Đề khảo sát chất lượng đầu năm học môn Văn Lớp 11 - Năm học 2015-2016

Đề khảo sát chất lượng đầu năm học môn Văn Lớp 11 - Năm học 2015-2016

Đọc đoạn trích văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

(1) Nền văn hóa Đông Sơn (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một nền văn hóa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng

trên thế giới. Đủ loại vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật được phát hiện: đục vũm bằng đồng,

lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. Đặc biệt có những chiếc trống đồng. Chiếc to

như chiếc trống đồng Ngọc Lũ, cao 0,63 mét, đường kính mặt trống 0,79 mét. Mặt trống và tang trống trang

trí hình người, hình động vật và các đồ dùng khác. Có nhiều hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình

tròn tiếp tuyến. Lại có những cảnh trong đời sống thể hiện phong cách nghệ thuật cách điệu hóa.

(2) Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, sống bao đời nay trên miền trung du, đồng

bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ buổi đầu thời đại đồng thau cho

đến cuối thời đại đồng thau – đầu thời đại đồ sắt. Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của

nền văn hóa Trung Quốc. Sự tiếp xúc của ta với Trung Quốc chỉ bắt đầu từ khi Triệu Đà chiếm nước Âu

Lạc của vua An Dương, tức là từ thế kỉ thứ II trước công nguyên. Thời kì cực thịnh của nền văn hóa Đông

Sơn là thời kì vua Hùng, vua Thục”

pdf 6 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm học môn Văn Lớp 11 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 
Năm học 2015 -2016 
Môn văn lớp 11 
Thời gian làm bài: 180 phút; không kể thời gian phát đề 
PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm) 
Đọc đoạn trích văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4 
(1) Nền văn hóa Đông Sơn (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một nền văn hóa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng 
trên thế giới. Đủ loại vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật được phát hiện: đục vũm bằng đồng, 
lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. Đặc biệt có những chiếc trống đồng. Chiếc to 
như chiếc trống đồng Ngọc Lũ, cao 0,63 mét, đường kính mặt trống 0,79 mét. Mặt trống và tang trống trang 
trí hình người, hình động vật và các đồ dùng khác. Có nhiều hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình 
tròn tiếp tuyến. Lại có những cảnh trong đời sống thể hiện phong cách nghệ thuật cách điệu hóa. 
(2) Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, sống bao đời nay trên miền trung du, đồng 
bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ buổi đầu thời đại đồng thau cho 
đến cuối thời đại đồng thau – đầu thời đại đồ sắt. Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của 
nền văn hóa Trung Quốc. Sự tiếp xúc của ta với Trung Quốc chỉ bắt đầu từ khi Triệu Đà chiếm nước Âu 
Lạc của vua An Dương, tức là từ thế kỉ thứ II trước công nguyên. Thời kì cực thịnh của nền văn hóa Đông 
Sơn là thời kì vua Hùng, vua Thục” 
 (Văn hóa Đông Sơn – Trương Chính, Đặng Đức Siêu, 
 Sổ tay văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa, 1978, tr. 29-30) 
1. Xác định nội dung chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản (0,25 điểm) 
2. Xác định phương thức biểu đạt và chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1)? (0.25 điểm) 
3. Trong các di vật tìm thấy ở Đông Sơn, các tác giả quan tâm nhất là vật gì? Vật đó nói lên điều gì về 
văn hóa Việt Nam? (0,5 điểm) 
4. Việc các tác giả khẳng định: “Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, . Bấy 
giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc.”có ý nghĩa gì? Anh/chị 
có cảm nhận gì về thái độ của các tác giả? (1.0 điểm) 
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8 
 Đò lên Thạch Hãn ơichèo nhẹ 
 Đáy sông còn đó bạn tôi nằm 
 Có tuổi hai mươi thành sóng nước 
 Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm 
 ( Lê Bá Dương, Lời người bên sông) 
5. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ, đâu là phương thức chủ yếu? (0.25 điểm) 
6. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối (0.5 điểm) 
 7. Ghi lại tên hai bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung ngợi ca sự cống hiến cao đẹp 
của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước (0.25 điểm) 
 8.Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn (0.5 điểm) 
PHẦN II. Làm văn (7.0 điểm) 
Câu 1: (3 điểm) 
Suy nghĩ của Anh/ chị về khát vọng và tham vọng của con người trong cuộc sống? 
Câu 2: (4.0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau 
 “ngày xuân em hãy còn dài 
 Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa” 
 (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) 
..................Hết .................... 
ĐÁP ÁN CHẤM VĂN 10 HÈ 2015 
PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm) 
Đọc đoạn trích văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4 
1. Xác định nội dung và phong cách ngôn ngữ của văn bản 
 Nội dung văn bản: giới thiệu nền văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa đồ đồng, đồ sắt nổi tiếng của 
người Lạc Việt (Việt Nam) 
 Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ khoa học 
2. Nêu phương thức biểu đạt và chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1) 
 Đoạn văn (1) sử dụng phương thức biểu đạt: thuyết minh 
 Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1): Liệt kê một loạt các di vật bằng đồng, 
bằng sắt được phát hiện (đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, 
cuốc sắt. trống đồng); cấu tạo và các loại hoa văn trang trí trên trống đồng 
3. Trong các di vật tìm thấy ở Đông Sơn, các tác giả quan tâm nhất tới trống đồng 
 Bởi vì, trống đồng phản ánh trình độ văn minh của người Lạc Việt. Những họa tiết trên bề mặt 
tang trống và mặt trống không chỉ phản ánh sự phát triển của nghề đúc đồng mà còn cho thấy hoạt 
động văn hóa của người Việt cổ 
4. Việc các tác giả khẳng định: “Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, . Bấy 
giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc.”có ý nghĩa: khẳng định 
nền văn hóa Lạc Việt là một nền văn hóa độc lập và bác bỏ quan điểm sai trái: người phương Bắc 
đem kĩ thuật đúc đồ đồng vào Việt Nam thời cổ 
 Thái độ của tác giả: vừa khách quan khoa học, vừa bày tỏ niềm tự hào, tự tôn về nền văn hóa lâu 
đời của dân tộc Việt Nam 
Đọc bài thơ Lời người bên sông và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8 
5. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: tự sự, miê tả, biểu cảm. Trong đó phương thức 
biểu đạt chủ yếu nhất là biểu cảm 
6. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối 
 Hoán dụ: Có tuổi hai mươi ( cách diễn đạt “tuổi hai mươi gợi ra tuổi trẻ; phần đời sôi nổi, nhiệt 
huyết, ý nghĩa nhất của mỗi người 
 Hai câu thơ sử dụng cặp hình ảnh ẩn dụ : sóng nước- bờ để ngợi ca ý nghĩa sự hi sinh của những 
người lính với dân tộc 
- Sóng nước: chỉ sự hóa thân của người lính đã hi sinh 
- Bờ: gợi hình dung về quê hương, Tổ quốc 
 Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ khiến câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm. Đồng thời tác giả đã 
thiêng liêng và bất tử hóa sự hi sinh cao đẹp của những người lính vì nền độc lập, tự do của Tổ 
quốc 
7. Những tâm tư, tình cảm của tác giả khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn 
 Sự xúc động, xót thương và trân trọng những đồng đội đã hi sinh 
 Ca ngợi những cống hiến, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ để làm nên nền hòa bình, độc lập của dân 
tộc. Những người lính đã ngã xuống nhưng tuổi hai mươi của họ sẽ bất tử cùng Tổ quốc 
8. Những bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có nội dung ngợi ca sự cống hiến cao đẹp của 
những người lính trẻ : Đồng chí – Chính Hữu, Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật 
PHẦN II. Làm văn (7.0 điểm) 
Câu 1: (3 điểm) Suy nghĩ của anh/ chị về khát vọng và tham vọng của con người trong cuộc sống? 
1. Giải thích ý kiến: (0.5) 
 Khát vọng: Là mong muốn những điều lớn lao, tốt đệp với một sự thôi thúc mạnh mẽ 
 Tham vọng: Là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, thừng vượt xa khả năng thực tế, khó có thể 
đạt được 
 Có ý kiến cho rằng: Trong cuộc sống, ai mà chẳng có khát vọng. Nhưng từ khát vọng, biến thành 
tham vọng và bạn cố bằng mọi cách để đạt tới thì  thật là một thảm họa 
2. Bàn luận (2.0) 
a. Khát vọng được coi là một biểu hiện tâm lí của con người mang tính tích cực, cao đẹp. Vì 
vậy, con người nên và cần có khát vọng 
 Khát vọng giúp con người có định hướng, phương hướng trong suy nghĩ, hành động. Khát vọng là 
một động lực vô cùng to lớn. Nó làm cho con người giàu có thêm về sức mạnh, bản lĩnh, nghị lực, 
niềm tinTrái tim ta, tâm hồn ta, suy nghĩ của ta luôn luôn lạc quan, trong trẻo, đi theo hướng 
tích cực nhờ có khát vọng 
 Để có được những điều lớn lao, tốt đẹp như mong muốn con người phải nỗ lực rất nhiềuKhát 
vọng khi đó lại có khả năng giúp con người tự nâng cao mình hơn lên 
 Khát vọng của mỗi cá nhân không chỉ thực sự có ý nghĩa đối với bản thân họ mà còn có ý nghĩa 
đối với sự phát triển của xã hội, của đất nước nhất là những khát vọng lớn lao, vĩ đại như khát 
vọng tự do, hòa bình, khát vọng dựng xây Tổ quốc 
 Cuộc sống không có khát vọng, không có ước mơ sẽ tẻ nhạtKhát vọng sẽ chắp cánh cho cuộc 
sống 
b. Tham vọng được coi là một biểu hiện tâm lí của con người mang tính tiêu cực. Do vậy, con 
người không nên kết bạn với tham vọng 
 Người có tham vọng không đánh giá đúng được về bản thân mình, sẽ bị ảo tưởng về khả năng thực 
sự của bản thân 
 Tham vọng có khả năng điều khiển, sai khiến con người. Nó khiến con người mất đi sự tỉnh táo, 
sáng suốt, tìm đến với những mưu mô, toan tính, thủ đoạnKhi đó tham vọng không chỉ có hại 
cho bản thân mà còn có hại đến nhiều người, đến cộng đồng, xã hội 
 Khi tham vọng không được thỏa mãn, con người rất dễ rơi vào trạng thái tâm lí xấu, tiêu cực: bi 
quan, chán nản, thù ghét thậm chí có những hành động gây hậu quả khôn lường 
 Phê phán những người có tham vọng vị kỉ; đề cao những con người có khát vọng chính đáng. 
3. Bài học nhận thức và hành động (0.5) 
 Nhận thức được ý nghĩa to lớn của khát vọng đối với bản thân mỗi người và hậu quả nghiêm trọng 
của người có tham vọng vị kỉ 
 Cần nỗ lực trau dồi năng lực, năng cao trình độ trong học tập và công tác để đạt được khát vọng 
chân chính; đấu tranh để loại bỏ những tham vọng không chính đáng. 
Câu 2: (4.0 điểm) (chọn 1 trong 2 đề sau) 
TRAO DUYÊN 
I. Mở bài 
- Truyện Kiều là một kiệt tác của thiên tài văn học Nguyễn Du. 
- Đoạn trích “Trao duyên” thể hiện rõ bi kịch tinh yêu tan vỡ và nỗi đau tột cùng của Kiều về số 
phận bi kịch của nàng.Dưới ngòi bút miêu tả nội tâm tài hoa tinh tế của bậc thầy của Nguyễn 
Du diễn biến tâm trạng của Kiều trong đoạn “Trao duyên” đã được miêu tả chân thực sinh 
động. 
- Mười câu thơ “Ngày xuân ngày xưa” là những lời lẽ khéo léo được Kiều dùng để thuyết 
phục Vân, nhờ Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng và tâm trạng giằng xé đau đớn của 
Kiều khi trao lại kỉ vật tình yêu cho em. 
II. Thân bài 
1. Phân tích 10 câu thơ: Ngày xuân ngày xưa”: 
* bốn câu thơ: “Ngày xuân thơm lây” Kiều đã khôn khéo : 
- lay động tình máu mủ ruột già thiêng liêng để cầu khẩn, ràng buộc Vân, mong Vân hãy thương 
lấy chị, thấu hiểu cảnh ngộ của chị mà thay chị làm tròn lời thề non hẹn biển với Kim Trọng. 
- Kiều hé mở một tương lai cho cuộc sống lứa đôi của Vân với Kim Trọng bởi vì tuổi xuân của 
Vân còn dài, nàng tin rằng có ngày tình cảm giữa hai người sẽ nảy nở và Vân sẽ đem lại hạnh 
phúc cho Kim Trọng. 
 Tuy tuổi của Kiều và Vân xấp xỉ nhau “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” thế nhưng đối 
với Kiều giờ đây, khi tình yêu không còn, tuổi xuân của nàng đã kết thúc. Bởi vậy Kiều 
mới trông mong vào Vân, chính sức trẻ, tuổi trẻ của Vân mới đem lại hạnh phúc cho 
Kim Trọng. 
- Kiều còn viện đến cái chết của mình khi dùng những thành ngữ và điển cố “thịt nát xương 
mòn”, “ngậm cười chín suối” để nói lên sự toại nguyện thanh thản, niềm cảm kích biết ơn vì 
được thơm lây trước đức hi sinh cao cả của em. 
- Lời Kiều vừa đau xót vừa ẩn chứa tình yêu sâu sắc với Kim Trọng mà thấu lí đạt tình đưa Vân 
vào tình thế mặc nhiên phải chấp nhận. 
 Bốn câu thơ sử dụng sáng tạo những hình ảnh ẩn dụ, các thành ngữ dân gian kết hợp điển tích 
điển cố khiến lời thuyết phục khẩn cầu càng thêm da diết vừa thấu lí vừa đạt tình. Điều đó cho 
thấy nàng Kiều của Nguyễn Du sắc sảo mặn mà ngay cả trong bi kịch đau đớn nhất, có tấm 
lòng vị tha lo lắng cho người khác ngay cả trong những hoàn cảnh khổ đau nhất. Đó là những 
cung bậc tình cảm cùng chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn của Kiều khi ở trong tình thế phải lựa chọn 
khắc nghiệt có tình yêu mà không được sống với tình yêu, thương cho người tình, thương cho 
bản thân mình và vô cùng xót xa cho em. 
* Những câu thơ tiếp tập trung khắc họa tâm trạng đầy những mâu thuẫn, giằng xé của Kiều 
khi trao kỉ vật tình yêu cho Vân: 
- Sau lời đề nghị thống thiết, Kiều chủ động tiến thêm một bước là trao lại những kỉ vật thiêng 
liêng của mối tình Kim – Kiều cho em. Những kỉ vật của Kiều gồm có: 
 “Chiếc vành với bức tờ mây” 
o Chiếc vành còn gọi là vòng, xuyến đeo tay, là món đồ trang sức của phụ nữ. Ở 
đây muốn nhắc đến chiếc vành Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều để làm tin 
“Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông” 
o Tờ mây là tờ giấy hoa tiên có trang trí hình vân mây ghi lời thề nguyền của Kim – 
Kiều nhưng cũng có thể hiểu là thư từ giữa hai người. 
 Phím đàn với mảnh hương nguyền cũng là những kỉ vật gắn với tình yêu Kim – Kiều 
trong đêm thề nguyền đính ước. 
Đó là những kỉ vật thiêng liêng, biểu tượng cho mối tình đầu trong sáng tươi đẹp mà 
Kiều luôn nâng niu, trân trọng nay buộc phải trao lại cho Vân bởi chỉ có những kỉ vật ấy 
mới khiến Kim Trọng tin vào sự sắp xếp “trao duyên” của Kiều để Vân và chàng Kim 
“nên vợ nên chồng” 
- Tâm trạng Kiều nảy sinh mâu thuẫn vì thế tay trao kỉ vật đi mà lòng như muốn níu giữ lại cho 
mình: “Duyên này thì giữ, vật này của chung” 
 Nhịp 4/2/2 kết hợp với đại từ “này” điệp ở hai vế câu thơ tạo âm hưởng nặng nề như 
sự dằn lòng đầy day dứt, xót xa tiếc nuối và biết bao nỗi đau chất chứa trong hai chữ 
“của chung” đầy phi lí. 
- +“Của chung” trước là của Kim – Kiều này trao cho Vân lẽ ra là của Vân với Kim Trọng nhưng 
Kiều vẫn muốn xác lập quyền sở hữu của mình trên những kỉ vật ấy. Hai chữ “của chung” 
khiến bao nỗ lực tách bạch giữa “duyên này” với “vật này” trở thành vô nghĩa. Kiều rơi vào 
trạng thái mâu thuẫn xung đột giằng xé bởi nàng trao duyên chứ không trao tình, duyên trao đi 
mà tình càng thêm nặng. . Câu thơ đã diễn tả tinh tế nhưng biến tấu phức tạp đang cuộn xoáy 
trong tâm hồn Kiều 
- Khi lần giở những kỉ vật để trao cho Vân, Kiều như sống lại trong những khoảnh khắc rung 
động đầu đời với không khí thiêng liên trang trọng trong đêm đính ước. 
- Sự hiện diện của những kỉ vật càng hiện lên những tương phản gay gắt giữa quá khứ và sự 
chia li hiện tại khiến Kiều chao đảo giữa “mất” và “còn”:“Mất người còn chút của tin” có thể 
được hiểu theo hai cách: 
 Kiều mất Kim Trọng vì đã trao đi những kỉ vật tình yêu nàng vô cùng trân trọng 
 Nhưng cũng có thể hiểu là Kim Trọng – Vân mât Kiều vì Kiều tự nhận mình là “người 
mệnh bạc” trong bi kịch tình yêu. Điều này càng tô đậm thêm nỗi xót xa đau đớn vì lời 
thề ước Kim – Kiều mới hôm nào thoắt đã trở thành chuyện của ngày xưa. 
 Hai chữ “ngày xưa” là sự cảm nhận thời gian mang đầy sắc màu tâm lí đã tô đậm nỗi 
đớn đau trong tâm hồn Kiều khi ý thức sâu sắc được bi kịch của tình yêu tan vỡ 
III. Kết bài 
- Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yeu tan vỡ, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy 
Kiều. + Ngòi bút miêu tả tâm lí bậc thầy của Nguyễn Du 
- Đây là đoạn trích xuất sắc nhất trong truyện Kiều kết tinh tài hoa và tư tưởng nhân đạo sâu sắc, 
mới mẻ của Nguyễn Du. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf11- Van Đê, dap an khao sat đâu nam mon van lop 11 _2015-2016.pdf