Mục đích: so sánh với giống đại trà để chọn ra giống vượt trội, gửi đi khảo nghiệm ở cấp quốc gia.
Nội dung: so sánh toàn diện về sinh trưởng, phát triển năng suất, chất lượng và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.
Chương I . TRỒNG TRỌT , LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG Bài 2. KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG Bài 2. KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng 1. Thí nghiệm so sánh giống 2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật 3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo PHẦN A. NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. MụC ĐÍCH, Ý NGHĨA CủA CÔNG TÁC KHảO NGHIệM GIốNG CÂY TRồNG . Những giống nào cần được khảo nghiệm? Giống mới: lai tạo, nhập nội I. MụC ĐÍCH, Ý NGHĨA CủA CÔNG TÁC KHảO NGHIệM GIốNG CÂY TRồNG . Đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời giống cây trồng mới có phù hợp với từng vùng và hệ thống canh tác của vùng sản xuất hay không. 1. Mục đích Nắm được yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng các giống mới được công nhận. 2. Ý nghĩa I. MụC ĐÍCH, Ý NGHĨA CủA CÔNG TÁC KHảO NGHIệM GIốNG CÂY TRồNG . Giả sử một giống lúa ở nước ngoài có sản lượng cao, phẩm chất gạo tốt. Ta nhập về rồi đưa vào sản xuất đại trà ngay, không qua khảo nghiệm. Kết quả sẽ như thế nào? Tại sao? - TH1. Có thể tốt - TH2. Không hiệu quả. Vì giống mới không thích hợp với điều kiện, không có quy trình kỹ thuật hợp lý, II.CÁC LOạI THÍ NGHIệM KHảO NGHIệM GIốNG CÂY TRồNG 1.Thí nghiệm so sánh giống Giống mới được bố trí so sánh với giống nào? Thí nghiệm so sánh giống do cơ quan nào thực hiện? - Giống mới (lai tạo, nhập nội) được so sánh với giống đại trà (giống đang được sử dụng phổ biến tại địa phương) - Cơ quan chọn tạo giống II.CÁC LOạI THÍ NGHIệM KHảO NGHIệM GIốNG CÂY TRồNG 1.Thí nghiệm so sánh giống - Mục đích: so sánh với giống đại trà để chọn ra giống vượt trội, gửi đi khảo nghiệm ở cấp quốc gia. - Nội dung: so sánh toàn diện về sinh trưởng, phát triển năng suất, chất lượng và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi. Thí nghiệm giống lúa mới ở Đồng Tháp Mười II.CÁC LOạI THÍ NGHIệM KHảO NGHIệM GIốNG CÂY TRồNG 2.Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật - Mục đích: kiểm tra lại đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng. - Nội dung: xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón để xây dựng quy trình kỹ thuật gieo trồng giống mới. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật được thực hiện ở đâu? - Mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia N 200 N 150 N 100 N 80 Ruộng lúa thí nghiệm kiểm tra chế độ phân bón II.CÁC LOạI THÍ NGHIệM KHảO NGHIệM GIốNG CÂY TRồNG 3.Thí nghiệm sản xuất quảng cáo Giống mới cần điều kiện gì để được tổ chức thí nghiệm sản xuất quảng cáo? - Giống đã được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia II.CÁC LOạI THÍ NGHIệM KHảO NGHIệM GIốNG CÂY TRồNG 3.Thí nghiệm sản xuất quảng cáo - Mục đích: tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà. - Nội dung: triển khai trên diện tích rộng, kết hợp hội nghị đầu bờ để khảo sát và đánh giá kết quả. II.CÁC LOạI THÍ NGHIệM KHảO NGHIệM GIốNG CÂY TRồNG Thế nào là Hội nghị đầu bờ? Hội nghị đầu bờ là hội nghị: - Tổ chức báo cáo kết quả việc gieo trồng giống mới trên diện rộng - Kết hợp với khảo sát thực tế trên đồng ruộng của các đại biểu - Nhằm xác định tính ưu việt và quy trình kỹ thuật của giống - Quảng cáo để giống được sử dụng rộng rãi Hội nghị đầu bờ khu sản xuất giống lúa mới PHẦN B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC (HỌC SINH GHI VÀO VỞ) PHẦN C. KIỂM TRA KIẾN THỨC Câu 1. Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là A. Đánh giá và công nhận giống để đưa vào sản xuất B. Làm các thí nghiệm để kiểm tra giống mới C. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận giống mới D. Làm các thí nghiệm để so sánh giống cũ với giống mới. Câu 2. Nội dung của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là gì? A. Xác định kỹ thuật gieo trồng của giống mới B. Kiểm tra các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng giữa giống mới và giống đang được sử dụng phổ biến C. Đưa giống mới phổ biến vào sản xuất D. Công nhận giống mới Câu 3. Khảo nghiệm giống cây trồng được thực hiện qua các bước nào? A. Đánh giá, công nhận giống mới -> Cung cấp thông tin kỹ thuật về giống mới B. So sánh giống -> Sản xuất giống C. So sánh giống -> Kiểm tra kỹ thuật -> Sản xuất quảng cáo D. Đánh giá, công nhận giống mới -> Sản xuất quảng cáo. Câu 4. Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là: A. Khảo nghiệm giống cây trồng B. Sản xuất giống cây trồng C. Nhân giống cây trồng D. Xác định sức sống của hạt Câu 5. Mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo là gì? A. So sánh giống mới với giống đại trà B. Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà C. Xác định kỹ thuật gieo trồng giống mới. D. Kiểm tra lại đề xuất của cơ quan chọn tạo giống.. Câu 6. Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì? A. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà. B. Để mọi người biết về giống mới. C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật. D. Duy trì những đặc tính tốt của giống. Câu 7. Nội dung của thí nghiệm so sánh giống là: A. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà. B. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng C. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau. D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau. Câu 8. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì? A. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật. B. Để mọi người biết về giống mới. C. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà. D. Duy trì những đặc tính tốt của giống. Câu 9. Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của: A. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. B. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. C. Thí nghiệm so sánh giống. D. Không cần thí nghiệm. Câu 10. Một xã X mới nhập về một giống lúa mới, đang được quảng cáo là chất lượng, năng suất cao hơn hẳn giống cũ. Để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì? A. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. B. Làm thí nghiệm so sánh giống. C. Làm thí nghiệm quảng cáo. D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.
Tài liệu đính kèm: