Đề cương ôn tập Học kỳ II môn Hóa học Lớp 10

Đề cương ôn tập Học kỳ II môn Hóa học Lớp 10

Câu 2. Cho các chất: quặng pirit sắt, muối ăn và nước. Viết các PTHH xảy ra khi điều chế các chất sau

từ các chất đã cho ban đầu: Fe(OH)3, Na2SO3, Na2SO4?

Câu 3. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra để giải thích?

a. Sục từ từ khí lưu huỳnh đioxit đến dư vào dung dịch nước Brom.

b. Dẫn khí lưu huỳnh đioxit từ từ đến dư vào dung dịch kalipemanganat.

c. Cho từ từ khí SO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.

Câu 4. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học.

a. NaCl, HCl, HBr, KBr

b. Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4.

c. NaCl, Na2SO4, HCl, H2SO4

d. Na2S, Na2SO3, BaCl2, NaCl. Chỉ dùng một thuốc thử

e. Các khí O3, O2, HCl, H2S, SO2

pdf 4 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kỳ II môn Hóa học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 
I. Tự luận 
Câu 1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau bằng PTHH (Mỗi mũi tên ứng với 1 PTHH)? 
a. HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl 
b. 
Câu 2. Cho các chất: quặng pirit sắt, muối ăn và nước. Viết các PTHH xảy ra khi điều chế các chất sau 
từ các chất đã cho ban đầu: Fe(OH)3, Na2SO3, Na2SO4? 
Câu 3. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra để giải thích? 
a. Sục từ từ khí lưu huỳnh đioxit đến dư vào dung dịch nước Brom. 
b. Dẫn khí lưu huỳnh đioxit từ từ đến dư vào dung dịch kalipemanganat. 
c. Cho từ từ khí SO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong. 
Câu 4. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học. 
a. NaCl, HCl, HBr, KBr 
b. Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4. 
c. NaCl, Na2SO4, HCl, H2SO4 
d. Na2S, Na2SO3, BaCl2, NaCl. Chỉ dùng một thuốc thử 
e. Các khí O3, O2, HCl, H2S, SO2 
Câu 5. Tại sao khi điều chế H2S từ muối sunfua người ta thường dùng dung dịch HCl hoặc H2SO4 
loãng mà không dùng axit H2SO4 đặc hay axit HNO3? Viết PTHH chứng minh? 
Câu 6. Xét phản ứng hóa học: 2SO2(k) + O2(k) ↔ 2SO3(k) (∆H < 0). Cân bằng hóa học của 
phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi: 
a. Tăng nhiệt độ của bình phản ứng? 
b. Tăng áp suất chung của hỗn hợp? 
c. Tăng nồng độ khí oxi? 
d. Giảm nồng độ khí sunfurơ? 
Câu 7. Hỗn hợp X gồm Fe, Al. Cho 15,15 gam X tác dụng hết với 500 gam dung dịch H2SO4 đặc nóng 
dư thu được 13,44 lít khí SO2 (đktc). 
a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong X? 
b. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 300 gam dung dịch NaOH 11,4% thu được a gam muối. Tính a? 
Câu 8. Cho 6,72 lít hỗn hợp X (O2 và Cl2) có tỉ khối so với H2 là 22,5 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y 
(Al và Mg) thu được 23,7 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của hai kim loại. Tính % về khối lượng 
các chất trong hỗn hợp Y. 
Câu 9. Dẫn 6,72 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 800 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản 
ứng thu được a gam chất rắn. Tính a? 
Câu 10. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,8M thu được m 
gam kết tủa trắng. Tính giá trị m? 
Câu 11. Cho V lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được 13,02 gam 
kết tủa màu trắng. Tính V? 
Câu 12. Dẫn 5,6 lít khí hiđrosunfua (đktc) đi chậm vào bình đựng 350 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối 
lượng muối sinh ra khi phản ứng kết thúc? 
Câu 13. Cho 6,48 gam hỗn hợp A gồm FeO, Ag tác dụng hết với 800 ml dung dịch H2SO4 đặc nóng 
thu được 1,344 lít khí SO2 (đktc) và a gam muối. 
a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong A? Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 
đã dùng? 
b. Cho a gam muối trên cho tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1,25M. Tính nồng độ mol các chất 
thu được sau phản ứng, giả sử sự pha trộn làm thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. 
Câu 14. Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 
13,44 lít khí (đktc) và 9,6 gam chất rắn. Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch 
H2SO4 đặc nguội thu được 7,84 lít khí (đktc). Tính a? Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại 
trong hỗn hợp X? 
Câu 15. Cho 14,2 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại đồng, nhôm và sắt tác dụng với 1500 ml dung dịch 
axit HCl a (M) dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc) và 3,2 gam một chất rắn. 
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A? 
b. Tìm a? Biết dung dịch axit HCl đã dùng dư 30% so với lượng phản ứng? 
c. Cho b gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với Clo thì thu được 13,419 gam hỗn hợp các muối khan. 
Tìm b? Biết hiệu suất phản ứng là 90%. 
Câu 16. Hòa tan hết 16,9 gam một oleum có công thức H2SO4.nSO3 vào nước được dung dịch A. Để 
trung hòa hết dung dịch A cần phải dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M (biết sau phản ứng thu được 
muối trung hòa). Viết phương trình và xác định công thức đúng của oleum? 
Câu 17. Sau khi hoàn tan 8,45 gam oleum A vào nước được dung dịch B, để trung hòa dung dịch B 
cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Xác định công thức của oleum A? 
II. Trắc nghiệm 
Câu 1. Trong nhóm oxi, khả năng oxi hóa của các chất luôn 
A. tăng dần từ oxi đến Telu B. tăng dần từ Lưu huỳnh đến Telu trừ Oxi 
C. giảm dần từ Telu đến Oxi D. giảm dần từ Oxi đến Telu 
Câu 2. Cho nguyên tử S có số hiệu nguyên tố là 16. Vậy cấu hình electron của ion S2- là: 
A. 1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p63s23p2 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p6 
Câu 3. Khí oxi bị lẫn một ít tạp chất là khí clo. Hóa chất tốt nhất để loại bỏ khí clo là: 
A. H2O B. KOH C. SO2 D. KI 
Câu 4. Trong hợp chất nào, nguyên tố S không thể hiện tính oxi hóa: 
A. SO2 B. H2SO4 C. Na2SO3 D. Na2S 
Câu 5. Tính chất hóa học của đơn chất lưu huỳnh là 
A. chỉ thể hiện tính khử 
B. không thể hiện tính chất nào 
C. chỉ thể hiện tính oxi hóa 
D. tính khử và tính oxi hóa 
Câu 6. Trong phản ứng: SO2 + 2H2S  3S + 2H2O. Câu nào diễn tả đúng tính chất của chất 
A. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, S trong H2S bị oxi hóa. 
C. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử. 
B. Lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa. 
D. Lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa. 
Câu 7. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là 
A. Zn B. Quỳ tím C. Al D. BaCO3 
Câu 8. Cho các axit HCl, H2SO3, H2SO4, H2S. Chất có tính háo nước là: 
A. HCl B. H2S C. H2SO4 D. H2SO3 
Câu 9. Khi lần lượt tác dụng với mỗi chất dưới đây, trường hợp axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng 
hình thành sản phẩm giống nhau là 
A. Fe(OH)2 B. Mg C. CaCO3 D. Fe3O4 
Câu 10. Dùng H2SO4 đặc có thể làm khan khí 
A. H2S B. NH3 C. HI D. CO2 
Câu 11. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây? 
A. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước. 
B. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4 đặc. 
C. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều. 
D. A, B, C đều đúng. 
Câu 12. S tác dụng với axit sunfuric đặc nóng: S + 2H2SO4  3SO2 + 2H2O. Tỉ lệ số nguyên tử lưu 
huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là 
A. 1:3 B. 2:1 C. 3:1 D. 1:2 
Câu 13. Cho các phát biểu sau: 
(a) Axit sunfuric là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi. 
(b) Axit sunfuric tan vô hạn trong nước, và tỏa rất nhiều nhiệt. 
(c) Khi pha loãng axit sunfuric đặc, ta cho nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ. 
(d) Axit sunfuric đặc có tính háo nước, da thịt tiếp xúc với nó sẽ gây bỏng nặng. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 
Câu 14. Có thể đựng axit H2SO4 đặc, nguội trong bình làm bằng kim loại 
A. Cu B. Fe C. Mg D. Zn 
Câu 15. Những hóa chất nào không dùng để điều chế được SO2: 
A. Na2SO3, H2SO4 loãng B. H2SO4 loãng, Cu C. S và O2 D. FeS2 và O2 
Câu 16. Từ KMnO4, H2O2 (với khối lượng bằng nhau) điều chế oxi. Lượng oxi thu được nhiều nhất từ: 
A. KMnO4 B. KClO3 C. H2O2 D. KClO3, H2O2 
Câu 17. Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì xảy ra? 
A. Chuyển thành màu nâu đỏ B. Bị vẩn đục, màu vàng 
C. Vẫn trong suốt không màu D. Xuất hiện chất rắn màu đen 
Câu 18. Cho các yếu tố sau: (1) nhiệt độ, (2) áp suất, (3) nồng độ, (4) chất xúc tác. Yếu tố nào có thể 
ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng của một cân bằng hóa học? 
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4) 
Câu 19. Cho cân bằng: 2SO2(k) + O2(k) ↔ 2SO3(k) (∆H = -198kJ). Yếu tố nào sau đây làm cân bằng 
chuyển dịch về phía tạo SO3? 
A. tăng nhiệt độ B. Tăng lượng xúc tác C. Tăng nồng độ SO2, O2 D. Giảm áp suất 
Câu 20. Cho cân bằng sau: N2(k) + 3H2(k) ↔ 2NH3(k) (∆H < 0). Cho biết cân bằng chuyển dịch theo 
chiều thuận khi: 
A. tăng nhiệt độ B. Tăng áp suất chung C. Tăng nồng độ NH3 D. Tăng xúc tác Fe3O4 
Câu 21. Cho phương trình hóa học: N2(k) + O2(k) ↔ 2NO(k) có ∆H > 0. Yếu tố có thể ảnh hưởng đến 
chuyển dịch cân bằng trên? 
A. nhiệt độ và nồng độ B. áp suất và nồng độ 
C. nồng độ, chất xúc tác D. chất xúc tác, nhiệt độ 
Câu 22. Cho 10 gam kẽm viên vào cốc đựng 100ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). 
Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng? 
A. Dùng 200 ml dung dịch H2SO4 4M. B. Thay 10 gam kẽm viên bằng 10 gam kẽm bột. 
C. Thực hiện phản ứng ở 50oC. D. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. 
Câu 23. Cho biết phản ứng nào xảy ra trong bình cầu: 
A. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 
B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O 
C. 2SO2 + O2 → 2SO3 
D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr 
Câu 24. Cho biết phản ứng xảy ra trong eclen? 
A. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 
B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O 
C. 2SO2 + O2 → 2SO3 
D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr 
Câu 25. Cho phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2 . Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 
0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ của phản ứng theo HCOOH 
trong khoảng thời gian 40 giây là: 
A. 2,5.10-5 mol/(l.s). B. 5,0.10-5 mol/(l.s). C. 2,5.10-4 mol/(l.s). D. 2,0.10-4 mol/(l.s). 
Câu 26. Đốt 4,8 gam lưu huỳnh trong 5,6 lít oxi (đktc) được hỗn hợp khí X. Tỉ khối của X đối với 
hiđro là: 
A. 32 B. 56 C. 28,8 D. 28 
Câu 27. Hòa tan 9,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong 500 ml dung dịch H2SO4 1M. Kết thúc phản 
ứng thu được 10,08 lít H2 (đktc). Khối lượng Mg và Al trong hỗn hợp X là: 
A. 2,4 g và 6,6 g B. 5,4 g và 3,6 g C. 4,8 g và 4,2 g D. 4,2 g và 4,8 g 
Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 42 gam kim loại R trong axit sunfuric đặc nóng dư được 25,2 lít khí SO2 
(đktc). Kim loại R là: 
A. Mg B. Al C. Fe D. Zn 
Câu 29. Đốt cháy một kim loại M trong bình đựng khí clo thu được 33,375 gam muối clorua, đồng 
thời thể tích khí clo trong bình giảm 8,4 lít (đtkc). Kim loại M là: 
A. Zn B. Mg C. Al D. Fe 
Câu 30. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí hiđrosunfua (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 1,25M thu được 
dung dịch A. Cho dung dịch CuCl2 dư vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là: 
A. 4,8 gam B. 14,4 gam C. 9,6 gam D. 18,6 gam 
Câu 31. Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 150,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, 
FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho X phản ứng hết với dung dịch axit H2SO4 đặc nóng thu được 13,44 lít khí 
SO2 (đktc). Tính m? 
A. 112 gam B. 22,4 gam C. 44,8 gam D. 50,6 gam 
Câu 32. Đốt cháy a gam hỗn hợp các kim loại Al, Mg, Cu, Zn cần dùng 11,2 lít khí oxi (đktc). Cho a 
gam hỗn hợp kim loại trên tan hết trong dung dịch axit sunfuric đặc nóng dư thu được bao nhiêu lít khí 
SO2 (đktc)? 
A. 2,8 lít B. 8,4 lít C. 33,6 lít D. 22,4 lít 
Câu 33. Cho hỗn hợp gồm Na2SO3 và K2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được V lít hỗn hợp 
khí có tỉ khối đối với metan là 3,25. Thành phần % theo số mol của Na2SO3, K2CO3 trong hỗn hợp trên 
lần lượt là: 
A. 50%; 50% B. 45%; 55% C. 40%; 60% D. 38%; 62% 
Câu 34. Từ 1,6 tấn quặng có chứa 60% FeS2, người ta có thể sản xuất được khối lượng axit sunfuric là 
bao nhiêu? 
A. 1558 kg B. 1578 kg C. 1548 kg D. 1568 kg 
Câu 35. Từ 300 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS2 người ta sản xuất được bao nhiêu tấn H2SO4 98%, 
biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 10%. 
A. 320 tấn B. 360 tấn C. 400 tấn D. 420 tấn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10.pdf