Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 10 sách Kết nối tri thức - Bài 1, Tiết 3+ 4: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 10 sách Kết nối tri thức - Bài 1, Tiết 3+ 4: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố li kì, hoang đường.

- Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao.

 

pptx 42 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 10 sách Kết nối tri thức - Bài 1, Tiết 3+ 4: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 1: Khởi động 
Hình ảnh lễ hội đền thánh Tản Viên 
Hình ảnh lễ hội đền thánh Tản Viên 
Nêu những hiểu biết của em về đền Tản Viên Sơn thánh? 
Chuyeän chöùc phaùn söï ñeàn Taûn Vieân 
Vaên baûn đọc 
Tieát: 03 - 04 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: Nguyễn Dữ 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: Nguyễn Dữ 
Sống ở thế kỉ XVI, quê ở Hải Dương. 
Từng làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn dật. 
Tác phẩm nổi tiếng: Truyền kì mạn lục thể hiện rõ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời. 
I. Tìm hiểu chung 
2. Tác phẩm 
Hoàn thành phiếu học tập trên 
I. Tìm hiểu chung 
2. Tác phẩm 
a. Thể loại truyền kì 
- Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố li kì, hoang đường. 
- Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao. 
I. Tìm hiểu chung 
2. Tác phẩm 
b. Truyền kì mạn lục 
- Truyền kì mạn lục: ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng. 
- Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. 
- Nội dung: 
 + Hiện thực xã hội đương thời. 
 +Số phận con người. 
 +Tinh thần dân tộc. 
I. Tìm hiểu chung 
2. Tác phẩm 
b. Truyền kì mạn lục 
- Nghệ thuật: Có sự tham gia của yếu tố hoang đường, kì ảo. 
Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo  là Thiên cổ kỳ bút. 
I. Tìm hiểu chung 
2. Tác phẩm 
c. Chuyện chức phán sự đền tản viên 
Bố cục: 5 phần 
Chủ đề: Miêu tả người trí thức Tử Văn với tính cách cương trực, dũng cảm đốt đền, mạnh mẽ, quyết liệt vạch mặt gian tà. 
Người kể: Tác giả 
Ngôi kể: ngôi thứ 3 
Ngô Tử Văn đốt đền tà. 
Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần. 
Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương. 
Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên. 
Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ. 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn 
Thảo luận nhóm: Hoàn thành các phiếu học tập 
Nhóm 1 . Lời giới thiệu ban đầu và hành động đốt đền của Ngô Tử Văn 
Nhóm 2 . Tử Văn gặp viên bách hộ họ Thôi và viên thổ công 
Nhóm 3 . Tử Văn trong cuộc xử kiện dưới Minh Ti và nhận chức phán sự đền Tản Viên 
Hoàn thành phiếu học tập trên 
Hoàn thành phiếu học tập trên 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn 
a. Giới thiệu nhân vật 
Họ tên: Ngô Tử Văn/ Soạn . 
Quê quán: Huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang 
Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được.  Từ ngữ mang tính khẳng định. 
II. Đọc hiểu văn bản 
a. Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn 
 Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, chưa thoát khỏi lối kể dân gian . 
II. Đọc hiểu văn bản 
*Nguyên nhân 
Trong đền có viên Bách hộ họ Thôi làm yêu làm quái ở dân gian. 
b . H ành động của đốt đền 
II. Đọc hiểu văn bản 
* Hành động 
Chuẩn bị: Tắm gội, khấn trời  Thái độ tôn kính, nghiêm túc. 
Châm lửa đốt đền : Mọi người lắc đầu lè lưỡi, Tử Văn vung tay không cần gì  một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân. 
 Hành động có ý thức. 
II. Đọc hiểu văn bản 
 Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm vì dân trừ hại. 
II. Đọc hiểu văn bản 
c . Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần 
 * Sự kiện xảy ra sau khi đốt đền: 
Tử Văn thấy “khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét”. 
Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền. 
Có ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc. 
II. Đọc hiểu văn bản 
c . Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần 
 * Cuộc đối mặt với hồn ma tên tướng giặc 
Tướng giặc 
Trách mắng 
Đòi trả đền 
Đe doạ 
Tử Văn 
Mặc kệ 
Ngồi ngất ngưởng 
Tự nhiên 
Thái độ điề m nhiên không sợ trước những lời đe dọa của hung thần. 
II. Đọc hiểu văn bản 
c . Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần 
 * Cuộc gặp gỡ với Thổ Công bị hại 
Thổ công 
Tỏ lời vui mừng 
Kể lại sự việc 
Căn dặn 
Tử Văn 
Kinh ngạc 
Bất bình cho Thổ công 
II. Đọc hiểu văn bản 
c . Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần 
 * Cuộc gặp gỡ với Thổ Công bị hại 
Thổ công là nạn nhân đang khiếp sợ, đã tô đậm sự bạo tàn của tên giặc. Thổ công là đồng minh sẽ giúp cho Tử Văn trên con đường đi vạch trần cái ác. Như vậy, người làm việc tốt, việc nghĩa bao giờ cũng được ủng hộ. 
II. Đọc hiểu văn bản 
c . Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần 
 * Tiểu kết 
 Nội dung: 
Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn là người cương trực, yêu chính nghĩa, bản lĩnh, kiên cường . 
 Nghệ thuật: 
Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, làm cho câu chuyện truyền kì thêm hấp dẫn. 
II. Đọc hiểu văn bản 
d. Ngô Tử Văn bị bắt và dẫn xuống Minh Ti 
* Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ 
 Nguyên nhân: Do hồn ma viên Bách hộ họ Thôi kiện Ngô Tử Văn về tội đốt đền . 
II. Đọc hiểu văn bản 
d . Ngô Tử Văn bị bắt và dẫn xuống Minh Ti 
* Cuộc xét xử Ngô Tử Văn dưới âm phủ 
 Diễn biến : 
Chặng 1 
Chặng 2 
Chặng 1 
Tướng giặc 
Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương. 
Diêm Vương 
Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách mắng Tử Văn. 
Ngô Tử Văn 
Tỏ thái độ cứng cỏi, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà. 
Ngô Tử Văn 
Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực. 
Chặng 2 
Tướng giặc 
Lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn. 
Diêm Vương 
Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực  xử cho Tử Văn thắng kiện. 
II. Đọc hiểu văn bản 
d . Ngô Tử Văn bị bắt và dẫn xuống Minh Ti 
* Nhận xét: 
•	Thái độ luôn một mực kêu oan của Tử Văn chứng tỏ chàng không hề nhụt chí, run rẩy hay khiếp sợ trước cảnh địa ngục, ma quỷ xung quanh mình. Chàng quyết đấu tranh cho lẽ phải, cho công lí. Điều đó rất đáng trân trọng ở con người này . 
II. Đọc hiểu văn bản 
d . Ngô Tử Văn bị bắt và dẫn xuống Minh Ti 
* Ý nghĩa 
Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân. 
Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt. 
Niềm tin vào công lí cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà . 
II. Đọc hiểu văn bản 
2 . Thế giới nghệ thuật hư cấu trong tác phẩm 
- Câu chuyện đầy tính chất kì ảo bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, với những cảnh vật khác thường, với chuyện người chết đi, sống lại, từ dương gian đến địa phủ, từ cõi âm về lại cõi trần 
- Câu chuyện lại có vẻ như "người thực, việc thực" bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán, thời gian, địa điểm xảy ra sự việc: "Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang", "Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn ".... 
II. Đọc hiểu văn bản 
2 . Thế giới nghệ thuật hư cấu trong tác phẩm 
- Yếu tố kì ảo là biện pháp nghệ thuật làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện. 
- Yếu tố hiện thực làm tăng tính xác thực, làm cho câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc 
II. Đọc hiểu văn bản 
3. Lời bình ở cuối truyện 
 Là kẻ sĩ, biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa. 
II. Đọc hiểu văn bản 
3 . Lời bình ở cuối truyện 
* Bài học: 
 Nhìn nhận cách sống: Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự gian tà. 
 Niềm tin vào lẽ phải: Chính bao giờ cũng thắng tà. 
II. Đọc hiểu văn bản 
3 . Lời bình ở cuối truyện 
* Bài học: 
 Lẽ phải, công lí không lệ thuộc vào số lượng người hai phái chính - tà. Bè cánh xấu xa chỉ tồn tại nhất thời. Chính nghĩa tất thắng. Miễn là người quân tử phải có ý chí và không ngại sự thiệt hại đến bản thân mình. 
Hoạt động luyện tập 
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) cảm nhận về một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm 
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn 
STT 
Tiêu chí 
Đạt/ Chưa đạt 
1 
Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng 150 chữ 
2 
Đoạn văn đúng chủ đề: phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học hoặc đọc thêm: vị trí của chi tiết; giá trị, ý nghĩa biểu tượng của chi tiết đó. 
3 
Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, có sự kết hợp các thao tác lập luận phù hợp. 
4 
Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. 
5 
Đoạn văn thể hiện sự sáng tạo: suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Quan niệm của kẻ sĩ ở cuối tác phẩm  
 " Than ôi! Người ta vẫn nói: "Cứng quá thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc trời .“ 
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_1_tie.pptx