Câu 1: Chọn phản ứng viết sai?
A. 2NaBr (dung dịch)+Cl2 2NaCl + Br2. B. 2NaI (dung dịch) + Br2 2NaBr + I2.
C. 2NaI (dung dịch) + Cl2 2NaCl + I2. D. 2NaCl (dung dịch) + F2 2NaF + Cl2¬.
Câu 2: Giải thích tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo. Hãy chọn lí do đúng.
A. Vì flo không tác dụng với nước.
B. Vì flo có thể tan trong nước.
C. Vì flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo rất nhiều, có thể bốc cháy khi tác dụng với nước.
D. Vì một lí do khác.
Chuyên đề: CÁC PHI KIM NHÓM VIIA ( Halogen ) (P3) 1.3. Flo – Brom – Iot Câu 1: Chọn phản ứng viết sai? A. 2NaBr (dung dịch)+Cl2 2NaCl + Br2. B. 2NaI (dung dịch) + Br2 2NaBr + I2. C. 2NaI (dung dịch) + Cl2 2NaCl + I2. D. 2NaCl (dung dịch) + F22NaF + Cl2. Câu 2: Giải thích tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo. Hãy chọn lí do đúng. A. Vì flo không tác dụng với nước. B. Vì flo có thể tan trong nước. C. Vì flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo rất nhiều, có thể bốc cháy khi tác dụng với nước. D. Vì một lí do khác. Câu 3: Cho Flo, Clo, Brom, Iot lần lượt tác dụng với H2. Phản ứng giữa halogen nào xảy ra mãnh liệt nhất? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 4: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 5: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr. Trong phản ứng trên, brom đóng vai trò A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. không là chất oxi hóa, không là chất khử. Câu 6: Phương pháp nào dưới đây được dùng để điều chế khí F2 trong công nghiệp? A. Oxi hóa muối florua. B. Dùng halogen khác đẩy flo ra khỏi muối. C. Điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng. D. Không có phương pháp nào. Câu 7: Phản ứng được dùng để điều chế Br2 trong công nghiệp là A. 2AgBr 2Ag + Br2. B. 2HBr + Cl2 2HCl + Br2. C. 2NaBr + Cl2 2NaCl + Br2. D. 2H2SO4 + 4KBr + MnO2 2K2SO4 + MnBr2 + Br2 + 2H2O. Câu 8: Nguồn chủ yếu để điều chế brom trong công nghiệp là A. rong biển. B. nước biển. C. muối mỏ. D. tảo biển. Câu 9: Nguồn chủ yếu để điều chế iot trong công nghiệp là A. rong biển. B. nước biển. C. muối mỏ. D. tảo biển. Câu 10: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra? A. Cl2 + 2KI2KCl + I2. B. 2Fe + 3I2 2FeI3. C. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3. D. SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4. Câu 11: Phát biểu không đúng là A. Tất cả các halogen đều có các số oxi hoá: -1,0, +1, +3, +5 và +7. B. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kì. C. Các halogen đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p. D. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot. Câu 12: Bình thuỷ tinh không dùng để chứa chất nào sau đây? A. HNO3. B. HF. C. H2SO4. D. HCl. Câu 13: Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Để loại bỏ clo ra khỏi hỗn hợp người ta dùng: A. KBr. B. KCl. C. H2O. D. NaOH. Câu 14: Cho các nhận định sau: (1) Hỗn hợp khí Cl2 và O2 có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. (2) Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng quỳ tím ẩm. (3) Về tính axit HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO. (4) Clorua vôi, nước Gia-ven (Javen) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do chứa ion ClO-, gốc của axit có tính oxi hóa mạnh. (5) KClO3 được ứng dụng trong sản xuất diêm. (6) KClO3 được ứng dụng trong điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. (7) KClO3 được ứng dụng trong sản xuất pháo hoa. (8) Hỗn hợp khí H2 và F2 có thể tồn tại ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 15: Sục khí Cl2 vào dung dịch chứa m gam dung dịch KI dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch thu được (m- 36,6) gam chất rắn. Tính khí Cl2 (đktc) đó dùng: A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 8,96 lít. Câu 16: Khi cho 10,5g NaI vào 50ml dung dịch Br2 0,5M. Khối lượng muối NaBr thu được là: A. 3,45g. B. 5,15g. C. 4,67g. D. 6,25g. Câu 17: Sục lượng khí clo dư qua dung dịch NaBr và NaI. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,17g NaCl thì số mol hỗn hợp NaBr và NaI đã phản ứng là bao nhiêu? (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 0,01 mol. B. 0,02 mol. C. 0,10 mol. D. 0,20 mol. Câu 18: Sục lượng khí clo dư qua dung dịch NaBr và NaI. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,4 gam NaCl thì thể tích Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng bằng bao nhiêu? (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 0,448 lít. D. 0,224 lít. Câu 19: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được dung dịch muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Lượng clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên là A. 0,1 mol. B. 0,05 mol. C. 0,02 mol. D. 0,01 mol. Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước, thu được dung dịch Y. Sục khí clo tới dư vào dung dịch Y. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan Z. Phần trăm khối lượng muối NaCl trong hỗn hợp X là A. 28,06%. B. 56,12%. C. 14,03%. D. 42,09%. Câu 21: Cho khí clo lội từ từ cho đến dư qua dung dịch hỗn hợp chứa 6,88 gam hai muối NaCl và NaBr. Làm bay hơi dung dịch cho tới khi thu được 6,435 gam muối khan. Khối lượng của NaCl trong hỗn hợp ban đầu là A. 5,85 gam. B. 2,925 gam. C. 4,3875 gam. D. 4,65 gam. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp NaCl và NaI vào nước (dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng vừa đủ với brom thu được 11 gam muối khan. Phần trăm khối lượng NaCl trong hỗn hợp ban đầu là A. 21,91%. B. 56,18%. C. 43,82%. D. 78,09%. Câu 23: Cho 11,55 gam hỗn hợp X gồm Cl2 và Br2 (có thể lệ mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaI. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 13,225. B. 8,075. C. 10,30. D. 16,15. Câu 24: Trộn 8,775 gam NaCl với a gam NaI rồi cho hết vào nước khuấy đều thu được dung dịch X. Sục khí clo dư vào dung dịch X, sau phản ứng thu được 11,7 gam muối clorua. Giá trị của a là A. 7,5. B. 15. C. 10. D. 12,5. Câu 25: Cho 6,72 lít khí clo đi qua dung dịch chứa m gam hỗn hợp X gồm NaBr và NaI, sau phản ứng thu được 23,4 gam muối clorua. Biết m gam X ở trên phản ứng vừa đủ với 16 gam dung dịch brom. Giá trị của m là A. 37,95. B. 50,6. C. 35,6. D. 25,3. BẢNG ĐÁP ÁN .C1.D 2.C 3.A 4.A 5.B 6.C 7.C 8.B 9.A 10.B 11.A 12.B 13.A 14.C 15.C 16.B 17.B 18.A 19.B 20.A 21.A 22.C 23.D 24.A 25.B
Tài liệu đính kèm: