Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con tiết 41:cách viết và sử dụng thủ tục

Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con tiết 41:cách viết và sử dụng thủ tục

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được cấu trúc chung và vị trí của thủ tục trong chương trình

- Phân biệt được tham số giá trị và tham số biến

- Nắm được khái niệm về biến toàn cục và biến cục bộ

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục, biết được cách khai báo.

- Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong phần đầu của thủ tục

- Nhận biết được lời gọi thủ tục ở chương trình chính cùng các tham số thực sự

 

doc 6 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 4074Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con tiết 41:cách viết và sử dụng thủ tục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ18 Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
Tiết 41:Cách viết và sử dụng thủ tục
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn	:Phạm Đình Thanh
GVHD	:Lê Bích Liên	
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Biết được cấu trúc chung và vị trí của thủ tục trong chương trình
Phân biệt được tham số giá trị và tham số biến
Nắm được khái niệm về biến toàn cục và biến cục bộ
2. Kĩ năng:
Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục, biết được cách khai báo.
Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong phần đầu của thủ tục
Nhận biết được lời gọi thủ tục ở chương trình chính cùng các tham số thực sự
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên
Sách giáo khoa và bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa
III. Nội dung
Nội dung
Thời gian
- ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới: 
- Củng cố và làm bài tập về nhà 
1’
10’
30’
4’
* Bảng phân phối thời gian:
1. ổn định lớp:
Lớp:.............Sí số:.........Vắng:..............Có phép:..Không phép:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Có mấy loại chương trình con? Nêu ví dụ từng loại? Nêu cấu trúc chương trình con?
Trả lời:
+ Có hai loại chương trình con: Hàm và thủ tục.
Ví dụ:
Hàm: sin(x), sqrt(x),
Thủ tục: writeln, readln, delete,..
+ Cấu trúc chương trình con: 
[]
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Tiết trước các em đã được học về khái niệm và lợi ích của chương trình con và biết được có bao nhiêu loại chương trình con, cấu trúc và cách thực hiện của từng loại, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng loại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục thông qua một số ví dụ. 
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Cách viết và sử dụng thủ tục:
* Xét ví dụ vẽ hình chữ nhật:
*******
* *
*******
* Chương trình VD_thutuc1:
a. Cấu trúc thủ tục
Procedure [];
[]
Begin
[]
end;
Phần đầu thủ tục gồm tên dành riêng procedure, tiếp theo là tên thủ tục. Danh sách tham số có thể có hoặc không.
Phần khai báo dùng để xác định các hằng, kiểu, biến và cũng có thể xác định các chương trình con khác. Dãy câu lệnh được viết giữa cặp tên dành riêng Begin và end tạo thành thân thủ tục.
b. Ví dụ về thủ tục
* Tìm hiểu tham số hình thức và tham số thực sự
Tham số hình thức: Các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ra được gọi là tham số hình thức của chương trình con.
Tham số thực sự: Để thực hiện gọi một chương trình con, ta cần phải có lệnh gọi nó tương tự như lệnh gọi hàm hay thủ tục chuẩn, bao gồm tên chương trình con với tham số (nếu có) là các hằng và biến chứa dữ liệu vào và ra tương ứng với các tham số hìmh thức đặt trong cặp dấu ngoặc ( và ). Các hằng và biến này được gọi là các tham số thực sự.
* Tìm hiểu tham số giá trị và tham số biến
Trong lệnh gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể được gọi là các tham số giá trị (gọi tắt là tham trị).
Trong lệnh gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là tên các biến chứa dữ liệu ra được gọi là các tham số biến (gọi tắt là tham biến).
Để phân biệt tham biến và tham trị Pascal sử dụng từ khoá var để khai báo bhững tham số biến.
GV: Gọi HS lên viết các lệnh thực hiện vẽ hình chữ nhật:
*******
* *
*******
HS: Lên bảng thực hiện:
writeln(‘*******’);
writeln(‘* *’);
writeln(‘*******’);
GV: Trong một chương trình, mỗi khi cần vẽ một hình chữ nhật như trên ta cần phải đưa vào ba câu lệnh này. Nhưng đối với chương trình sau ta đưa cả ba câu lệnh vào một thủ tục có tên là Ve_HCN. Và khi cần vẽ một hình chữ nhật ta đưa vào một câu lệnh gọi thủ tục đó là được.
GV: Treo bảng phụ 1 (VD1 VD_thutuc1, trang 96). 
GV: Nhìn vào chương trình ta thấy thủ tục Ve_Hcn có chứa cả ba câu lệnh như em vừa làm trên bảng.Trong chương trình thực hiện vẽ ba hình chữ nhật, với mỗi hình tương ứng với một lệnh Ve_Hcn trong chương trình.
HS: Quan sát, lắng nghe.
GV: Vị trí của thủ tục nằm ở phần nào trong chương trình chính?
HS: Nằm ở phần khai báo, sau phần khai báo biến.
GV: Giới thiệu cho học sinh cấu trúc của thủ tục.
Procedure [];
 []
Begin
 []
end;
GV: Giải thích cho HS về các thành phần trong thủ tục ( Phần đầu, phần khai báo, dãy các lệnh).
HS: Lắng nghe và ghi chép.
GV: Đưa ra chú ý:
Sau end khi kết thúc chương trình chính là dấu chấm(.) còn sau end kết thúc thủ tục là dấu chấm phẩy (;).
Các thủ tục, nếu có, phải được khai báo và mô tả trong phần khai báo của chương trình chính, ngay sau phần khai báo biến.
Khi thực hiện , ta phải viết lệnh gọi thủ tục tương tự như các thủ tục chuẩn.
GV: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa chương trình con và chương trình chính?
HS: 
Giống: Cấu trúc chung
Khác: Trong phần tên thủ tục: Từ khoá dặt tên là Procedure, có các tham số. Còn với chương trình chính là Program, không có tham số.
GV: Giải thích cho HS về tham số hình thức và tham số thực sự.
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu VD2 VD_thutuc2, trang 98.
HS: Đọc và nghiên cứu
GV: Em nào có thể thấy được thủ tục Ve_hcn ở VD2 có gì khác so với VD1
HS: Thủ tục Ve_hcn ở VD2 có các tham số chdai, chrong.
GV: Với khai báo ở VD2 cho phép thủ tục Ve_hcn vẽ được nhiều hình chữ nhật có kích thước khác nhau hơn
GV: Quan sát chương trình các em cho biết chương trình chính vẽ được bao nhiêu hình chữ nhật
HS: 6 hình chữ nhật
GV: Tham số chdai, chrong được gọi là tham số hình thức. Trong lời gọi thủ tục các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự.
GV: Em nào hãy so sánh các tham số của lời gọi Ve_hcn(5,10) và Ve_hcn(a,b);
Tham số thực sự trong thủ tục Ve_hcn(5,10) là các hằng số còn trong thủ tục Ve_hcn(a,b) là các biến.
GV: Trong lệnh gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể được gọi là các tham số giá trị (gọi tắt là tham trị).Còn các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là tên các biến chứa dữ liệu ra được gọi là các tham số biến (gọi tắt là tham biến).
HS: Lắng nghe và ghi chép
GV: Treo bảng phụ 2(VD3 VD_thambien1,trang 99)
GV: Giải thích chương trình.
GV: x,y là tham biến hay tham trị? 
HS: x,y là tham biến
GV: Em nào có nhận xét gì khi khai báo tham số hình thức là tham biến và tham trị?
HS: Khi khai báo tham biến ta đặt từ khoá var trước các tham số đó, còn với tham trị thì không có.
GV: Yêu cầu học sinh nhìn vào VD4 VD_thambien2 SGK trang 100 và giải thích để học sinh thấy được sự khác nhau giữa tham trị và tham biến.
 Củng cố và làm bài tập ở nhà	
* Củng cố: 
Nắm được cấu trúc chung của thủ tục
Hiểu được tham số hình thức và tham số thực sự
Phân biệt được tham biến và tham trị
* Bài tập về nhà: Đọc trước bài cách viết sử dụng hàm
IV. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docvd ve thu tuc xong10.doc