Bộ Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019

Bộ Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

 Rồi, hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi, SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 2009, trang 118)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Trong câu thơ “Rồi, hóng mát thuở ngày trường”, từ “Rồi” có nghĩa như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ:“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”.(1,0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị hãy nêu ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ. (1,0 điểm)

 

docx 54 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ Văn Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
QUẢNG NAM
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
	Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
 Rồi, hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi, SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 2009, trang 118)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong câu thơ “Rồi, hóng mát thuở ngày trường”, từ “Rồi” có nghĩa như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ:“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”.(1,0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị hãy nêu ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
 Anh/Chị hãy viết bài văn trình bày cảm nghĩ của mình về quê hương.
- Hết -
 Lưu ý: Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 QUẢNG NAM

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
(Hướng dẫn chấm này có 02 trang) 
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
 - Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
 - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
 - Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
PHẦN
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. Đọc hiểu 
 
3.0
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu cảm/ biểu cảm
0.5
Câu 2
 
Từ “Rồi” được dùng trong câu thơ với nghĩa là: rỗi rãi/ rảnh rỗi
0.5
Câu 3

- Biện pháp tu từ: Đảo ngữ
- Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh lao xao, làm nổi bật nhịp sống sôi động của làng chài.
0.5
0.5
Câu 4

Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ:
 - Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
 - Tấm lòng ưu ái với dân, với nước
* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là đúng với tinh thần của đáp án
1.0
II.Làm văn 	
Anh/ Chị hãy viết bài văn trình bày cảm nghĩ của mình về quê hương

7.0
* Yêu cầu chung
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn biểu cảm.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu cụ thể

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm gồm: mở bài, thân bài và kết bài.
0.5
2. Xác định đúng yêu cầu biểu cảm: Cảm nghĩ về quê hương.
0.5
3. Triển khai vấn đề: 
- Sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, kết hợp vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt khác.
- Học sinh có thể trình bày cảm nghĩ theo nhiều cách khác nhau, song bài làm cần đảm bảo được các ý sau:

 a. Giới thiệu về quê hương 
1.0
 b. Cảm nghĩ về quê hương:
 - Trình bày cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của bản thân về quê hương.
 - Thấy được vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với cuộc sống của bản thân.
 - Xác định được trách nhiệm đối với quê hương. 
4.0
4. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, thể hiện cảm nghĩ chân thành, sâu sắc.
0.5
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc, chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.5
 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II 
10.0 

SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT GIA NGHĨA
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 (CƠ BẢN)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào của văn học dân gian Việt Nam?
Câu 2. Hãy nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản trên.
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 4. Bài ca dao trên ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ và khuyên răn con cái phải có thái độ hiếu kính đối với cha mẹ. Anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.
II. Làm văn (6,0 điểm)
Phân tích bài thơ "Cảnh ngày hè" (Bảo kính cảnh giới, số 43) của Nguyễn Trãi.
Rồi hóng mát thuở ngày trường, 
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. 
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, 
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. 
Lao xao chợ cá làng ngư phủ, 
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. 
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, 
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
 (Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II - Văn học thế kỉ X - thế kỉ XVII, Sđđ) 
-------- HẾT--------
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. Đọc hiểu
Câu 1
Văn bản trên thuộc thể loại ca dao của văn học dân gian Việt Nam
0.5


Câu 2
Nội dung, ý nghĩa bài ca dao: Bài ca dao trên ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ và khuyên răn con cái phải có thái độ hiếu kính đối với cha mẹ. 
1.0 

Câu 3
Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong văn bản trên:
- BPTT so sánh: 
+ Công cha được so sánh với núi Thái Sơn.
+ Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn.
- Tác dụng: Ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ đối với con cái.
1.0 

Câu 4
Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
- Thể loại: Đoạn văn NLXH.
- Hình thức: Biết cách trình bày một đoạn văn nghị luận.
- Nội dung: Hs có thể trình bày đoạn văn bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung chính sau đây:
+ Công ơn lớn lao của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng.
+ Phận làm con cần phải có thái độ thương yêu, kính trọng và hiếu thảo đối ông bà, cha mẹ. Đồng thời cần phải có những hành động thiết thực trong cuộc sống để thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình đối với ông bà, cha mẹ: Biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ; Cố gắng học tập cho giỏi...
1.5 
II. Làm văn
Yêu cầu chung
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm thơ
Bố cục 3 phần rõ ràng
Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở kiến thức về nhà văn, về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý sau:

Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Nguyễn Trãi là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều sáng tác có giá trị.
Bài Cảnh ngày hè là bài thơ tiêu biểu trong tập Quốc âm thi tập, bài thơ là bức tranh thiên nhiên sinh động ngày hè và nổi bật lên là vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ: yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và tấm lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng.
2. Phân tích, chứng minh
* Bức tranh thiên nhiên ngày hè: 
Với tình yêu thiên nhiên nồng nàn, cùng với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tác giả đã đón nhận thiên nhiên bằng các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác... 
Các hình ảnh: hoa hòe, thạch lựu, hoa sen.
Âm thanh: tiếng ve.
Mùi hương: của hoa sen.
Nghệ thuật: 
Các động từ: đùn đùn, phun + tính từ tiễn.
Hình ảnh gần gũi, dân dã với cuộc sống.
-> Nhận xét: Bức tranh chân thực mang nét đặc trưng của mùa hè ở thôn quê, kết hợp hài hòa đường nét và màu sắc. Bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống (nguồn sống ấy được tạo ra từ sự thôi thúc tự bên trong, đang ứ căng, tràn đầy trong lòng thiên nhiên vạn vật, khiến chúng phải "giương lên", "phun" ra hết lớp này đến lớp khác. 
*  Bức tranh cuộc sống sinh hoạt và tấm lòng với dân, với nước. 
Hướng về cuộc sống lao động, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân:
Hình ảnh: chợ cá làng ngư phủ –> cuộc sống tâp nập, đông vui, ồn ào, no đủ. 
Âm thanh: lao xao –> Từ xa vọng lại, lắng nghe âm thanh của cuộc sống, quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. 
-> Bức tranh miêu tả cuối ngày nhưng không gợi cảm giác ảm đạm. Bởi ngày sắp tàn nhưng cuộc sống không ngừng lại, thiên nhiên vẫn vận động với cuộc sống dồi dào, mãnh liệt, bức tranh thiên nhiên vẫn rộn rã những âm thanh tươi vui. 
Mong ước khát vọng cho nhân dân khắp mọi nơi đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc: 
Ước muốn có chiếc đàn của vua Thuấn để gẩy lên khúc nam phong ca ngợi cuộc sống no đủ của nhân dân. Tấm lòng ưu ái với nước.
Câu cuối: câu lục ngôn ngắt nhịp 3/3 âm hưởng đều đặn đã thể hiện khát vọng mạnh mẽ của Nguyễn Trãi
3. Bài thơ cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc: yêu thiên nhiên và luôn nặng lòng với dân với nước.
0.5 
3.0
2.0
0.5

SỞ GD&ĐT CÀ MAU                            ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 – 2018
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                      MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10
          THỜI GIAN: 90 PHÚT
      Không kể thời gian giao đề
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Rồi, hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ các làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ, khắp đòi phương.
                                       (Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi, SGK Ngữ văn 10, NXB giáo dục 2006)
Câu 1 (0,5 điểm) Nêu tác dụng của những từ đùn đùn, giương, tiễn trong việc miêu tả bức tranh cảnh ngày hè?
Câu 2 (1,0 điểm) Những sự vật nào được gợi ra trong bài thơ để tả bức tranh cảnh ngày hè?
Câu 3 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 4 (0,5 điểm) Câu kết sáu chữ, thể hiện cảm xúc, khát vọng gì của nhà thơ?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ tấm lòng yêu nước, thương dân của nhà thơ Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về Trách nhiệm tuổi trẻ đối với đất nước.
            Câu 2 (5,0 điểm)
             Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất./.
-----------------HẾT----------------
 SỞ GD & ĐT CÀ MAU                      ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Trường THPT Phan Ngọc Hiển                        MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
 
ĐỌC HIỂU
3,0
 
1
Tác dụng của những từ đùn đùn, giương, tiễn trong việc miêu tả bức tranh cảnh ngày hè. Giúp người đọc cảm nhận được sự sống căng tràn, tuôn trào trong cây cỏ, hoa lá – dù đang thời điểm cuối ngày.
0,5
 
2
Những sự vật được gợi ra trong bài thơ để tả bức tranh cảnh ngày hè: cây hòe màu xanh, thạch lựu trổ hoa màu đỏ, hoa sen hồng trong ao thơm ngát, tiếng ve ngân nga như thiếng đàn.
1,0
 
3
Nội dung chính: tình yêu thiên nhiên, cuộc sống; tấm lòng nhà thơ đối với dân, với nước.
1,0
 
4
Cảm xúc dồn nén, kết tụ, khao khát cuộc sống no ấm cho người dân ở khắp mọi nơi.
0,5
II
 
LÀM VĂN
7,0
 
1
Trình bày suy nghĩ về Trách nhiệm tuổi trẻ đối với đất nước
2,0
 
 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xí ... 
Câu 3: Cảm nhận của anh/ chị về những câu thơ sau: 
Ngu ngơ chạm phải ao làng 
Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay Trái đất ơi, ngược vòng quay 
Cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du. 
PHẦN HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
Câu 1 (1,0 điểm): Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật. 
Câu 2 (1,0 điểm): Những từ chỉ màu sắc: lá đỏ, tóc xanh, mây trắng. 
-	Tác dụng: Gợi sự mong manh, héo tàn trước thời gian của tuổi trẻ, tình yêu, cái đẹp. 
Câu 3 (1,0 điểm): HS có thể cảm nhận theo một trong những ý sau: 
-	Khi nhận ra quy luật khắc nghiệt, tất yếu của thời gian, trong một thái độ chấp nhận và tự chủ, con người bỗng nhiên có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm. 
-	Biết trân quý từng phút giây của sự sống để có thái độ sống tích cực trong cuộc đời. 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Yêu cầu chung: 
HS hiểu vấn đề, có ý thức bám sát nội dung của một bài văn nghị luận văn học. 
Yêu cầu cụ thể: 
a.	Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh sáng tạo (0,5 điểm): Bài làm rõ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài; trong đó, phần thân bài phải có sự tách ý, chuyển ý rõ ràng, hợp lí, kể chuyện hợp logic. 
b.	Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh (0,5 điểm): cảm nhận về cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du. 
c.	Chia vấn đề cần thuyết minh thành các luận điểm phù hợp (5,0 điểm): HS có thể cảm nhận cảm hứng nhân đạo của bà thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” theo nhiều cách khác nhau, nhưng đáp ứng được những nội dung như sau: 
+ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: Tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân...à Sự xót xa cho những người vì sắc vì tài mà bị hủy hoại. 
+ Đau đớn, phẫn uất trước một thực tế vô lí: Người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. Vì có "nết phong nhã" mà mắc "oan khiên' thì thật là điều nghịch lí, trái ngang của cuộc đời à Sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh và những người nghệ sĩ, thi sĩ. 
+ Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh và khóc cho chính mình: Tình cảm, cảm xúc thương thương mình, thương người trào lên mãnh liệt không kìm nén được à Nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn "Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya" (Xuân Diệu). 
d.	Sáng tạo (1,0 điểm): Diễn đạt chuẩn, độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,). 
Đề 8 
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: Bạn hãy nói cho tôi biết chăng, về họ tên mà tôi đã mang, Về miền quê mà tôi ngày đêm luôn nhớ mong. 
Lòng tôi mong biết đất nước tôi, đất nước đã có bao đời, 
Được nhìn bằng đôi mắt của mình được trở về cội nguồn của tôi Và qua phim Coppola, lòng thấy xót thương quê hương. Bầy trực thăng bay trên cao, tàn phá xóm thôn nhỏ bé. Ước mong về thăm chốn thiêng, Mong sao quê hương dang tay đón tôi. Mong ước đến ngày trở về, Lòng tôi yêu mến, Việt Nam. 
Bạn hãy nói tới mái tóc đen, tới đôi chân nhỏ bé, Và màu da đã ngày đêm cùng tôi lớn lên. Và mong sao đôi chân sẽ bước lên, 
Từ những nơi tôi chưa từng đến. 
Để được nghe bài dân ca êm dịu lướt trên sông. Và tôi mới biết, về đất nước tôi qua phim. 
Người dân quê hương tôi cày cấy, vui trong lời hát. Ước mong về thăm đất nước tôi. 
.. Lòng tôi yêu mến Việt Nam. 
Lòng tôi vang tiếng Việt Nam. 
Lòng tôi xin chào Việt Nam. 
 (Lời dịch bài hát Xin chào Việt Nam, ca sĩ Phạm Quỳnh Anh thể hiện ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm) 
Câu 2: Tìm những từ/ cụm từ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương? (1,0 điểm) 
Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của anh (chị ) về ý nghĩa của 2 câu thơ sau (1,0 điểm): Bạn hãy nói tới mái tóc đen, tới đôi chân nhỏ bé, Và màu da đã ngày đêm cùng tôi lớn lên. 
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm) 
Anh/chị hãy cảm nhận triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đoạn trích sau: 
Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. 
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, 
Người khôn, người đến chốn lao xao. 
 ( Nguyễn Binh Khiêm, Nhàn, Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam ) 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Phần 
Câu 
Nội dung 
Điểm 
I.Đọc – hiểu 
1 
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: biểu cảm 
Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ 
thuật 
0.5 
0.5 
2 
Những từ/ cụm từ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương: nhớ mong, xót thương quê hương, yêu mến, ước mong về thăm, yêu mến Việt Nam. 
1.0 

3 
Học sinh có nhiều cách viết đoạn văn nhưng cần diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, xác định đúng vấn đề của câu thơ đó là tự hào về nguồn gốc của bản thân từ đó khơi gợi tình yêu về cội nguồn làm cơ sở cho tình yêu quê hương, đất nước ở mỗi con người Việt Nam - Hs có thể liên hệ bản thân ngắn gọn từ ý trên. 
1.0 
II.Là m vvăn 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 
0.25 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua 4 câu đầu của bài thơ Nhàn 
0.5 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 
5.5 
*	Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 
*	Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ: triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua 4 câu đầu của bài thơ Nhàn 
-	Mai, cuốc dụng cụ của nhà nông; cần câu để câu cá thể hiện nếp sống thanh bần của nhà nho khi ở ẩn. 
-	Số từ “một” điệp lại ba lần -> Mọi thứ đều đã sẵn sàng, chu đáo. 
-	“Thơ thẩn”: trạng thái mơ màng, mông lung, nghĩ ngợi ko tập trung vào một cái gì rõ rệt, cứ thoáng gần- xa, mơ- tỉnh. 
=> lối sống nhàn của tác giả: thư thái, thanh nhàn. 
-	Đại từ phiếm chỉ “ai” - người đời. 
 - những kẻ bon chen trong vòng danh lợi. 
-	Nhịp thơ: 2/2/3 => sự ung dung, thanh thản của tác giả. 
* Đánh giá chung: 
=>Hai câu thơ đầu miêu tả cuộc sống thuần hậu, nhàn tản với tâm trạng ung dung thảnh thơi không vướng bận trước cơ mưu, tư dục , tránh sự bon chen trong vòng danh lợi. 
0.5 
3.0 
1.0 
0.5 
0.5 
d. Ch ính tả, ngữ pháp 
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 
0.25 
e. Sáng tạo 
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 
0.5 
 
Đề 9 
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: 
“...Người ta cứ nghĩ mùa thu là mùa của tàn phai. Mùa của nỗi buồn vụ vỡ như từng hạt mưa rơi chậm trên mái nhà. Mùa thu không buồn đến thế. Mình nghĩ mùa thu là mùa xuân thứ hai của đời người, bởi vì đất trời nở hoa bằng những chiếc lá vàng bay. Mùa thu, là mùa xuân thứ hai của cuộc đời, có nghĩa là chúng ta đã đi qua thời thanh xuân bỏng cháy, mùa hạ nồng nàn để đến đây! Mùa thu làm chúng ta trở nên đằm thắm hơn” (Trích “Thương” của Nguyễn Bảo Trung – trang 74, NXB Hội Nhà Văn, 
20/8/2019) 
Câu 1: Tìm những cụm từ miêu tả về mùa thu (1 điểm) 
Câu 2:Tác dụng của phép điệp trong đoạn trích ? (1 điểm) 
Caau3: Thông điệp mà tác giả gởi gắm trong đoạn trích? ( 1 điểm) 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè trong “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi. 
. 
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM 
Phần 
Câu 
Nội dung 
Điểm 
I 
 
ĐỌC HIỂU 
3.0 
1 
Những cụm từ miêu tả về mùa thu: “là mùa của tàn phai”; “đất trời nở hoa”; “chiếc lá vàng bay” 
1,0 
2 
 Tác dụng của phép điệp trong đoạn trích: Nhấn mạnh vẻ đẹp về mùa thu và những đặc sắc của mùa thu mà không mùa nào có được. 
 
1,0 
3 
Thông điệp mà tác giả gởi gắm trong đoạn trích: Hãy có cái nhìn, có cách cảm nhận sâu sắc về mùa thu, để đến được mùa thu chúng ta phải đi qua mùa xuân và mùa hạ, và con người cũng thế, trải qua năm tháng và những thăng trầm thì trở nên đẹp một cách đằm thắm hơn. 
1,0 
II 
 
LÀM VĂN 
7,0 
 
 
Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè trong “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi. 
 
 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 
0,5 
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
0,5 
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè trong “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi. 
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. 
5,0 
 c.1/ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận 
1,00 
 c.2/ Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: - Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên Bức tranh tả thực rất sinh động và đầy sức sống : 
+ Tính sinh động : 
_Đường nét : 
_ Màu sắc : Đỏ của hoa lựu, màu xanh của cây hoè, màu hồng của hoa sen 
_ Âm thanh : tiếng ve dắng dỏi ,tiếng lao xao của chợ cá _ Âm thanh của làng chài 
-Thời gian : cảnh vật ở cuối ngày ( lầu tịch dương) nhưng sự sống không ngừng lại 
 _ Động từ : Đùn đùn ,giương ,phun ...như thôi thúc ,căng tràn không kìm lại được ,phải giương ra ,phun ra hết lớp này đến lớp khác 
_ Hình ảnh đặc trưng : Thạch lựu ,sen ngát mùi 
_ Cách ngắt nhịp :3/4 chứ không phải 4/3 của thơ Đường luật đã gây sự chú ý cho người đọc ,làm nổi bật cảnh vật mùa hè : Thạch lựu hiên /còn phun thức đỏ Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương 
+ Sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật : 
4,0 
 


 Tác giả đón nhận cảnh vật bằng mọi giác quan : Thị giác ,thình giác 
,khứu giác và cả sự liên tưởng tinh tế 
 Phun (động từ mạnh ) + Thức ( Màu vẻ ,dáng vẻ ) thì câu thơ nghiêng về trạng thái tinh thần của cảnh vật chứ không là màu sắc đơn thuần 
b) Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người : 
“Lao xao chợ cá làng ngý phủ, 
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” 
-	Lao xao chợ cá: âm thanh vọng lại từ phía chợ cá của làng chài 
à Âm thanh đặc trưng của cuộc sống vui tươi, thanh bình 
-	Dắng dỏi cầm ve: tiếng ve râm ran trong chiều tà như tiếng đàn lãnh lót vang dội lên 
à Âm thanh đặc trưng của ngày hè, cảnh vật như rộn lên sự sống, niềm vui 
=> Bức tranh mùa hè sinh động và tràn đầy sức sống: có sự kết hợp của đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cuộc sống 
→ Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả. 
-	+ Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hoà để "Dân giàu đủ khắp đòi phương". 
+ Lấy Nghiêu, Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả : luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. 
 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,5 
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm. 
 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_co_dap_an_nam_hoc.docx