minh bao gồm những phần nào?
3.Bài mới: ( 1 phút ): LDY là một khâu vô cùng quan trọng trong việc triển khai một bài văn thuyết minh. Song không mấy ai trong chúng ta lại có thói quen tự mình lập dàn ý cho bài làm văn của mình . Trong tiết học này cô mong muốn các em có cơ hội tiếp cận một số dàn bài để nắm rõ các thao tác LDY và tập cho mình thói quen lập đà ý cho bài làm văn thêm hiệu quả.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh xác định đề tài cần thuyết minh.( 24 phút)
H/ Giới thiệu một số đề tài cho đề bài văn thuyết minh?
H/ Nếu cần LDY cho một đề bài chung ta cần thônh qua các bước như thế nào?
-Gv cần nhấn mạnh 4 bước cơ bản của việc lập dàn ý:
+ Nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức về lập dàn ý và kỹ năng xây dựng dàn ý 
+ Sưu tập, tích lũy các tri thức cần thiết và chính xác về đề tài thuyết minh
Hs giới thiệu
Hs trả lời
I- Lập dàn ý bài văn thuyết minh:
1. Xác định đề tài:
Thuyết minh giới thiệu về:
- Một danh nhân văn hóa
- Một tác giả văn học nổi tiếng
- Một nhà khoa học nổi tiếng
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Nêu được đề tài, vấn đề cần thuyết minh
- Lựa chọn lời văn phù hợp để thu hút sự chú ý của người đọc và để họ nhận ra kiểu văn bản đang thuyết minh
b. Thân bài:
- Lựa chọn kết cấu (hoặc theo thời gian, không gian logic kết hợp)
- Trình bày các chi tiết chính xác
- Trình bày các ý kiến nhận xét, đánh giá
- Trình bày: 
(Chú ý tìm ý, chọn ý để cung cấp cho người đọc những tri thức mang tính khoa học, chuẩn xác và có thể sắp xếp vào một hệ thống mạch lạc)
c. Kết bài:
- Tóm lược các ý vừa trình bày
- Tạo những cảm xúc, suy nghĩ trong lòng người đọc
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ -củng cố( 5 phút)
II- Ghi nhớ: (SGK/171)
- Để việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt cần phải:
+ Nắm vững các kiến thức về dàn ý và kỹ năng lập dàn ý
+ Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh
+ Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lý, chặt chẽ
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập ( 10 phút)
+ Lựa chọn kết cấu hợp lý
+ Trình bày dàn ý 3 phần
III- Luyện tập:
Giới thiệu một tác giả văn học
Hoạt động 4: Dặn dò ( 1 phút)
 Soạn "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 102010.doc