Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề VI, Tiết 41 đến 45

Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề VI, Tiết 41 đến 45

NHẬN BIẾT VÀ SỬA LỖI DIỄN ĐẠT TRONG BÀI VĂN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS: * Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn.

 * Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn, nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, bảng biểu hỗ trợ

- Thiết kế bài học

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra baì cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 3 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề VI, Tiết 41 đến 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHận biết và sửa lỗi diễn đạt trong bài văn
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS: * Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn.
 * Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn, nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn.
B. Phương tiện thực hiện 
- SGK, bảng biểu hỗ trợ 
- Thiết kế bài học
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra baì cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho Học sinh đọc SGK ? Tr. 86 (có thể là bản phô tô ?)
GVH: Anh ( chị) hiểu như thế nào về kĩ năng diễn đạt ?
GV: Cho HS đọc SGK (hoặc bản phô tô)
GVH: SGK trình bày mấy yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết ?
GV: Lần lượt cho HS đọc và tìm hiểu những đoạn văn mắc lỗi. Cho các em tự phân tích và sửa. GV định hướng.
GVH: Hãy cho biết ở đoạn 1 người viết khi diễn đạt mắc lỗi gì ?
GVH: Hãy cho biết ở đoạn 2 người viết khi diễn đạt mắc lỗi gì ?
GVH: Hãy cho biết ở đoạn 3 người viết khi diễn đạt mắc lỗi gì, em sửa như thế nào ?
GVH: Hãy cho biết ở đoạn 4, 5 người viết khi diễn đạt mắc lỗi gì, em sửa như thế nào ?
GVH: Hãy cho biết ở đoạn 6, 7, 8, 9 người viết khi diễn đạt mắc lỗi gì, em sửa như thế nào ?
GV: Chữa tại lớp bài 1 & 2 trong SGV Tr 93 & 94
GVH: Hãy cho biết ở bài 1, các phần a, b, c, d mắc những lỗi gì ? em hãy sửa lại ?
GV: Phần còn lại HS làm ở nhà. Sau đó trả bài vào tiết học sau.
I. Khái quát về kĩ năng diễn đạt trong bài văn.
1, Khái niệm kĩ năng diễn đạt
HSĐ&TL:
- Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ, khiến cho người đọc (hoặc người nghe) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó.
- Kĩ năng diễn đạt gồm nhiều phương diện:
+ Kĩ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu thuộc về chữ viết
+ Kĩ năng dùng từ sao cho đúng và hay.
+ Kĩ năng đặt câu sao cho đúng cấu tạo cú pháp
+ Kĩ năng liên kết câu để tạo nên đoạn văn, văn bản hoàn chỉnh.
+ Kĩ năng tách đoạn văn và liên kết các đoạn, mục, phần trong bài văn, đặt đề mục tiêu đề cho văn bản.
2, Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết
HSĐ&TL: Có 04 yêu cầu
 a, Cần diễn đạt cho trong sáng, gãy gọn.
 b. Cần diễn đạt cho chặt chẽ nhất quán, không mâu thuẫn
 c, Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kì sáo rỗng.
 d, Cần diễn đạt phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn.
3, Phân tích và chữa một số loại lỗi về diễn đạt.
a, Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ ràng.
HSĐ&TL:
Sửa lại là: 
“ Gia đình Thuý Kiều bị tan nát. Bọn sai nha hoành hành, hách dịch, vơ vét của cải và tra khảo Vương Ông. Nguyễn Du đã nhìn thấy bộ mặt thật của bọn sai nha và quan lại chỉ vì tiền. Tiền tài đã khiến bọn chúng có thể “đổi trắng thay đen”. Tiền tài đã tác oai tác quái trong XH, đã gieo bao tai hoạ cho người dân lương thiện, trái lại đã làm giầu cho lũ sai nha và quan lại. Vì tiền mà bọn quan lại, sai nha trở nên hết sức vô liêm sỉ.”
 b, Diễn đạt dài dòng, lủng củng, “dây cà ra dây muống”
HSĐ-TL&PB 
Sửa lại là:
“ Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Ông luôn luôn tâm niệm là phải cống hiến tất cả vì đất nước, vì nhân dân, nên ông hết lòng giúp sức giúp dân cứu nước. Thơ văn của ông là vũ khí sắc bén khiến quân thù phải khiếp sợ, và giá trị của nó mãi mãi lưu truyền trong lịch sử đất nước ta.”
 c, Diễn đạt có mâu thuẫn, không nhất quán
HSĐ-TL&PB 
Sửa lại là:
“ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào đúng lúc màn đêm buông xuống: sóng đã cài then đêm sập cửa”.
 d, Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận.
HSĐ-TL&PB 
Sửa lại là: Xem SGV Tr 90
 e, Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, thiếu sự liên kết.
HSĐ-TL&PB 
Sửa lại là: Xem SGV Tr 91
 g, Diễn đạt trùng lặp.
HSĐ-TL&PB 
Sửa lại là: Xem SGV Tr 91
 h, Diễn đạt sáo rỗng
HSĐ-TL&PB 
Sửa lại là: Xem SGV Tr 92
 i, Diễn đạt vụng, thô thiển.
 HSĐ-TL&PB 
Sửa lại là: Xem SGV Tr 92
 k, Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ.
HSĐ-TL&PB 
Sửa lại là: Xem SGV Tr 93
II. Luyện Tập:
Bài 1:
HSĐ&TL:
 a, Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý không rõ ràng, dài dòng
 b, Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận, chưa rõ ý
 c, Diễn đạt vụng về, thô thiển, không đúng phong cách ngôn ngữ.
 d, Diễn đạt sáo rỗng
Bài 2: 
HSĐ&TL:
 a, Cùng với nỗi thất vọng lớn, trong suốt thời gian lưu lạc, ông đã thấu hiểu đời sống cơ cực, cay đắng của nhân dân.
 b, Dưới bọn quan lại còn một lũ sai nha lính lệ, chúng ra sức đàn áp và cướp bóc người lương thiện và Thuý Kiều là một nạn nhân điển hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de VI.doc