Bài tập Sự rơi tự do

Bài tập Sự rơi tự do

Bài 1. Một hòn đá rơi từ miệng đến đáy giếng mất 2,5s. Tính độ sâu của giếng lấy g =9,8m/s2

Bài 2. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống đất. Lấy g =10 m/s2

a) Tính thời gian rơi

b) Xác định vận tốc của vật khi chạm đất.

Bài 3. Một vật rơi tự do từ độ cao 45m. Lấy g= 10 m/s2

a) Tính thời gian vật rơi và vận tốc của vật khi chậm đất.

b) Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng.

 

doc 2 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sự rơi tự do", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ RƠI TỰ DO
Bài 1. Một hòn đá rơi từ miệng đến đáy giếng mất 2,5s. Tính độ sâu của giếng lấy g =9,8m/s2
Bài 2. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống đất. Lấy g =10 m/s2
Tính thời gian rơi
Xác định vận tốc của vật khi chạm đất.
Bài 3. Một vật rơi tự do từ độ cao 45m. Lấy g= 10 m/s2
Tính thời gian vật rơi và vận tốc của vật khi chậm đất.
Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng.
Bài 4. Một vật rơi tư do trong giây cuối rơi được 35m. Tính thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất và độ cao nơi thả vật. Lấy g = 10m/s2
Bài 5. Từ một vị trí cách mặt đất một độ cao h, người ta thả rơi một vật. Lấy g = 10m/s2 ,bỏ qua sức cản không khí.
Tính quãng đường vật rơi trong 2s đầu tiên.
Trong 1s trước khi chạm đất vật rơi được 20m. Tính thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất, từ đó suy ra độ cao nơi thả vật.
Tính vận tốc của vật khi chạm đất.
Bài 6. Thả một vật rơi từ độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.
Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ ba. 
Biết khi chạm đất, vận tốc của vật là 32m/s. Tìm h.
Bài 7. Hai viên bi nhỏ được thả rơi từ cùng một độ cao, bi A thả sau bi B 0,3 giây. Tính khoảng cách giữa hai bi sau 2s kể từ khi bi B rơi.
Bài 8. Một hòn đá rơi tự do xuống một giếng nhỏ. Sau khi rơi được một thời gian t =6,3s ta nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Biết vận tốc truyền âm là v = 340 m/s . Tìm chiều sâu của giếng? Cho g = 10m/s2.
CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Bài 1. Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính 30cm vơi vận tốc 1,57 m/s. Tính chu kì quay, tần số, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm của chất điểm.
Bài 2. Một đĩa tròn bán kính 10cm quay đều mỗi vòng hết 0,2s. Tính chu kỳ, tần số, tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của một điểm nằm trên vành đĩa.
Bài 3. Một điểm trên bánh xe có đường kính 80cm quay đều 60 vòng/phút. Tính
a) chu kỳ, tần số, tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm 
b) Góc quay trong 30s
Bài 4. Một ô tô có bánh xe bán kính 30cm quay mỗi giây được 10 vòng. Tốc độ của của xe 
Bài 5. Một bánh xe có bán kính 500mm quay 100 vòng trong thời gian 2s. Tính chu kỳ, tần số, tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của một điểm nằm trên vành bánh xe.
Bài 6. Một bánh xe có đường kính 500mm chạy với vận tốc 36km/h. Tính:
a) chu kỳ, tần số, tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm .
b) Số vòng quay trong thời gian 1s của một điểm trên vành bánh xe
Bài 7. Một vệ tinh nhân tạo ở độ cao 220km chuyển động tròn đều quanh TĐ với chu kì 60 phút. Cho bán kính TĐ là 6400km. Tính chu kỳ, tần số, tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của vệ tinh. 
Bài 8. Chiều dài của kim giây của một đồng hồ là 2cm. Tính tốc độ dài và gia tốc của một điểm ở đầu kim.
Bài 9. Một đồng hồ có kim giờ dài 3cm, kim phút dài 4cm. So sánh tốc độ dài và tốc độ góc của hai kim
Bài 10*. ĐÚng 12h kim giờ và kim phút trùng nhau. 
 a) Sau bao lâu chúng lại trùng nhau lần thứ nhất.
 b) Vuông góc với nhau lần đầu tiên.
 c) Trùng nhau lần thứ hai.
 d) Thẳng hàng lần đầu tiên

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_TAP_SU_ROI_TU_DO.doc