Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề VII, Tiết 46 đến 55

Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề VII, Tiết 46 đến 55

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS: *Hiểu và nắm bắt chính xác nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa nổi bật của một số nhân vật điển hình trong VHNN.

 * Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm( một đoạn trích) VHNN và phân tích được tác phẩm đó.

 * Bước đầu biết liên hệ so sánh với VHVN. Trên cơ sở đó có thái độ tiếp thu và tiếp nhận đúng đắn giá trị của các tác phẩm VHNN

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV, Bản in một số bài thơ sẽ được học trong tiết dạy.

- Thiết kế bài học

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1937Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề VII, Tiết 46 đến 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những nội dung cơ bản của phần văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn 10
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS: *Hiểu và nắm bắt chính xác nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa nổi bật của một số nhân vật điển hình trong VHNN.
 * Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm( một đoạn trích) VHNN và phân tích được tác phẩm đó.
 * Bước đầu biết liên hệ so sánh với VHVN. Trên cơ sở đó có thái độ tiếp thu và tiếp nhận đúng đắn giá trị của các tác phẩm VHNN 
B. Phương tiện thực hiện 
- SGK, SGV, Bản in một số bài thơ sẽ được học trong tiết dạy.
- Thiết kế bài học
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra baì cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho Học sinh đọc tài liệu đã phô tô theo SGK giáo viên ? Tr. 27
GVH: Anh ( chị) hãy trình bày nội dung ở phần I trong SGK Tr 27 ?
GV: Cho HS đọc SGK
GVH: Anh (chị) hãy nêu cách hiểu về sử thi ? 
GV: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
GVH: Hãy cho biết ở SGK ngữ văn 10 các em được học đoạn trích nào trong tác phẩm nào của sử thi Hi Lạp ? nội dung chủ yếu của đoạn trích ?
GVH: Hãy phân tích để thấy đặc điểm riêng của sử thi ấn Độ ? Phẩm chất của người ấn Độ qua đoạn trích Ra Ma buộc tội ?
GVH: Hãy nêu những nhận xét chung về thơ Đường, giai đoạn, đặc điểm ?
GV: Treo bài thơ đã được in (hoặc viết tay) lên bảng. Gọi một em học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
Xuân miên bất giác hiểu
Xứ xứ văn đề điểu
Dạ lai phong vũ thanh
Hoa lạc tri đa thiểu ?
GVH: Hãy nêu những nhận xét chung về bài thơ: thể loại, cấu trúc, nội dung ?
GVH: Hãy nêunhững hiểu biết của Anh (chị) về thể thơ Hai cư ? kể tên một vài tác giả ?
GV: Cho HS đọc bài thơ (đã chuẩn bị sẵn)
Bài 1
“Trên chuông chùa
Một cánh bướm nhỏ
Ngủ im lìm”
Bài 2
“ Hoa mơ nở trắng
Màn đêm đen
Thành bình minh lên”
 (Y. Bu-son)
GV: Lưu ý HS đây là bài thơ được tác giả viết trước lúc sắp qua đời.
I. Giới thiệu chung
HSĐ&TL:
- Phần I trình bày ý nghĩa của phần VHNN trong chương trình ngữ văn 10. Đó là giúp HS mở rộng tầm hiểu biết về kho tàng tri thức nhân loại
II. Sử thi
1, Khái quát về sử thi
HSĐ&TL:
- Khái niệm: sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, thường được viết bằng văn vần, xây dung những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, kể về các biến cố lớn trong đời sống xã hội.
- Mục đích sáng tác của sử thi là ngợi ca những con người mang lí tưởng cao đẹp của cộng đồng. 
2, Sử thi Hi Lạp
HSĐ&TL:
+ Đoạn trích được học là Uylixơ trở về trong sử thi Ô-đi–xê. Sử thi này gắn lion với thời kì di dân mở nước, mở rộng địa bàn cư trú của người Hi Lạp.
- Nhân vật được tập trung miêu tả là Uylixơ, biểu tượng của con người chinh phục và khám phá, dũng cảm, giàu năng lực và trí tuệ.
+ HS: có thể nói kĩ hơn về nội dung đoạn trích
3, Sử thi ấn Độ
HSĐ&TL:
- Tác phẩm được chọn dạy là Ra Ma yana, vốn được coi là cuốn bách khoa toàn thư của Ân Độ. Tác phẩm gồm 24 nghìn câu thơ đôi. Đoạn trích được chọn giảng nằm ở khúc ca thứ 6, chương 79.
- Nội dung của Rama buộc tội đã lột tả đầy đủ phẩm chất cao quý của người ấn Độ: 
+ Sống với bổn phận của người anh hùng
+ Tuân thủ những nguyên tắc của cộng đồng.
+ Biết đặt tình cảm cộng đồng lên trên tình cảm cá nhân
+ Đức hạnh, tình yêu chung thuỷ và lòng dũng cảm.
III. Thơ trung đại phương đông
1, Thơ Đường (Trung Quốc)
HSĐ&TL:
- Thơ TQ có hơn 2.500 năm lịch sử. Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca TQ, cũng là đỉnh cao của thơ ca nhân loại.
Gần 300 năm tồn tại của nhà Đường (618 – 907), người TQ đã có gần 5 vạn bài thơ của hơn 2.300 nhà thơ.
- Thơ Đường có bốn giai đoạn phát triển:
+ Sơ Đường: là giai đoạn chuẩn bị phát triển của thơ Đường về mọi mặt. Có 04 nhà thơ được mệnh danh là tứ kiệt ở giai đoạn này: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tần Vươngv.v.
+ Thịnh Đường: là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Thơ Đường đã đạt đến độ hoàn mĩ về cả nội dung và hình thức thể hiện. Những tác giả tiêu biểu là: Vương Duy (701-761); Mạnh Hạo Nhiên (689-740); Cao Thích (702-765); Vương Xương Linh (698-757); Lí Bạch (701-762)v.v
+ Trung Đường: là thời vì thơ Đường giảm sút.
Các tác giả nổi tiếng là: Bạch Cư Dị (772-846); Mạnh Giao (751-814); Lí Hạ (789-816)v.v.
+ Vãn Đường: là thời kì suy tàn của thơ Đường song vẫn còn những nhà thơ tiến bộ như: Bì Nhật Hưu (834-?); Nhiếp Di Trung (837-?); Đỗ Mục (803-853)v.v
* Đặc điểm thơ Đường:
HSPB: Có 5 đặc điểm chính.
- Có hai thể thơ chính là cổ thể và cận thể.
+ Thơ cổ thể không bị hạn chế về số câu chữ, không bị gò bó về niêm luật, cách gieo vần.
+ Thơ cận thể thì ngược lại (sẽ học cụ thể ở lớp 11)
- Thơ Đường thường lựa chọn miêu tả những khoảnh khắc dồn nén, bản chất của quá trình đời sống.
- Thơ Đường dồn nén sức biểu cảm và tập trung cao độ tính khái quát, triết lí.
- Thơ Đường rất coi trọng sự chuẩn mực trong cấu trúc, niêm, luật. Nó đã đạt đến sự hoàn thiện về bố cục.
- Thơ Đường thường tập trung nghệ thuật tinh tế, diệu xảo và thường dồn nén những ẩn dụ tượng trưng.
* Phân tích cụ thể một bài thơ tiêu biểu (không có trong chương trình SGK Chuẩn)
Bài: xuân hiểu (Buổi sáng mùa xuân)
Dịch thơ: Giấc xuân quên khuấy sáng
Đây đó tiếng chim ca
Đêm qua trời mưa gió
Làm rơi mấy đoá hoa
 (Trần Trọng San)
Giấc xuân không biết sáng trời,
Tiếng chim nghe đã mái ngoài đua kêu
Đêm qua mưa gió dập dều,
Biết rằng hoa rụng ít nhiều sao đây.
 (Ngô Tất Tố)
Nội dung cơ bản:
 + Sau một giấc xuân êm đềm, thi nhân chợt tỉnh. Không biết trời đã sáng. Nhàn nhã vô tư, nhà thơ lắng nghe tiếng chim hót khi gần khi xa. Tiếng chim là tín hiệu của bình minh, cũng là thể hiện không gian yên bình thanh thoát.
=> Thủ pháp lấy động tả tĩnh, chữ văn (nghe) là nhãn tự.
+ Hai câu cuối nhà thơ tự hỏi mình về hoa sau mưa gió đêm qua, chẳng hay có bao nhiêu hoa đã rụng. Phong vũ nghĩa là mưa gió, thanh (kêu) là âm thanh nghe được. Có lẽ là tiếng gió mưa mà thi nhân nghe được lúc đêm khuya chợt tỉnh giấc. Tiếng mưa đêm gợi buồn.
=> Hoa tượng trưng cho cái đẹp của tạo vật, của thiên nhiên nhiên và con người. Thi nhân hỏi hoa hay tự hỏi mình : Hoa lạc tri đa thiểu ? => Tình thương cho cái đẹp trong cảnh gió mưa, gió mưa của đất trời, gió mưa của cuộc đời, thể hiện một trái tim đa cảm của thi nhân
2, Thơ Hai Cư 
a, Đặc điểm thơ Hai cư
- Thơ Hai cư có nguồn gốc từ thơ Ren Ga Nhật Bản, được Ba Sô tạo thành một thể thơ mới dung hợp được cả tính trào lộng, đời thường của Ren Ga hiện đại và tính chất tâm linh huyền bí của Ren Ga cổ điển.
- Về hình thức: Hai cư là thể thơ ngắn nhất thế giới (17 âm tiết, ngắt làm ba dòng theo thứ tự 5-7-5). Tuy nhiên vẫn có những bài thơ Hai cư có 19 âm tiết.
- Về nội dung: mỗi bài đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định, để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm, một suy tư nào đó.
- Thời gian trong thơ Hai cư: Thơ Hai cư bao giờ cũng có một từ chỉ mùa trong mỗi bài (quý ngữ): mùa hè: chim đỗ quyên, tiếng ve, hoa sen; mùa xuân: hoa anh đào, hoa mơ, con ếch, chim sẻ non; mùa thu: hoa cúc, chim nhạn, trăng-sương-gió thu; mùa đông: tuyết, cành cây khô, cánh đồng khôv.v. Do đó trong thơ Hai cư thường là thời gian hiện tại, tuyệ nhiên không có khái niệm về thời gian lịch sử.
- Không gian trong thơ Hai cư hẹp, gần gũi: mái lều, dưới ô, lữ quánv.v
- Đề tài trong thơ Hai cư: rất đỗi giản dị, đó là những sự vật, sự việc nho nhỏ trong đời sống như một chú dế mèn, một bông cúc trắng, chiếc cối xaythem chí chỉ là một âm thanh: tiếng ve kêu, tiếng ếch nhảyv.v
- Về tính chất: Thơ Hai cư them đẫm tinh thần thiền tông Phật giáo, văn hoá Nhật Bản và Phương Đông nói chung. Đặc trưng thi pháp của Hai cư là kết cấu hư không, sử dụng những khoảng trống trong thơ. Hai cư luôn phản chiếu vạn vật trong mối tương quan, giao hoà, chuyển hoá lẫn nhau.
- Lí tưởng thẩm mĩ của thơ Hai cư vươn tới chính là những cảm giác giản dị, thanh cao nhất của cuộc sống, đó là cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, nhẹ nhàng, thanh thoátĐiều này khác hẳn thơ Đường vốn mang tính thẩm mĩ hào sảng, hoành tráng, bao la, bát ngát
- Một số tác giả thơ Hai cư chính: Ba Sô (1644-1694); Y.Bu Son (1716-1783); K. ít Sa (1763-1827); M. Si ki (1867-1902)
b, Phân tích hai bài thơ Hai cư tiêu biểu
HSĐ-TL&PB 
Bài 1:
* Bướm không nhởn nhơ bay trên ngàn hoa mà lại đậu trên chuông chùa. Chuông chùa và cánh bướm tương phản nhau. Chuông chùa cổ kính, to và nặng, còn cánh bướm mùa xuân thì nhỏ bé, mỏng manh. Tưởng như tiếng chuông ngân nga diệu huyền đã ru hồn cánh bướm, làm cho nó ngủ im lìm. Màu đồng xám lạnh của chuông chùa, cánh bướm rực rỡ, lấp lánh; hai hình ảnh ấy, hai màu sắc ấy tương phản bằng những nét vẽ chấm phá linh diệu. Ta tưởng như không gian (mái chùa) im lìm, vắng vẻ, thời gian (mùa xuân) như ngừng trôi.
Bài 2:
HSĐ-TL&PB 
* “Hoa mơ nở trắng” tượng trưng cho mùa xuân đẹp. “Màn đêm đen” tượng trưng cho cái chết. “Bình minh lên” tượng trưng cho cái đẹp, cái mới mẻ, sự khởi đầu. Sắc trắng của hoa mơ, màu đen của màn đêm, ánh hang của bình minh, đó là những màu sắc vừa hài hoà vừa tương phản thể hiện một bút pháp lãng mạn. Chết không có nghĩa là hết. Sau đêm tàn thì bình minh lên. Đó là một ý tưởng đẹp cho they Bu son rất yêu đời khi sắp mất. 
* So sánh với ý thơ của Nguyễn Du: “Thác là thể phách, còn là tinh anh”

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de VII.doc