Đề thi kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 10 (KHTN) Trường THPT Lê Hồng Phong

Đề thi kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 10 (KHTN) Trường THPT Lê Hồng Phong

I. Trắc nghiệm :(3 điểm)

1.Đối tượng phản ánh,biểu hiện trung tâm của văn học là:

A. thiên nhiên. B. tình yêu.

C. con người. D. lao động

2.Văn học trung đại Việt Nam tương ứng với khung thời gian nào?

A. Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

B. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

C. Từ thế kỉ X đến năm 1858.

D. Từ thế kỉ X đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

3. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam?

A. Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng .

B. Được tập thể sáng tạo nên.

C. Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

D. Mang đậm dấu ấn và phong cách cá nhân.

 

doc 3 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1337Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 10 (KHTN) Trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD và ĐT Phú Yên	 ĐỀ THI KIỂM TRA HK I	
Trường THPT Lê Hồng Phong	 MÔN: NGỮ VĂN 10 (KHTN)
	 MÃ ĐỀ: 123
I. Trắc nghiệm :(3 điểm)
1.Đối tượng phản ánh,biểu hiện trung tâm của văn học là:
A. thiên nhiên. B. tình yêu.
C. con người. D. lao động
2.Văn học trung đại Việt Nam tương ứng với khung thời gian nào?
A. Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.
B. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
C. Từ thế kỉ X đến năm 1858.
D. Từ thế kỉ X đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
3. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam?
A. Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng .
B. Được tập thể sáng tạo nên.
C. Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
D. Mang đậm dấu ấn và phong cách cá nhân.
4. Tác phẩm “Ramayana” thuộc thể loại nào?
A. Thần thoại.	B. Truyền thuyết.
C. Sử thi.	D. Truyện thơ
5. Hãy nối cột A và cột B để có được trình tự biến hóa của Tấm
 A
 B
A. lần 1
B. lần 2
C. lần 3
D. lần 4
1. Cây xoan đào
2. Qủa thị
3. Chim Vàng Anh
4. Khung cửi
6. Hình thức biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
A. Thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ khác.
B. Thể hiện tinh thần nhân đạo của tác giả dân gian “ở hiền gặp lành”.
C. Thể hiện khát vọng một cuộc sống hạnh phúc.
D. Cả A, B, C đều không phải là ý nghĩa của việc Tấm biến hóa.
7. Tác phẩm được coi là bản "Tuyên ngôn độc lập" lần thứ nhất của nước ta: 
A. Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi 
B. Nam Quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt 
C. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn 
D. Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh. 
8. Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão được viết bằng thể loại thơ nào?
A.Lục ngôn	B.Thất ngôn.
C.Thất ngôn xen lẫn ngũ ngôn.	D.Cả ba phương án(A,B,C) đều sai
9. Nội dung của truyện cổ tích :
A. Xã hội Tây Nguyên cổ đại đang ở trong thời kỳ công xã thị tộc .
B. Kể về các sự kiện, các nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được hư cấu .
C. Kể về xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa Thiện Ác, Chính Tà .
D. Kể về những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu .
10. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây
 A. ...... ... ... ... : xem xét để biết rõ, nhìn rõ sự vật hay hiện tượng.
B. ...... ... ... . từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.
C. ...... ..... tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt, hoặc chưa hề gặp.
11. Những câu sau đây câu nào mang đặc điểm ngôn ngữ viết 
A. Hình như Mai buồn.
B. Chẳng lẽ tôi lại bảo không ?
C. Chiều tớ sang cậu nhá?
D. Đang giận tím gan đây!
12. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX còn có tên gọi nào khác ? 
A. Văn học cổ đại.	B. Văn học hiện đại.
C. Văn học trung đại.	D. Văn học cổ điển .
II. Tự luận :(7 điểm)
 Trong một giấc mơ, em đã gặp nhân vật Tấm và nghe chị kể về cuộc đời của mình. Em hãy thuật lại câu chuyện ấy.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm :(3 điểm)
Câu 1:	C	Câu 6: A
Câu 2:	A	Câu 7: B
Câu 3:	D	Câu 8:	B	
Câu 4:	C	Câu 9: C
Câu 5:	A - 3	Câu 10: quan sát; liên tưởng; tưởng tượng
 B – 1	Câu 11: A
	C – 4	câu 12: C
	D - 2	
II. Tự luận :(7 điểm)
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo một số ý sau:
1.Mở bài:
 Dẫn dắt vào câu chuyện – có thể là một giấc mơ trong lúc ngủ - em được gặp chị Tấm và bắt đầu nghe chị kể về cuộc đời của mình.
 2. Thân bài:
 - Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.
 - Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ tuổi.
 - Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ ra Cám
 - Tấm làm lụng vất vả suốt ngày, đêm lại xay lúa giã gạo trong khi Cám được nuông chiều, ăn trắng mặt trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
 - Cám lừa Tấm trút hết giỏ tép để giành phần thưởng chiếc yếm đỏ.
 - Mẹ con Cám lừa giết cá bống ăn thịt.
 - Mẹ con Cám không muốn cho Tấm đi xem hội đổ thóc trộn lẫn gạo bắt nhặt.
 - Khi thấy Tấm thử giày, mụ dì ghẻ bĩu môi tỏ vẻ khinh miệt.
 - Tấm được làm hoàng hậu.
 - Mẹ con Cám giết Tấm và giết cả những kiếp hồi sinh của Tấm. (chim Vàng Anh – xoan đào – khung cửi).
 - Tấm gặp bà lão, gặp lại vua, trở về cung và trừng trị mẹ con Cám.
* Trong quá trình kể, cần chen vào những lời bình, những tình cảm cá nhân đối với nhân vật.
3. Kết bài:
Giấc mơ kết thúc.
 Nêu lên thái độ, tình cảm người viết.
MA TRẬN ĐỀ THI
Câu hỏi biết: Câu 1, 2, 4, 7
Câu hỏi hiểu: Câu 3, 5, 8, 12
Câu hỏi vận dụng: 6, 9, 10, 11 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu_van_10 (4).doc