Đề kiểm tra học kì 1 môn: Ngữ văn lớp: 10CB

Đề kiểm tra học kì 1 môn: Ngữ văn lớp: 10CB

ĐỀ 1:

(Học sinh ghi rõ chữ “Đề 1” vào sau chữ “Bài làm”của tờ giấy thi)

I.TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Đọc kĩ câu hỏi để trả lời bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào bài làm

Câu 1: Dòng nào sau đây định nghĩa đúng nhất về văn học viết ?

a. Văn học viết là những sáng tác ngôn từ bằng chữ viết

b. Văn học viết là những sáng tác nghệ thuật của người trí thức

c. Văn học viết là những sáng tác của người trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả

d. Cả a và b

Câu 2: Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, ngưòi ta phân biệt mấy loại văn bản?

a. 4 loại b. 5 loại

c. 6 loại d. 7 loại

Câu 3: Tìm và điền từ thích hợp vào mỗi chổ trống sau:

- “ là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan”

- “ .là tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp”

 

doc 7 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn: Ngữ văn lớp: 10CB", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD-ĐT Đề kiểm tra học kì 1 
Trường THPT Môn: Ngữ văn Lớp: 10CB
 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Đề 1:
(Học sinh ghi rõ chữ “Đề 1” vào sau chữ “Bài làm”của tờ giấy thi)
I.Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi để trả lời bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào bài làm
Câu 1: Dòng nào sau đây định nghĩa đúng nhất về văn học viết ?
Văn học viết là những sáng tác ngôn từ bằng chữ viết
Văn học viết là những sáng tác nghệ thuật của người trí thức
Văn học viết là những sáng tác của người trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả
Cả a và b
Câu 2: Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, ngưòi ta phân biệt mấy loại văn bản?
a. 4 loại b. 5 loại
c. 6 loại d. 7 loại
Câu 3: Tìm và điền từ thích hợp vào mỗi chổ trống sau:
“là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan”
“.là tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp”
Câu 4: Dòng nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của truyền thuyết ?
Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì
Phản ánh lịch sử
Nói lên “ tâm tình thiết tha” cảu nhân ndân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con ngưòi
Câu 5: Hãy điền cụm từ còn thiếu vào “.” trong câu thơ sau:
 “ Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
 Đình tiền tạc dạ .”
 (Cáo bệnh, bảo mọi người- Mãn Giác)
Câu 6: Nội dung chính của bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” là gì?
Cảm thương nàng Tiểu Thanh
Cảm thương cho những kiếp tài sắc mà bạc mệnh
Gửi gắm tâm sự riêng của tác giả
Cả a và b
Cả a, b và c
II. Tự luận ( 7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm): Hãy trình bày ngắn gọn ý nghĩa của bài ca dao sau :
 “ Thuyền ơi có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Câu 2(5,0 điểm): Phân tích bài thơ “Nhàn”để thấy quan niệm sống tích cực, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm :
 	 	Một mai, một cuốc, một cần câu,
 	Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
 	Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
 	Người khôn, người đến chốn lao xao.
 	Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 	Xuân tắm hồ sen ,hạ tắm ao.
 	Rượu, đến cội cây, ta sé uống,
 	Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
 (Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2- Văn học thế kỉ X- thế kỉ XVII)
Đáp án 
I Trắc nghiệm ( 3,0 điểm) 
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
C
(1)-liên tưởng
(2)- tưởng tượng
D
nhất chi mai
E
Tự luận ( 7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm):
 - Bài làm ngắn gọn khoảng 10- 12 câu
 - Nêu được những cảm nhận chung nhất về bài ca dao:
 + Hiểu ý nghĩa hai hình tượng “thuyền” và “bến”
 + Làm nổi bật sự thuỷ chung, son sắt trong tình yêu đôi lứa
 + Thấy được tâm hồn nồng hậu của nhân dân lao động xưa 
 + Giá trị nghệ thuật độc đáo: ẩn dụ, nhân hoá, hình ảnh gợi cảm, thể thơ lục bát nhẹ nhàng,sâu lắng mà da diết.
Câu 2(5,0):
Yêu cầu chung
- Biết cách làm một bài văn nghị luận
Biết cách phân tích một bài thơ Đường luật
Hiểu đúng quan niệm sống “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ đó thấy được nhân cách thanh cao của ông. Đồng thời thấy được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ
Rút ra được bài học cho bản thân
Yêu cầu về kĩ năng
Có kĩ năng phân tích một bài thơ Đường luật
Bài làm có bố cục hợp lí, rõ ràng, dẫn dắt và triển khai ý tốt
Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt , dẫn chứng phù hợp
Mắc ít lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp
Yêu cầu về nội dung
Bài làm có thể tiếp cận, phân tích bài thơ từ nhiều góc độ, cách thức khác nhau. Tuy nhiên cần phải làm nổi bật được và đảm bảo những yêu cầu sau:
- Có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm
Thấy được hình ảnh nhân vật trữ tình nhàn nhã, ung dung vui thú với cảnh điền viên. Đó là cuộc sống bình dị, đạm bạc mà thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sự mỉa mai , hóm hỉnh của tác giả khi đối lập Dại- Khôn và rút ra được quan niệm sống của ông: Về với thiên nhiên, rời xa công danh, lợi lộc đầy bon chen, sát phạt để di dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình
Tô đậm nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thái độ coi thường danh lợi, phú quý ( xem tất cả chỉ là giấc chiêm bao) 
Từ đó rút ra được quan niệm về chữ “ Nhàn” của tác giả: hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi
Làm nổi bật những độc đáo nghệ thuật của bài thơ 
+ Đối lập: Dại- Khôn; 
+Đối trong từng câu, đối cặp câu;
+ Nhịp thơ : khoan thai, nhẹ nhàng, đủng đỉnh
+Giọng thơ: Hóm hỉnh, thâm trầm tạo nên chất trí tuệ, triết lí.
+ Ngôn ngữ: giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh
Qua bài thơ rút ra bài học cho bản thân
Biểu điểm
Trắc nghiệm:(3,0 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Tự luận :( 7,0 điểm)
Câu 1: 
1,5 - 2 điểm: - Đảm bảo các yêu cầu trên
 - Giọng văn giàu cảm xúc
0,5- 1 điểm : - Nêu được những nội dung chính của bài ca dao
 - Còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả, ngữ pháp
Câu 2:
4 - 5 điểm: - Đảm bảo đúng, đủ các yêu cầu trên
 -Khuyến khích những bài làm sáng tạo
3 - 4 điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về phần nội dung
 - Mắc 3-4 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
 - Có thể hiện được quan niệm sống, nhân cách của tác giả nhưng phân tích chưa sâu
 1 - 2 điểm: - Phân tích sơ sài, chưa làm nổi bật trọng tâm yêu cầu đề ra
 - Diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ , ngữ pháp
 - Bố cục lộ xộn, chưa hoàn thiện
 0 - 0,5 điểm : -Lạc đề, xa đề
Khoảng cách giữa các thang điểm thì tuỳ theo bài làm mà có sự linh hoạt
Lưu ý: - Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo 
 - Chỉ tính điểm lẻ đến 0.5 điểm
Lệ Thuỷ, ngày 01 tháng 12 năm 2007
Sở gd - đt quảng bình đề thi học kỳ i khối 10 - ban cơ bản
 trường thpt bc lệ thuỷ Năm học 2007 - 2008
 Môn: Ngữ văn 
 Thời gian: 90 phút - không kể giao đề
 Đề 2	 ( Thí sinh ghi số thứ tự của đề vào đầu bài làm)
A-Phần trắc nghiệm: 
 Hãy chọn và ghi lại chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
1- Chi tiết nào trong các câu sau đây biểu hiện rõ nhất đặc trưng của nghệ thuật sử thi anh hùng ? 
	a. “Chàng múa trên cao gió như bão ...” (Trích Sử thi Đăm Săn)
	b. “Mtao Mxây rung khiên múa ....”	 (Trích Sử thi Đăm Săn)
	c. “Rama vẫn ngồi, mắt dán xuống đất...” ( Trích Sử thi Ra-ma ya-na) 
	d. “Pê-nê-lôp bủn rủn cả chân tay...” ( Trích sử thi Ô-đi-xê) 
2-Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão có nội dung gì ? 
	a. Thể hiện và ngợi ca tư thế, bản lĩnh và khí phách anh hùng của người 	 	 lính vệ quốc và dân tộc Đại Việt thời Trần. 
	b. Ngợi ca những chiến công oanh liệt của quân dân nhà Trần trong kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông. 
	c. Bày tỏ hoài bão, chí khí anh hùng của Phạm Ngũ Lão. 
	d. Cả 3 ý trên. 
	e. Gồm ý a và ý c. 
3-Văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỉ XIV có đặc điểm chủ yếu là gì ? 
	a. Có nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng. 
	b. Có nội dung hiện thực với cảm hứng phê phán thế sự. 
	c. Có nội dung yêu nước mang âm hưởng bi tráng. 
	d. Có nội dung nhân đạo, quan tâm đến số phận khổ đau của con người. 
4- Bài thơ nào được sáng tác bằng chữ viết khác so với các bài thơ còn lại ? 
	a- Vận nước 	 b- Đọc Tiểu Thanh kí 
	c- Nhàn	 d. Tỏ lòng
5- Đâu là đời sống tâm trạng đích thực của Ra-ma khi buộc tội Xi-ta trong trích đoạn Ra-ma buộc tội ? 
	a. Vui sướng, hạnh phúc 	b. Ghen tuông, giận dữ. 
	c. Mâu thuẫn, khổ đau 	d. Yêu thương vợ. 
6. Đọc kĩ đoạn văn sau và chỉ ra đoạn văn mắc lỗi gì ? 
 “Chiếc cầu dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao. Đó là cách thể hiện độc đáo ước vọng tình yêu mãnh liệt của người bình dân. Bài thơ là lời bộc bạch quan niệm sống “nhàn” rất đẹp của nhà thơ.” 
	a. Dùng từ sai phong cách b. Nội dung giữa các câu không thống nhất	
	c. Câu sai ngữ pháp 	 d. Sai chính tả và cách thức trình bày văn bản. 
B-Phần Tự luận 
Câu 1: ( 2 điểm )Hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 2: ( 5 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Văn học thế kỉ X đến thế kỉ XIV mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng” (sách giáo khoa Ngữ văn 10, tr.105) . 
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đáp án - Biểu điểm
I-Phần trắc nghiệm: (3 điểm) mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm. 
đề 2
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
e
a
c
c
b
*Lưu ý: 	-Thí sinh chỉ được phép chọn một đáp án duy nhất. 
	-Có thể cho phép thí sinh ghi lại cả câu trả lời. 
II-Phần tự luận: 
Câu 1: Trình bày được các ý sau: 
- “Nhàn” có nghĩa chỉ cuộc sống rỗi rãi, thảnh thơi, không bận rộn. 
- “Nhàn” còn có nghĩa chỉ trạng thái tinh thần ung dung, tự do tự tại, yên bình.
- “Nhàn” còn có ẩn ý chỉ cái tâm trong sáng, thanh thản, không vướng vào vòng danh lợi ( không có dục vọng phú quý, lợi danh) 
Câu 2: 
a-Về kỹ năng:
	-Biết vận dụng các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận và tổng hợp vấn đề. Bám sát phân tích các từ ngữ, hình ảnh cụ thể.
	-Lập luận logic, chặt chẽ. Hành văn mạch lạc.
	-Từ ngữ, ngữ pháp trong sáng.
	-Bố cục đầy đủ, hợp lý. 
b-Về nội dung: Cần làm rõ các nội dung sau: 
	*Giới thiệu khái quát về tình hình văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV. Nhấn mạnh rằng: Văn học giai đoạn này chủ yếu thể hiện nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. 
	*Giới thiệu về bài thơ và Phạm Ngũ Lão. 
	*Nội dung bài thơ:
	-Bài thơ khắc hoạ nên bức tượng đài kì vĩ về người anh hùng vệ quốc và về quân đội nhà Trần. Qua đó ca ngợi, tự hào về bản lĩnh, khí phách chiến đấu hào hùng, bất khuất của dân tộc ta. 
	-Bài thơ là lời bày tỏ chí khí và hoài bão anh hùng của tác giả - vị tướng tù đời Trần. Qua đó thể hiện ý thức bổn phận, trách nhiệm và khát vọng cống hiến, hi sinh cho đất nước cũng như tình yêu đất nước, dân tộc sâu đậm. 
	-Bút pháp nghệ thuật anh hùng ca đặc sắc: hình tượng nghệ thuật tráng lệ, kì vĩ; giọng điệu hào sảng, bay bổng ... 
	*Khái quát giá trị tác phẩm: Đóng góp tiếng thơ yêu nước hào sảng cho văn học trung đại. Góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho mọi thế hệ con người Việt Nam. 
	*Khẳng định lại ý kiến đã nêu. 
biểu điểm 
Câu 1: (2 điểm)
 - 2 điểm: Đáp ứng đầy đủ, trọn vẹn và chính xác về nội dung, diễn đạt tốt. Mắc một vài lỗi chính tả nhưng không quan trọng. 
 - 1,5 điểm: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung. Mắc một số lỗi diễn đạt
 - 1,0 điểm: Đáp ứng 1/2 yêu cầu về nội dung . 
 - 0,5 điểm: Đáp ứng 1/3 yêu cầu về nội dung. Diễn đạt còn kém . 
 - 0 điểm: Không trình bày được yêu cầu về nội dung nào. 
Câu 2: (5 điểm) 
 - 4,5 - 5 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và kỹ năng. Có một vài lỗi chính tả. Có sự sáng tạo. 
 - 4 điểm: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung. Vấp một số lỗi diễn đạt và lập luận nhưng không quan trọng. 
 - 3 - 3,5 điểm: Đáp ứng 2/3 yêu cầu về nội dung. 
 - 2 - 2,5 điểm: Đáp ứng 1/2 yêu cầu về nội dung. Mắc khá nhiều lỗi chính tả và diễn đạt
 - 1 - 1,5 điểm: Đáp ứng 1/3 yêu cầu về nội dung. Diễn đạt còn vụng về.
 - 0 điểm: Không làm được bài. 
 	 Lưu ý: chỉ được phép làm tròn điểm đến 0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VA DAP AN KIEM TRA VAN LOP 10 KY 2.doc