Bài giảng Công nghệ Lớp 10 - Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch

Bài giảng Công nghệ Lớp 10 - Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch

1. Cây thẳng đứng, không nghiêng ngã, nắp đậy chặt.

2. Ngoài bình trắng có giấy bao che ánh sáng.

3. Quan sát vị trí bộ rễ trong dung dịch (ngập hết hay một phần).

4. Mở hộp kiểm tra việc điều chỉnh độ pH (đo lại pH, đối chiếu với yêu cầu của cây).

5. Thực hiện đúng quy trình.

 

ppt 39 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 24/06/2023 Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 10 - Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14. Thực hành 
TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
- Biết phương pháp và trồng được cây trong dung dịch. 
 Rèn luyện kĩ năng thực hành, tính cẩn thận, tỉ mỉ. 
- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
Thủy Canh 
Thổ Canh 
Điều kiện trồng trong nước, nước này là dung dịch dinh dưỡng, cây hấp thụ 
Bổ sung chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây trong dung dịch dạng lỏng 
Tận dụng diện tích không gian trồng tối đa. 
Hạn chế được tối đa sự tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, an toàn với sức khỏe của con người 
Tốn nhiều chi phí hơn 
Điều kiện trồng trong đất, đất cũng là nơi cung cấp chất dinh dưỡng chính cho cây. 
Thường xuyên bón phân theo từng giai đoạn phát triển cho đất để cây hấp thụ. 
Diện tích trồng chỉ hạn chế ở trên đất thôi 
Có thể bị phun hóa chất bảo vệ thực vật lên cây, lá. Có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người 
Tốn ít chi phí hơn 
I. CHUẨN BỊ 
Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0,5 – 5 lít. 
- Bình có nắp đậy, có đục 3 lỗ (để trồng cây và thông khí). 
- Nên chọn bình có màu tối, để không cho ánh sáng xuyên qua. 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
I. CHUẨN BỊ 
Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0,5 – 5 lít. 
2. Dung dịch dinh dưỡng. 
- Dung dịch dinh dưỡng Knôp. 
- Dung dịch dinh dưỡng Sông gianh. 
- Dung dịch dinh dưỡng VINA-01 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
DUNG DỊCH DINH DƯỠNG 
	 Thành phần  Bio-Life với Mo 0.005%  cùng với các phụ gia cation và anion Cation (ppm):  Potasssium (K) 275; Calcium ( Ca) 80;  Mag-nesium ( Mg) 75; Iron (Fe) 110; Manganese ( Mn) 110; Zine 130; Boron 10; Copper ( Cu) 140; Sodium ( Na) 5. Anion (ppm):  Nitate 495; Dihydrophotphate 195; Clorine 880; Molidate 5; Silicate 30; Sunfate 40. Mo 0.005%:  Giúp tổng hợp đạm cộng sinh, chuyển hóa dinh dưỡng vô cơ sang hữu cơ Vitamin (B1, B2, B12, C) (ppm):  100 Glucoza 50; NAA 10; Cytokynin 10; OLC 5; Chất tương hợp NVP 5; EDDHA (red) 10 cùng các phụ gia chuyên dùng cho thủy canh 
I. CHUẨN BỊ 
Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0,5 – 5 lít. 
2. Dung dịch dinh dưỡng. 
3. Cây thí nghiệm 
- Cây ưa nước và có thời gian sinh trưởng ngắn. 
- Cây có bộ rể thẳng. 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
I. CHUẨN BỊ 
4. Máy đo pH hoặc bộ dụng cụ để xác định độ pH của dung dịch. 
5. Cốc thủy tinh dung tích 1000ml 
6. Ống hút dung tích 10ml. 
7. Dung dịch H 2 SO 4 0,2% và NaOH 0,2 % 
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 
1. Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
- Lấy dung dịch Knôp đổ vào bình trồng cây, chú ý không nên đổ quá đầy. 
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 
2. Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng 
- Dùng máy đo pH để kiểm tra pH của dung dịch. 
- Dùng dung dịch H 2 SO 4 0,2% và NaOH 0,2 % để điều chỉnh. 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 
Độ pH của một số cây trồng 
- Lúa: từ 5,5 đến 6,5 
- Ngô: từ 6,5 đến 7,0 
- Đậu,đỗ: từ 6,5 đến 7,0 
- Cà chua: từ 5,5 đến 6,5 
 Bắp cải: trên 7,0 
- Hoa cúc: 6,0 đến 6,5. 
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 
3. Bước 3: Chọn cây 
- Chọn những cây khỏe mạnh, có rễ mọc thẳng 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 
4. Bước 4. Trồng cây trong dung dịch 
- Luồn rễ cây qua lỗ ở nắp hộp. 
Một phần rễ ngập trong dung dịch, phần không ngập để hô hấp. 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 
5. Bước 5. Theo dõi sinh trưởng của cây 
Chỉ tiêu theo dõi 
Tuần 1 
Tuần 2 
Tuần 3 
Tuần n 
Chiều cao của phần trên mặt nước (cm) 
Màu sắc lá 
Số lượng lá 
Sự phát triển của rễ 
Hoa 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 
1. Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng 
2. Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng 
3. Bước 3: Chọn cây 
4. Bước 4. Trồng cây trong dung dịch 
5. Bước 5. Theo dõi sinh trưởng của cây 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
Chỉ tiêu đánh giá 
Kết quả 
Người đánh giá 
 Tốt 
 Đạt 
Không 
đạt 
Thực hiện quy trình 
§14. TH: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH 
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 
1. Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng 
2. Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng 
3. Bước 3: Chọn cây 
4. Bước 4. Trồng cây trong dung dịch 
5. Bước 5. Theo dõi sinh trưởng của cây 
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 
Cây thẳng đứng, không nghiêng ngã, nắp đậy chặt. 
Ngoài bình trắng có giấy bao che ánh sáng. 
Quan sát vị trí bộ rễ trong dung dịch (ngập hết hay một phần). 
Mở hộp kiểm tra việc điều chỉnh độ pH (đo lại pH, đối chiếu với yêu cầu của cây). 
Thực hiện đúng quy trình. 
Hệ thống dạng bấc (wick system ) Hệ thống dạng bấc cho đến nay là dạng hệ thống thủy canh đơn giản nhất. Đúng như tên gọi, bí quyết của hệ thống này nằm ở chỗ sợi bấc. Đặt một đầu của sợi bấc hút sao cho chạm vào phần rễ cây. Đầu kia của bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng. Sợi bấc này sẽ làm nhiệm vụ hút nước và dung dịch dinh dưỡng lên cung cấp cho rễ cây (tương tự như sợi bấc trong đèn dầu, hút dầu lên để duy trì sự cháy). Như vậy cây sẽ có đủ nước và chất dinh dưỡng để phát triển. 
Hệ thống thủy canh tĩnh (water culture ) Hệ thống thường thùng hay nước chứa dung dịch thủy canh [1] , phần bệ giữ các cây thường làm bằng chất dẻo nhẹ như xốp và đặt nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng, rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng. Vì môi trường thiếu khí oxy nên cần có 1 máy bơm bơm khí vào khối sủi bọt để cung cấp oxy cho rễ. Hệ thống thủy canh dạng này thường dùng phổ biến trong dạy học. Hệ thống ít tốn kém, có thể tận dụng bể chứa nước hay những bình chứa không rỉ khác. 
Hệ thống ngập & rút định kỳ (ebb và flow system ) Không giống như hệ thống thủy canh tĩnh ở trên, phần rễ cây luôn chìm trong nước chỉ thích hợp cho một số ít cây trồng. Hệ thống ngập và rút định kỳ có một máy bơm điều khiển để có thể bơm dung dịch dinh dưỡng vào khay trồng và rút ra theo chu kỳ đã được định sẵn. Như vậy rễ cây sẽ có những lúc không ngập trong nước để "thở" một cách tự nhiên, tránh bị ngập, úng. Hệ thống này thường được áp dụng cho mô hình aquaponics. 
Hệ thống nhỏ giọt (Drip systems)  Hệ thống nhỏ giọt là loại hệ thống thủy canh được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Máy bơm sẽ bơm dung dịch dinh dưỡng lên, nhỏ trực tiếp vào gốc của cây trồng bởi những đường ống nhỏ giọt theo định kỳ. Dung dịch dinh dưỡng dư chảy xuống sẽ được thu hồi trong bể tái sử dụng. Như vậy, hệ thống này sử dụng dung dịch dinh dưỡng khá hiệu quả, nước dư ra được tái sử dụng, không bị hao phí. Hệ thống này có thể dùng để trồng cây thảo mộc và các loại hoa, các loại cây ăn trái như cà chua, dưa leo, dưa lưới, ớt,... 
HỆ THỐNG THỦY CANH HỒI LƯUT ong hệ thống màng dinh dưỡng (Nutrient Film Technique), dung dịch dinh dưỡng được bơm liên tục vào các ống thủy canh chuyên dụng và chảy qua rễ của cây, sau đó chúng chảy về bồn chứa để tái sử dụng. Thường thì trong hệ thống màng dinh dưỡng không cần dùng thêm chất trồng, giúp tiết kiệm chi phí thay chất trồng sau mỗi vụ mùa. Hệ thống này thường sử dụng trong quy mô lớn với mục đích thương mại. 
HỆ THỐNG THỦY CANH KHÍ CANH  Khí canh là hệ thống thủy canh dạng kỹ thuật cao nhất. Giống như hệ thống màng dinh dưỡng, chất trồng chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương thường được thực hiện mỗi vài phút. Như vậy, cây vừa có đủ thức ăn, vừa có đủ nước uống và luôn có không khí để thở. Hiện nay khí canh được ứng dụng trong mô hình trồng khoai tây. 
MỘT SỐ MÔ HÌNH 
Thủy canh không hồi lưu 
 Thủy canh hồi lưu 
Khí canh 
Khí canh 
THUỶ CANH KHÔNG HỒI LƯU 
CÂY CÀ CHUA 
THỦY CANH 
KHÍ CANH 
KHÍ CANH 
DẶN DÒ 
1. Theo dõi sự sinh trưởng của cây sau khi trồng, ghi vào bảng theo dõi sinh trưởng. 
2. Chuẩn bị bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại cây trồng. 
 Sưu tầm một số tranh, ảnh về sâu, bệnh. 
- Tìm hiểu về tình hình sâu bệnh ở địa phương. 
Dung dịch Knôp có thành phần như sau (g/lít nước cất): 
	1. Ca(NO 3 ) 2 	: 1,0 
	2. KH 2 PO 4	 : 0,25 
	3. MgSO 4 . 7H 2 O : 0,25 
	4. KCl	: 0,0125 
	5. FeCl 3	 : 0,0125 
Khi pha trộn cần tuân thủ trình tự pha các chất như trên, 
để tránh hiện tượng kết tủa. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_lop_10_bai_14_thuc_hanh_trong_cay_trong.ppt