Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề VIII, Tiết 56 đến 60

Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề VIII, Tiết 56 đến 60

VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ CÁCH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

THỰC HÀNH PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA MỘT VBVH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS: * Nắm được một số nét đặc trưng của văn bản văn học.

 * Có khả năng vận dụng một số thao tác cơ bản để đọc- hiểu văn bản văn học. Qua đó thực hành phân tích cấu trúc của một tác phẩm văn học cụ thể.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

- Bản phô tô một tác phẩm văn học bất kì.

 

doc 2 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1819Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề Tự chọn Ngữ văn 10 - Chuyên đề VIII, Tiết 56 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản văn học và cách đọc hiểu văn bản văn học
Thực hành phân tích cấu trúc nội tại của một VBVH
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS: * Nắm được một số nét đặc trưng của văn bản văn học. 
 * Có khả năng vận dụng một số thao tác cơ bản để đọc- hiểu văn bản văn học. Qua đó thực hành phân tích cấu trúc của một tác phẩm văn học cụ thể.
B. Phương tiện thực hiện 
- SGK, SGV 
- Thiết kế bài học
- Bản phô tô một tác phẩm văn học bất kì.
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra baì cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho Học sinh đọc SGK ? Tr. 55
GVH: Anh ( chị) hãy trình bày nội dung ở phần1 trong SGK tr 55 ?
GV: Cho HS đọc SGK
GVH: SGK phần 2 trình bày nội dung gì về đặc điểm của văn bản văn học ?
GV: Cho HS phần 3 và phát vấn các em.
GVH: Hãy cho biết ở đoạn 3 người biên soạn chia cấu trúc văn bản văn học ra làm mấy lớp ?
GV: Cho HS đọc SGK Tr 58, khái quát và định hướng nội dung cho HS ?
GV: Lấy một VBVH cho các em thực hành việc đọc – hiểu một tác phẩm văn học.
I. Văn bản văn học
1, Khái niệm
HSĐ&TL:
- Văn bản văn học được xây dung bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính nghệ thuật cao.
2, Đặc điểm 
Về ngôn từ
HSĐ&TL:
- Ngôn từ của văn bản văn học có tính nghệ thuật, là sự tái tạo ngôn từ thường ngày theo quy luật của cái đẹp.
- Ngôn từ của văn bản văn học có tính hình tượng.
b. Về hình tượng
HSĐ&TL:
+ Khái niệm: hình tượng văn học là một dạng đặc thù của hình tượng nghệ thuật, được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ. 
+ Đặc điểm của hình tượng văn học
* Được nhà văn hư cấu, tưởng tượng theo quan điểm riêng, có tính chủ quan.
* Thông qua hình tượng văn học, nhà văn phát biểu quan niệm của bản thân về cuộc sống, bộc lộ thế giới quan, nhân sinh quan. Hình tượng văn học cũng là tâm điểm để đối thoại giữa nhà văn và độc giả.
3. Cấu trúc văn bản văn học
a, Lớp ngôn từ
HSĐ&TL: chất liệu tạo nên một VBVH là từ ngữ
b, Lớp ý nghĩa 
HSĐ&TL: thể hiện qua đề tài và chủ đề
II. Đọc – hiểu văn bản văn học.
1, Những tri thức cần thiết
A, Những tri thức về thời đại của nhà văn.
B, Những tri thức về truyền thống văn hoá, văn học.
2, Đọc – hiểu văn bản văn học
A, Đọc hiểu ngôn từ
B, Đọc hiểu hình tượng
III. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm một đoạn thơ, bài thơ có nhiều tầng nghĩa, hoặc có những từ ngữ được hiểu theo nhiều ý nghĩa ?
VD: Trèo lên cây bưởi hái hoa; đoạn thơ cuối trong bài Tống Biệt Hànhv.v
HSPB: + Bài “Trèo lên cây bưởi hái hoa” có thể hiểu theo hai ý (theo nhận định về hai mối quan hệ):
Chàng trai & người yêu cũ; Chàng trai gặp cô gái khi cô đã có chồng.
 + Sự đổi vai trong đoạn thơ cuối bài Tống Biệt Hành.
Bài tập 2: Các em hãy xác định đề tài, chủ đề, hình tượng văn học trong tác phẩm “Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” ?
a) Đề tài: viết về tình bạn – tống biệt.
b) Chủ đề: Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai người bạn tri âm, tri kỉ, nỗi buồn nhớ, cô đơn trong li biệt.
C, Hình tượng văn học : “ cố nhân; Hoàng Hạc lâu; cô phàm; Trường Giangv.v.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de VIII.doc