Đề thi kiểm tra học kì I - Năm học: 2010 - 2011 môn: Hóa học 10 - Mã đề: 101

Đề thi kiểm tra học kì I - Năm học: 2010 - 2011 môn: Hóa học 10 - Mã đề: 101

A. Phần trắc nghiệm chung: (5điểm – 20 phút )

Câu 1: Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử của các nguyên tố :

 A. tăng theo chiều giảm của điện tích hạt nhân.

 B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

 C. giảm theo chiều tăng của độ âm điện.

 D. Cả B và C

Câu 2: Cấu hình electron nguyên tử của Mn :1s22s22p63s23p63d54s2. Vị trí của Mn trong bảng tuần hoàn là:

 A. Ô 25, chu kỳ 4, nhóm VIIA. C. Ô 25, chu kỳ 4, nhóm IA.

 B. Ô 25, chu kỳ 4, nhóm VIIB D. Ô 25, chu kỳ 4, nhóm IB.

Câu 3: Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại là :

 A. C, Si, Mg, Na B. C, Mg, Si, Na

 C. Si, C, Na, Mg D. Si, C, Mg, Na

Câu 4: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Biết ZA + ZB = 32. Số proton trong nguyên tử của A, B lần lượt là:

 A. 7, 25 B. 12, 20 C. 15, 17 D. 8, 14

câu 5: Số oxi hóa của Fe trong FeCl3, S trong SO3, P trong PO43– lần lượt là :

 A. +3, +6, +5 B. +3, +5, +6. C. +3, +5, +6. D. +5, +6, +3

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1646Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra học kì I - Năm học: 2010 - 2011 môn: Hóa học 10 - Mã đề: 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Thi Kiểm Tra Học Kì I
Năm học: 2010-2011
 Môn: Hóa Học 10 Mã đề: 101
 Thời gian làm bài: 45 phút 
Họ và tên thí sinh: ......................................... SBD: ...................... Lớp: ............ 
A. Phần trắc nghiệm chung: (5điểm – 20 phút )
Câu 1: Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử của các nguyên tố :
 A. tăng theo chiều giảm của điện tích hạt nhân.	
 B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 C. giảm theo chiều tăng của độ âm điện.	
 D. Cả B và C
Câu 2: Cấu hình electron nguyên tử của Mn :1s22s22p63s23p63d54s2. Vị trí của Mn trong bảng tuần hoàn là:
	A. Ô 25, chu kỳ 4, nhóm VIIA. C. Ô 25, chu kỳ 4, nhóm IA. 	 	
 B. Ô 25, chu kỳ 4, nhóm VIIB D. Ô 25, chu kỳ 4, nhóm IB.
Câu 3: Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại là :
 A. C, Si, Mg, Na 	 B. C, Mg, Si, Na 	
 C. Si, C, Na, Mg 	 D. Si, C, Mg, Na 
Câu 4: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Biết ZA + ZB = 32. Số proton trong nguyên tử của A, B lần lượt là:
 A. 7, 25	B. 12, 20	C. 15, 17	D. 8, 14
câu 5: Số oxi hóa của Fe trong FeCl3, S trong SO3, P trong PO43– lần lượt là :
 A. +3, +6, +5 B. +3, +5, +6.	 C. +3, +5, +6. D. +5, +6, +3 
Câu 6: Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất ?
	 A. H2 	 B. CH4 	 C. HCl 	 D. N2 
Câu 7: Trong phản ứng : 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. Vai trò của NO2 trong phản ứng:
	 A. là chất oxi hóa 	 	
 B. là chất khử
 C. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử .	
 D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử
.
Câu 8: Nguyên tố Si có Z = 14. Cấu hình electron nguyên tử của silic là 
	A. 1s22s2 2p5 3s3 3p2 .	B. 1s2 2s2 2p7 3s2 3p2.
	C. 1s2 2s32p6 3s2 3p2.	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
Câu 9: Hidro có 3 đồng vị : , , ; Oxi có 3 đồng vị: , , . Số phân tử H2O được hình thành là 
	A. 18 phân tử.	 B. 12 phân tử. C. 10 phân tử	 D. 6 phân tử
Câu 10: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
	A. proton và electron.	 B. nơtron và electron. 	
 C. nơtron và proton . D. nơtron, proton và electron. 
B. Phần Tự luận: ( 5 điểm – 25 phút )
( Thí sinh học chương trình nào thì làm chương trình đó)
I. Đối với học sinh ban cơ bản:
Câu 1: ( 1 điểm) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử: Cl2 và NH3
Câu 2: ( 2 điểm)
Đồng có nguyên tử khối trung bình là 63,54. Đồng có 2 đồng vị bền là 65Cu và 63Cu. Tính thành phần % mỗi đồng vị của đồng trong tự nhiên. 
Cân bằng phương trình học của phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong phản ứng: 
 Al + HNO3 à Al(NO3)3 + N2O + H2O
Câu 3: (2 điểm)
Cho10,4 gam hỗn hợp kim loại là Fe và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) thu được 7,84 lit khí SO2 (đktc).
a. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra .
b. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã tham gia phản ứng
II. Đối với học sinh ban nâng cao (KHTN):
Câu 1: (1 điểm) Viết công thức eletron và công thức cấu tạo của các phân tử: N2 và HNO3 
Câu 2: (1,5 điểm) 
Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa, sự khử và sự oxi hóa của phản ứng :
 K2S + KMnO4 + H2SO4 à S + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Tổng số hạt mang điện trong anion XY32- bằng 82 .Số hạt mang điện trong hạt nhân X nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân Y là 8 
 Xác định vị trí của X ,Y trong BTH ?
câu 3: (2,5 điểm)
Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B ở 2 chu kì liên tiếp, thuộc nhóm IIA. Khối lượng của X là 10,4 gam. Chia X làm hai phần bằng nhau. 
Phần I cho tác dụng với 245,1 gam dd HCl thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dd Y.
Phần II cho tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được 5,04 lít khí NO (đktc).
Xác định tên kim loại A, B và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu ?
 b. Tính C% các chất trong dd Y, biết HCl dư 20% so với lượng phản ứng ?
 c. Tính khối lượng HNO3 đã phản ứng
Cho Be= 9, Mg= 24, Ca= 40, Ba= 137, Fe= 56, N= 14, O= 16, H= 1, Al= 27, Cu= 64, Ag= 108, S= 32 Zn=65, Cl= 35,5.
Chú ý: Học sinh ghi mã đề vào bài làm tự luận
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2010 -2011
MÔN : HÓA HỌC – LỚP 10
THỜI GIAN: 45 PHÚT
MÃ ĐỀ: 101 
A. Phân trắc nghiệm chung: ( 5,0 điểm) mỗi câu đúng 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
B
A
B
A
C
C
D
A
D
B. Phần Tự luận: (5,0 điểm)
I. Đối với học sinh ban cơ bản: 
Câu 1: (1điểm) Viết đúng công thức electron và công thức cấu tạo của Cl2 và NH3
	 Mỗi công thức đúng được 0,25 điểm
Câu 2: (2 điểm)
Áp dụng đúng công thức tính Nguyên tử khối trung bình được 0,25 điểm → tính được % các đồng vị của đồng được 0,75 điểm.
8Al0 + 30HN+5O3 à 8Al+3(NO3)3 + 3N2+1O↑ + 15H2O ( 0,25 đ)
chất khử chất oxi hóa ( 0,25 đ)
 8 x Al0 → Al+3 + 3e Quá trình oxi hóa ( 0,50 đ)
 3 x 2N+5 + 8e → N2+1 Quá trình khử
Câu 3: (2 điểm)
a. Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2↑ + 2H2O (1) (0,25 đ)
 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 3H2O (2) (0,25 đ)
b. Số mol SO2 : 7,84/22,4 = 0,35 mol (0,25 đ)
Lập được hệ phương trình: 
 24a + 56b = 10,4 a = 0,2
 { => { (0,25 đ)
 a + 3/2b = 0,35 b = 0,1
 Vậy %mMg = (24 x 0,2 x 100%)/10,4 = 46,15 % (0,25 đ)
 %mFe = 100% - 46,15% = 53,85 % (0,25 đ)
c. tính được số mol H2SO4 2M pư: 2a +3b = 0,7 mol (0,25 đ)
 CM = n/V => V = n/CM = 0,7/2 = 0,35 (lít) (0,25 đ)
II. Đối với ban Nâng cao ( ban KHTN):
Câu 1: (1 điểm) Viết đúng công thức electron và công thức cấu tạo của N2 và HNO3
	 Mỗi công thức đúng được: 0,25 điểm
Câu 2: (1,5 điểm)
a. 5K2S-2 + 2KMn+7O4 + 8H2SO4 à 5S0 + 2Mn+2SO4 + 6K2SO4 + 8H2O (0,25 đ) 
 chất khử chất oxi hóa ( 0,25 đ)
 5 x S-2 → S0 + 2e Quá trình oxi hóa ( 0,50 đ)
 2 x Mn+7 + 5e → Mn+2 Quá trình khử
b. Lập được hpt: 2ZX + 6ZY + 2 = 82 (1) => ZX = 16 (0,25 đ)
 ZX – ZY = 8 (2) ZY = 8
Vị trí của X: ô 16, chu kì 3, nhóm VIA (0,25 đ)
 Y: ô 8, chu kì 2, nhóm VIA
Câu 3: (2,5 điểm) 
a. gọi R là kí hiệu chung kim loại nhóm IIA.
 R + 2HCl → RCl2 + H2 (1)
từ (1) => nR = nHidro = 3,36/22,4 = 0,15 mol 
 => MR = mhh/nR = 5,2/0,15 = 34,67 => 2 kim loại : Mg và Ca (0,25 đ)
* gọi x, y lần lượt số mol Mg và Ca
từ (1) lập được hpt: x + y = 0,15 x = 0,05 (0,25 đ)
 { => {
 24x + 40y = 5,2 y = 0,10
mMg = 0,05 x 24 x 2 = 2,4 g (0,25 đ)
mCa = 10,4 – 2,4 = 8,0 g (0,25 đ)
b. dung dịch Y gồm: MgCl2 , CaCl2 và HCl dư
 mdd = mKL + mHCl – mhidro = 5,2 + 245,1 – 2 x 0,15 = 250 g (0,25 đ) 
* từ pt (1) 
số mol của MgCl2 = nMg = 0,05 mol => C%MgCl2 = (0,05 x 95 x 100%)/250 = 1,90% (0,25 đ)
số mol của CaCl2 = nCa = 0,10 mol => C%CaCl2 = (0,10 x 111 x 100%)/250 = 4,44% (0,25 đ)
* số mol HCl pư : nHCl = 2nR = 2 x 0,15 = 0,30 mol => mHCl (pư) = 0,30 x 36,5 = 10,95 g 
mHCl (dư) = (20 x 10,95)/100 = 2,19 g => C%HCl (dư) = (2,19 x 100)/250 = 0,876 % (0,25 đ)
c. số mol NO: nNO = 5,04/22,4 = 0,225 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Nitơ tính được số mol HNO3 pư :
 nHNO3 = nNO + 2nCa(NO3)2 + 2nMg(NO3)2 = 
 = nNO + 2 ( nCa + nMg ) = 0,225 + 2.( 0,10 + 0,05 ) = 0,525 mol (0,25 đ)
mHNO3 pư = 63 x 0,525 = 33,075 g (0,25 đ)
** Lưu ý: Học sinh có cách giải khác đúng vẫn đạt điểm tối đa. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc ki 1hoa 10201011.doc