Tổng hợp đề kiểm tra cả năm

Tổng hợp đề kiểm tra cả năm

A. Lí thuyết

Câu 1 (3 điểm)

1.a. Cho biết cấu hình electron của nguyên tố A là 1s22s22p63s23p1 và cấu hình electron của nguyên tố B là 1s22s22p4. Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau:

A. Nguyên tố A là phi kim, nguyên tố B là kim loại.

B. Nguyên tố A là kim loại, nguyên tố B là phi kim.

C. Nguyên tố A và nguyên tố B đều là phi kim.

D. Nguyên tố A và nguyên tố B đều là kim loại.

 Chọn câu trả lời đúng.

b. A là nguyên tố có 11 proton và 12 nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

A. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 23 và có số khối là 12.

B. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 34 và có số khối là 24.

 

doc 24 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề kiểm tra cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra chương 1
(Thời gian 45 phút)
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1.a. Cho biết cấu hình electron của nguyên tố A là 1s22s22p63s23p1 và cấu hình electron của nguyên tố B là 1s22s22p4. Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau:
A. Nguyên tố A là phi kim, nguyên tố B là kim loại.
B. Nguyên tố A là kim loại, nguyên tố B là phi kim.
C. Nguyên tố A và nguyên tố B đều là phi kim.
D. Nguyên tố A và nguyên tố B đều là kim loại.
	Chọn câu trả lời đúng.
b. A là nguyên tố có 11 proton và 12 nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
A. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 23 và có số khối là 12.
B. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 34 và có số khối là 24.
C. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 34 và có số khối là 23.
D. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 23 và có số khối là 23.
	Chọn câu trả lời đúng.
2. a. Cấu hình electron của Canxi (Z= 20) là :
A. 1s22s22p63s23p64s14p1	B. 1s22s22p63s23p63d2	
C. 1s22s22p63s23p64s2	D. 1s22s22p63s23p63d14s1	
	Chọn câu trả lời đúng.
b. Nguyên tử X không có nơtron trong hạt nhân nguyên tử : 
A. Nguyên tử X là H	B Nguyên tử X là H	
C. Nguyên tử X là H	D Nguyên tử X là He	
	Chọn câu trả lời đúng.
3. Nguyên tố K có ba đồng vị trong tự nhiên lần lượt chiếm % tổng số nguyên tử K trong tự nhiên là: 93,26%, 0,01% và 6,73%. Khối lượng nguyên tử trung bình của K là : 
A. 19	B. 39	C. 39,1000	D.39,1797
	Chọn câu trả lời đúng.
Câu 2 (3 điểm)
1. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tố có lớp electron ngoài cùng sau:
a. 3s23p4	b. 3d64s2	c. 3d54s1
2. Viết sơ đồ phân bố các electron vào các obitan trong nguyên tử Cl và ion Cl-. Nhận xét đặc điểm của lớp electron ngoài cùng của ion Cl-.
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
Cho hợp chất MX2, trong phân tử MX2 có tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. Xác định M, X và MX2. Viết cấu hình electron của M2+, A-.
đáp án đề kiểm tra chương 1
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. a. Đáp án B. b. Đáp án C.
2. a. Đáp án C. b. Đáp án A.
3. Đáp án D.
Câu 2 (3 điểm)
1. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tố:
a) 1s22s22p63s23p4	 nguyên tố này có số hiệu nguyên tử hay điện tích dương hạt nhân Z = 16	
b) 1s22s22p63s23p63d64s2 nguyên tố này có số hiệu nguyên tử hay điện tích dương hạt nhân Z = 26
c) 1s22s22p63s23p63d54s1 nguyên tố này có số hiệu nguyên tử hay điện tích dương hạt nhân Z = 24
2. Sơ đồ phân bố các electron vào các obitan trong nguyên tử Cl và ion Cl- :
⇅
⇅
⇅
⇅
⇅
⇅
⇅
⇅
↑
- Nguyên tố Cl có Z = 17 nên cấu hình electron 1s22s22p63s23p5, sự sắp xếp các electron vào các obitan : 
 	 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
- Ion Cl- hình thành do Cl + 1e đ Cl- nên cấu hình electron 1s22s22p63s23p6, sự sắp xếp các electron vào các obitan : 
⇅
⇅
⇅
⇅
⇅
⇅
⇅
⇅
⇅
 	 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
Lớp electron ngoài cùng của ion Cl- đã bào hoà nên ion Cl- không có khả năng nhận thêm electron, chỉ có khả năng nhường electron. 
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
Cho hợp chất MX2, trong phân tử MX2 có tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. Xác định M, X và MX2. Viết cấu hình electron của M2+, A-.
Gọi số hạt proton, nơtron trong nguyên tử nguyên tố M là P, N, còn trong nguyên tử nguyên tố X là P’, N’. Ta có :
(2P + N) + 2(2P’+N’) = 140	(1)
(2P + 4P’) – (N + 2N’) = 44	(2)
(P + N) – (P’+N’) = 11	(3)
(2P + N) - (2P’+N’) = 16	(4)
Giải hệ phương trình thu được P = 12, P’ =17, N = 12, N’ = 18
Vậy M là Mg, X là Cl, công thức MX2 là MgCl2.
Cấu hình electron của M2+ là 1s22s22p6
Cấu hình electron của Cl- là 1s22s22p63s23p6.
đề kiểm tra chương 2
(Thời gian 45 phút)
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố ta có thể :
A. Suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất hoá học của nguyên tố đó.
B. So sánh được tính chất hoá học của nguyên tố với các nguyên tố trong cùng chu kì hay trong cùng một nhóm.
C. Biết được cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó.
D. Tất cả các ý trên.
	Chọn câu trả lời đúng.
2. Nguyên tố A có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s2, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 
A. Nguyên tố A ở ô thứ 20, chu kì IV, nhóm IIA và là một phi kim.
B. Nguyên tố A ở ô thứ 20, chu kì II, nhóm IVA và là một kim loại.
C. Nguyên tố A ở ô thứ 20, chu kì IV, nhóm IIA và là một kim loại.
D. Nguyên tố A ở ô thứ 20, chu kì II, nhóm IVA và là một phi kim.
	Chọn câu trả lời đúng.
3. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, các tính chất sau biến đổi tuần hoàn :
A. Cấu hình electron, tính kim loại - phi kim, hoá trị cao nhất của nguyên tố trong các oxit.
B. Bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá, độ âm điện.
C. Khối lượng nguyên tử, số lớp electron.
D. Cả ý A và B.
	Chọn câu trả lời đúng.
Câu 2 (3 điểm)
1. Hãy so sánh tính bazơ của các cặp chất sau và giải thích ngắn gọn :
a) Magie hiđroxit và canxi hiđroxit.
b) Natri hiđroxit và magie hiđroxit.
c) Canxi hiđroxit và nhôm hiđroxit.
2. Cho hai nguyên tố hoá học có cấu hình electron là :
	+ Nguyên tố A : 1s22s22p63s2
	+ Nguyên tố B : 1s22s22p63s23p63d104s2
a) Hai nguyên tố A và B có thuộc cùng một nhóm nguyên tố không ? Hãy giải thích.
b) Hai nguyên tố này là kim loại hay phi kim ? Tại sao ?
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
	Ba nguyên tố X, Y, Z trong cùng một chu kỳ có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu của nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z. Nguyên tử của 3 nguyên tố này hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường. 
Hãy xác định vị trí các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Viết cấu hình e của nguyên tử và gọi tên từng nguyên tố.
So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z.
So sánh tính bazơ của các hiđroxit của X, Y, Z.
đáp án đề kiểm tra chương 2
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. Đáp án D.
2. Đáp án C.
3. Đáp án D.
Câu 2 (3 điểm)
1. So sánh tính bazơ của các cặp chất :
a) Canxi hiđroxit có tính bazơ mạnh hơn magie hiđroxit vì canxi và magie đều thuộc nhóm IIA, canxi có điện tích dương hạt nhân lớn hơn nhưng có bán kính nguyên tử lớn nên có tính kim loại mạnh hơn magiê và tính bazơ của hiđroxit mạnh hơn.
b) Natri hiđroxit có tính bazơ mạnh hơn magie hiđroxit vì natri và magie đều thuộc chu kì III, magie có điện tích dương hạt nhân lớn hơn và có bán kính nguyên tử nhỏ hơn nên có tính kim loại yếu hơn natri và tính bazơ của hiđroxit yếu hơn.
c) Canxi hiđroxit có tính bazơ mạnh hơn magie hiđroxit, magie hiđroxit có tính bazơ mạnh hơn nhôm hiđroxit. Vì vậy canxi hiđroxit có tính bazơ mạnh hơn nhôm hiđroxit.
2. a) Nguyên tố A có cấu hình electron 1s22s22p63s2 nên A thuộc nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng và electron cuối cùng xếp vào phân lớp 4s. Còn nguyên tố B có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d104s2 nên B thuộc nhóm IIB vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng nhưng electron cuối cùng xếp vào phân lớp 3d.
b) Hai nguyên tố A và B đều là kim loại vì lớp electron ngoài cùng chỉ có 2 electron nên dễ nhường electron để bão hoà lớp electron ngoài cùng.
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
a) Gọi số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z lần lượt là P1, P2, P3. Trong đó P1,< P2 < P3. Ta có : P1 + P2 + P3 = 39	(I)
Mặt khác (II) ị P2 = 13. Cấu hình electron của Y : 1s22s22p63s23p1 Y là Al (nhôm).
Ta có P1 < P2 = 13 < P3 và X, Y, Z thuộc cùng một chu kì nên P1 ³ 11, vì vậy P1 = 11 hoặc P1 = 12. Khi P1 = 11 thì X là Na (natri) không phù hợp vì Na tác dụng với nước ngay ở điều kiện thường, vậy X là Mg (magie) có P1 = 12 và cấu hình electron : 1s22s22p63s2, từ đó ta có P3 = 14 và Z là Si (silic) có cấu hình electron : 1s22s22p63s23p2.
b) Theo chiều tăng dần điện tích dương hạt nhân, trong một chu kì độ âm điện của các nguyên tố tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần do đó:
	- Độ âm điện :	cMg < cAl < cSi 
	- Bán kính nguyên tử :	rMg > rAl > rSi 
c) Tính bazơ của các hiđroxit : Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích dương hạt nhân tính ba zơ của các hiđroxit giảm dần và tính axit tăng dần do đó :
 Tính bazơ : Mg(OH)2 > Al(OH)3 > H2SiO3.H2O. Mg(OH)2 là một bazơ yếu, Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính (vừa có tính bazơ, vừa có tính axit), còn H2SiO3.H2O là một axit yếu.
đề kiểm tra chương 3
(Thời gian 45 phút)
Câu 1 (3 điểm)
1. Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất và đơn chất Na2S, S, Na2SO4, K2SO3 lần lượt là :
A. -2, 0, +4, +6.	B. -2, 0, +6, +4.
C. +4, -2, 0, +6.	D. -2, +4, 0, +6.
	Chọn câu trả lời đúng.
2. Trong số các chất sau đây : Cl2, CaO, AlCl3, CsF, H2O, HCl
A. Hợp chất ion điển hình là : CaO; Chất cộng hoá trị điển hình là : H2O
B. Hợp chất ion điển hình là : AlCl3; Chất cộng hoá trị điển hình là : HCl
C. Hợp chất ion điển hình là : CsF; Chất cộng hoá trị điển hình là : Cl2
D. Phương án khác. 
 Chọn đáp án đúng nhất, nếu chọn D hãy đưa ra phương án của mình.
3. Có các phát biểu sau :
A. Liên kết hoá học là sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
B. Liên kết hoá học là sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững.
C. Liên kết hoá học là sự kết hợp của các phân tử thành các chất bền vững.
D. Liên kết hoá học là sự kết hợp của các chất tạo thành vật thể bền vững.
	Phát biểu nào đúng nhất.
Câu 2 (3 điểm)
1. a) Cho biết khái niệm về tinh thể, có những loại tinh thể nào ? 
b) So sánh các loại tinh thể khác nhau về kiểu liên kết, các tính chất vật lý đặc trưng. Lấy ví dụ minh hoạ cho các loại loại tinh thể.
2. Liên kết ion là gì? Biểu diễn quá trình hình thành các hợp chất ion sau và chỉ ra điện hoá trị của mỗi nguyên tố : KCl, Na2O, CaF2. 
Câu 3 (4 điểm)
1. a) Hãy viết công thức cấu tạo của các phân tử : 
b) Dựa vào quy tắc biến thiên độ âm điện của các nguyên tố trong một chu kì, hãy cho biết trong các phân tử nói trên, phân tử nào có liên kết không phân cực, phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất. 
2. a) Hãy cho biết, hoá trị của một nguyên tố trong các hợp chất ion được gọi là gì ? Hãy so sánh hoá trị của các kim loại trong các hợp chất : NaCl, CaF2.
b) Hãy cho biết, hoá trị của một nguyên tố trong các hợp chất cộng hoá trị được gọi là gì ? Hãy so sánh hoá trị của oxi (O) và của nitơ (N) trong các hợp chất : H2O, NH3.
Đáp án đề kiểm tra chương 3
Câu 1 (3 điểm)
1. Đáp án B. 
2. Đáp án C. 
3. Đáp án B.
Câu 2 (3 điểm)
1. a) Tinh thể được cấu tạo từ những nguyên tử, ion hay phân tử. Các hạt này được sắp xếp một cách đều đặn, tuần hoàn theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể. 
Có bốn loại tinh thể là : tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tinh thể ion, tinh thể kim loại. 	
(b) So sánh các loại tinh thể :
Tinh thể
Nguyên tử
Ion
Kim lo ... ính thành phần phần trăm khối lượng hỗn hợp đầu.
Đáp án đề kiểm tra chương 4
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. Đáp án B. 
2. Đáp án A. 
3. Đáp án D.
Câu 2 (3 điểm)
 Hoàn thành các phương trình hoá học theo phương pháp thăng bằng electron :
a) 
	10Al + 36HNO3 đ 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O
b) 
	3Fe3O4 + 28HNO3 đ 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O 
c) 
	4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
Gọi số mol Al, Fe3O4 trong hỗn hợp là z và t. 
Fe3O4 + 10HNO3 đ 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O	 	(1)
3Fe3O4 + 28HNO3 đ 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O	 	(2)
Al + 6HNO3 đ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O 	(3)
Al + 4HNO3 đ Al(NO3)3 + NO + 2H2O	 (4)
Gọi số mol NO2 và NO trong hỗn hợp là a và b và khối lượng mol trung bình của hỗn hợp D là .
Ta có : a + b = = 0,5	 (I)
Mặt khác ị 46a + 30b = 19,0	 (II)
 ị a = 0,25 mol, b = 0,25 mol
Khối lượng hỗn hợp rắn : m = 27z + 232t = 31,3 	(III)
Theo định luật bảo toàn electron : 2z + t = a + 3b = 1,0 	 	(IV)
Giải hệ phương trình (III), (IV) thu được : z = 0,3 mol, t = 0,1 mol
- Khối lượng muối thu được : m = = 213z+ 242.3t = 136,5 gam
- Thành phần % khối lượng hỗn hợp ban đầu : .
đề kiểm tra chương 5
(Thời gian 45 phút)
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. Nguyên tố X có 23 electron ở các obitan p, đó là :
A. Nguyên tố F	B. Nguyên tố Cl	
C. Nguyên tố Br	D. Nguyên tố I
	Chọn câu trả lời đúng.
2. Trong nước brom có chứa các chất sau :
A. HBr, HBrO	B. HBr, HBrO, Br2	
C. HBr, Br2 	D. Br2
	Chọn câu trả lời đúng nhất.
3. Có ba lọ đựng ba khí riêng biệt là clo, hiđroclorua và amoniac. Có thể dùng một chất nào trong số các chất sau để đồng thời nhận biết được cả ba khí:
A. Giấy quỳ tím tẩm ướt	B. Dung dich Ca(OH)2	 	
C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dich H2SO4 
	Chọn câu trả lời đúng.
Câu 2 (3 điểm)
1. Để điều chế hiđroclorua trong phòng thí nghiệm người ta thường cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối natriclorua, nhưng không dùng phương pháp này để điều chế hiđrobromua hay hiđroclorua. Hãy giải thích tại sao và viết các phương trình hoá học nếu có.
2. Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau :
	NaCl đ Cl2 đ HCl đ KCl đ KClO
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
Cho hỗn hợp rắn A gồm KCl và KBr tác dụng với dung dịch AgNO3 dư lượng kết tủa sinh ra sau khi làm khô có khối lượng bằng lượng AgNO3 đã phản ứng. 
a) Xác định % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A.
b) Cho 25,0 gam hỗn hợp A tác dụng với 300,0 ml dung dịch AgNO3 20% (khối lượng riêng 1,275 gam/ml). Tính khối lượng kết tủa và nồng độ % các chất tan còn lại trong dung dịch.
Đáp án đề kiểm tra chương 5
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. Đáp án D. 
2. Đáp án B. 
3. Đáp án A.
Câu 2 (3 điểm)
1. - Điều chế hiđroclorua :
	2NaCl	+ H2SO4 đ 2HClư	+ Na2SO4 
- Không dùng để điều chế hiđrobromua hay hiđroiotua vì hiđrobromua hay hiđroiotua có tính khử mạnh nên dễ bị H2SO4 oxi hoá tạo ra sản phẩm phụ :
	2NaBr	+ H2SO4 	đ 2HBr	+ Na2SO4 
	2NaBr	+ 2H2SO4 	đ Br2	+ Na2SO4 + SO2 + 2H2O
	2NaI	+ H2SO4 	đ 2HI	+ Na2SO4 
	2NaI	+ 2H2SO4 	đ I2	+ Na2SO4 + SO2 + 2H2O
2. Các phương trình phản ứng hoá học :
	10NaCl + 2KMnO4 + 8H2SO4 đ 5Na2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4 + 5Cl2 + 8H2O
	Cl2	+	H2	đ 2HCl
điện phân không màng ngăn
	HCl 	+	KOH	đ 	KCl	+ H2O
	2KCl	+ 2H2O KCl	+ KClO + H2O
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
a) Gọi số mol KCl, KBr trong hỗn hợp lần lượt là x và y. Các phương trình phản ứng hoá học :
	KBr + AgNO3 đ	AgBr¯ + KNO3	(1)
	KCl + AgNO3 đ	AgCl¯ + KNO3	(2)
- Khối lượng muối thu được : mAgNO3 = mAgCl + mAgBr = 143,5x + 188y = 170(x + y)
ị 18y = 26,5x
%mKCl = =29,84%
%mKBr = =70,16%
b) Ta có : 18y = 26,5x và 74,5x + 119y = 25,0
- Số mol KCl = 0,100 mol, số mol KBr = 0,1474 mol.
- Số mol AgNO3 : = 0,450 mol.
Ta thấy số mol AgNO3 > (số mol KCl + số mol KBr) nên AgNO3 dư, các phản ứng (1) và (2) xảy ra hoàn toàn, KCl, KBr hết, khối lượng kết tủa thu được :
	mAgCl + mAgBr = 42,061 gam 
Dung dịch thu được chứa : AgNO3 0,2026 mol, KNO3 0,2474 mol, khối lượng dung dịch : mdung dịch = 300.1,275 + 25,0 - 42,061 = 365,439 gam
- Nồng độ các chất trong dung dịch : = 9,42%, 
 = 6,84%
đề kiểm tra chương 6
(Thời gian 45 phút)
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. Có hai bình kín đựng oxi và ozzon, có thể dùng cách nào sau đây để phân biệt hai lọ khí này :
A. Dùng tàn đóm cháy dở	
B. Dùng giấy tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột
C. Dùng giấy tẩm dung dịch iot và hồ tinh bột
D. Cả ba phương án trên
	Chọn câu trả lời đúng.
2. Hai nguyên tố X và Y tạo thành hợp chất XY2 có đặc điểm:
- Tổng số proton của hợp chất XY2 là 32 hạt
- Hiệu số nơtron của X và Y là 8 hạt.
	Công thức phân tử của XY2 là :
	A. NO2	B. SO2	C. CS2	D. CO2
	Chọn câu trả lời đúng.
3. Trong phản ứng hoá học oxi hoá SO2 thành SO3 dùng trong nhà máy sản xuất axit sunfuric, người ta đã sử dụng những biện pháp nào sau đây để có hiệu quả kinh tế cao nhất?
A. Dư oxi để cân bằng chuyển sang chiều thuận và chọn nhiệt độ thích hợp.
B. Dùng chất xúc tác V2O5 để tăng tốc độ phản ứng.
C. Phản ứng toả nhiệt, nên cân bằng sẽ chuyển sang chiều thuận khi làm lạnh hỗn hợp các chất phản ứng. Vì vậy người ta thường thực hiện phản ứng trên ở nhiệt độ thấp.
D. A và B đúng.
	Chọn câu trả lời đúng.
Câu 2 (3 điểm)
1. Khi điều chế hiđro sunfua từ các sunfua kim loại người ta thường dùng axit clohiđric mà không dùng axit sunfuric đậm đặc? Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học.
2. Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau :
FeS2 AB đ C A D E
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
	Cho 7,8 g hỗn hợp hai kim loại là M hoá trị II và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 8,96 lít khí (đktc).
a) Viết các phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Tính khối lượng muối thu được sau thí nghiệm và tính thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu cần dùng.
c) Xác định M biết rằng trong hỗn hợp ban đầu tỉ lệ số mol M : Al là 1 : 2.
Đáp án đề kiểm tra chương 6
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. Đáp án B. 
2. Đáp án B. 
3. Đáp án D.
Câu 2 (3 điểm)
1. - Điều chế hiđrosunfua :
	FeS	+ 2HCl đ H2Sư	+ FeCl2 
- Vì H2S có tính khử mạnh nên dễ bị H2SO4 đặc oxi hoá tạo ra sản phẩm khác H2S :
	2FeS + 10H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O 
2. Các phương trình phản ứng hoá học :
	4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
	2SO2 + O2 2SO3
	SO3 + H2O đ H2SO4 
	2H2SO4 + Cu CuSO4 + SO2 + 2H2O 
	SO2 + KOH đ	KHSO3
	KHSO3 + KOH đ K2SO3 + H2O
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
a) Các phương trình hoá học :
	M + H2SO4 đ MgSO4 + H2	(1)
	2Al + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2	(2)
b) Khối lượng muối thu được :
- Số mol H2 sinh ra ở (1) và (2) : = 0,4 (mol).
- Theo (1) và (2) số mol H2SO4 tham gia phản ứng bằng số mol H2 sinh ra, theo định luật bảo toàn khối lượng :
	mkim loại + + mmuối 
ị mmuối = mkim loại + = 7,8 + 98.0,4 - 2.0,4 = 46,2 gam
- Thể tích dung dịch H2SO4 tham gia phản ứng : = 0,2 (lít) hoặc 200 ml
c) Gọi số mol kim loại M và Al trong 7,8 gam hỗn hợp là x và y, khối lượng mol của kim loại M là M, ta có :
	x : y = 1 : 2 	ị 2x = y.
- Số mol H2 sinh ra ở (1) và (2) : = 0,4 ị x = 0,1 mol, y = 0,2 mol.
- Khối lượng hỗn hợp kim loại : m = Mx + 27y = 7,8 ị M = 24; vậy kim loại là Mg.	
đề kiểm tra cuối năm
Câu 1
1) Cho các phương trình phản ứng hoá học sau:
1. Cl2 + 2NaBr đ 2NaCl + Br2
2. Br2 + SO2 + 2H2O đ 2HBr + H2SO4
3. BaCl2 + H2SO4 đ BaSO4 + 2HCl
4. 2Ag + O3 đ Ag2O + O2
5. 2KI + H2O2 đ I2 + 2KOH
6. 2NaClO đ 2NaCl + O2
7. AgNO3 + NaBr đ AgBr + NaNO3
8. Pb(NO3)2 + 2KI đ PbI2 + 2KNO3
 a. Trong các phản ứng hoá học trên các phản ứng oxi hoá - khử là :
A. 1, 2, 3, 4, 5	B. 4, 5, 6, 7, 8
C. 1, 2, 4, 5, 6 	D. 2, 4, 5, 7, 8
 b. Trong các phản ứng hoá học trên những phản ứng trao đổi là :
A. 1, 2, 5	B. 3, 7, 8
C. 4, 5, 6	D. 2, 4, 6
2) a. Trong phản ứng hoá học ; 3Cl2 + 6KOH đ KClO3 + 5KCl + 3H2O
A. Cl2 chỉ thể hiện là chất oxi hoá hoá
B. Cl2 chỉ thể hiện là chất khử
C. Cl2 vừa thể hiện là chất oxi hoá hoá, vừa thể hiện là chất khử
D. Cl2 không đóng vai trò chất oxi hoá, cũng không đóng vai trò chất khử
 b. Có các hợp chất : K2Cr2O7, KCrO4, KCrO2, CrCl2. Số oxi hoá của Cr trong các hợp chất đó là :
A. +7, +7, +4, +2	B. +6, +6, +3, +2
C. +6, +6, +4, +2	D. +6, +4, +3, +2
Hãy lựa chọn phương án đúng
 3) a. Khi hoà tan hoàn toàn 1,12 lít khí hiđrosunfua vào 50 ml dung dịch NaOH 1,0 mol/lít, dung dịch thu được chứa :
A. Na2S	B. NaHS	
C. Na2S và NaOH	D. Na2S và NaHS
 b. Trong quá trình sản xuất axit sunfuric, giai đoạn oxi hoá SO2 thành SO3 được biểu diễn: 2SO2 (k) + O2 2SO3 DH < 0
Hiệu suất tạo thành SO3 tăng lên khi :
A. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất chung của hệ.
B. Tăng nồng độ oxi và tăng áp suất chung của hệ.
C. Giảm nồng độ oxi và giảm áp suất chung của hệ.
D. Giảm nồng độ khí SO2 và giảm áp suất chung của hệ.
Hãy chọn phương án đúng nhất.
Câu 2
 a. Có các dung dịch Na2S, NaCl, NaI và NaF chứa trong các lọ riêng biệt ghi nhãn. Chỉ dùng một thuốc thử hãy phân biệt các dung dịch trên bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra (nếu có). 
 b. Lấy 24,5 gam KClO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, lượng Clo thu được cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch KI. Tính khối lượng I2 thu được sau phản ứng. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 3 
Cho hỗn hợp rắn A gồm KCl và KBr tác dụng với dung dịch AgNO3 dư lượng kết tủa sinh ra sau khi làm khô có khối lượng bằng lượng AgNO3 đã phản ứng. 
 a. Xác định % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A.
 b. Khi cho 44,945 gam hỗn hợp A tác dụng với 425,0 gam dung dịch AgNO3 20%. Tính khối lượng kết tủa và nồng độ % các chất tan còn lại trong dung dịch.
đáp án đề kiểm tra cuối năm
Câu 1
1. a) Đáp án C
 b) Đáp án B
2. a) Đáp án C
 b) Đáp án B
3. a) Đáp án B
 b) Đáp án A
Câu 2 Hướng dẫn giải :
 a. Dùng dung dịch AgNO3 :
- Dung dịch tạo kết tủa đen là dung dịch Na2S.
	2AgNO3 + Na2S đ Ag2S¯ + 2NaNO3	(1)
- Dung dịch tạo kết tủa trắng là dung dịch NaCl.
	AgNO3 + NaCl đ AgCl¯ + NaNO3	(2)
- Dung dịch tạo kết tủa vàng da cam là dung dịch NaI.
	AgNO3 + NaI đ AgI¯ + NaNO3	(3)
- Dung dịch không tạo kết tủa là dung dịch NaF.
	AgNO3 + NaF đ không phản ứng 
 b.	KClO3 + 6HCl đ KCl + 3Cl2 + 3H2O
 a	 3a
 	Cl2 + 2NaI đ 2NaCl + I2
 3a 3a
Số mol KClO3 : a = = 0,2 mol
- Khối lượng I2 tạo thành : m = 254.3a = 152,4 gam
Câu 3 Hướng dẫn giải :
a. Gọi số mol KCl, KBr trong hỗn hợp lần lượt là x và y mol. Các phương trình phản ứng hoá học :
	KBr + AgNO3 đ	AgBr¯ + KNO3	(1)
	KCl + AgNO3 đ	AgCl¯ + KNO3	(2)
- Khối lượng muối thu được : mAgNO3 = mAgCl + mAgBr = 143,5x + 188y = 170(x + y)
ị 18y = 26,5x
%mKCl = 29,84%
%mKBr = 70,16%
b. - Số mol KCl = 0,180 mol, số mol KBr = 0,265 mol, số mol AgNO3 = 0,50 mol.
Ta thấy số mol AgNO3 > (số mol KCl + số mol KBr) nên AgNO3 dư, các phản ứng (1) và (2) xảy ra hoàn toàn, KCl, KBr hết, khối lượng kết tủa thu được :
	mAgCl + mAgBr = 75,65 gam 
Dung dịch thu được chứa : AgNO3 0,055 mol, KNO3 0,445 mol, khối lượng dung dịch : mdung dịch = 394,295 gam
- Nồng độ các chất trong dung dịch : C% AgNO3 = 2,37%, C% KNO3 = 11,4%

Tài liệu đính kèm:

  • docTONG HOP DE KT 10 CA NAM.doc