Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ Văn 10 Nâng cao

Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ Văn 10 Nâng cao

1. Tiếng Việt

1.1. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ

Ngôn ngữ dạng nói và dạng viết

- Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết.

- Biết vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ dạng nói và dạng viết vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.

Nêu được các đặc điểm, lấy được ví dụ minh hoạ.

 

doc 111 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2224Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ Văn 10 Nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương trình nâng cao
A - khái quát về các chủ đề
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 10 (Nâng cao)quy định mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với các chủ đề như sau :
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Tiếng Việt 
1.1. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
Ngôn ngữ dạng nói và dạng viết
- Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết.
- Biết vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ dạng nói và dạng viết vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.
Nêu được các đặc điểm, lấy được ví dụ minh hoạ.
– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 
- Biết vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.
– Biết sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ ngữ nghề nghiệp, câu rút gọn phù hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể.
– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
- Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ; biết phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
– Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc - hiểu và tạo lập các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
– Viết được một số văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm có yếu tố nghệ thuật.
1.2. Hoạt động giao tiếp 
– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
– Hoàn thiện hiểu biết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
– Nhận thức được sự phổ biến và đa dạng của hoạt động giao tiếp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bằng nhiều kênh khác nhau : âm thanh, chữ viết, hình ảnh,...
– Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 
Hiểu đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ, các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, các nhân tố tham gia giao tiếp. 
1.3. Một số kiến thức khác
– Lịch sử tiếng Việt
– Hiểu được một cách khái quát nguồn gốc, quan hệ họ hàng và quá trình phát triển của tiếng Việt. 
– Biết vận dụng kiến thức về lịch sử tiếng Việt vào việc tìm hiểu tiến trình lịch sử văn học Việt Nam với thành tựu văn học chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
– Yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
– Hiểu được các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
– Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc nói, viết và đọc - hiểu các văn bản.
 – Nắm được những yêu cầu chung về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách.
– Từ Hán Việt
– Hiểu một số yếu tố Hán Việt thường dùng để cấu tạo từ.
– Hiểu được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt có trong các văn bản học ở lớp 10.
1.4. Củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học
Hoàn thiện những kiến thức và kĩ năng đã học ở Trung học cơ sở về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, các biện pháp tu từ.
Củng cố kiến thức và kĩ năng thông qua thực hành, luyện tập.
2. Làm văn
2.1. Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
– Hoàn thiện kiến thức về văn bản và đặc điểm của văn bản ; hiểu những điều kiện tạo lập văn bản và liên kết trong văn bản.
– Vận dụng được những kiến thức trên vào quá trình đọc - hiểu văn bản.
– Nắm được một số điều kiện để tìm ý, triển khai ý : quan sát, liên tưởng, tưởng tượng ; chọn sự việc, chi tiết tiêu,...
Phân tích được những đặc điểm của văn bản qua các ví dụ cụ thể.
2.2. Các kiểu văn bản
– Văn bản tự sự 
– Hoàn thiện kiến thức về văn bản tự sự ; hiểu ý nghĩa và biết cách đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào văn bản tự sự.
– Biết tóm tắt văn bản tự sự, biết trình bày miệng văn bản tóm tắt trước tập thể.
– Biết vận dụng những kiến thức trên để đọc - hiểu văn bản tự sự.
– Biết viết bài văn tự sự theo cốt truyện đã có hoặc tự mình xây dựng kết hợp với miêu tả, biểu cảm ; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn.
– Nhận ra các đặc điểm của văn tự sự qua các văn bản đọc - hiểu trong chương trình lớp 10.
– Biết tóm tắt các văn bản tự sự (truyện dân gian, truyện trung đại) theo nhân vật chính.
– Biết sử dụng chất liệu trong những văn bản văn học để làm bài văn tự sự.
– Văn bản thuyết minh
– Hoàn thiện kiến thức về văn bản thuyết minh (đặc điểm, yêu cầu và phương pháp thuyết minh, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh).
– Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh, biết trình bày miệng một văn bản thuyết minh trước tập thể.
– Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sự kết hợp các phương thức biểu đạt ; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn.
– Biết viết bài thuyết minh về một tác phẩm, tác giả, một thể loại văn học đã học ở lớp 10.
– Văn bản nghị luận
– Hoàn thiện những hiểu biết về văn bản nghị luận (đặc điểm, vai trò của luận điểm, yêu cầu của đề văn và ngôn ngữ của bài văn nghị luận,...)
– Hiểu cách thức triển khai các thao tác lập luận : giải thích, chứng minh,...
– Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để đọc - hiểu văn bản nghị luận.
– Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội hoặc văn học ; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn.
– Biết trình bày miệng một vấn đề trước tập thể.
– Biết cách phân tích một đề văn nghị luận (đặc điểm, yêu cầu,...)
– Biết viết đoạn văn, bài văn theo các thao tác giải thích, chứng minh... ; biết huy động các kiến thức về tác phẩm văn học được học ở lớp 10 để viết bài.
– Một số kiểu văn bản khác 
– Hiểu mục đích, nội dung, đặc điểm, yêu cầu và cách thức xây dựng kế hoạch cá nhân ; hiểu tầm quan trọng của ý thức và thói quen lập kế hoạch làm việc.
– Hiểu mục đích, đặc điểm, nội dung, yêu cầu và cách tạo lập văn bản quảng cáo ; hiểu tầm quan trọng của tính ấn tượng và tính trung thực trong quảng cáo.
– Biết xây dựng kế hoạch học tập, sinh hoạt của cá nhân ; biết viết các văn bản quảng cáo thông thường.
3. Văn học
3.1. Văn bản văn học
– Sử thi Việt Nam và nước ngoài
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các trích đoạn sử thi Việt Nam và nước ngoài (Đăm Săn ; Ô-đi-xê – Hô-me-rơ ; Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki) : phản ánh một nét diện mạo tinh thần của thời kì cổ đại ; ca ngợi kì tích và phẩm chất của các nhân vật anh hùng ; sử dụng ngôn ngữ anh hùng ca.
– Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của thể loại sử thi.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại.
– Nhớ được cốt truyện, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật, nhận xét được những đặc điểm nội dung của các trích đoạn sử thi.
– Nhận biết một số nét cơ bản về đề tài, hình tượng, ngôn ngữ sử thi. 
– Nhận biết được tác phẩm sử thi theo đặc điểm thể loại.
– Truyền thuyết Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ : một truyền thuyết về lịch sử dân tộc qua lăng kính tưởng tượng ; thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật lịch sử ; bài học giữ nước ; mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyền thuyết. 
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
– Nhớ được cốt truyện, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật, nhận ra ý nghĩa và bài học lịch sử của tác phẩm.
– Phân biệt được truyền thuyết và sử thi.
– Nhận biết được tác phẩm truyền thuyết theo đặc điểm thể loại. 
– Truyện cổ tích Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện Tấm Cám : xung đột thiện – ác, ước mơ công bằng xã hội ; vai trò của yếu tố hoang đường, kì ảo và lối kết thúc có hậu.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích. 
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
– Nhớ được những biến cố, kiểu nhân vật, mô típ thường gặp của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám.
– Trình bày được cách phân loại và nội dung chính của truyện cổ tích.
– Nhận biết được tác phẩm truyện cổ tích theo đặc điểm thể loại.
– Truyện cười Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày ; Tam đại con gà : ý nghĩa châm biếm sâu sắc và những bài học thiết thực ; nghệ thuật phóng đại và tạo tình huống gây cười.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện cười.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm truyện cười theo đặc trưng thể loại. 
– Hiểu đối tượng, ý nghĩa của tiếng cười, nghệ thuật gây cười trong các truyện được học.
– Trình bày được cách phân loại, nội dung và nghệ thuật chính của truyện cười.
– Nhận biết được tác phẩm truyện cười theo đặc điểm thể loại. 
– Truyện thơ dân gian
 Nhận biết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu qua một đoạn trích tiêu biểu. 
– Ca dao Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao trữ tình và ca dao châm biếm, hài hước : đời sống tình cảm đa dạng, phong phú của nhân dân lao động ; cách thể hiện vừa hài hước, châm biếm vừa tinh tế, sâu sắc.
– Hiểu tính chất trữ tình và khả năng biểu đạt của thể thơ lục bát trong ca dao. 
– Biết cách đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. 
– Hiểu nội dung phản ánh, tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa ; phát hiện được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của các bài ca dao được học.
– Biết tìm hiểu một bài ca dao qua các phương diện : đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ,...
– Thơ trung đại Việt Nam 
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thơ trung đại (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão ; Bảo kính cảnh giới, số 43 – Nguyễn Trãi ; Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm ; Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du ; các bài đọc thêm : Quốc tộ – Đỗ Pháp Thuận ; Cáo tật thị chúng – Mãn Giác ; Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn) : lí tưởng và nhân sinh quan của con người thời trung đại, tâm sự về số phận con người và thời cuộc ; cách sử dụng sáng tạo thể thơ Đường luật và cách thể hiện cảm xúc trữ tình. 
– Hiểu một vài đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình trung đại theo đặc trưng thể loại.
– Nhận ra được chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm ; nỗi lòng, tình cảm của tác giả ; phát hiện được các chi tiết nghệ thuật của mỗi bài thơ.
– Hiểu đặc điểm về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt của thơ trung đại. 
– Thơ Đường và thơ hai-cư
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lí Bạch ; Thu hứng – Đỗ Phủ ; các bài đọc thêm : Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu ; Khuê oán – Vương Xương Linh ; Điểu minh giản – Vương Duy) : đề tài, cấu tứ, bút pháp tình cảnh giao hoà ; phong thái nhân vật trữ tình ; tính cách luật và vẻ đẹp hàm súc, cổ điển. 
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường ; biết liên hệ để hiểu một số đặc điểm của thơ Đường luật Việt Nam.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại.
– Bước đầu nhận biết vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ hai-cư của M. Ba-sô (Nhật Bản).
– Nhận biết được một bài thơ Đường qua thể thơ, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật, biểu đạt.
– Phú Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu : tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lối kết cấu và lời văn kết hợp biền ngẫu với thơ. 
– Nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của thể phú. 
– Biết cách đọc - hiểu một bài phú theo đặc trưng thể loại.
Nắm được một số nét về sự phân loại và cách thể hiện nội dung của thể ph ...  phát triển của tiếng Việt.
2. Kĩ năng 
Vận dụng những kiến thức đã học trong bài để hiểu thực tiễn sử dụng ngôn ngữ ở địa phương và trong cả nước.
III - Hướng dẫn thực hiện 
1. Tìm hiểu chung 
– Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, đồng thời là ngôn ngữ có tính chất phổ thông và ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam.
– Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, rất cổ xưa.
– Tiếng Việt thuộc họ Nam á, có quan hệ gần gũi với tiếng Mường và xa hơn là với nhóm tiếng Môn – Khmer. 
– Quá trình phát triển của tiếng Việt trải qua bốn thời kì chính : cổ đại, từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
2. Luyện tập 
– Nhận định về vai trò của tiếng Việt trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
– Trình bày hiểu biết về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
– Trình bày các thời kì phát triển của tiếng Việt.
– Xác định những chữ viết đã được dùng để ghi âm tiếng Việt và phân tích vai trò quan trọng của chúng đối với quá trình phát triển của tiếng Việt. 
3. Hướng dẫn tự học
– Tìm hiểu về dân tộc và ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của cư dân ở địa phương đang sinh sống. 
– Tìm ví dụ về các tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. 
ôn tập về làm văn
I - Mức độ cần đạt
– Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các kiểu văn bản đã học ;
– Củng cố các kiến thức về quan sát, thể nghiệm, liên tưởng, tưởng tượng và một số kiến thức, kĩ năng nâng cao về làm văn.
II - Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
– Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận ; yêu cầu kết hợp các kiểu văn bản trên trong việc tạo lập văn bản.
– Dàn ý của bài văn tự sự, biểu cảm ; quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong việc tạo lập văn bản tự sự, biểu cảm.
– Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh.
– Các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, diễn dịch, quy nạp ; cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
– Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
– Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.
2. Kĩ năng
– Phân tích đề, lập dàn ý bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
– Viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.
– Tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
– Viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.
– Trình bày một vấn đề.
III - Hướng dẫn thực hiện 
1. Tìm hiểu chung
– Củng cố kiến thức cơ bản qua việc tự đọc SGK, chuẩn bị trước đề cương ôn tập theo các câu hỏi.
– Qua luyện tập để hoàn thiện, nâng cao kiến thức.
2. Luyện tập
Lập dàn ý, viết đoạn văn, tóm tắt văn bản.
3. Hướng dẫn tự học
– Củng cố và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng qua việc thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận (làm ở nhà).
ôn tập tiếng việt
I - mức độ cần đạt
– Nắm chắc các kiến thức về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, lịch sử tiếng Việt và các yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt, văn bản và sự phân biệt văn bản nói với văn bản viết ; 
– Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
II - Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 
1. Kiến thức 
Củng cố kiến thức về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về lịch sử tiếng Việt và các yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt, về văn bản và sự phân biệt văn bản nói và văn bản viết. 
2. Kĩ năng 
– Hệ thống hoá kiến thức.
– Sử dụng tiếng Việt để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
III - Hướng dẫn thực hiện 
1. Luyện tập
– Nêu những đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
– Trình bày hiểu biết về các chức năng của ngôn ngữ và các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
– Nêu các yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt (về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng ngôn ngữ).
– Trình bày những hiểu biết về lịch sử tiếng Việt (nguồn gốc, quan hệ họ hàng, quá trình phát triển).
– Nêu những đặc điểm của văn bản, phân biệt văn bản nói và văn bản viết. 
2. Hướng dẫn tự học
Viết một văn bản giới thiệu về ca dao Việt Nam, sau đó chỉ ra : loại văn bản của văn bản vừa được viết ; những nhân tố giao tiếp liên quan đến văn bản này ; đánh giá văn bản theo các yêu cầu sử dụng tiếng Việt ; trình bày văn bản đó dưới dạng nói và chỉ ra sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết.
Văn bản quảng cáo
Và Viết văn bản quảng cáo
i - mức độ cần đạt
– Nắm được đặc điểm, cấu trúc của văn bản quảng cáo ;
– Nắm được các đặc điểm và cách xây dựng một văn bản quảng cáo.
ii - trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
– Khái niệm văn bản quảng cáo, vai trò của quảng cáo trong đời sống ; 
– Yêu cầu và cách viết quảng cáo cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ.
2. Kĩ năng
– Nhận diện và phân tích tính hấp dẫn trong một số văn bản quảng cáo.
– Biết viết các văn bản quảng cáo thông thường.
iii - hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
- Quảng cáo là loại văn bản nhằm thông tin, thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích,... của sản phẩm, dịch vụ.
- Quảng cáo có vai trò quan trọng trong xã hội thông tin và kinh tế thị trường.
- Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
- Để viết quảng cáo cần xác định những nội dung cơ bản cần nêu bật của sản phẩm, dịch vụ ; lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp ; lựa chọn cách trình bày ấn tượng.
2. Luyện tập
– Nhận diện và phân tích các đặc điểm và yêu cầu của văn bản quảng cáo ;
– Viết văn bản quảng cáo.
Ví dụ : Quảng cáo cho một sáng kiến giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp ; Quảng cáo về một dạ hội tiếng Anh của trường.
3. Hướng dẫn tự học
Căn cứ tình huống thực tiễn để xây dựng văn bản quảng cáo đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
TổNG KếT LịCH Sử VĂN HọC VIệT NAM
THờI TRUNG ĐạI
I - MứC Độ CầN ĐạT
– Hệ thống được những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 10 về văn học Việt Nam thời trung đại ;
– Rèn luyện năng lực khái quát những vấn đề văn học sử theo từng cấp độ : ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác gia, tác phẩm.
II - TRọNG TÂM KIếN THứC, Kĩ NĂNG
1. Kiến thức
Phương tiện ngôn ngữ, quá trình hình thành và phát triển cùng những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.
2. Kĩ năng
Hệ thống hoá những kiến thức đã học. 
III - HƯớNG DẫN THựC HIệN
1. Tìm hiểu chung
a) Về cấu trúc 
Văn học Việt Nam thời trung đại gồm hai bộ phận phát triển song song và có tác động qua lại trong quá trình lịch sử : văn học dân gian và văn học viết. 
b) Về quá trình lịch sử
Lịch sử văn học viết nước ta từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX chia làm bốn giai đoạn. Các giai đoạn sau có sự kế thừa, phát huy những thành tựu của giai đoạn trước.
c) Các đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam thời trung đại
– Về quan niệm văn học : Khái niệm văn được hiểu rất rộng, người xưa coi trọng loại văn học thuật, hành chính, văn đạo lí, các loại văn nghệ thuật diễn tả tình cảm thẩm mĩ không được đánh giá cao. Các thể loại vừa có ranh giới khá rõ rệt vừa có sự đan xen ; nhiệm vụ giáo dục đạo lí, học thuật, nói chí, tỏ lòng được đặt lên trên hết.
– Về nội dung tư tưởng : Truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng ; có truyền thống tình thương, lòng nhân nghĩa ; tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan ; có sự gặp gỡ với ba luồng tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
– Về hình thức nghệ thuật : có tính quy phạm chặt chẽ ; tính uyên bác và khuynh hướng mô phỏng cổ nhân ; cá tính nhà văn chưa có điều kiện thể hiện thật đậm nét.
2. Rèn luyện kĩ năng
 Phân tích, chứng minh quan hệ và tác động qua lại giữa các bộ phận, các thành phần văn học Việt Nam thời trung đại trong quá trình vận động phát triển.
3. Hướng dẫn tự học
Đọc lại bài viết SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt
I - mức độ cần đạt
– Nắm được các yêu cầu về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng ngôn ngữ khi sử dụng tiếng Việt ;
– Biết vận dụng những hiểu biết trên vào đọc - hiểu văn bản và làm văn.
II - Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 
1. Kiến thức 
Các yêu cầu về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng ngôn ngữ khi sử dụng tiếng Việt.
2. Kĩ năng 
– Sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và theo đúng phong cách chức năng ngôn ngữ.
– Nhận biết và sửa chữa các lỗi sử dụng tiếng Việt về các phương diện nêu trên. 
III - Hướng dẫn thực hiện 
1. Tìm hiểu chung 
Việc sử dụng tiếng Việt phải tuân thủ các yêu cầu sau : 
– Về ngữ âm : phải phát âm đúng, hướng tới cách phát âm phổ biến trong cả nước.
– Về chữ viết : phải viết đúng chính tả. 
– Về từ ngữ : dùng từ phải chính xác (đúng nghĩa) ; coi trọng tính nghệ thuật trong sử dụng từ ngữ. 
– Về ngữ pháp : phải tuân thủ các quy tắc ngữ pháp đồng thời cũng cần biết vận dụng linh hoạt các quy tắc đó.
– Về phong cách chức năng ngôn ngữ : phải lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ thích hợp với từng phong cách chức năng. 
2. Luyện tập 
– Phân tích sự hoà phối ngữ âm trong một đoạn văn.
– Phân tích sự giống và khác nhau về nhịp, tiết tấu và vần của hai đoạn trích văn học.
– Xác định nghĩa của một số từ tiếng Việt trong văn bản cụ thể.
– Phân tích cấu tạo ngữ pháp và sự vận dụng linh hoạt quy tắc cấu tạo ngữ pháp của một cụm danh từ. 
3. Hướng dẫn tự học
Tự đánh giá một bài làm văn của bản thân theo các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt : ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.
TổNG KếT PHƯƠNG PHáP
ĐọC - HIểU VĂN BảN VĂN HọC
I - MứC Độ CầN ĐạT
– Củng cố những hiểu biết về phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học ;
– Vận dụng phương pháp để hình thành năng lực đọc - hiểu văn bản văn học.
II - TRọNG TÂM KIếN THứC, Kĩ NĂNG
1. Kiến thức
Các phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học.
– Dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa văn bản.
– Lấy tư tưởng chính của văn bản mà soi sáng các chi tiết trong văn bản ;
– Thể nghiệm ý nghĩa văn bản văn học.
2. Kĩ năng
– Phân tích hình tượng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật.
– Phân tích tư tưởng và ý nghĩa của văn bản văn học. 
III - HƯớNG DẫN THựC HIệN
1. Tìm hiểu chung
a) Xác định ý nghĩa văn bản dựa vào ngữ cảnh
– Ngữ cảnh văn bản (SGK).
– Ngữ cảnh tình huống.
– Ngữ cảnh văn hoá.
b) Soi sáng mọi chi tiết của văn bản bằng tư tưởng chính của văn bản.
c) Thể nghiệm ý nghĩa của văn bản văn học. 
d) Những điều nên tránh : cắt xén văn bản và suy diễn không có căn cứ.
2. Luyện tập
 – Phân tích một bài thơ thời trung đại đã học để thấy mối quan hệ giữa tư tưởng chính và các chi tiết của văn bản.
– Nêu và phân tích một vài tác hại của việc cắt xén văn bản hoặc suy diễn không có căn cứ văn bản văn học.
3. Hướng dẫn tự học
– Thế nào là ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hoá ? Cho ví dụ.
– Chọn một vài văn bản ngắn (đoạn trích văn bản) và nêu mối quan hệ giữa tư tưởng chính với các chi tiết của văn bản (đoạn trích) đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ Văn10 Nc.doc