Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề IX, Tiết 61, 62, 63, 64

Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề IX, Tiết 61, 62, 63, 64

LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT VÀ XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS: *Hiểu được khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của luận điểm, luận cứ; nhận biết luận điểm , luận cứ và mối quan hệ của chúng trong văn bản nghị luận.

 * Tự xây dựng luận điểm, luận cứ phù hợp cho bài viết.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Tư liệu tham khảo

- Thiết kế bài học

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra baì cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1520Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề IX, Tiết 61, 62, 63, 64", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập nhận biết và xây dựng luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS: *Hiểu được khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của luận điểm, luận cứ; nhận biết luận điểm , luận cứ và mối quan hệ của chúng trong văn bản nghị luận.
 * Tự xây dựng luận điểm, luận cứ phù hợp cho bài viết.
B. Phương tiện thực hiện 
- Tư liệu tham khảo
- Thiết kế bài học
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra baì cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GVH: Anh ( chị) hãy cho biết khái niệm nghị luận có nghĩa là gì ?
GVH: Anh ( chị) hãy trình bày thế nào là luận đề ?
GVH: Anh ( chị) hãy trình bày thế nào là luận điểm ?
GVH: Anh ( chị) hãy trình bày thế nào là luận cứ ?
GVH: Hãy cho biết vai trò của luận điểm đối với bài văn nghị luận ?
GVH: Hãy cho biết vai trò của luận cứ đối với bài văn nghị luận ?
GVH: Hãy cho biết tác dụng của việc nhận biết luận điểm, lụân cứ ?
GVH: Hãy cho biết làm thế nào để có thể nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận ?
GV: Sử dụng mẫu in sẵn(hoặc phôtô bài tập) cho các em thực hành.
GV: Sử dụng bài tập trong SGV Tr 113 đến 116, hướng dẫn các em làm bài.
I. Những khái niệm cơ bản
1, Văn nghị luận
HSTL&PB
- Nghị và luận đều có nghĩa là bàn bạc => nghị luận là một loại văn người viết trình bày những hiểu biết của mình về một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. Muốn bài văn có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những ý kiến, những quan niệm đúng và tổ chức chúng thành một hệ thống chặt chẽ. Đó chính là hệ thống luận điểm, luận cứ. Luận đề, luận điểm, luận cứ là những khái niệm cần nắm vững trước khi vào luyện tập các thao tác nghị luận.
2, Luận đề
HSĐ&TL:
- Luận đề là vấn đề bao trùm toàn bộ bài nghị luận. Mỗi bài nghị luận bao giờ cũng có một luận đề. Nhiều trường hợp luận đề được thể hiện bằng chính nhan đề của bài viết.
- VD: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh); Nguyễn Du, một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn (Hoài Thanh); Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.(Đặng Thai Mai)v.v.
3, Luận điểm
HSĐ&TL:
- Luận điểm là những ý lớn được triển khai nhằm giải quyết luận đề. Mỗi luận điểm là một quan niệm, một tư tưởng của người viết về một khía cạnh của luận đề.
- Xét VD: GV cho HS xem dàn ý của bài “Luyện tập viết đoạn văn nghị luận” SGK Tr 140”.
4, Luận cứ
- Luận cứ là những ý nhỏ, những tri thức cụ thể (lí lẽ và dẫn chứng) nhằm làm sáng tỏ luận điểm.
5, Vai trò của luận điểm và luận cứ đối với bài văn nghị luận
a, Vai trò của luận điểm
Luận điểm là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định chất lượng cho một bài văn nghị luận. Hệ thống luận điểm trong bài văn sẽ cho thấy nhận thức đúng hay sai, nông hay sâu, rộng hay hẹp của người viết đối với vấn đề được bàn đến. Chỉ với những luận điểm đúng, được sắp xếp hợp lí, luận đề mới trở nên sáng rõ.
b, Vai trò của luận cứ
- Một hệ thống luận điểm dù đủ cũng mới chỉ như xây dung được bộ khung, chưa thể hình thành một bài văn nghị luận. Muốn có bài văn nghị luận hoàn chỉnh, từng luận điểm phải được triển khai thành các luận cứ, ở đó, người viết trình bày những lí lẽ dẫn chứng cụ thể. Sự sắc bén, sinh động, hấp dẫn của bài nghị luận phụ thuộc rất nhiều ở luận cứ. Nếu coi luận điểm là phần xương cốt, thì luận cứ là phần da thịt tươi tắn của bài nghị luận.
II. cách nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài nghị luận
1, Tác dụng của việc nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài nghị luận
HSĐ&TL:
* Để làm giàu kiến thức: nắm được đầy đủ tinh thần của bài viết, ý định của người viết, và tự làm giầu kiến thức của mình. VD: Đọc Cáo Bình Ngô, ta thấy được tội ác tầy trời của quân giặc, cuộc kháng chiến trường kì gian khổkhí thế của quân ta
* Học tập tư duy và kĩ năng nghị luận: Trong những bài nghị luận đặc sắc, các luận điểm luận cứ thường được sắp xếp một cách tối ưu, thể hiện sự lập luận chặt chẽ của người viết. Việc phân tích, rút ra những luận điểm, luận cứ ở những bài văn mẫu mực sẽ giúp người đọc vừa hiểu đúng tư tưởng quan điểm của tác giả, vừa học tập được nhiều lối tư duy và kĩ năng nghị luận, củng cố thêm vấn đề lí thuyết.
2, Cách nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài nghị luận.
HSĐ&TL:
Nhận biết luận điểm
+ Dựa vào hình thức lập luận: diễn dịch hay quy nạp
+ Dựa vào nội dung (khi đoạn văn không có câu chứa luận điểm )
 b, Nhận biết luận cứ
+Khi tách được luận điểm trong câu thì đương nhiên những câu còn lại thuộc về luận cứ.
 c, Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ
HSPB: Luận điểm là định hướng để triển khai luận cứ và giới hạn phạm vi nội dung các luận cứ; ngược lại, các luận cứ nhằm mục đích làm sáng tỏ luận điểm.
III. Luyện tập cách xây dung luận điểm và luận cứ cho bài nghị luận.
1, Xây dựng luận điểm
HSĐ-TL&PB 
2, Xây dựng luận cứ
HSĐ-TL&PB 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de IX.doc