Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 10

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 10

1 Các kiến thức chung

1. Phong cách ngôn ngữ:

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2. Phương thức biểu đạt:

- Phương thức biểu đạt tự sự

- Phương thức biểu đạt miêu tả

- Phương thức biểu đạt biểu cảm

- Phương thức biểu đạt thuyết minh

- Phương thức biểu đạt nghị luận

- Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

3. Các biện pháp tu từ:

- Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.

- Đối : Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó.

So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

- Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

- Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người

 

docx 7 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ Văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
I . PHẦN ĐỌC – HIỂU 
I.1 Các kiến thức chung
1. Phong cách ngôn ngữ:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
2. Phương thức biểu đạt:
- Phương thức biểu đạt tự sự
- Phương thức biểu đạt miêu tả
- Phương thức biểu đạt biểu cảm
- Phương thức biểu đạt thuyết minh
- Phương thức biểu đạt nghị luận
- Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ
3. Các biện pháp tu từ:
- Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.
- Đối : Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó.
 So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
- Ẩn dụ: Cách diễn đạt  mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
- Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người
- Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
- Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng
 - Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng.	
- Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định)
- Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên.
- Phép liệt kê: Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại (nhưng khác nhau về từ ngữ) nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.
4. Các phép liên kết
- Phép nối (Tác dụng: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ quả, thời gian.)
- Phép thế (Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ ngữ.)
- Phép tỉnh lược (Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ.0
- Phép lặp từ vựng (Tác dụng: Liên kết câu, nhấn mạnh ý.)
- Phép liên tưởng, Tác dụng: Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản, bộc lộ rõ nội dung.)
I.2. Các cấp độ kiến thức:
 1. Nhận biết (câu 1,2,3) 
 2. Thông hiểu (câu 4,5 )
 3. Vận dụng (câu 6)
 ( Các kiến thức kiểm tra xem ở phần cuối cấu trúc đề kiểm tra)
 I.3. Ngữ liệu đọc hiểu:
 - Đọc hiểu một văn bản văn xuôi tự sự trung đại ngoài chương trình (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).
 - Đọc hiểu truyện thơ, ngâm khúc trung đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).
II. LÀM VĂN
II.1. Viết bài làm văn nghị luận văn học, theo các cấp độ kiến thức: 
Viết bài văn nghị luận về văn bản hoặc đoạn trích bài “Phú sông Bạch Đằng” của tác giả Trương Hán Siêu.
 	Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.
- Xác định được bố cục, nội dung chính, các nhân vật của bài phú.
- Nhận diện từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu:
- Trình bày được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài phú: tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc;có sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tự sự, nghị luận và trữ tình; lối văn biền ngẫu đăng đối; giọng điệu hùng hồn, tha thiết...
Vận dụng:
- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.
- Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả Trương Hán Siêu trong văn học Việt Nam.
Vận dụng cao:
- Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận.
- Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
- Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp trong văn bản đối với cuộc sống, xã hội hiện tại.
2. Viết bài văn nghị luận về văn bản hoặc đoạn trích bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của tác giả Nguyễn Dữ.
 	Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
- Xác định được cốt truyện, các sự việc tiêu biểu, hệ thống nhân vật, ngôi kể... trong văn
bản/đoạn trích.
 - Nhận diện từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích.
 Thông hiểu:
 - Trình bày được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích:
+ Ngợi ca khí tiết cương trực, dũng cảm của nhân vật Ngô Tử Văn trong cuộc đấu tranh với các thế lực gian tà; đề cao lối sống ngay thẳng, chính trực...
+ Cốt truyện li kì, bất ngờ; chi tiết kì ảo đặc trưng của truyện truyền kì...
 Vận dụng:
 - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, kiến thức về thể loại truyện truyền kì và tác phẩm để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề.
 - Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả Nguyễn Dữ trong văn học Việt Nam.
 Vận dụng cao:
 - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật
3. Viết bài văn nghị luận về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của tác giả Đặng Trần Côn.
Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, dịch giả, tác phẩm Chinh phụ ngâm và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
- Xác định được nội dung cảm xúc, nhân vật trữ tình của đoạn trích.
- Nhận diện được từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu:
- Trình bày được nội dung và nghệ thuật đoạn trích: nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, khao khát hạnh phúc lứa đôi; nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật...
Vận dụng:
- Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản; vận dụng kiến thức về lập luận trong văn nghị luận, các thao tác nghị luận; vận dụng kiến thức về tác phẩm để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề bài.
- Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả, dịch giả trong văn học Việt Nam.
Vận dụng cao:
- Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận
 4. Nghị luận về đoạn trích trong trong chủ đề: Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du với Trao duyên;Chí khí anh hùng
Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích.
- Xác định được nội dung, nhân vật, biện pháp nghệ thuậttrong đoạn trích.
- Nhận diện được từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích.
 Thông hiểu:
- Trình bày được nội dung và nghệ thuật đoạn trích:
+ Trao duyên: bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ; nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật Thúy Kiều.
+ Chí khí anh hùng: khát vọng lên đường, lí tưởng anh hùng của Từ Hải; nghệ xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng lập dàn ý, tạo lập văn bản, sử dụng các thao tác nghị luận; kĩ năng đọc hiểu tác phẩm để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề bài.
- Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả Nguyễn Du trong văn học Việt Nam.
Vận dụng cao:
- Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ vấn đề
nghị luận;
- Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
- Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp trong đoạn trích đối với cuộc sống, xã hội hiện tại.
II.2. Một số kiến thức trọng tâm: 
 2.1. Tác phẩm: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
a. Tác giả (những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp)
 b. Tác phẩm: 
a. Đoạn 1: Giới thiệu về nhân vật khách:
 	+ Là người có tâm hồn phóng khoáng, tự do, thích du ngoạn. Ưa hoạt động, ham hiểu biết. 
 	 + Cảm xúc của khách khi đến sông Bạch Đằng: Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng lịch sử, tâm hồn “khách” luyến tiếc ngậm ngùi về thời qúa khứ đã qua, thời quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Khách vừa vui, tự hào, vừa buồn, nuối tiếc khi đến sông Bạch Đằng.
 	 b. Đoạn 2: Câu chuyện lịch sử của Bạch Đằng giang qua sự hồi tưởng của các bô lão:
+ Giới thiệu về trận đánh của hai ông vua nhà Trần (Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông), là trận đánh kinh thiên động địa: trận thuỷ chiến được khắc hoạ cô đọng hàng loạt hình ảnh nói lên sự mãnh liệt h ùng dũng.
+ Kẻ địch có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu ma chước quỷ. Ta chiến đấu trên chính nghĩa, vì chính nghĩa nên thuận lẽ trời. Thêm vào đó, ta lại có địa lợi, nhân hoà là những yếu tố quyết định của chiến thắng.
-> Cảm xúc trữ tình thành cảm xúc anh hùng ca. Những chiến công ở sông Bạch Đằng lừng danh không chỉ đối với thời đại mà, ý nghĩa mãi mãi với lịch sử dân tộc.
c. Đoạn 3: Bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: Theo binh pháp cổ muốn thắng có 3 nhân tố cơ bản (thiên....địa...nhân...). Các bô lão chỉ ra: sự trợ giúp của trời; tài năng của người chèo lái cuộc chiến: con người có tài, nhân vật xuất chúng, đảm đương gánh nặng mà non sông giao phó. Sự anh minh của hai vua Trần, đặc biệt là Tiết chế Quốc công Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có tài thao lược, có tầm nhìn chiến lược đáng được muôn đời ca ngợi.
d. Đoạn 4: 
+ Lời ca các bô lão: Nhấn mạnh lẽ đời mang tính quy luật: bất nghĩa tiêu vong; anh hùng lưu danh.
+ Lời ca của khách: Ca ngợi sự anh minh, công đức của hai ông vua nhà Trần và ca ngợi đạo đức, lẽ sống tốt đẹp của dân tộc.
- Giá trị nghệ thuật: Ngôn ngữ tráng lệ, giàu hình ảnh; tác giả sử dụng điển tích, điển cố rất tài tình; giộng điệu hào hùng, ngợi ca...
2.2. Đoạn trích: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
a. Tác giả, dịch giả:
 - Tác giả: Đặng Trần Côn
 - Dịch giả: Đoàn Thị Điểm hoặc Phan Huy Ích.
 b. Tác phẩm: 
 - Hoàn cảnh ra đời: theo tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, ông đã viết nên tác phẩm “Chinh phụ ngâm”
 - Khúc ngâm gồm: 476 câu thơ, làm theo thể đoản trường cú.
- Giá trị nội dung: 
- Đoạn 1: (8 câu đầu) Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ:
 + Tâm trạng của người chinh phụ được thể hiện qua hành động lặp đi lặp lại và tả qua ngoại hình buồn rầu, nói không nên lời -> thể hiện sự tù túng bế tắc, buồn bã, lẻ loi không biết san sẻ cùng ai. 
 + Tác giả tả ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng: Tả “ngọn đèn” vật vô tri vô giác -> để tả không gian mênh mông và sự cô đơn, cô độc của con người. 
Đoạn 2: (8 câu tiếp)Nỗi sầu muộn của người chinh phụ.
 + Ngoại cảnh: Tiếng gà gáy càng gợi sự vắng vẻ, tịch mịch. Bóng cây hòe gợi cảm giác hoang vắng cô đơn đáng sợ. 
 + Tả các hành động diễn ra trong phòng: Đốt hương để tìm sự thanh thản song tâm hồn lại mê man. Gượng soi gương để trang điểm nhìn thấy khuôn mặt mình lại ứa nước mắt. Đánh đàn sợ dây bị chùng, bị đứt báo hiệu sự không hay trong tình cảm vợ chồng.
 - Đoạn 3: (8 câu cuối) Niềm nhớ thương, lo lắng tới người chồng ở phương xa:
 Tả cảnh thiên nhiên: Đặt người chinh phụ vào không gian có tầm vóc vũ trụ với các hình ảnh núi non, trời đất gợi sự xa xôi cách trở. Hình ảnh sương, gió, mưa gợi sự lạnh lẽo -> tâm trạng cô đơn buồn nhớ. Cùng với các từ láy “ thăm thẳm”; “đau đáu” -> nỗi nhớ triền miên, sự khát khao hạnh phúc và nỗi lo lắng day dứt không yên.
 => Đoạn trích thể hiện giá trị nhân đạo: đề cao quyền sống , sự trân trọng khát vọng về tình yêu về hạnh phúc lứa đôi. Ngoài ra còn tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa. 
- Giá trị nghệ thuật: ngoài sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Nghệ thuật đối được khai thác triệt để và cách gieo vần chân, vần lưng, từ láy-> diễn tả nội tâm đau buồn với với những âm điệu oán trách, than vãn, sầu muộn.
2.3/ Chủ đề Truyện Kiều
a. Tác giả Nguyễn Du
 	 * Về cuộc đời Nguyễn Du:
 - Ảnh hưởng của quê hương, gia đình – vùng văn hóa và thời đại xã hội đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du 
 	 * Sự nghiệp văn học:
 - Các sáng tác chính : 
 + Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập: có 78 bài viết trước khi ra làm quan nhà Nguyễn
 . Nam trung tạp ngâm: có 40 bài viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình 
 . Bắc hành tạp lục: có 131 bài viết khi đi sứ sang TQ . 
 + Chữ Nôm : Truyện Kiều và Văn chiêu hồn
 - Giá trị nội dung và nghệ thuật:
 	 + Nội dung: Thơ văn của NDu đề cao chữ tình: Là tình cảm chân thành, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, đề cao quyền sống của con người
 -> Giá trị nhân đạo sâu sắc của NDu 
 	+ Nghệ thuật: Ông nắm vững nhiều thể thơ của TQ, nhưng phải nói đến tài năng nghệ thuật trong sáng tác thơ chữ Nôm và thể thơ lục bát của dân tộc
 	b. Đoạn trích: Trao Duyên 
 	 - Đoạn 1: (12 câu đầu ): Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:
 	+ Khi nói trao duyên cho Vân, Kiều đã dùng những từ ngữ khéo léo để thuyết phục em, khi trao duyên Kiều cảm tưởng như sống lại với những kỉ niệm của tình yêu với Kim Trọng -> Tình yêu của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng sâu sắc và mãnh liệt.
 	 - Đoạn 2: ( 14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Vân và dặn dò:
+ Khi trao kỉ vật Kiều cảm thấy tiếc nuối, lưu luyến
+ Khi dặn dò Vân, Kiều đã liên tưởng đến cái chết và là một cái chết đầy oan nghiệt. Vì Kiều cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa. Đây là tiếng nói thương thân xót phận của người con gái tha thiết với tình yêu.
Đoạn 3:( 8 câu cuối): Tâm trạng đau khổ của Kiều sau khi trao duyên :
+ Lời thoại từ đoạn: “ Bây giờ trâm gãy gương tan-> hết đoạn trích” chuyển sang lời độc thoại. Kiều tự nói với chính mình và như đang nói với Kim Trọng. Lúc này cảm xúc của nhân vật đạt tới cao trào. Bi kịch của thân phận và tình yêu đẩy tới đỉnh điểm. Trao duyên xong, Kiều đau đớn vô cùng nhưng cũng cao đẹp vô cùng. Tâm trạng của Kiều được thể hiện qua tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
 	=> Vì chữ hiếu nàng Kiều phải hi sinh tình yêu và nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng . Nhưng tình yêu mãnh liệt và sâu đậm lại khiến nàng đau đớn, trao duyên rồi nàng than thân trách phận chứ không hề thanh thản . Vì thế trong Kiều giữa lí trí và tình cảm giữa thân phận và nhân cách chúng hòa quyện chặt chẽ.
	c. Đoạn trích: Chí khí anh hùng
 	 - Đoạn 1: ( Nửa năm lên đường thẳng rong): Cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải sau nửa năm chung sống để Từ Hải thực hiện lí trưởng của người anh hùng. 
-> Từ Hải là người anh hùng xuất chúng, phi thường, tính cách dứt khoát, kiên
 quyết. 
 	- Đoạn 2: ( Nàng rằng phận gái.một năm sau vội gì) Cuộc đối thoại giữa TK và TH – tính cách anh hùng của Từ: 
 	 Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ của Từ: không quyến luyến bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Từ Hải có khát vọng lớn lao và khẳng định quyết tâm sẽ thành công qua từ chỉ thời gian “ chầy chăng là một năm sau vội gì” đây là lời hẹn ước ngắn gọn,chắc nịch, dứt khoát của Từ.
 	 - Đoạn 3: ( Quyết lời dứt dặm khơi) Từ Hải dứt áo ra đi:
 Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và ước lệ tượng trưng qua hình ảnh cánh chim bằng lướt gió, mây, biển khơi -> Người anh hùng với lí tưởng cao đẹp mang tầm vóc vũ trụ => Thể hiện ước mơ của tác giả về một con người lí tưởng và công lí gửi vào nhân vật lãng mạn Từ Hải
 III. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa
 - Đọc hiểu truyện thơ, ngâm khúc trung đại.
.
Câu 1,2,3. (mỗi câu 0,5 điểm) Kiểm tra năng lực đọc - hiểu từ phần dẫn, tương ứng với một trong các yêu cầu: 
 - Nhận diện tác phẩm, tác giả. Nhận diện Phương thức biểu đạt. Nhận diện phong cách ngôn ngữ. Nhận biết câu chủ đề của đoạn văn. Nhận biết kiểu từ (theo cấu tạo, theo từ loại)
- Xác định các chi tiết tiêu biểu trong văn bản hoặc đoạn trích.
- Chỉ ra những thông tin trong văn bản hoặc đoạn trích.
Câu 4,5. ( mỗi câu 0,75 điểm) Nêu được một số vấn đề sau: 
- Hiểu được các đặc sắc về nội dung của văn bản hoặc đoạn trích: chủ đề, tư tưởng...
- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của văn bản hoặc đoạn trích: ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ..
- Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong văn bản hoặc đoạn trích. 
Câu 6. ( 1,0 điểm) 
 - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản.
- Rút ra được bài học, thông điệp từ nội dung văn bản.
Phần II. Làm văn (6,0 điểm) 
Viết bài làm văn nghị luận: (Kết hợp kiến thức, kĩ năng của phần Làm văn với tác phẩm đọc văn để viết bài văn)
	-----------Hết------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_10.docx