Bài giảng Ngữ Văn lớp 10 - Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)

Bài giảng Ngữ Văn lớp 10 - Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)

I. Cuộc đời

- 1380 – 1442

- Tên hiệu: Ức Trai

- Quê quán:

+ Quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

+ Sau đó dời đến làng Nhị Khê, thuộc Thường Tín, Hà Nội.

- Xuất thân trong một gia đình danh giá, cả họ nội và họ ngoại đều có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa văn học.

+ Cha là Nguyễn Ứng Long, sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh. Đã từng đỗ Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) dưới thời nhà Trần.

+ Mẹ là Trần Thư Thái, con của quan tư đồ Trần Nguyên Đán.

- Những sự kiện lớn trong cuộc đời Nguyễn Trãi:

+ Thuở nhỏ chịu rất nhiều mất mát:

5 tuổi: mẹ mất, đây là thiệt thòi lớn đối với mỗi đứa trẻ.

10 tuổi: ông ngoại qua đời. Sau đó, cha Nguyễn Trãi đã một mình nuôi các con khôn lớn nên người.

+ 1400: Năm ấy, ông thi đỗ Thái học sinh. Hai cha con ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

 

docx 12 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn lớp 10 - Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. Cuộc đời
- 1380 – 1442
- Tên hiệu: Ức Trai
- Quê quán:
+ Quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
+ Sau đó dời đến làng Nhị Khê, thuộc Thường Tín, Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình danh giá, cả họ nội và họ ngoại đều có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa văn học.
+ Cha là Nguyễn Ứng Long, sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh. Đã từng đỗ Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) dưới thời nhà Trần.
+ Mẹ là Trần Thư Thái, con của quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
- Những sự kiện lớn trong cuộc đời Nguyễn Trãi:
+ Thuở nhỏ chịu rất nhiều mất mát:
5 tuổi: mẹ mất, đây là thiệt thòi lớn đối với mỗi đứa trẻ.
10 tuổi: ông ngoại qua đời. Sau đó, cha Nguyễn Trãi đã một mình nuôi các con khôn lớn nên người.
+ 1400: Năm ấy, ông thi đỗ Thái học sinh. Hai cha con ra làm quan dưới triều nhà Hồ.
+ 1407: giặc Minh xâm lược, bắt Hồ Quý Ly cùng với một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh.
-> Nguyễn Trãi thực hiện nguyên tắc đạo hiếu, đi theo cha đến tận cửa ải mong muốn thực hiện chữ hiếu. Nhưng cha dặn trở về lập chí trả thù cho nước, rửa nhục cho cha, như thế mới là đại hiếu. Nguyễn Trãi nghe lời cha, trở về, thực hiện lời cha dặn.
-> Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở thành Đông Quan (trong một thời gian dài).
+ Thời đại chống giặc Minh: Nguyễn Trãi trốn thoát khỏi thành Đông Quan, tìm đến Lam Sơn, gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.
-> Nguyễn Trãi là cánh tay đắc lực của Lê Lợi, góp công lớn vào chiến thắng giặc Minh. 
-> Cuối 1427 - đầu 1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” để thông báo với toàn bộ nhân dân trong cả nước rằng ta đã chiến thắng giặc Minh.
+ Thời đại khủng hoảng của triều đại phong kiến.
    Sau khi chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi rất hăm hở giúp Lê Lợi trong công cuộc kiến thiết, dựng xây đất nước nhưng thái bình không lâu. Mâu thuẫn nội bộ nổi lên khiến nhiều trung thần bị nghi ngờ và không được trọng dụng. Trong đó có Nguyễn Trãi.
-> Nguyễn Trãi bị nghi ngờ và không được tin dùng trong suốt 10 năm trời. Vì vậy mà ông rất bất đắc chí.
+ 1439: ông cáo quan xin về ở ẩn.
+ 1440: ông lại được vua Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Trong lúc ông đang hăng hái hăm hở cống hiến để xây dựng đất nước thì xảy ra thảm án Lệ Chi Viên.
+ 1442: xảy ra thảm án Lệ Chi Viên: Nhà vua trong chuyến du hành, ghé qua vườn vải của Nguyễn Trãi nghỉ đêm tại đây. Trong đêm đó, nhà vua bị cảm qua đời. Triều thần trong triều đình lập mưu vu oan cho Nguyễn Thị Lộ là người thiếp yêu của Nguyễn Trãi (Đồng mưu với Nguyễn Trãi để giết vua). Cả gia tộc của Nguyễn Trãi đã phải chịu kết cục bi thảm: chu di tam tộc.
+ 1464: Thái tử Lê Tư Thành (con trai của Lê Thị Ngọc Giao, người được Nguyễn Trãi cứu) sau này trở thành vua Lê Thánh Tông, đã minh oan cho Nguyễn Trãi. Vua đã cho sưu tầm những sách vở thơ văn của Nguyễn Trãi và mời con cháu còn sống sót của ông về làm quan.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính
     Ông để lại số lượng lớn các tác phẩm ở các lĩnh vực:
- Lịch sử: Văn bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn thực lục.
- Quân sự, chính trị:
+ Quân trung từ mệnh tập.
+ Bình Ngô đại cáo. 
- Địa lí: Dư địa chí.
- Văn học:
+ Chữ Hán: Ức Trai thi tập.
+ Chữ Nôm: Quốc âm thi tập.
2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất
- Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt: Nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Đặc sắc nghệ thuật: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, sử dụng linh hoạt các bút pháp tùy theo mục đích, yêu cầu, đối tượng.
=> TP văn chính luận của Ntrai đều được đánh giá là: Những áng văn chính luận mẫu mực.
3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc
* Tác phẩm hiện còn: 2 tập thơ (Ức trai thi tập – chữ Hán, Quốc âm thi tập – Chữ Nôm)
* Giá trị nội dung: ghi lại hình ảnh Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng lỗi lạc, vừa là con người trần thế.
- Người anh hùng vĩ đại:
+ Lí tưởng của người anh hùng: hòa quyện giữa nhân nghĩa và yêu nước thương dân.
+ Ý chí chống ngoại xâm và chống lại cường quyền, bạo lực.
+ Phẩm chất tốt đẹp tượng trưng cho người quân tử: dáng ngay thẳng của cây trúc, vẻ thanh tao, trong trẻo của cây mai, sức sống khỏe khoắn của cây tùng.
=> Những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử (không nhằm tô vẽ tạo nên vẻ đẹp của bản thân) hướng đến mục đích giúp nước giúp dân.
- Con người trần thế, đời thường bình dị:
+ Mang nỗi đau của con người bình thường
Đau đớn trước nghịch cảnh éo le của xã hội cũ. Đau đớn trước thói đời đen bạc:
Ví dụ:
“Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”
Hay:
“Bui một lòng người cực hiểm thay”
+ Yêu lòng yêu của con người bình thường
Đó là thái độ yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống:
Ví dụ:
“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên đầu”
Đó là tình nghĩa vua tôi, cha con, bạn bè sâu nặng.
=> Con người trần thế trong người anh hùng đã giúp nâng tầm người anh hùng dân tộc lên ngang tầm nhân loại.
4. Kết luận:
- Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV là một hiện tượng văn học, kết tinh những thành tựu của văn học Lí Trần, vừa mở đường cho giai đoạn phát triển mới.
- Nội dung: Văn chương (cả thơ và văn xuôi) của Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
- Nghệ thuật: có đóng góp lớn trên cả 2 bình diện về thể loại và ngôn ngữ.
+ Là nhà văn chính luận kiệt xuất.
+ Là nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt
- Nhân nghĩa theo quan niệm phổ thông được hiểu là yêu thương con người.
- Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa - yêu thương ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
+ “Cốt ở yên dân” : phải có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
+ “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”: Phải tiêu trừ tham tàn bạo ngược, những thế lực đã phá vỡ sự bình yên của nhân dân.
=> Nhân nghĩa gắn với yêu dân.
=> Nhân nghĩa là gắn với yêu hòa bình.
=> Nhân nghĩa chính là yêu nước.
=> Đây là tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi, lần đầu tiên người dân xuất hiện với vị trí trang trọng trong văn kiện có ý nghĩa tầm cỡ quốc gia trọng đại của nhà nước phong kiến. => tiến bộ vượt tầm thời đại.
b. Sự tồn tại có chủ quyền của nước Đại Việt (là chân lí khách quan)
Tác giả đưa ra 5 yếu tố cơ bản để khẳng định sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt:
- Nền văn hiến độc lập lâu đời: "Như nước Đại Việt ta từ trước /Vốn xưng nền văn hiến đã lâu" -> Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp đã có từ lâu đời.
- Cương vực lãnh thổ riêng : "Núi sông bờ cõi đã chia".
- Phong tục tập quán riêng : "Phong tục Bắc Nam cũng khác".
- Truyền thống lịch sử riêng :
          "Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
          Cùng Hán, Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương".
=> Lịch sử của các triều đại.
- Chủ quyền riêng “mỗi bên xưng đế một phương”: Thể hiện sự ngang hàng giữa hai đất nước. -> Ý thức độc lập tự cường của dân tộc.
=> Nguyễn Trãi đã hoàn thiện quan niệm về quốc gia, dân tộc, khẳng định chủ quyền dân tộc trên cả 5 yếu tố.
=> Chúng ta hoàn toàn có căn cứ để tự xưng là một nước độc lập.
- Sử dụng từ ngữ: "từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác".
-> Các từ ngữ trên cùng 1 trường nghĩa : khẳng định sự hiển nhiên, vốn có, lâu đời của chân lí. Sự tồn tại độc lập lâu đời của nước Đại Việt là chân lí không thể phủ nhận. Đó chính là căn cứ cho Nguyễn Trãi triển khai những phần tiếp theo.
2. Phần 2: Vạch rõ tội ác của giặc Minh
          “Vừa rồi:
          Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
          [] Ai bảo thần nhân chịu được?”
a. Đứng trên lập trường dân tộc để tố cáo âm mưu cướp nước của giặc Minh:
- Dùng những từ ngữ “nhân”, “thừa cơ”: để vạch trần luận điệu bịp bợm của nhà Minh “phù Trần diệt Hồ”.
=> Tác giả đã đứng trên lập trường dân tộc để nhận diện rõ bộ mặt kẻ thù, xác định được đâu là kẻ địch.
b. Đứng trên lập trường nhân bản, nhân nghĩa 
- Hủy hoại cuộc sống của con người bằng hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo:
+ Nướng dân đen trên ngọn lử hung tàn
+ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
- Hủy hoại môi trường sống:
+ Nặng thuế khóa sạch không đầm núi -> các chính sách thuế khóa nặng nề đẩy người dân vào cảnh vơ vét sản vật của chính đất nước mình mà cống nạp.
+ Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ -> triệt đường sống của vạn vật muôn loài.
- Sử dụng người dân như công cụ để vơ vét sản vật, để phục dịch cho chúng.
+ Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
+ Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
+ Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
-> Con người chỉ được coi như công cụ để thu lượm sản vật, của cải. Những người dân vô tội bị triệt tiêu đường sống.
=> Tội ác của kẻ thù khiến trời không dung, đất không tha:
"Lẽ nào trời đất dung tha
        Ai bảo thần nhân chịu được?"
     Câu hỏi vang lên như một lời cảnh cáo, cũng thể hiện niềm đau xót của tác giả trước thảm cảnh của nhân dân.
c. Nghệ thuật viết cáo trạng của Nguyễn Trãi:
* Nghệ thuật tương phản, đối lập:
Nhân dân
Kẻ thù
- Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
- Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
- Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
- Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
- Nặng nề những nỗi phu phen, tan tác cả nghề canh cửi.
- Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán.
- Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới giăng.
- Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen nơi nơi cạm đặt.
=> Sự thống cổ và cùng kiệt của nhân dân trước nạn ngoại xâm.
=> Sự tham lam, bạo ngược, man rợ của kẻ thù.
* Sử dụng những hình tượng giàu giá trị gợi tả và gợi cảm:
"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
         Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi."
+ “Trúc Nam Sơn”: thời xưa chép sổ sách bằng cách dùng dao khắc chữ lên thẻ sách rồi quét sơn lên. “Trúc Nam Sơn” vô cùng vô tận nhưng không đủ ghi hết tội ác kẻ thù. -> Tội ác kẻ thù là vô tận.
+ Nước biển Đông rửa tội ác kẻ thù cũng không hết.
=> Dùng cái vô cùng của tự nhiên để nói về cái vô tận của tội ác kẻ thù.
* Giọng văn có 2 sắc thái:
- Có lúc thống thiết, đau đớn, xót xa:
+ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
+ Nặng nề những nỗi phu phen, tan tác cả nghề canh cửi.
- Có lúc đanh thép (khi kết tội kẻ thù):
+ “Thằng há miệng, đứa nhe răng”
+ “Lẽ nào trời đất dung tha
    Ai bảo thần nhân chịu được?”
3. Phần 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa
                   “Ta đây:
                   Núi Lam Sơn dấy nghĩa
                   Chốn hoang dã nương mình.
                   Ngẫm thù lớn há đội trời chung
                   Căm giặc nước thề không cùng sống.
                   []
                   Chẳng những mưu kế kì diệu
                   Cũng là chưa thấy xưa nay.”
a. Giai đoạn đầy khó khăn của cuộc khởi nghĩa
* Tái hiện tương quan giữa ta và địch:
Địch
Ta
- Chính lúc quân thù đương mạnh.
- Phần vì giận hung đồ ngang dọc.
- Tuấn kiệt như sao buổi sớm / Nhân tài như lá mùa thu.
- Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần / Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.
- Trông người người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
- Phần vì lo vận nước khó khăn.
- Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần.
Khi Khôi Huyện quân không một đội.
=> Thế mạnh, thỏa sức tác oai, tác quái, phô trương thanh thế của mình.
=> Thế yếu, khó khăn chồng chất về cả nhân tài, vật lực.
=> Tương quan lực lượng giữa ta và địch vô cùng chênh lệch.
* Vai trò của người lãnh tụ Lê Lợi - yếu tố tiên quyết làm nên chiến thắng:
- Ở Lê Lợi hội tụ đầy đủ yếu tố của một nhà lãnh tụ vĩ đại:
+ Lòng căm thù giặc sâu sắc:
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
        Căm giặc nước thề không cùng sống.”
+ Quyết tâm cao thực hiện lí tưởng:
                          “Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời;
                     Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
                           Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
                              Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.
       Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.”
=> Lê Lợi là người có lí tưởng và quyết tâm cao thực hiện lí tưởng.
+ Biết coi trọng nhân tài:
"Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông;
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn dành phía tả."
+ Coi  trọng vai trò của nhân dân và biết tập hợp sức mạnh của nhân dân
"Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới."
-> Tất cả những người thấp kém nhất cũng tập hợp dưới ngọn cờ của lê Lợi.
+ Khả năng thu phục lòng người tạo nên khối đoàn kết lớn mạnh
"Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào."
+ Sự tài trí, mưu lược:
“Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.”
-> Đánh bất ngờ, địch không kịp trở tay.
-> Đón đánh địch ở những chỗ bất ngờ mà địch không ngờ tới
=> Yếu tố nổi bật không thể thiếu ở người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đưa cuộc khởi nghĩa tới thắng lợi vang dội.
b. Giai đoạn phản công giành chiến thắng:
* Chặng 1: Nghĩa quân tiến đánh các vị trí khác nhau khiến kẻ thù sức cùng lực kiệt
Khí thế chiến thắng của ta
Sự thất bại nhục nhã của địch
- Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng,
Quân thanh càng mạnh.
- Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía.
Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân.
- Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
- Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm.
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc, Trần Hiệp đã phải bêu đầu,
Mọt gian kẻ thù, Lí Lượng cũng đành ỏ mạng.
- Vương Thông gỡ thế nguy mà đám lửa cháy lại càng cháy.
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt.
- Ngờ đâu vẫn đương mưu tính, lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác.
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.
=> Chiến thắng vang dội hào hùng của ta.
=> Điểm sáng ngời làm nên chiến thắng của ta: tư tưởng nhân nghĩa và tài mưu lược.
=> Sự thất bại thảm hại, nhục nhã của địch.
=> Địch ngoan cố, tham lam, toan tính nhưng cuối cùng chuốc lấy thất bại.
* Chặng 2: Nghĩa quân đón đánh quân tiếp viện của Mộc Thạnh, Liễu Thăng.
Khí thế chiến thắng của ta
Sự thất bại nhục nhã của địch
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.
Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực.
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng.
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy. 
Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn tiến lại.
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước, giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc.
- Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội...
- Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.
- Bị ta chẹn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía và vỡ mật.
Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thanh xéo lên nhau chạy để thoát thân. ...
Sĩ tốt kén người hùng hổ, 
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
=> Khí thế chiến thắng của ta như vũ bão, liên tiếp và vang dội.
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
=> Sự thất bại thảm hại của địch.
=> Nhân dân là cốt lõi trong tư tưởng nhân bản của Nguyễn Trãi.
* Nghệ thuật miêu tả giàu chất anh hùng ca:
- Sử dụng những hình tượng đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên: Sấm vang chớp giật; Trúc chẻ tro bay; Sạch không kình ngạc, tan tác chim muông; Máu chảy thành sông; Thây chất đầy nội; Thây chất đầy đước; Ánh nhật nguyệt phải mờ; Trời đất phải đổi;.
=> Để nói về khí thế thế chiến thắng của ta và sự thất bại thảm hại của địch.
- Sử dụng những động từ liên tiếp, những tính từ miêu tả dữ dội: tan tác, trút sạch, phá toang, => Diễn tả sự chuyển rung dữ dội của trận chiến.
- Sử dụng những câu văn dài ngắn linh hoạt:
+ Chiến công của ta: câu văn ngắn -> mạnh mẽ, dồn dập.
+ Thất bại của giặc: câu văn dài -> thất bại không cùng, không sao kể hết được.
4. Phần 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa
- Tuyên bố chiến thắng, mở ra kỉ nguyên độc lập:
"Xã tắc từ đây vững bền
    Giang sơn từ đây đổi mới"
"Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm
       Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn."
=> Đoạn thơ đã chỉ ra việc xây dựng một kỉ nguyên mới: Xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng dưới triều vua mới.
- Rút ra những bài học lịch sử ý nghĩa:
+ Bắt đầu từ quy luật của trời đất, tự nhiên:
"Kiền khôn bĩ rồi lại thái
        Nhật nguyệt hối rồi lại minh"
(Trời đất bế tắc rồi thông suốt
       Mặt trăng, mặt trời tối rồi lại sáng)
=> Để khẳng định niềm tin vào vận hội mới của dân tộc sau khi đã trải qua những cơn bĩ cực của dân tộc.
+ Chiến thắng chúng ta có được là nhờ sự kết hợp giữa sức mạnh của thời đại và sức mạnh truyền thống:
"Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm;
                        Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy."
III. Tổng kết
1. Nội dung:
- Tố cáo tội ác của giặc Minh.
- Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Là bản tuyên ngôn độc lập lần 2 của dân tộc, là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc (áng văn hùng tráng của nghìn đời).
2. Nghệ thuật: kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương nghệ thuật
- Yếu tố chính luận: kết cấu chặt chẽ; lí lẽ lập luận sắc bén; lời văn đanh thép, hùng hồn.
+ Lời văn giàu cảm xúc.
+ Câu văn giàu hình tượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_10_binh_ngo_dai_cao_nguyen_trai.docx